1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf

95 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆUQua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích hoạt động kinhdoanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số bài viết có nộidung tương tự như sau

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

MIỀN TÂY

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

MSSV: 4054145 LỚP: Kinh Tế Nông Nghiệp 1-k31

Cần Thơ – 2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Trải qua 4 năm học tập dưới mái Trường Đại Học Cần Thơ, em luôn được

sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô nhất là các thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản TrịKinh Doanh đã tạo cho em một nền tảng kiến thức khá vững chắc trước khi bướcvào cuộc sống thực tế Đặc biệt qua nhiều tuần thực tập ở Ngân hàng thương mại

cổ phần Miền Tây Cần Thơ nhờ sự giúp đỡ của thầy cô và các cán bộ nhân viên

ở NHTMCP Miền Tây Cần Thơ nên em hoàn thành luận văn này Bằng tất cảtấm lòng em xin gửi lời cảm ơn đến:

Em xin cảm ơn: Ban giám hiệu tập thể giáo viên Trường Đại Học CầnThơ, quý thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị kiến thứccho em trong bốn năm qua

Em xin cảm ơn: Cô Vũ Thùy Dương đã nhiệt tình hướng dẫn em trongsuốt thời gian qua

Em xin cảm ơn: Ban giám đốc NHTMCP Miền Tây Cần Thơ và các côchú ở tất cả các phòng ban đã hướng dẫn chỉ dạy, cung cấp số liệu, tài liệu cầnthiết cho em

Xin chúc ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàngdồi dào sức khỏe và luôn thành công trong cuộc sống Chúc NHTMCP Miền TâyCần Thơ ngày càng phát triển và kinh doanh đạt hiệu quả cao

Với kiến thức và điều kiện nghiên cứu có hạn nên nội dung phát triểnluận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự chỉ dạy và góp ý của quýthầy cô, cơ quan thực tập và các bạn để luận văn hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2009 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mộng Lan

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đềtài nghiên cứu khoa học nào

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2009

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mộng Lan

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2009 Thủ trưởng đơn vị

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên Giáo viên Hướng dẫn: Vũ Thuỳ Dương

Học vị: Cử nhân

Chuyên ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - Quản TRị Kinh Doanh, Trường Đại Học

Cần Thơ

Tên Học Viên: Nguyễn Thị Mộng Lan

MSSV: 4054145

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp.

Tên đề tài: Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Miền Tây – Cần Thơ

NỘI DUNG NHẬN XÉT

1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:

………

………

2 Hình thức: ………

………

3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài: ………

………

4 Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn: ………

………

5 Nội dung và kết quả đạt được: ………

………

Trang 6

6 Các nhận xét khác:

………

………

7 Kết luận: ………

Cần Thơ, ngày … tháng ….năm 2009

Giáo viên hướng dẫn

Vũ Thùy Dương

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Cần Thơ, ngày……tháng…… năm 2009 Giáo viên phản biện

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.4.1 Không gian 2

1.4.2 Thời gian 2

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 2.1 Phương pháp luận 5

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 5

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 6

2.1.2.1 Tạo tiền 6

2.1.2.2 Cơ chế thanh toán 6

2.1.2.3 Huy động tiết kiệm 7

2.1.2.4 Mở rộng tín dụng 7

2.1.2.5 Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương 7

2.1.2.6 Dịch vụ ủy thác 7

21.2.7 Bảo quản an toàn vật có giá 7

2.1.2.8 Dịch vụ kinh kỷ 7

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 8

2.1.3.1 Hoạt động tín dụng 8

2.1.3.2 Hoạt động đầu tư 11

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ 11

2.1.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Miền Tây 12

2.1.4.1 Thu nhập 12

Trang 9

2.1.4.2 Chi phí 12

2.1.4.3 Lợi nhuận 12

2.1.4.4 Các chỉ số tài chính 13

2.1.4.5 Rủi ro 14

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU 16

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17

2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối 17

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối 17

2.2.2.3 Phương pháp tỉ trọng 17

Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY 18

3.1 GiỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY 18 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 18

3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Cần Thơ 21

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức 21

3.1.2.2 Chức năng từng phòng ban 22

3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 25

3.2.1 Thuận lợi 25

3.2.2 Khó khăn 26

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY 27

4.1 PHÂN TÌNH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008) 27

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI MIỀN TÂY 33

4.2.1 Hoạt động tín dụng 33

4.2.1.1 Huy động vốn 33

4.2.1.2 Hoạt động cho vay 36

4.2.2 Hoạt động dịch vụ 47

4.2.3 Hoạt động đầu tư 49

Trang 10

4.3 PHÂN TÍCH KÊT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NHTM CỔ PHẦN MIỀN TÂY 50

4.3.1 Phân tích tình hình thu nhập của ngân hàng 50

4.3.2 Phân tích tình hình chi phí của ngân hàng 53

4.3.3 Phân tích lợi nhuận 56

4.3.4 Các chỉ số tài chính 57

4.3.4.1 Hệ số sử dụng tài sản 57

4.3.4.2 Hệ số sử dụng vốn chủ sở hữu 58

4.3.4.3 Phân tích các chỉ số lợi nhuận 58

4.3.4.5 Các chỉ số liên quan đến chi phí 61

4.3.4.6 Hệ số chênh lệch thu nhập lãi 63

4.4.5 Phân tích rủi ro 64

4.4.5.1 Rủi ro thanh khoản 64

4.4.5.2 Rủi ro tín dụng 66

4.4.5.3 Rủi ro vốn chủ sở hữu 68

4.4.5.4 Rủi ro lãi suất 70

Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY 74

5.1 CÁC MẶT ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 74

5.2 CÁC MẶT TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NÓ TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG 75

5.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG 75

5.3.1 Nâng cao hơn nữa công tác huy động vốn 76

5.3.2 Tăng cường công tác cho vay 76

5.3.3 Đa dạng hóa hoạt động đầu tư và dịch vụ 77

5.3.4 Thành lập bộ máy quản lí rủi ro 77

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

6.1 KẾT LUẬN 78

6.2 KIẾN NGHỊ 79

Trang 11

6.2.1 Đối với Nhà Nước và các ngành có liên quan 79

6.2.2 Đối với ngân hàng Nhà Nước 79

6.2.3 Đối với ngân hàng Miền Tây 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

Trang 12

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Trang

Bảng 1 Tình hình nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm ( 2006 – 2008) 28

Bảng 2 Tình hình vốn chủ sở hữu của ngân hàng qua 3 năm ( 2006 – 2008) 31

Bảng 3 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 34

Bảng 4 Doanh số cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 37

Bảng 5 Doanh số thu nợ của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 40

Bảng 6 Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm(2006 – 2008) 42

Bảng 7 Nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 43

Bảng 4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 44

Bảng 9 Hoạt động dịch vụ 47

Bảng 10 Tình hình thu nhập của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 51

Bảng 11 Tình hình chi phí của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 54

