Báo cáo thực tập: Giảm tổn thất điện năng ở điện lực Đống Đa
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 1 -LỜI NÓI ĐẦUBước sang năm thứ hai với vai trò là thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao (>8%). Ngày càng có nhiều khu công nghiệp, nhiều doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động. Các tổ chức, các công ty nước ngoài đã và đang tham gia vào guồng quay phát triển sôi động đó.Trong quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, ngành Điện đóng một vai trò hết sức quan trọng. Năng lượng điện là nguồn nguyên liệu đầu vào không thể thiếu đối với bất kỳ ngành công nghiệp nào. Công nghiệp điện liên quan chặt chẽ với hầu hết các ngành kinh tế quốc dân. Đó là một trong những yếu tố quyết định làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất tạo nên sự phát triển nhịp nhàng trong cấu trúc kinh tế. Bên cạnh đó, điện năng cũng rất cần thiết cho đời sống sinh hoạt dân cư, nó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Chính vì vậy mà ngành Điện luôn được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng cho sự phát triển của các ngành kinh tế và ngược lại sự phát triển kinh tế cao như hiện nay là một điều kiện thuận lợi cho ngành Điện mở rộng, đa dạng hóa và phát triển ngành nghề kinh doanh của mình.Với tốc độ tiêu thụ điện mạnh mẽ như hiện nay đã làm nảy sinh ra một yêu cầu cấp thiết, đó là làm sao để giảm tổn thất điện năng? Tổn thất điện năng là lượng điện tiêu hao trong quá trình truyền tải và phân phối từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nếu tổn thất điện năng lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh điện năng của nhà cung cấp và hiệu quả sử dụng của người tiêu dùng, không những thế mà nó còn gây lãng phí các nguồn lực xã hội. So với các nước trong khu vực và trên thế giới thì tỷ lệ tổn thất điện năng của Việt Nam vẫn còn quá cao. Do đó việc phân tích đánh giá tình hình tổn thất và các giải pháp khắc phục đã và đang là vấn đề cấp bách đối với hệ thống điện nước ta, nhất là khi vấn đề kinh doanh điện đang đứng trước ngưỡng cửa của thị trường điện cạnh tranh. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 2 -Điện lực Đống Đa là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực TP Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam – một doanh nghiệp hoạt động phân phối, kinh doanh điện năng. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo bài bản, có chất lượng, trong những năm qua, Điện lực Đống Đa không ngừng vươn lên và phấn đấu đạt mọi chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được giao năm sau cao hơn năm trước. Điện lực đặc biệt quan tâm tới vấn đề giảm tổn thất điện năng và coi đó là yếu tố quyết định trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Nhận thức được tầm quan trọng của việc giảm tỷ lệ tổn thất điện năng đối với các doanh nghiệp kinh doanh điện, trong thời gian thực tập tìm hiểu thực tế tại Điện lực Đống Đa, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa”.Đây là một đề tài mang tính ứng dụng nên các phương pháp được sử dụng bao gồm: phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, diễn giải, thống kê, biểu đồ…Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương:Chương 1: Tổng quan về Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội.Chương 2: Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội.Chương 3: Giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội.Do trình độ hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn có hạn nên đề tài còn có nhiều hạn chế, em mong được sự góp ý của các thầy cô và các cán bộ công nhân viên trong Điện lực Đống Đa để đề tài được thực tế hơn.Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Dung – giáo viên hướng dẫn và các cô chú nhân viên Phòng kinh doanh Điện lực Đống Đa đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 3 -CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA – CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI1.1. Thông tin chung về Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội1.1.1. Tên gọi: Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội1.1.2. Hình thức pháp lý: Là đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Công ty Điện lực TP Hà Nội, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng.1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh1.1.3.1. Kinh doanh điện năng- Thu nộp đầy đủ tiền điện hàng tháng theo sản lượng điện thương phẩm, thực hiện giá bán bình quân hàng tháng vượt mức chỉ tiêu kế hoạch Công ty giao.- Thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng hoàn thành kế hoạch Công ty giao.1.1.3.2. Thiết kế lưới điện hạ thế, trung thế từ 35 kV trở xuống.1.1.3.3. Sửa chữa cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên quan, xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp, tư vấn giám sát thi công các công trình từ 35 kV trở xuống.1.1.3.4. Kinh doanh dịch vụ viễn thông điện lực.1.1.4. Địa chỉ giao dịch- Địa chỉ trụ sở: 274 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.- Số điện thoại: 04.2203617 – 04.2203606- Fax: 04.2203620- Website: www.hanoipc.evn.com.vn CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 4 -1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội1.2.1. Giai đoạn trước năm 1979Khi nhà máy đèn Bờ Hồ của Thực dân Pháp phát điện thì cả vùng Đống Đa ngày nay còn thuộc huyện Hoàn Long tỉnh Hà Đông vẫn chìm trong đêm đen với ngọn đèn dầu le lói. Cho tới cuối năm 1933 dù nội thành Hà Nội đã sáng điện, nơi đây chỉ có vài đoạn phố sát ven nội như Văn Miếu, Hàng Bột, Khâm Thiên được hưởng chút văn minh này.Quận Đống Đa chủ yếu làng ngõ xóm của những người lao động nghèo và buôn bán nhỏ lẻ, phải tới ngày hòa bình lập lại, Thủ đô giải phóng ít năm, Đống Đa trở thành Quận nội thành, người dân nghèo mới được dùng điện. Và tới thời kỳ đổi mới toàn bộ quận Đống Đa với diện tích trên 10 km², dân số 35 vạn người mới thực sự chan hòa ánh điện. Đống Đa là Quận đi lên từ ngoại thành khu lao động đông dân, 1/3 số phường rất phức tạp nên việc quản lý và bảo vệ dòng điện an toàn, giảm tổn thất điện năng, không nợ đọng tiền điện là rất khó khăn.1.2.2. Giai đoạn 1979 - 1997Chi nhánh điện Đống Đa – tiền thân của Điện lực Đống Đa ngày nay - được thành lập từ tháng 4/1979 (tách ra từ đội quản lý điện Hà Nội). Tháng 7/1997 Quận Đống Đa sau khi tách quận Thanh Xuân có diện tích khoảng 10,67 km², dân cư đông đúc gần 40 vạn người được hình thành 21 đơn vị hành chính phường, ngoài một số tuyến phố chính còn lại vẫn là làng ngõ xóm và tập thể cao tầng, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư nhiều, tình hình trật tự an ninh phức tạp, đồng thời cũng là quận đô thị hóa nhanh, các cơ quan, bệnh viện, các trường đại học, các cơ sở liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp, cơ sở sản xuất, khách sạn, nhà hàng ngày càng được phát triển theo cơ chế thị trường và nhu cầu xã hội.Do quận địa hành chính thay đổi, Điện lực Đống Đa đã chuyển cho Điện lực Thanh Xuân quản lý bán điện một số khách hàng sử dụng điện lớn như: Khu công CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 5 -nghiệp Thượng Đình, các trường đại