Các giải pháp tăng cường huy động vốn.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON (Trang 38 - 51)

3.2.1. Giảm các khoản phải thu.

Trong các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên xảy ra hiện tượng là doanh nghiệp đã bỏ qua các khoản vốn ra để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch nhưng lại không thể thu hồi được vốn đó như dự định của mình. Tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, trong từng thời kỳ mà quy mô và cơ cấu các khoản vốn đó là khác nhau. Chính các khoản vốn này đã hình thành nên các khoản phải thu của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu là các khoản tiền mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng chưa thu hồi lại được hoặc chưa thu hồi đủ vốn như dự kiến.

Khi các khoản phải thu càng nhiều thì nó càng ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn cố gắng để giảm bớt tình trạng này. Nếu thực hiện tốt vấn đề này sẽ làm cho cơ cấu tài sản lưu động thay đổi theo hướng tích cực.

Thứ nhất, khi các khoản phải thu giảm xuống có thể làm tăng lượng tiền của công ty( tiền mặt, tiền gửi ngân hàng), khi đó khả năng thanh toán tức thời của công ty sẽ được tăng lên, khả năng ổn định và an toàn về tài chính được cải thiện. Doanh nghiệp có cơ hội thanh toán các khoản nợ đúng hạn do đó uy tín của doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính được nâng lên, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn từ nguồn vốn vay.

Thứ hai, khi các khoản phải thu giảm xuống, các doanh nghiệp có thể dùng lượng vốn này để đầu tư tài chính ngắn hạn.Từ đó sẽ thu thêm được lợi nhuận từ hoạt động tài chính làm cho lợi nhuận dòng của doanh nghiệp tăng lên. Khi đó hiệu quả kinh doanh của công ty được cải thiện, công ty có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất của mình.

Thứ ba, khi các khoản phải thu giảm xuống, doanh nghiệp có thể dùng vốn này để mua sắm và dự trữ các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Từ đó tạo điều kiện xác định được lượng dự trữ một cách hợp lý, đặc biệt là dự trữ nguyên vật liệu, giúp doanh nghiệp đảm bảo yếu tố đầu vào một cách tốt nhất, làm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nhịp nhàng, đều đặn.

Để giảm các khoản phải thu công ty có thể áp dụng nhiều biện pháp như:

Thứ nhất, đối với các công trình hiện nay đang xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Công ty cần thành lập một bộ phận có nhiệm vụ thúc giục các bạn hàng của mình thanh toán nợ, đặc biệt là các chủ đầu tư. Hàng năm các khoản phải thu

của khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu vốn lưu động và tổng nguồn vốn của công ty.

Thứ hai, quyết toán vốn dứt điểm theo các giai đoạn thi công của công trình. Một công trình xây dựng thường kéo dài và có lượng vốn đầu tư lớn. Vì vây, nếu chủ đầu tư không thanh toán theo từng giai đoạn khối lượng công việc hoàn thành thì sẽ tạo ra gắng nặng lớn về vốn cho công ty.

Để làm tốt việc này thì trước hết phải do nỗ lực của chính bản thân công ty. Công ty cần phải xây dựng được kế hoạch sản xuất hợp lý, phải đôn đốc thi công, nghiệm thu đúng tiến độ, hoàn thành đến đâu dứt điểm đến đó để được nghiệm thu và thanh toán đúng thời điểm.

Kế hoạch sản xuất là các chỉ tiêu, các kết quả cần đạt được trong từng thời kỳ cụ thể ( thường được xây dựng theo tháng). Hiện nay việc xây dựng kế hoạch sản xuất của công ty giao cho phòng kinh doanh thực hiện, còn vấn đề đôn đốc thi công, nghiệm thu các công trình công ty giao cho phòng kỹ thuật và cho các tổ đội thực hiện và đã thực hiện khá tốt.

Đồng thời công ty phải làm tốt công tác thương lượng với chủ đầu tư ngay từ khi chuẩn bị ký kết các hợp đồng kinh tế. Các hợp đồng này cần phải có đầy đủ các điều khoản theo quy định của pháp luật, trong đó quan trọng nhất cần có các điều khoản quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm và lợi ích của các bên ( yêu cầu về số lượng, chất lượng, thời gian nghiệm thu, bàn giao, thanh toán, phương thức và điều kiện thanh toán…)

Thứ ba, để tránh các khoản thu nội bộ như các đội thi công xin ứng trước tiền để mua sắm nguyên vật liệu và trả lương cho công nhân. Công ty nên xây dựng được các quy định rõ ràng và cụ thể về vấn đề sử dụng vốn ở các tổ, đội thi công. Khi tổ đội sản xuất xin ứng trước tiền để mua sắm nguyên vật liệu hay trả lường cho công nhân công ty phải xác định xem lượng vốn đó sẽ dùng vào làm những việc gì, với số vốn là bao nhiêu. Đồng thời trong quá trình sử dụng vốn đó công ty phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra xem các tổ đội có thực hiện

đúng những gì công ty đã quy định hay không. Công ty cũng phải kiểm soát chặt chẽ các chứng từ mua bán của các tổ đội( hoá đơn mua nguyên vật liệu, hoá đơn thanh toán tiền cho người lao động, hoá đơn sửa chữa máy móc thiết bị…).