Bảng 12 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm (2006 – 2008) 56

Bảng 13 Tổng thu nhập trên tổng tài sản qua 3 năm (2006 – 2008) 57

Bảng 14 Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm (2006 – 2008) 58

Bảng 15 Các tỉ số lợi nhuận qua 3 năm (2006 – 2008) 59

Bảng 16 Các chỉ số chi phí qua 3 năm (2006 – 2008) 61

Bảng 17 Hệ số chênh lệch thu nhập lãi qua 3 năm( 2006 – 2008) 63

Bảng 18 Rủi ro thanh khoản của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 65

Bảng 19 Rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm 67

Bảng 20 Rủi ro vốn chủ sở hữu của ngân hàng qua 3 năm 69

Bảng 21 Rủi ro lãi suất của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 71

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21

Hình 2 Tỉ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn 29

Hình 3 Tỉ trọng vốn vay và tài trợ khác trong tổng nguồn vốn 30

Hình 4 Tỉ lệ tổng vốn tự có trên tổng tài sản 32

Hình 5 Tỉ lệ vốn huy động trên vốn chủ sở hữu 32

Hình 6 Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2006 – 2008) 35

Hình 7 Tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động 44

Hình 8 Tỉ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn 45

Hình 9 Vòng quay vốn tín dụng 46

Hình 10 Hệ số thu nợ 46

Hình 11 Tình hình thu nhập của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 52

Hình 12 Tình hình chi phí của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) 55

Hình 13 Lợi nhuận ròng qua 3 năm (2006 – 2008) 57

Hình 14 Lợi nhuận ròng trên tổng thu nhập 59

Hình 15 ROA 60

Hình 16 ROE 61

Hình 17 Tổng thu nhập trên tổng chi phí 62

Hình 18 Tổng chi phí trên tổng tài sản 62

Hình 19 Tỉ lệ rủi ro thanh khoản 66

Hình 20 Rủi ro tín dụng của ngân hang qua 3 năm (2006 – 2008) 67

Hình 21 Tỉ lệ rủi ro vốn chủ sở hữu 70

Hình 22 Tỉ lệ rủi ro lãi suất 72

Trang 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NHTM: Ngân hàng thương mại

TCTD: Tổ chức tín dụng

ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

WTO: Tổ chức Thương mại Thế Giới

NHNN: Ngân hàng Nhà nước

TP.Cần Thơ: Thành phố Cần Thơ

UBND: Ủy ban nhân dân

NHTMCPNT: Ngân hàng thương mại cổ phần Nông thôn

NH: Ngân hàng

Trang 15

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu

về vốn gia tăng mạnh mẽ Để đứng vững trên sân nhà các ngân hàng phải làm tốtvai trò là cầu nối gắn kết các chủ thể trong xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốncho nền kinh tế, nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất kinh doanh được hoạtđộng liên tục và hiệu quả

Và một trong những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh là Ngân hàngThương mại Cổ phần Miền Tây – Cần Thơ, thực tiễn cho thấy ngân hàng đã gópphần to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhândân Tuy nhiên, môi trường cạnh tranh ngày càng sôi động và quyết liệt, khôngcòn giới hạn trong phạm vi quốc gia mà lan rộng sang phạm vi khu vực và quốc

tế Vì vậy, các ngân hàng phải nhận thức rõ hơn tính hiệu quả trong hoạt độngkinh doanh của mình để cạnh tranh thành công

Chính vì sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngânhàng nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Miền Tây nói riêng nên em

đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Miền Tây – Cần Thơ” để thực hiện nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp

của mình

Trang 16

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh nhằm đề xuất các giảipháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổphần Miền Tây tại Cần Thơ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

(1) Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Thương mại

Cổ phần Miền Tây tại Cần Thơ

(2) Phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.(3) Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ PhầnMiền Tây Cần Thơ từ 2006 đến 2008 như thế nào?

- Những mặt đạt được và những mặt tồn tại trong hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng là gì?

- Ngân hàng có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh?

1.4.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổphần Miền Tây – Cần Thơ Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệuquả hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Trang 17

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Qua tìm hiểu về các tài liệu có liên quan đến “Phân tích hoạt động kinhdoanh” ở thư viện, Trung tâm học liệu, em đã tìm được một số bài viết có nộidung tương tự như sau:

1) Võ Minh Niềm (2006), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Bến Tre.

- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT Chi nhánhBến Tre qua 3 năm

- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng các chỉ tiêu tài chính

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

2) Phạm Thanh Trúc ( 2006), Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hậu Giang.

- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của NHĐT & PT Chi nhánhHậu Giang qua 3 năm

- Nghiên cứu tình hình hoạt động cụ thể của Ngân hàng Đầu tư và Pháttriển tại địa bàn tỉnh Hậu Giang qua các bảng số liệu, điều kiện thực tế

- Đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tìnhhình thực hiện kỳ trước

- Phân tích những nhân tố nội tại và khách quan đã ảnh hưởng đến tìnhhình thực hiện kế hoạch

- Tìm ra những nguyên nhân tác động đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhất nhằm giúp ngân hàng hạn chếđược rủi ro, đồng thời phát huy những thế mạnh sẵn có của mình

3) Trang Bửu Nguyên (2006), Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

tại NHN 0 & PTNT Huyện Giá Rai.

- Đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng qua 3năm 2004 – 2006

- Phân tích hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Huyện Giá Rai qua 3năm 2004 - 2006 trên cơ sở

+ Phân tích tình hình cho vay

+ Phân tích tình hình thu nợ

+ Phân tích tình hình dư nợ

+ Phân tích tình hình nợ quá hạn

Trang 18

_ Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngtín dụng của NHNo & PTNT Huyện Giá Rai.

4) Tạ Kim Anh (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định

chiến lược kinh doanh tại Ngân hàng Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ.

- Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ICB-Cần Thơqua các năm (2004-2006)

-Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ICB-Cần Thơ trong kinh doanhngân hàng

-Đánh giá thị trường kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam nóichung và tại Cần Thơ nói riêng; đồng thời phân tích một số thời cơ và thách thứcđối với ICB-Cần Thơ

- Thông qua điểm mạnh và điểm yếu kết hợp với thời cơ và thách thức hiệntại và dự đoán trong tương lai để hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả choICB-Cần Thơ

- Đề ra giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh đã hoạch định

Trang 19

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển gắn liền với nền sảnxuất hàng hóa, nó kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt đó là “tiền tệ” Thực chất thìcác NHTM kinh doanh quyền sử dụng vốn Nghĩa là NHTM nhận tiền gửi củacông chúng, của các tổ chức kinh tế - xã hội, và sử dụng số tiền đó để cho vay vàlàm phương tiện thanh toán với những điều kiện ràng buộc là phải hoàn trả lại vốngốc và lãi nhất định theo thời hạn đã thỏa thuận

Theo Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2003 thì hoạt động ngân hàng đượcxác định là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dungthường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền đó để cấp tín dụng, cung ứng cácdịch vụ thanh toán