học, nhà máy, khách sạn. Đó cũng là yếu tố trở ngại trong quá trình phát triển phụ tải và khách hàng của Điện lực Đống Đa. Nhưng với mục tiêu của phát triển của mình tập thể cán bộ công nhân viên Điện lực Đống Đa phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để thực hiện cung cấp điện an toàn liên tục phục vụ cho mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, sinh hoạt của nhân dân trong Quận và hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh công ty giao, nâng cao thu nhập cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Điện lực.1.2.3. Giai đoạn từ năm 1999 đến nayTháng 1/1999 Chi nhánh điện Đống Đa được chuyển đổi thành Điện lực Đống Đa trực thuộc Công ty Điện lực TP Hà Nội (theo quyết định số 20/ĐVN/HĐQT – TCCB ngày 13/01/1999 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam).Dưới sự chỉ đạo và lãnh đạo sát sao của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực TP Hà Nội, sự phối kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương Điện lực Đống Đa đã nối tiếp và phát huy tinh thần tự chủ và truyền thống đánh giặc Mỹ xâm lược, thợ điện Thủ đô từng đội đầu bom lửa, vai vác thang dây đem sức mạnh của lòng căm thù đã dũng cảm mưu trí nhanh chóng khắc phục hậu quả, áp dụng mọi biện pháp kỹ thuật sáng tạo, nối lại và duy trì dòng điện cho quân dân Thủ đô sản xuất và chiến đấu trong hai lần chiến tranh phá hoại và nhất là trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không. Khâm Thiên bị B52 ném bom hủy diệt, vẫn vững vàng thế đứng kiên cường người thợ điện Đống Đa.Điện lực Đống Đa không ngừng vươn lên phấn đấu đạt và vượt mọi chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật được giao, năm sau cao hơn năm trước. So sánh từ năm 1998 đến nay Điện lực Đống Đa đã đưa điện năng thương phẩm từ 260 triệu kw/h lên 411 triệu kw/h tăng 158%, doanh thu tiền điện từ 200 tỷ đồng tăng lên 425 tỷ đồng tăng 212%, giá bán điện bình quân từ 767đ/kwh lên 942đ/kwh tăng 122%, thu nộp tiền điện từ 100% lên 102,5% kế hoạch, giảm tổn thất điện từ 13% xuống còn 7,26%. Thực hiện tốt các chương trình CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 6 -cải tạo đại tu lưới điện, chương trình giảm tổn thất có hiệu quả đã làm lợi cho nhà nước từ 500 triệu đến hàng tỷ đồng.Điện lực Đống Đa luôn coi khách hàng là bạn đồng hành, là động lực phát triển nên đã cải cách nhiều thủ tục hành chính, tạo thuận tiện đơn giản cho người mua điện, lắp đặt công tơ trọn gói trong thời gian ngắn nhất từ 5 – 7 ngày. Các thắc mắc khiếu nại giảm dần cho đến giữa năm 2003 hầu như không còn nữa.Với sự đoàn kết một lòng Điện lực Đống Đa đã đưa mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt chính trị - xã hội của Đảng bộ và các Đoàn thể quần chúng phát triển, phục vụ tốt các sự kiện quan trọng như Đại hội Đảng toàn quốc, SEAGAMES 22, ASEM 5, kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô… Điện lực Đống Đa đã nhiều lần được tặng bằng khen, giấy khen, cờ thi đua của Bộ Công nghiệp, Tổng liên đoàn, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, Công đoàn Điện lực Việt Nam, Liên đoàn lao động TP Hà Nội, UBND TP Hà Nội, UBND Quận Đống Đa, được nhận các danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn cơ sở vững mạnh, Đại đội tự vệ quyết thắng…Tổ quốc và Thủ đô cần điện như cơ thể cần máu, tập thể cán bộ Đảng viên công nhân viên của Điện lực Đống Đa nguyện suốt đời phấn đấu để giữ vững dòng điện ngày càng tỏa sáng góp phần xây dựng ngành điện Việt Nam lớn mạnh để nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta ngày càng phồn vinh và giàu đẹp. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 7 -1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Điện lực Đống Đa giai đoạn 2004 – 20071.3.1. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năng giai đoạn 2004 – 2007Bảng 1: Báo cáo sản xuất kinh doanh năm 2004 - 2007TT Chỉ tiêu ĐV 2007 2006 2005 20041 Điện nhận tiêu thụ kWh 539747039 506669707 479404252 442865235Trong đó: Điện mua của TCTkWh 539747039 506669707 479404252 4428652352 Điện thương phẩm kWh 504295684 473995187 446621248 4110378953 Tỷ lệ tổn thất % 6.57 6.45 6.84 7.194 Doanh thu tiền điện Đồng5565472579044583519434954270454265003876509445495 Giá bán bình quân Đồng 1103.61 967.00 956.17 943.106 Số thu tiền điện Đồng5565150819654608405288634260536237134265837092937 Số HĐ mua bán điện HĐ 105781 103604 101942 98895Trong đó: Số ptriển mới HĐ 1585 1592 3157 24128 Số công tơ CTơ 105610 103959 103027 102998Trong đó: Số ptriển mới CTơ 1586 1679 3365 20169Số ctơ điện tử lắp đặt mới (Bao gồm phát triển mới và thay thế ctơ cơ khí)CTơ 152 157 444 182+ 1 pha, 1 giá CTơ 0 0 332 0+ 1 pha, nhiều giá CTơ 0 0 0 0+ 3 pha, 1 giá CTơ 0 0 12 0+ 3 pha, nhiều giá CTơ 152 157 100 182 (Nguồn: Bảng tổng kết kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2004 – 2007)Với:- Điện nhận tiêu thụ là lượng điện Điện lực nhận từ Công ty Điện lực TP Hà Nội. CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 8 -- Điện thương phẩm là lượng điện Điện lực bán ra cho khách hàng.Tỷ lệ tổn thất =Điện nhận tiêu thụ - Điện thương phẩmĐiện nhận tiêu thụ- Doanh thu tiền điện = Điện thương phẩm * Giá bán bình quân- Số thu tiền điện là số tiền điện Điện lực thu được từ khách hàng mua điện.1.3.2. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh điện năngTừ bảng cáo cáo SXKD trên, ta lập các bảng so sánh mức độ thực hiện của năm sau với năm trước như sau:● Năm 2004 – 2005:Năm 2005 là năm có nhiều biến động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh điện, đặc biệt là những diễn biến thất thường về thời tiết nắng nóng vào thời điểm các tháng mùa hè dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.Sự ảnh hưởng của thời tiết không tuân theo các quy luật tự nhiên đã tác động trực tiếp đến khủng hoảng về năng lượng do thiếu nước của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Trước những khó khăn đó, Điện lực Đống Đa đã cố gắng để đảm bảo cấp điện ổn định và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật do Công ty giao, cụ thể như sau:Bảng 2: So sánh tình hình thực hiện năm 2004 - 2005 CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 9 -TT Chỉ tiêu Đơn vịThực hiện So sánh2005 2004 +/- %1 Điện nhân tiêu thụ kWh 479404252 442865235 36539017 8.25 Trong đó: Điện mua của TCT kWh 479404252 442865235 36539017 8.252 Điện thương phẩm kWh 446621248 411037895 35583353 8.663 Tỷ lệ tổn thất % 6.84 7.19 -0.35 -4.874 Doanh thu tiền điện Đồng 427045426500 387650944549 39394481951 10.165 Giá bán bình quân Đồng 956 943 13 1.396 Số thu tiền điện Đồng 427113794873 426583709293 530085580 0.127Số hợp đồng mua bán điện HĐ 101942 98895 3047 3.08 Trong đó: số phát triển mới HĐ 3157 2412 745 8 Số công tơ CTơ 103027 102998 29 0.03 Trong đó: Số phát triển mới CTơ 3365 2016 1349 9Số công tơ điện tử lắp đặt mới (Bao gồm phát triển mới và thay thế công tơ cơ khí) CTơ 444 182 262 143.96 1 pha, 1 giá CTơ 332 0 332 1 pha, nhiều giá CTơ 0 0 0 3 pha, 1 giá CTơ 12 0 12 3 pha, nhiều giá CTơ 100 182 -82 (Nguồn: Bảng tổng kết kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2004 – 2007)Nhìn vào bảng trên ta thấy:- Chỉ tiêu Điện