MỤC LỤC
Mặt khác, điện năng là một trong những yếu tố đầu vào khó có thể thay đổi đối với hầu hết mọi quá trình sản xuất và hoạt động cung ứng dịch vụ, đồng thời điện năng là vật phẩm không thể thiếu đối với cuộc sống hiện đại của con người trong điều kiện hiện nay. Giảm tổn thất điện năng giúp cho ngành Điện có khả năng giảm giá thành, từ đó giảm giá bán điện, điều này dẫn đến giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân.
- Nhưng sang quý IV, với nguyên nhân chủ quan là có thay đổi cơ cấu, sắp xếp lại tình hình nhân sự cũng như khu vực quản lý và nguyên nhân khách quan là sự thay đổi của thời tiết (chuyển sang mùa đông) việc tiêu dùng điện có sự giảm bớt đáng kể nên tất cả các Đội đều vượt mức kế hoạch được giao và góp phần làm giảm tỷ lệ tổn thất chung của toàn Điện lực trong năm 2007. Nghiên cứu tình hình tổn thất cần đặt chỉ tiêu tổn thất điện năng trong mối tương quan với các chỉ tiêu khác như: Điện nhận đầu nguồn, Điện thương phẩm, số lượng hộ phụ tải, hiện trạng lưới điện truyền tải và phân phối… Trên cơ sở kết quả tổn thất của các đội trong từng quý thì cần nghiên cứu, phân tích với tỷ lệ tổn thất chung của toàn Điện lực từng thỏng để thấy rừ hơn được sự biến động theo thời gian cỏc thỏng trong năm.
+ Tổ tổng hợp kinh doanh có nhiệm vụ tiếp nhận đơn lắp đặt công tơ mới, đơn thư cũng như các ý kiến phản ánh của khách hàng, hoàn tất thủ tục hồ sơ cấp điện mới, sang tên hợp đồng, quản lý hồ sơ hợp đồng mua bán điện, lập báo cáo tổng quát kinh doanh bỏn điện, phối hợp chặt chẽ với đội quản lý khỏch hàng theo dừi lịch ghi chỉ số các công tơ đầu nguồn, phân tích tổn thất các trạm biến áp công cộng và tổn thất Điện. + Tổ điều hành hóa đơn có nhiệm vụ quản lý điều hành sổ ghi chỉ số cơ quan, tư gia, kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn và công tác ghi chỉ số công tơ của các đội quản lý khách hàng, lập báo cáo phát sinh tiền điện của các khách hàng tư gia, cơ quan, tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của các khách hàng về các thông tin trên hóa đơn tiền điện. Tuy vậy, vì ngành Điện là một ngành quan trọng của quốc gia, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội lại đang đứng trước ngưỡng chuyển thị trường điện sang thị trường cạnh tranh nên Điện lực Đống Đa cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên hơn nữa để phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển của đất nước.
Trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tính hợp lý, đồng bộ của hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì càng giảm thiểu được các sự cố xảy ra với lưới điện như: cháy máy biến áp, cháy các thiết bị điện, đổ cột, ngắn mạch, chạm đất, vỡ sứ…; tránh được việc máy biến áp và các thiết bị điện vận hành ở chế độ quá tải hoặc non tải, nhờ đó mà giảm tổn thất điện năng. Trong thực tế, khách hàng sử dụng điện không giống nhau, tùy vào các khoảng thời gian trong ngày mà có lúc sử dụng điện nhiều, khi sử dụng ít, do đó các thiết bị đo đếm này không phải lúc nào cũng làm việc chính xác dẫn đến không xác định đúng lượng điện năng tiêu thụ của người tiêu dùng; đồng thời gây khó khăn cho Điện lực trong việc xác định công suất cấp điện.