Nói theo bản chất thì hoạt động của NHTM một phần nào đó tương tự nhưmột doanh nghiệp kinh doanh bình thường khác NHTM giống như một doanhnghiệp bình thường ở chỗ nó cũng là mọt đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, có vốnchủ sở hữu, có bộ máy tổ chức để quản lí và hoạt động trong lĩnh vực riêng củamình theo qui định của pháp luật Tất cả những điều đó nói lên rằng: Kinh doanhcủa các NHTM cũng là một loại kinh doanh bình thường không có gì đặc biệt.Nhưng khi nhìn vào đối tượng kinh doanh của NHTM chúng ta sẽ thấy kinh doanhcủa NHTM là một loại hình kinh doanh đặc biệt

Khác với doanh nghiệp khác, NHTM không trực tiếp tham gia sản xuất vàlưu thông hàng hóa, nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xã hội thông quaviệc cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chức năng trung gian tàichính và dịch vụ tài chính Đối tượng kinh doanh của NHTM như đã nói ở trên là

“quyền sử dụng vốn” thông qua các nghiệp vụ tín dụng và thanh toán của NHTM.Việc tạo tiền của NHTM lại được thực hiện bằng thu hút tiền gửi của dân cư vàcủa các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước

Trang 20

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

2.1.2.1.Tạo tiền

Một trong những chức năng chủ yếu của NHTM là khả năng tạo tiền Tạotiền cùng với chức năng khác của NHTM hợp thành một hệ thống các chức năng,phản ánh bản chất của các NHTM Chức năng này được thực hiện thông qua cáchoạt động tín dụng và đầu tư, trong mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng TrungƯơng của mỗi nước Nếu tín dụng Ngân hàng được mở ra để tạo điều kiện choquá trình sản xuất kinh doanh và những hoạt động của nó thì trong những trườnghợp sản xuất không thực hiện được và nguồn tích luỹ khác sẽ bị hạn chế Hơnnữa, các đơn vị sản xuất có thể bị ứ đọng vốn, không sản xuất được vào quá trìnhsản xuất ở mọi thời điểm, nhưng lại thiếu vốn kinh doanh ở thời điểm khác

Trong nền kinh tế, bao giờ và lúc nào cũng phải tôn trọng một nguyên tắcquan trọng là cung tiền tệ phải vừa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, với tốc

độ phát triển kinh tế dự kiến Nếu tiền cung ứng tăng quá nhanh tất yếu lạm phát

sẽ xuất hiện và những hậu quả của nó đương nhiên nền kinh tế phải gánh chịu.Các NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách này,trong mối quan hệ với ngân hàng Trung Ương của mỗi nước Tín dụng Ngânhàng, trong trường hợp này, thực hiện vai trò của nó như là kênh dẫn để thôngqua đó, tiền cung ứng tăng lên hoặc giảm xuống phù hợp với chính sách tiền tệquốc gia

2.1.2.2 Cơ chế thanh toán

Bên cạnh chức năng tạo tiền, các NHTM còn thực hiện một chức năngkhác là đưa ra cơ chế thanh toán, hay nói cách khác, sự vận động vốn là mộttrong những chức năng quan trọng do các NHTM thực hiện Ở các nước pháttriển và đang phát triển phần lớn công tác thanh toán được thực hiện thông quaséc và thẻ thanh toán

Phần lớn séc thanh toán trong nước được thực hiện bằng thanh toán bùtrừ, thông qua hệ thống NHTM Việc phát hành séc để rút tiền từ tài khoản tiềngửi và ký thác trong cùng một Ngân hàng thật ra đó là sự chuyển vốn từ tàikhoản này sang tài khoản khác, và nếu giữa hai Ngân hàng trong cùng một địabàn sẽ tiến hành trao đổi séc trực tiếp, nhưng nếu xảy ra một trong số Ngân hàngtrong cùng một địa bàn, buộc phải tiến hành thông qua thanh toán bù trừ Quá

Trang 21

trình sẽ trở nên phức tạp, mất thời gian và tốn kém khi việc thanh toán bù trừdiễn ra giữa các Ngân hàng thuộc các địa bàn khác nhau trong nước.

2.1.2.3 Huy động tiết kiệm

Các Ngân hàng thực hiện các dịch vụ rất quan trọng đối với tất cả dân cưtrong nước thuộc các khu vực của nền kinh tế bằng cách đáp ứng những điềukiện và các công cụ thuận lợi cho việc chuyển tiền và rút tiền tiết kiệm một cách

dễ dàng, nhằm thực hiện các mục đích có tính chất xã hội rộng lớn Do đó, huyđộng tiết kiệm đã trở thành một chức năng quan trọng của NHTM

2.1.2.4 Mở rộng tín dụng

Chức năng chủ yếu và quan trọng bậc nhất của NHTM là mở rộng tíndụng Chức năng tín dụng được hình thành từ rất sớm Ngay từ khi hình thànhnhững người tổ chức các Ngân hàng luôn tìm kiếm cơ hội để thực hiện cho vay

2.1.2.5 Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương

Việc tài trợ này góp phần vào tự do ngoại thương giữa các nước với nhau

và với một phí tổn thấp hơn Do quá trình hợp tác và phân công lao động có tínhquốc tế, nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại của các NHTM cũng tăng không ngừng

2.1.2.6 Dịch vụ uỷ thác

Các văn phòng uỷ thác có trách nhiệm đầu tư quản lý số vốn này và phânphối thu nhập theo các điều khoản của hợp đồng uỷ thác

2.1.2.7 Bảo quản an toàn vật có giá

Chức năng bảo quản an toàn vật có giá chỉ diễn ra ở các ngân hàng lớn,nơi có điều kiện hình thành các kho đặc biệt Bảo quản an toàn và chắc chắn

2.1.2.8 Dịch vụ kinh kỷ

Phần lớn NHTM đều cung cấp dịch vụ kinh kỷ - đó là việc mua và bán cácchứng khoán cho khách hàng - Mặc dù quyền hạn trong dịch vụ tài chính của cácNgân hàng được nâng lên nhưng không vượt quá giới hạn các hoạt động bảo lãnhhoặc cung ứng các dịch vụ nghiên cứu và vốn đầu tư thông thường, kết hợp vớicác hoạt động môi giới Việc cho phép tiến hành cung cấp những dịch vụ nàyđược thực hiện trước năm 1983 nhưng vẫn chưa hội đủ những kinh nghiệm cầnthiết để đánh giá khả năng tiềm tàng của chúng

Trang 22

2.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

2.1.3.1 Hoạt động tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, nó đã tồn tại và phát triển qua nhiềuhình thái kinh tế xã hội Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì tín dụng là sự vay mượntrong đó hai chủ thể người đi vay và người cho vay sẽ thỏa thuận một thời hạn nợ

và mức lãi suất cụ thể Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tín dụng là sự vận động củacác nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu

Các hình thức của tín dụng trong nền kinh tế thị trường

Căn cứ vào thời hạn:

Căn cứ vào tính chất bảo đảm:

- Cho vay có đảm bảo bằng tài sản

- Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản

Về phương diện pháp lí, người gửi tiền có quyền lựa chọn các loại tiền gửitheo yêu cầu và được hưởng các dịch vụ ngân quỹ do Ngân hàng Nhà nước cungứng và được hưởng lãi suất, đồng thời ngân hàng tùy nghi sử dụng tiền gửi đóvào hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vàothời điểm mà người gửi yêu cầu đối với từng loại tiền gửi