nhận tiêu thụ năm 2005 tăng 8,25% so với năm 2004 tương đương 36539017 kWh. Chỉ tiêu Điện thương phẩm năm 2005 đã tăng 8,66% so với năm 2004 tương đương 35583353 kWh.Sở dĩ có sự chênh lệch lượng Điện nhận và Điện thương phẩm là do có tổn thất điện năng.Chỉ tiêu Tỷ lệ tổn thất năm 2005 giảm 0,35 % so với năm 2004.Ba chỉ tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ta thấy Điện thương phẩm và Điện nhận năm 2005 đều tăng so với năm 2004 trong khi đó Tỷ lệ tổn thất giảm. Điều CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 10 -này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh điện năng của Điện lực tăng lên rất nhiều. Nó cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ quan, công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất được thành lập, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, các thiết bị dùng điện được sử dụng nhiều hơn. Tuy nhiên, với tình hình cung không đủ cầu như hiện nay thì Điện lực cần tuyên truyền người dân sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý. Bên cạnh đó, Tỷ lệ tổn thất giảm 4,87 % cho thấy trong năm 2005 Điện lực đã có được những biện pháp giảm tổn thất hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng điện.- Chỉ tiêu Doanh thu tiền điện năm 2005 tăng 10,16% so với năm 2004 tương đương 39394481951 đồng.Chỉ tiêu Số thu tiền điện năm 2005 tăng 0,12% so với năm 2004 tương đương 530085580 đồng. Chỉ tiêu Giá bán bình quân năm 2005 tăng 1,39% so với năm 2004 tương đương 13 đồng.Do Điện thương phẩm, Giá bán bình quân năm 2005 tăng lên so với năm 2004 nên Doanh thu tiền điện tăng lên là điều tất yếu. Trong năm 2005, Số thu tiền điện (427113794873 đồng) lớn hơn Doanh thu tiền điện (427045426500 đồng). Điều này cho thấy năm 2005 Điện lực không những thu hết được tiền điện thương phẩm trong năm mà còn thu được phần tiền điện phải thu của năm 2004.- Chỉ tiêu Số hợp đồng mua bán điện năm 2005 tăng lên 3,08% so với năm 2004 tương đương 3047 hợp đồng.Chỉ tiêu Số công tơ năm 2005 tăng 0,03% so với năm 2004 tương đương 29 công tơ.Chỉ tiêu Số công tơ điện tử lắp đặt mới năm 2005 tăng 143,96% so với năm 2004 tương đương với 262 công tơ.Việc tăng số hợp đồng mua bán điện mới cũng như tăng số lượng công tơ cho thấy rõ số lượng khách hàng dùng điện của Điện lực tăng lên rất nhiều. Đây là một tín hiệu tốt, dự báo việc tăng kết quả kinh doanh điện của Điện lực Đống Đa năm 2006. [...]... phân loại tổn thất điện năng theo sơ đồ sau: CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 21 - Tổn thất điện năng Theo các giai đoạn phát sinh Tổn thất trong quá trình sản xuất Tổn thất trong quá trình truyền tải và phân phối Theo tính chất tổn thất Tổn thất ở khâu tiêu thụ Tổn thất kỹ thuật Tổn thất thương mại Bảng 6: Sơ đồ phân loại tổn thất điện năng 2.1.2 Ý nghĩa của giảm tổn thất điện năng Giảm tổn thất điện năng có... tác giảm tổn thất điện năng đã được lãnh đạo Điện lực quan tâm thích đáng Đồng thời trước việc tăng sản lượng điện nhận đầu nguồn và lượng điện năng thương phẩm cũng yêu cầu ta CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 27 - nghiên cứu, xem xét kỹ đến tỷ lệ tổn thất điện năng Tổn thất điện năng càng nhỏ thì lợi ích của nó mang lại cho ngành Điện và Điện lực Đống Đa càng lớn ● Kết quả thực hiện tình hình tổn thất điện năng. .. trong quá trình truyền tải là tổn thất điện năng xảy ra ở lưới điện trung áp + Tổn thất điện năng trong quá trình phân phối là tổn thất điện năng xảy ra ở lưới điện áp hạ áp - Tổn thất điện năng ở khâu tiêu thụ Là lượng điện năng tiêu hao trong quá trình sử dụng các thiết