Điều kiện thực hiện.

+ Thứ nhất, các hợp đồng xây dựng công ty đã ký kết với các chủ đầu tư.

Công ty phải làm tốt công tác ký kết các hợp đồng xây dựng với các chủ đầu tư và thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết.

Nếu hợp đồng xây dựng do công ty soạn thảo, công ty cần tìm hiểu kỹ các văn bản luật liên quan đến ngành xây dựng để đảm bảo các điều khoản do công ty soạn thảo trong hợp đồng không trái với quy định hiện hành. Các văn bản luật công ty cần hiểu rõ khi soạn thảo hợp đồng kinh tế với các chủ đầu tư đó là: Luật đấu thầu của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ban hành ngày 07 tháng 02 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, nghị định số 209/2004/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Đối với các hợp đồng do chủ đầu tư soạn thảo thì trước khi ký công ty cần phải xem xét xem các điều khoản của hợp đồng có đúng luật hay không, có đảm bảo được các lợi ích cơ bản mà công ty yêu cầu hay không. Nếu các điều khoản quá bất lợi cho công ty hay không đảm bảo được lợi ích của công ty thì công ty phải tiến hành thoả thuận lại với các chủ đầu tư.

Để giảm thiếu tình trạng tồn đọng vốn ở các công trình đã thi công hoặc các công trình sẽ thi công, công ty phải thường xuyên nhắc nhở các chủ đầu tư thanh toán vốn đúng thời hạn đặc biệt là các chủ đầu tư hay thanh toán vốn chậm. Nếu chủ đầu tư nào không chịu thực hiện các hợp đồng đã ký kết hoặc thưc hiện các hợp đồng đã ký kết hoặc thực hiện không tốt, sau khi công ty đã nhắc nhở mà không có chuyển biến thì công ty sẽ nhờ các cơ quan chức năng can thiệp.

+ Thứ hai, nên quy định và thực hiện tốt hình thức thanh toán với các tổ, đội thi công.

Khi các khoản phải thu giảm xuống sẽ làm cho cơ cấu tài sản lưu động của công ty thay đổi theo hướng tích cực, từ đó góp phần làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty.

Chúng ta sẽ áp dụng giải pháp này ngay trong năm 2008 và phấn đấu năm 2008 này tỷ lệ các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động sẽ giảm xuống còn 40%.

Ta lấy năm 2006 để phân tích và dự đoán kết quả đạt được khi thực hiện dự án này. Trong năm 2006 tye trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản lưu động là hơn 50%, tỷ lệ này là rất cao. Gỉa sử rằng tỷ lệ này giảm xuống còn 40%, công ty có thể dùng khoản tiền nhờ giảm các khoản phải thu để gửi vào ngân hàng và công ty sẽ thu được một khoản lãi cho khoản tiền gửi với lãi suất kỳ hạn 12 tháng là 0.7%/ tháng nhận lãi cuối năm.

3.2.2. Đa dạng hoá các hình thức huy động.

Vốn là điều kiện không thể thiếu để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi doanh nghiệp vốn đều gồm hai bộ phận hợp thành.

−Thứ nhất, vốn chủ sở hữu. Đây là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Có ba bộ phận tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các chủ đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( lãi chưa phân phối) và phần chênh lệch đánh giá lại tài sản (chủ yếu là tài sản cố định) khi nhà nước cho phép các thành viên quyết định…

−Thứ hai, nguồn vốn vay. Đây là nguồn vốn không thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có quyền sử dụng. Nguồn vốn này bao gồm:

+Vay ngắn hạn: là những khoản vay mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường hay một năm.

+Vay dài hạn: là những khoản vay mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả sau một chu kỳ kinh doanh bình thường hoặc thời gian trả dài hơn một năm.

Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn đó là việc doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Khi doanh nghiệp thực hiện tốt việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nó sẽ đem lại những lợi ích to lớn.

−Thứ nhât, đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất hinh doanh của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là ở các doanh nghiệp có nhu cầu lớn về vốn.

−Thứ hai, giảm thiểu sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào một nguồn vốn nào đó. Nếu doanh nghiệp chỉ huy động từ một nguồn thì sẽ gặp rất nhiều các rủi do và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn đó.

Để thực hiện tốt công tác đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nó phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau:

−Thứ nhất, sự phát triển của thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu thị trường ở nơi doanh nghiệp đang hoạt động phát triển thì việc đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn vay.