NHTM huy động vốn dưới các hình thức sau:

Trang 23

Tiền gửi thanh toán:

Tiền gửi thanh toán được thể hiện ở NHTM trên hai loại tài sản:

- Tài khoản tiền gửi thanh toán

- Tài khoản vãng lai

Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Là loại tiền gửi mà các tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên gửi tạiNHTM, bao gồm:

- Tiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm:

- Tiết kiệm không kỳ hạn

b) Cho vay

Để thấy được bao quát hoạt động cho vay của ngân hàng, ta tiến hànhphân tích vài chỉ tiêu chính: Doanh số cho vay, doanh số thu nơ, dư nợ, nợ quáhạn

- Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng màngân hàng cho khách hàng vay trong khoản thời gian nhất định bao gồm vốn đãthu hồi hay chưa thu hồi

- Doanh số thu nợ: là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu vềtrong khoảng thời gian nhất định không phân biệt thời điểm cho vay

- Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm nào đó ngân hàng hiện còncho vay bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng phải thu về

.- Nợ quá hạn: là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đãquá hạn( Theo Điều 2 – Chương I Qui định chung Về phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng để quản lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ

Trang 24

chức tín dụng – ban hành theo QĐ 493/2005QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 củaThống đốc NHNN).

* Chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả tín dụng

- Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

:

Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn huy động chiếm bao nhiêu phần trămtrong tổng nguồn vốn Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động huy động vốn càng cóhiệu quả và ngược lại Tuy nhiên, để biết huy động vốn bao nhiêu thì có thể chấpnhận được ta phân tích chỉ số:

- Vốn huy động/ Vốn chủ sở hữu

Nếu chỉ số này <= 20 thì có thể chấp nhận được Vì theo qui định củangân hàng Nhà nước thì các ngân hàng thương mại không được huy động quá 20lần vốn chủ sở hữu để đảm bảo an toàn cho ngân hàng và người gửi tiền

- Dư nợ/ Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động Nógiúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốnhuy động

Vốn chủ sở hữu

Trang 25

- Vòng quay tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi

nợ nhanh hay chậm Tỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao

- Hệ số thu nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợvay của khách hàng, chỉ tiêu này cho ta biết được số tiền mà ngân hàng thu đượctrong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ doanh số cho vay Hệ số này càng lớnthì công tác thu hồi vốn của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại

2.1.3.2 Hoạt động đầu tư

Hoạt động cho vay đem lại lợi tức lớn cho ngân hàng, nhưng nguồn lợithứ hai sau cho vay là các khoản đầu tư

Trong các loại hình đầu tư của ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán là loạihình phổ biến nhất trong tài sản có của các NHTM tại các nước phát triển Ngoài

ra, Ngân hàng còn đầu tư vào các loại tài sản như: bất động sản, cơ sở hạ tầng,thiết bị………

Mỗi NHTM đều có chính sách đầu tư riêng Các yếu tố cơ bản quyết địnhcác mục tiêu chính của chính sách đầu tư của ngân hàng là lợi tức, nhu cầu thanhkhoản và sự sẵn sàng chấp nhận rủi ro của nhà quản trị

2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ

Dịch vụ là loại hình dịch vụ tài chính quan trọng và phát triển sớm nhất,

đa dạng nhất trên thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam cho đến nay, đảm nhiệmvai trò chủ đạo trong hoạt động luân chuyển các nguồn tài chính Bên cạnh một

số loại hình dịch vụ truyền thống (Nhận tiền gửi, Cung cấp các tài khoản giaodịch, Quản lý tiền mặt, Trao đổi ngoại tệ (Dịch vụ ngoại hối), Dịch vụ về tíndụng, Dịch vụ ủy thác, Cho thuê tài chính, Tư vấn tài chính, Bán các dịch vụ bảohiểm…), các dịch vụ tài chính khác chỉ mới hình thành và phát triển trong những

Trang 26

năm cuối của thế kỷ XX, cụ thể bao gồm: Dịch vụ tiết kiệm, Dịch vụ thanh toán(bằng sec, chuyển khoản và một số Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mớiđược đưa vào thực hiện giữa những năm 1990 như bằng thẻ tín dụng, thẻ thanhtoán, tài khoản cá nhân…).

Loại hình dịch vụ truyền thống của Ngân hàng Thương Mại Cổ PhầnMiền Tây là dịch vụ bảo lãnh, trong điều kiện hội nhập kinh tế như hiện nay đểcạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và ngân hàng 100% vốn nướcngoài ngân hàng đã mở thêm nhiều dịch vụ mới như: dịch vụ ngoại hối, dịch vụthanh toán( chủ yếu bằng thẻ) để khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn

2.1.4 Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hang Miền Tây

2.1.4.1 Thu nhập

- Thu từ hoạt động tín dụng: thu lãi cho vay, lãi tiền gửi…

- Thu từ hoạt động dịch vụ và đầu tư

Phân tích tỉ trọng từng khoản mục này giúp xác định được cơ cấu doanhthu, để từ đó có những biện pháp phù hợp để tăng lợi nhuận của ngân hàng; đồngthời có thể kiểm soát được rủi ro trong kinh doanh

2.1.4.2 Chi phí

Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinhdoanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành và một kếtquả kinh doanh nhất định Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất, thươngmại, dịch vụ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp làdoanh thu và lợi nhuận

- Chi trả lãi tiền vay, chi trả lãi tiền gửi

Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi

Trang 27

2.1.4.4 Các chỉ số tài chính

a) ROA: Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản (%)

Chỉ số này cho thấy khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thunhập từ tài sản hay nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quảkinh doanh của một đồng tài sản ROA lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh củangân hàng tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, ngân hàng có sự điều độnglinh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế.Nếu ROA quá lớn, nhà phân tích sẽ lo lắng vì rủi ro luôn song hành với lợinhuận

b) ROE: Lợi nhuận ròng/ Vốn tự có (%)

ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có Nó chobiết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn củamình Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự có của ngân hàng chiếm tỉ

lệ nhỏ so với tổng nguồn vốn Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ

an toàn trong kinh doanh của ngân hàng

c) Lợi nhuận ròng/ Tổng thu nhập(%)

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giáhiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng Cụ thể, chỉ số này càng cao chứng tỏngân hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thunhập của ngân hàng

d) Tổng thu nhập/ Tổng tài sản(%)

Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số nàycao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lí và hiệu quả tạonền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại

e) Tổng chi phí/Tổng tài sản(%)

Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu

tư Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trongkhâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thểnâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai

f) Tổng thu nhập/ Tổng chi phí(%)

Chỉ số này tính toán 1 đồng chi phí bỏ ra để có được bao nhiêu đồng thunhập Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Thông

Trang 28

thường chỉ số này phải lớn hơn 1, nếu nó nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạtđộng kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.

g) Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu(%)

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình tài sản trên vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu nàycàng cao cho thấy ngân hàng chấp nhận rủi ro cao khi muốn đạt được ROE caonhư mong đợi của ngân hàng

h) Hệ số chênh lệch thu nhập lãi: ( Thu nhập lãi suất – chi phí lãi suất)/ Tài sản sinh lời (%)