Mặc dù là một đơn vị có quy mô không lớn song để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý và trao đổi thông tin giữa công ty mẹ (Công ty Điện lực TP Hà Nội) với các khối điện lực một cách nhanh nhất, từ năm 2003, Điện lực Đống Đa đã sử dụng phần mềm quản lý thông tin khách hàng (CMIS) và hòa mạng nội bộ với Công ty Điện lực TP Hà Nội. Một lợi thế nổi bật của Điện lực Đống Đa trong công tác giảm tỷ lệ tổn thất là có đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện tính tổn thất điện năng, đề ra các kế hoạch, chỉ tiêu của từng tháng, từng quí cho Điện lực nhằm giúp Điện lực đạt và vượt kế hoạch đề ra của công ty. Mặc dù là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối và truyền tải điện năng – một lĩnh vực độc quyền của Nhà nước song với khẩu hiệu “Trách nhiệm – Trí tuệ – Thanh lịch”, từ năm 1995 đến nay, cán bộ công nhân viên Điện lực Đống Đa đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương thức làm việc nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng về điện và các dịch vụ khách quan.
Đống Đa là một quận nội thành của Thủ đô Hà Nội, là nơi trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của cả nước với nhiều địa điểm du lịch, các trung tâm thương mại và dịch vụ lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho Điện lực, Điện lực có giá bán điện bình quân cao (Giá điện bình quân năm 2007 của Điện lực Đống Đa là 1103,61 đ/kwh). Hiện nay tổn thất điện năng trong kinh doanh điện là một vấn đề đáng quan tâm vì sự gia tăng nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển công nghiệp, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, dân số càng ngày càng tăng, vẫn tồn tại hiện tượng ăn cắp điện…. Hiện nay, ngành Điện của Việt Nam đang là ngành độc quyền, tuy nhiên trong thời gian tới sẽ có những doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào và cạnh tranh với ngành điện Việt Nam bằng khoa học kỹ thuật tiên tiến hơn, hiện đại hơn, cách quản lý chuyên nghiệp hơn, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, các giải pháp chống tổn thất hiệu quả… Chính vì vậy, ngành Điện cần có những chuẩn bị vững chắc và có những sự thay đổi trong cung cách quản lý cũng như làm việc để đảm bảo được vị trí quan trọng của mình đối với nền kinh tế quốc dân trong thời gian tới.
- Thường xuyên giáo dục đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý công tơ, nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời gắn trách nhiệm về tổn thất điện năng các trạm biến áp công cộng cho công nhân quản lý ghi chỉ số công tơ và thu ngân viên. Hàng quý, bộ phận tính toán tổn thất kiểm điểm tiến độ và hiệu quả thực hiện chương trình giảm tổn thất, báo cáo công ty để đánh giá các mặt làm được và tồn tại, tìm ra những nguyên nhân, biện pháp khắc phục. - Tăng cường kiểm tra, đo nhiệt độ tiếp xúc các mối nối, các điểm tiếp xúc đầu cáp, điểm đấu kiểm tra vi phạm hành lang an toàn lưới điện nhằm giảm thiểu các vụ sự cố do vi phạm hành lang an toàn lưới điện gây nên.
Nguyên nhân dẫn đến tổn thất kỹ thuật của Điện lực Đống Đa như đã đề cập ở trên bao gồm: Hệ thống truyền tải và phân phối điện năng lạc hậu, cũ nát, chắp vá thiếu đồng bộ, một số trạm biến áp được xây dựng từ năm 80 đến nay vẫn còn sử dụng, đường dây trung áp và hạ áp dài quá mức tiêu chuẩn…; Chiều dài đường dây tải điện từ các trạm biến áp đến các đối tượng sử dụng bố trí chưa hợp lý; Điện áp truyền tải hiện nay còn ở cấp điên áp thấp (6, 10, 15 kV); Thiếu tính ổn định trong việc điều hòa các đồ thị phụ tải…; Một số lộ đường dây trung thế còn có tỷ lệ tổn thất cao như 673 E11 và 980 E13. Ứng dụng công nghệ GIS vào việc quản lý và vận hành lưới điện phân phối có thể đề ra một cấu trúc cơ sở dữ liệu hợp lý để vừa có thể quản lý một cách trực quan sinh động vừa có thể khai thác tốt thông tin và liên kết với một số phần mềm khác đi sâu vào việc tính toán tổn thất trên lưới trung thế, từ đó có thể đưa ra phương án giảm tổn thất cụ thể. Lĩnh vực ứng dụng: Quản lý địa chính và bản đồ, quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị nông thôn, giáo dục đào tạo và nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ công trình tiện ích, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng, nông lâm ngư nghiệp, quản lý môi trường, địa chất, khoáng sản, dầu khí, y tế và xã hội, du lịch, hệ thống điện.