bị điện của người tiêu dùng Vấn đề này được quyết định bởi mức độ hiện đại, tiên tiến của thiết bị điện, trình độ và ý thức sử dụng... THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG Ở ĐIỆN LỰC ĐỐNG ĐA – CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu về chỉ tiêu tổn thất điện năng 2.1.1 Khái niệm và phân loại CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 18 - Lượng điện năng bị tiêu hao và thất thoát trong quá trình truyền tải từ các nhà máy điện đến các đối tượng sử dụng điện thông qua hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp được gọi là tổn thất điện năng Tùy theo... thất điện năng cao hơn… Vì vậy, mục đích của chuyên đề là đi vào phân tích tình hình tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa trong những năm vừa qua để đi đến những biện pháp giảm tổn thất điện năng nhằm giúp Điện lực đạt được chỉ tiêu Công ty giao trong năm 2008 cũng như trong giai đoạn 2008 – 2010 Chuyên đề sẽ phân tích tình hình tổn thất điện năng theo hướng nghiên cứu xem xét kết quả tỷ lệ tổn thất. .. 2007 Tổn thất thực hiện Bảng 9: Biểu đồ minh họa kết quả tổn thất điện năng từ năm 1998 – 2007 Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ tổn thất có xu hướng giảm dần qua từng năm do Điện lực đã có sự nâng cấp, cải tạo lưới điện, có kế hoạch định hướng ngắn hạn và dài hạn về công tác giảm tổn thất điện năng hợp lý Trong 5 năm từ 1998 – 2002, tỷ lệ tổn thất điện năng luôn ở mức cao, ở mức 2 con số Với tỷ lệ tổn. .. giá kết quả tổn thất điện năng trong từng tháng của một năm để đề ra được những biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất chi tiết và cụ thể nhất sát với tình hình thực tế của Điện lực Đống Đa Để đi vào phân tích tình hình tổn thất điện năng, trước hết cần nắm được sản lượng điện nhận và điện tiêu thụ của Điện lực Đống Đa trong thời gian qua CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 26 - Bảng 7: Điện nhận tiêu thụ - Điện thương... E12 30328430 28711114 5.33 5.48 TỔNG 574163836 538565678 6.20 6.57 (Nguồn: Phòng kinh doanh – Điện lực Đống Đa) Bảng 13: Bảng tỷ lệ tổn thất các lộ đường dây trung thế của Điện lực Đống Đa 2.3 Đánh giá các yếu tố kinh tế - tổ chức - kỹ thuật ảnh hưởng tới tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa 2.3.1 Mô hình tổ chức CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP - 36 - Bao gồm: - 1 Giám đốc Điện lực - 2 phó giám đốc: Phó giám... thì Điện lực coi các công tơ đo đếm sản lượng ở đây như là một công tơ đầu nguồn, có nghĩa là Điện thương phẩm sẽ được quy bằng với Điện nhận đầu nguồn Do đó tỷ lệ tổn thất điện năng bằng 0 Vì điều này mà kết quả tỷ lệ tổn thất thực hiện của Điện lực Đống Đa báo cáo trước công ty luôn cao hơn tỷ lệ tổn thất được tính ở Điện lực Đến năm 2007 tổn thất điện năng đạt 6,57% tăng 0,12% so với cùng kỳ năm... hàng mua điện trực tiếp của Điện lực Trạm biến áp chuyên dùng là trạm biến áp do một cá nhân hoặc tổ chức tự đầu tư vốn xây dựng, mua điện của Điện lực và tự phân phối cho các khách hàng của mình Hiện nay, theo chương trình tính tổn thất của Điện lực Đống Đa thì Điện lực mới chỉ thực hiện việc tính tổn thất điện năng được ở các trạm biến áp công cộng Còn ở các trạm biến áp chuyên dùng thì Điện lực coi . 1: Tổng quan về Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội.Chương 2: Thực trạng tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa – Công ty Điện lực TP Hà Nội.Chương. xảy ra ở lưới điện trung áp.+ Tổn thất điện năng trong quá trình phân phối là tổn thất điện năng xảy ra ở lưới điện áp hạ áp.- Tổn thất điện năng ở khâu