Chỉ tiêu này đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuậnròng và mức lãi ròng Mức lãi ròng được nhà quản lý ngân hàng theo dõi chặtchẽ, bởi căn cứ vào đó có thể dự đoán được khả năng sinh lãi của ngân hàng Nếunhư mức chênh lệch giữa thu nhập lãi suất và chi phí lãi suất bị nhỏ lại, thì để đạtđược một mức doanh lợi theo kế hoạch, ngân hàng hoặc phải tăng lợi tức bằngcác hoạt động kinh doanh hoặc giảm bớt khả năng chi tiêu

Tài sản sinh lời (TSSL): TSSL là tất cả tài sản đem lại tiền lãi Tiền mặt

tại quỹ và máy móc thiết bị là hai loại tài sản không sinh lời

TSSL = Tổng tài sản - (Tiền mặt tại quỹ + Tiền dự trữ + Máy móc thiết bị

và tài sản cố định khác)

2.1.4.5 Rủi ro

Để ngân hàng hoạt động ổn định và kinh doanh có hiệu quả, việc phân tíchcác rủi ro trong kinh doanh và xây dựng các phương pháp phòng ngừa rủi ro làhết sức cần thiết Công việc này không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản trịngân hàng mà còn được các cơ quan quản lí ngân hàng và khách hàng đặc biệtchú ý Đây là bước đầu tiên cần thiết cho việc lập kế hoạch cho hoạt động tươnglai

Rủi ro làm giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến, là sự kiệnxảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM.Trong nền kinh tế thị trường, hầu như hoạt động nào của NHTM đều có thể córủi ro, do đó, nhận thức rủi ro và đề ra phương án phòng chống hữu hiệu để hạnchế thấp nhất rủi ro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi ngân hàng

Trang 29

Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại Tuy nhiên, ngân hàng

có thể đạt được lợi nhuận tối đa mà ở đó rủi ro có thể chấp nhận được, có 4 loạirủi ro cơ bản:

a) Rủi ro thanh khoản

Ngân hàng không dự trữ tiền để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng– là rủi ro khi ngân hàng thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi

để đáp ứng nhu cầu của người gởi tiền và người vay

Chỉ số này càng cao thì rủi ro của ngân hàng càng thấp và tất nhiên lợinhuận của ngân hàng sẽ thấp

b) Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro gắn liền với biến động của lãi suất trên thị trường.Rủi ro lãi suất có liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập của tài sản và nợ phảitrả và giá trị gây ra bởi sự thay đổi của lãi suất Trong nền kinh tế thị trường thìrủi ro lãi suất là một hiện tượng thường xuyên xảy ra, nó đòi hỏi các nhà quản trịphải thường xuyên phân tích để tìm các giải pháp phòng thủ nhằm giảm thiểu cácrủi ro

Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất giảm vàngược lại nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi lãi suất tăng

Vì vậy tỷ số này càng tốt khi nó càng gần 1

Tài sản nhạy cảm lãi suất: là các loại tài sản mà trong đó thu nhập về lãi

suất sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi

Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất: là các khoản nợ mà trong đó chi phí lãi suất

sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi

c) Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thựchiện được nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng Hay nói cách khác rủi ro tíndụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do

Tài sản thanh khoản – vay ngắn hạn

Rủi ro thanh khoản =

Trang 30

nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ chongân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đếnhoạt động và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản.

Trước tiên phân tích: Nợ quá hạn/ Dư nợ

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng và chất lượng tín dụng Nếu tỉ lệnày thấp thì chất lượng tín dụng cao và ngược lại

Chỉ số này cho biết chất lượng tín dụng của ngân hàng Tỷ lệ tối đa màNHNN cho phép là 5%

d) Rủi ro vốn

Rủi ro vốn của ngân hàng chỉ ra rằng bao nhiêu giá trị tài sản có thể giảmtrước khi vị trí của người kí thác và các chủ nợ bị đặt vào tình thế nguy hiểm, cónghĩa là vốn chủ sở hữu của ngân hàng không bù đắp cho các khoản kí thác vàongân hàng khi gặp rủi ro trong hoạt động

Tài sản rủi ro (TSRR): TSRR là tài sản sinh lời phụ thuộc vào rủi ro tín

dụng cũng như rủi ro lãi suất, là những tài sản đầu tư vào lĩnh vực rủi ro cao, cóthể bị tổn thất

TSRR = TSSL – Chứng từ có giá ngắn hạn

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập và sử dụng số liệu thứ cấp từ ngân hàng thượng mại cổ phầnMiền Tây tại Cần Thơ, từ sách, báo, tạp chí và internet

Nợ xấu

Tỉ lệ nợ xấu (%) = x 100

Dư nợ

Vốn chủ sở hữu Rủi ro vốn =

Tài sản rủi ro

Nợ quá hạn

Tỉ lệ nợ quá hạn (%) = x 100

Tổng dư nợ

Trang 31

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1 Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối

Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ của trị sốgiữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế

Công thức tính: ∆y = y1– y0

Trong đó: y0 là chỉ tiêu của năm trước

y1 là chỉ tiêu của năm sau

∆y là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tếPhương pháp sử dụng số liệu của năm tính với số liệu năm trước của cácchỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉtiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục

2.2.2.2 Phương pháp so sánh bằng số tương đối

Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị

số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

Công thức tính:

Trong đó: y0 là chỉ tiêu của năm trước

y1 là chỉ tiêu của năm sau

∆y biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tếPhương pháp này dùng để làm rõ mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của sốchênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng Từ đótìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Trang 32

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

MIỀN TÂY 3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Miền Tây

Tên giao dịch quốc tế: WESTERN RURAL COMMERCIAL JONTSTOCK BANK

Tên viết tắt: Western Bank

Địa chỉ: 127 Lý Tự Trọng, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, TP.CầnThơ

và mở bàn tiết kiệm tại đây Đến năm 1988, hòa với khí thế đổi mới đất nước và

xu hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, được UBND tỉnh Hậu Giang cũ nay

là TP.Cần Thơ cho phép thành lập Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn làmthí điểm đầu tiên trên cả nước NHTMCPNT Cờ Đỏ thành lập theo quyết định số333/QĐ – UBT – 88 ngày 01/12/1988 của UBND tỉnh Hậu Giang cũ nay làTP.Cần Thơ với số vốn điều lệ ban đầu là 200 triệu đồng, thời gian hoạt động 20năm Tuy là Ngân hàng nhỏ về quy mô nhưng phạm vi hoạt động liên huyện ÔMôn nay là Quận Ô Môn và Thốt Nốt, hiện nay đã phát triển trên địa bàn TP.CầnThơ

Giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1992, nhìn chung nền kinh tế đất nước đangđổi mới khởi sắc và các thành phần kinh tế có nhiều cơ hội phát triển Tuy nhiênviệc đổ vỡ hàng loạt các hợp tác xã tín dụng trên quy mô toàn quốc đã ảnh hưởng