+Thị trường tài chính Việt Nam được hình thành trong thời kỳ đổi mới, ngày càng gia tăng về quy mô, đồng bộ về cơ cấu, hiện đại hơn về công nghệ, nghiệp vụ và cũng ngày càng khẳng định đậm nét hơn vị thế không thể thiếu được trong tổng thể nền kinh tế thị trường, chính điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp có thể huy động vốn phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+Tuy nhiên so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì thị trường tài chính Việt Nam còn non trẻ. Các hoạt động trên thị trường tài chính nước ta mới chỉ tập trung vào thị trường vốn ngắn hạn (là các hoạt động về cung-cầu vốn ngắn hạn dưới một năm diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của hệ thống ngân hàng các cấp), chưa có nhiều các hoạt động trên thị trường vốn dài hạn nơi diễn ra các hoạt động về cung - cầu vốn dài hạn cho Chính Phủ , doanh nghiệp và hộ gia đình ). Hơn nữa , trong thị trường vốn ngắn hạn cũng chủ yếu mớI tập trung ở một số hoạt động huy động và cho vay tín dụng thông thường của các ngân hàng thương mại nhà nước , còn ở thị trường vốn dài hạn mới tập trung ở các hoạt động vay nợ dài hạn của chính phủ hoặc doanh nghiệp nhà nước…

+Thị trường trứng khoán - một định chế tài chính tiên tiến, thước đo trình độ phát triển thị trường tài chính của một quốc gia, một hình thức tổ chức trực tiếp giữa ngườI có cung - cầu về vốn, không có trung gian tài chính, một thị trường gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì mới bắt đầu hình thành chưa thực sự phát triển.

−Thứ hai, quan điểm của nhà quản lý. Một số nhà quản lý ưa thích sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu, trong đó một số khác lạI ưa thích dùng nhiều vốn vay.

−Thứ ba, tình hình hiện tại và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.

+Nếu hiện tại doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn nhất là những khó khăn về mặt tài chính thì việc huy động vốn từ nguồn vốn vay sẽ gặp nhiều trở ngại và sẽ hạn chế về quy mô các khoản vay. Hoặc nếu tương lai phát triển của doanh nghiệp không tốt sẽ khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư khác đầu tư vốn vào cho doanh nghiệp.

+Ngược lại khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai là rất lớn thì công ty sẽ có rất nhiều các điều kiện thuận lợi để khai thác có hiệu quả các nguồn vốn có thể khai thác.

Việc lựa chọn nguồn vốn huy động, tỷ lệ huy động các nguồn có ảnh hưởng đến các hoạt động của quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như công tác sử dụng vốn và hiệu quả mà nó mang lại.

−Thứ nhất, trước khi lựa chọn các nguồn vốn huy động sao cho hiệu quả nhất thì doanh nghiệp phải xác định một cách chính xác nhu cầu về vốn cần phảI huy động. Hiện nay việc xác định nhu cầu về vốn của công ty chưa thực hiện tốt mà cần thực hiện như sau:

+Để có thể xác định chính xác nhu cầu về vốn cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các bộ phận phòng ban trong công ty. Đầu tiên phòng kế toán có nhiệm vụ thống kê số vốn hiện có của công ty thông qua hệ thống sổ sách kế toán.

+Tiếp đến là phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào kế hoạch sản lượng cần hoàn thành trong năm, tiến độ thi công các công trình, các công trình sắp thi công để xác định lượng vốn cần thiết phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm kế hoạch.

+Để có thể xác định một cách chính xác nhu cầu về vốn trong năm kế hoạch của công ty, phòng kinh doanh sẽ phốI hợp với phòng kỹ thuật thi công. Phòng kinh doanh sẽ căn cứ vào các số liệu do phòng kỹ thuật - thi công cung cấp từ việc bóc tách các hợp đồng trúng thầu, căn cứ vào giá cả thị trường các yếu tố đầu vào và sự biến động chúng, các định mức do nhà nước quy định (định mức về nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị…)

Nhu cầu vốn cung ứng trong năm được xác định dựa vào công thức như sau:

Nhu cầu vốn cần cung ứng = Nhu cầu sử dụng vốn trong năm - Lượng vốn hiện có đầu năm.

+Đối với nguồn vốn chủ sở hữu. Ngoài những giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu ở trên, thì một giải pháp mang tính chiến lược để huy động nguồn vốn này đó là công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu và tiến hành niêm yết cổ phiếu và tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

+Thị trường chứng khoán mớI bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2000, mặc dù quy mô của thị trường này còn nhỏ bé so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhưng kể từ đó đến nay đã có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định cho mình đó là một trong những kênh huy động vốn quan trọng. Đây chính là xu hướng phát triển tất yếu của các doanh nghiệp cổ phần.

Một phần của tài liệu Huy động vốn tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng & công trình ngầm FECON (Trang 38 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w