Trang 33

đến việc hoạt động của hệ thống Ngân hàng, và Ngân hàng Cờ Đỏ cũng gặp nhiềukhó khăn Để vượt qua thời kỳ đó, trụ vững và phát triển đến ngày hôm nay là nhờ

sự giúp đỡ của NHNN chi nhánh TP.Cần Thơ, Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn TP.Cần Thơ và uy tín lớn lao của Hôi Đồng Quản Trị, sự năng độngcủa ban Giám Đốc cùng sự nổ lực vươn lên của toàn thể nhân viên Ngân hàng Cờ

Đỏ Bằng chứng sau một năm hoạt động Ngân hàng chính thức khai trương PhòngGiao dịch Thới Lai tại Thị trấn Thới Lai huyện Cờ Đỏ nhằm mở rộng địa bàn hoạtđộng với vùng sâu của huyện Ô Môn

Thực hiện Thông tư số 15/NH – TT của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước ViệtNam hướng dẫn điều chỉnh hoạt động theo tinh thần Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xãtín dụng và công ty tài chính NHTMCPNT Cờ Đỏ được NHNN Việt Nam cấp phéphoạt động số 0016/NH – GP ngày 06/04/1992 đến ngày 28/07/1992 được UBND tỉnhHậu Giang cũ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059704 ngày 28 /7/1992.Như vậy, NHTMCPNT Cờ Đỏ khai trương hoạt động cuối năm 1988, nhưng về mặtpháp lý thì mãi đến tháng 4 năm 1994 mới chính thức công nhận là một NHTM trong

hệ thống ngân hàng Quốc gia

Ngày 19 /4 /2005 NHTMCPNT Cờ Đỏ chính thức chuyển Hội sở đếnQuận Ninh Kiều trung tâm TP.Cần Thơ và chuẩn bị nâng thành Ngân hàng ĐôThị Đến ngày 12 /12 /2005 chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương Mại CổPhần Nông Thôn Miền Tây đánh dấu bước chuyển quan trọng Qua 1 năm hoạtđộng trụ sở chính hiện nay đặt tại nội ô TP.Cần Thơ là thành phố cửa ngõ của cảvùng hạ lưu sông Mê Kông; là trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng vềgiao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng đồng bằng sông CửuLong và của cả nước

Sau gần 20 năm hoạt động liên tục có hiệu quả, Ngân hàng Thương mại

Cổ phần Miền Tây(Western Bank) đã được chấp thuận của Ngân hàng Việt Namchuyển đổi thành Ngân hàng đô thị vào đầu năm 2007 và vốn điều lệ củaWestern Bank sẽ nâng lên 1000 tỷ đồng Hiện nay, mạng lưới hoạt động củaWestern Bank đã phát triển khắp cả nước Western Bank đang từng bước khẳngđịnh vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam và là Ngân hàng đầu tiêntrong hệ thống Ngân hàng Việt Nam ứng dụng những công nghệ hiện đại nhấtvào hoạt động như: Công nghệ bảo mật bằng đấu vân tay, máy kiểm xuất tiền tự

Trang 34

động TCD (Teller Cash Dispenser), hệ thống ATM, hệ thống ebanking……Western Bank không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ranhững sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Sự hàilòng và tin tưởng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của Western Bank.

Sự thành công của Western Bank cũng đã được Ngân hàng Thế Giới(World Bank) đánh giá khá cao và liên tục nhiều năm liền nhận được sự tài trợcủa World Bank cho quỹ phát triển nông thôn, nâng cao năng lực thể chế và tàichính vi mô Hướng đến sự phát triển bền vững, Western Bank chọn công tykiểm toán quốc tế cho hoạt động của mình từ năm 2007 Các công ty chứngkhoán, công ty bất động sản Western Bank cũng chuẩn bị tham gia thị trườngtrong thời gian tới

Với thành quả đã đạt được và tốc độ phát triển như hiện nay, WesternBank phấn đấu sẽ trở thành một trong những ngân hàng có những sản phẩm vàdịch vụ tốt nhất, tạo được sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng, đồng thờigóp phần thực hiện sứ mệnh của một ngân hàng trong thời đại mới: tạo ra mộtnền kinh tế phi tiền mặt, một nền kinh tế văn minh Western Bank sẽ là sự lựachọn đầu tiên cho giải pháp tài chính thành công của khách hàng

Trang 35

3.1.2 Cơ cấu tổ chức tại Cần Thơ

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Hình 1 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC Ghi chú:

- ALCO: quản lý tài sản nợ/có - ATM: máy rút tiền tự động

- POS: đại lý thẻ - KSNB: kiểm soát nội bộ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Kiểm soát

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN ĐIỀU HÀNH

Ban tưvấn/Thư kýHội đồng tín dụng

Ban trợlý/Thư ký

Khối hỗ trợSupport Div

kinhdoanh

Trung tâmthẻ

P.kế tài chính-nguồn vốn-ngân qũy

toán-P.nguồnlực/

Quản lýmạng lưới

Phòngcôngnghệthông tin

MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH, PHÒNG GIAO DỊCH, ATM, POS

KHÁCH HÀNG

Trang 36

3.1.2.2 Chức năng từng phòng ban

Theo điều lệ của Western Bank thì Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyềnlực cao nhất trong hệ thống ngân hàng, mỗi năm tổ chức đại hội thường niên mộtlần trong thời hạn 45 ngày kết thúc năm tài chính Đại hội đồng cổ đông bầu raHội đồng quản trị Được bố trí như sau:

Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất

- Hội đồng quản trị có quyền nhân danh Western Bank quyết định các vấn

đề liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của Ngân hàng (trừ những vấn đềthuộcthẩm quyền Đại hội đồng cổ đông)

- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về mọihoạt động của ngân hàng phải theo đúng pháp luật, luật ngân hàng, điều lệ vànghị quyết của Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị vạch ra chiến lược phát triểnkinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phân phối lợi nhuận, chia lợitức cổ phần, bổ nhiệm và miễn nhiệm Giám đốc, kế toán trưởng

Ban kiểm soát: Được Đại hội đồng cổ đông bầu ra và cùng nhiệm kỳ với

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát là người thay mặt cho cổ đông kiểm tra mọi hoạt động kinhdoanh, quản trị và điều hành Ngân hàng Miền Tây Ban kiểm soát phải có ít nhấtmột người có chuyên môn về kế toán Ngân hàng, là cổ đông am hiểu mọi hoạtđộng của Ngân hàng Trình Đại hội cổ đông kết quả kiểm tra kiểm soát trongnăm và thẩm tra bảng tổng kết năm tài chính, nêu ưu điểm khuyết điểm trongquản lý tài chính và chịu trách nhiệm về đánh giá kết luận của mình trước Đại hội

cổ đông

Ban điều hành : Gồm 4 người một Tổng giám đốc và ba Phó tổng giám

đốc

Tổng giảm đốc: Là người được Đại hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi

nhiệm, phải là người có trình độ Đại học Ngân hàng hoặc đại học kinh tế tương

đương, có kiến thức kinh nghiệm điều hành, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động

kinh doanh hàng ngày của Ngân hàng Miền Tây theo đúng pháp luật, luật ngânhàng, điều lệ và nghị quyết Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc trực tiếp ký hợp đồng tín dụng với khách hàng và các chứng từthu chi hàng ngày, trực tiếp chỉ đạo nhân viên dưới quyền làm việc theo chương

Trang 37

trình kế hoạch đã vạch sẵn để cho mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn

ra thuận lợi, có trách nhiệm báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động tài chính choHội đồng quản trị

Phó tổng giám đốc: Gồm ba người được Ban giám đốc phân công phụ

trách kiểm tra, đôn đốc từng bộ phận tác nghiệp.

Trách nhiệm Phó tổng giám đốc trực tiếp báo cáo các công việc kiểm trađược giao và lên kế hoạch phương hướng hoạt động từng bộ phận để tổng hợplên kế hoạch hoạt động của Ngân hàng để trình Tổng giám đốc duyệt Thay thếTổng giám đốc ký các chứng từ và hợp đồng tín dụng mỗi khi Tổng giám đốc đivắng

Phòng kinh doanh: Gồm hai phòng ban

*Phòng tín dụng: có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng

dẫn khách hàng trong mọi quan hệ kiểm tra, kiểm soát hồ sơ thủ tục điều kiệnvay vốn, trình Ban giám đốc ký hợp đồng tín dụng Trực tiếp kiểm tra, giám sátquá trình sử dụng vốn của khách hàng, kiểm tra tài sản thế chấp, mở sổ theo dõi

dư nợ, lãi, theo dõi cấp phát tín dụng

Đề xuất chiến lược huy động vốn và cho vay, để lên kế hoạch từng thờigian cụ thể sao cho đầu tư có hiệu quả nhất Tổ chức thông tin, phòng ngừa rủi ro

về tín dụng Thực hiện tín dụng cầm cố kinh doanh các dịch vụ khác.Chấp hànhcác chế độ báo cáo theo định kỳ, đột xuất cho lãnh đạo và Ngân hàng Nhà nướckhi cần thiết

*Phòng tiếp thị:

Giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng

Đề xuất và xây dựng các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.Cập nhật thông tin về lãi suất (lãi suất huy động và lãi suất cho vay) của

các ngân hàng khác, sau đó trình Tổng giám đốc.

Phòng kế toán - vi tính:

Thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán Ngân hàng, thường xuyên theo dõi cáctài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có tráchnhiệm thông báo về thu nợ, trả nợ, tiền gửi của khách hàng Thu thập số liệu lêncân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày trình Tổng giám đốc Thực hiệncác nhiệm vụ như chuyển tiền, thanh toán cho khách hàng…

Trang 38

Báo cáo thu chi tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo thu nhập, báo cáo chiphí, báo cáo tổng kết tài sản theo định kỳ cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị,Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tài chính có liên quan.

Trực tiếp quản lý, sử dụng, hướng dẫn nhân viên thực hiện các tác nghiệptrên máy vi tính để lưu trữ hồ sơ chứng từ thanh toán và báo cáo qua mạngInternet về Ngân hàng Nhà nước

Phòng kiểm soát nội bộ:

Kiểm soát nhân viên: kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trươngchính sách pháp luật của Nhà nước và điều lệ hoạt động của Ngân hàng về ngânphiếu và tài chính để đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng

Kiểm tra công tác kế toán, kiểm tra nội bộ, đảm bảo các hoạt động củaNgân hàng và kiểm tra công tác quản lý và điều hành của Ngân Hàng

Báo cáo định kỳ, đột xuất về Ngân hàng Nhà nước khi tổ chức kiểm tra,kiểm soát nội bộ

Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và tập hợp đầy đủ hồ sơ cầnthiết để truy tố khách hàng cố tình không trả nợ cho Ngân hàng

Phòng tổ chức hành chính:

Thực hiện chưc năng quản lý lực lượng cán bộ công nhân viên biên chếcũng như hợp đồng, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho toàn thể nhân viêntrong ngân hàng

Lập thủ tục cần thiết lên ban giám đốc ra quyết định nâng bậc lương haythi hành kỷ luật, tuyển dụng hay thôi việc cho nhân viên Có trách nhiệm bảoquản tài sản đơn vị, giám sát trong ngoài khuôn viên Ngân hàng 24/24

Tiếp nhận các thông tin liên quan báo cáo lên ban giám đốc Thực hiệnchức năng kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, quy chế

sử quỹ

Phòng quỹ:

Giao dịch thu chi tiền mặt hoặc ngân phiếu với khách hàng và nội bộNgân hàng, chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, kiểm soát lượng tiền mặt và ngânphiếu trong kho hàng ngày cho lãnh đạo

Nhật ký sổ sách quỹ từng nghiệp vụ phát sinh và cung cấp số liệu tồn tạiquỹ cho lãnh đạo khi cần thiết

Trang 39

Bảo quản hầm bạc, két sắt và thực hiện chế độ chà khóa đúng qui địnhđảm bảo an toàn quỹ, lập báo cáo về hoạt động phòng quỹ hàng ngày để trìnhlãnh đạo và cấp trên.

Phòng giao dịch:

Phòng giao dịch tổ chức cho vay, thu nợ khách hàng xa Ngân hàng TrungTâm và được tổ chức thực hiện đầy đủ tác nghiệp như Ngân hàng Trung Tâmnhưng quy mô nhỏ và báo cáo sổ sách hàng ngày về Ngân hàng Trung Tâm

Phòng giao dịch được Ngân hàng ủy nhiệm vốn để đầu tư và chịu tráchnhiệm về việc sử dụng vốn này sao cho có hiệu quả nhất

Phòng giao dịch được giám đốc ủy quyền huy động vốn và cho vay,trưởng phòng được ủy quyền ký chứng từ phát sinh, hợp đồng tín dụng

3.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

3.2.1 Thuận lợi

Cần Thơ là Thành phố trực thuộc Trung ương, là nơi hứa hẹn nhiều thànhcông đã đem đến cho Ngân hàng nhiều cơ hội tham gia đầu tư, tài trợ, cho vay,huy động vốn

Được NHNN tỉnh Cần Thơ quan tâm chỉ đạo tốt và được sự hỗ trợ nhiệttình của các cấp chính quyền địa phương nơi Ngân hàng hoạt động đặc biệt làquan tâm hỗ trợ về vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnhCần Thơ vì vậy mà ngân hàng Miền Tây hoạt động ổn định như hiện nay

Ngân hàng được chuyển đổi sang mô hình hoạt động Ngân hàng đô thịđầu năm 2007, đồng thời tăng vốn điều lệ lên mức 1000 tỷ đồng vào đầu năm

2008 Vốn điều lệ được tăng lên do có sự bổ sung thêm các cổ đông mới giúpngân hàng thoát khỏi tình trạng thiếu hụt vốn, giảm được việc vay nợ của các tổchức tín dụng khác

Các phòng giao dịch và cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ được đầu tưnâng cấp khang trang hơn, tốt hơn và hiện đại hơn với các phương tiện chuyêndụng trong hệ thống ngân hàng như: xe chở chuyên dụng, hệ thống báo cháy, báođộng, tổng đài nội bộ và các trang thiết bị khác nhằm phục vụ khách hàng đươctốt và an toàn hơn Chính thức đưa hệ thống quản trị Ngân hàng trực tuyếnMicrobank vào hoạt động Triển khai thành công và đưa vào hoạt động hệ thốngbảo mật dùng vân tay (lần đầu tiên sử dụng trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam)

Trang 40

cho tòan bộ nhân viên truy cập vào cơ sở dữ liệu của Ngân hàng và áp dụng cho

cả khách hàng

Lần lượt mở rộng mạng lưới khắp nước, khởi đầu bằng những sự kiệnkhai trương dồng loạt các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ ChíMinh vào trung tuần tháng 10/2007

Ngân hàng đã triển khai hệ thống camera quan sát chuyên dụng thông quamạng Internet (dùng IP camera) kết hợp với hệ thống hội nghị truyền hình (đãđưa vào ứng dụng năm 2006), tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho việc giámsát điều hành của Ngân hàng khi mở rộng mạng lưới

Tập trung phát triển các kênh phân phối mới như: ATM, WEB, POS, cácloại thẻ thanh toán và liên kết với các đối tác chiến lược có tiềm lực tài chínhmạnh

Nhân viên được tham dự nhiều lớp đào tạo về dịch vụ khách hàng, vềnghiệp vụ và sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cùng các kĩ năng khác như: ngoạingữ, vi tính, uy tín ngân hàng ngày càng được mở rộng và nâng cao thông quaviệc doanh số huy động ngày càng gia tăng

Hoạt động tín dụng từng bước được kiểm chặt chẽ trên cơ sở phát triển antoàn và hiệu quả, đảm bảo an toàn nguồn thu và mở rộng thị trường theo địnhhướng

3.2.2 Khó khăn

Các NHTM, các tổ chức tín dụng trong và ngoài quốc doanh khác hiệnđang phát triển mạnh, rất nhạy bén Do đó có sự cạnh tranh gay gắt trong quátrình hoạt động kinh doanh Tình hình biến động lãi suất cao nên tình hình huyđộng vốn thường xuyên phải cân đối

Hoạt động tín dụng tuy chất lượng khá tốt nhưng chưa thật bền vững vàđiều đó phụ thuộc vào nguồn thu nhập khách hàng, mà khách hàng chủ yếu củaNgân hàng là nông dân và các cơ sở chế biến nuôi trồng thủy sản, hai đối tượngnày giá cả luôn biến động dễ xảy ra nợ quá hạn Ngoài ra còn có sự có mặt củacác công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã gây khó khăn trong huy động vốn

Thu nhập của Ngân hàng chủ yếu là từ thu lãi cho vay, thu từ dịch vụkhông đáng kể đây là điều mà Ngân hàng quan tâm và trong thời gian tới cần mởrộng nhiều dịch vụ Ngân hàng hơn để cải thiện cơ cấu thu nhập

Ngày đăng: 28/03/2014, 21:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2004). Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Ngân hàng thương mại
Tác giả: Lê Văn Tề, Hồ Diệu
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2004
2. Lê Văn Tư (2005). Quản trị ngân hàng Thương mại, NXB tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng Thương mại
Tác giả: Lê Văn Tư
Nhà XB: NXB tài chính
Năm: 2005
3. Thái Văn Đại (2003). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: Thái Văn Đại
Năm: 2003
4. Ngân hàng thương mại cổ phần Miền Tây. Các báo cáo tài chính từ 2006 – 2008, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các báo cáo tài chính từ 2006 – 2008
5. Xuyến Chi (2009). Cạnh tranh bằng công nghệ hiện đại. Báo điện tử Cần Thơ 6. Các trang wedwww.Westernbank.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh bằng công nghệ hiện đại
Tác giả: Xuyến Chi
Năm: 2009

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC Ghi chú: - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 1. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC Ghi chú: (Trang 35)
Hình 2. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 2. Tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn (Trang 43)
Hình 3. Tỉ trọng vốn vay và tài trợ khác trong tổng nguồn vốn - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 3. Tỉ trọng vốn vay và tài trợ khác trong tổng nguồn vốn (Trang 44)
Hình 4. Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 4. Tỉ lệ vốn tự có trên tổng tài sản (Trang 46)
Hình 5. Tỉ lệ vốn huy động trên vốn chủ sở hữu - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 5. Tỉ lệ vốn huy động trên vốn chủ sở hữu (Trang 46)
Bảng 3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008) (Trang 48)
Hình 6. Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2006 -2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 6. Tình hình huy động vốn qua 3 năm (2006 -2008) (Trang 49)
Bảng 5. DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM(2006 -2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 5. DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM(2006 -2008) (Trang 54)
Bảng 6. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 6. TÌNH HÌNH DƯ NỢ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 -2008) (Trang 56)
Hình 7. Tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 7. Tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động (Trang 58)
Bảng 8. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 8. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY (Trang 58)
Hình 8. Tỉ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 8. Tỉ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (Trang 59)
Hình 9. Vòng vay vốn tín dụng - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 9. Vòng vay vốn tín dụng (Trang 60)
Hình 10. Hệ số thu nợ - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 10. Hệ số thu nợ (Trang 60)
Bảng 10. TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 10. TÌNH HÌNH THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) (Trang 65)
Hình  11. Tình hình thu nhập của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008). - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
nh 11. Tình hình thu nhập của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) (Trang 66)
Bảng 11. TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 11. TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) (Trang 68)
Hình 12. Tình hình chi phí của ngân hàng qua 3 năm (2006 - 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 12. Tình hình chi phí của ngân hàng qua 3 năm (2006 - 2008) (Trang 69)
Hình 13. Lợi nhuận ròng qua 3 năm (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 13. Lợi nhuận ròng qua 3 năm (2006 – 2008) (Trang 71)
Bảng 15. CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 15. CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM (2006 – 2008) (Trang 73)
Hình 15. ROA - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 15. ROA (Trang 74)
Hình 16.ROE - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 16. ROE (Trang 75)
Bảng 16. CÁC CHỈ SỐ CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đvt: triệu đồng - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 16. CÁC CHỈ SỐ CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Đvt: triệu đồng (Trang 75)
Bảng 17. HỆ SỐ CHÊNH LỆCH THU NHẬP LÃI QUA 3 NĂM (2006-2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 17. HỆ SỐ CHÊNH LỆCH THU NHẬP LÃI QUA 3 NĂM (2006-2008) (Trang 77)
Hình 19. Tỉ lệ rủi ro thanh khoản - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 19. Tỉ lệ rủi ro thanh khoản (Trang 80)
Hình 20. Rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 20. Rủi ro tín dụng của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) (Trang 81)
Bảng 20.  RỦI RO VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ( 2006 – 2008) - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Bảng 20. RỦI RO VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM ( 2006 – 2008) (Trang 83)
Hình 21. Tỉ lệ rủi ro vốn chủ sở hữu - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MIỀN TÂY pdf
Hình 21. Tỉ lệ rủi ro vốn chủ sở hữu (Trang 84)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w