Ngành Điện là một trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên môi trường. Tổn thất điện năng trong ngành Điện cũng chịu sự tác động của những yếu tố này. Ở nước ta, để đảm bảo tính kỹ thuật và tính kinh tế nên các nhà máy điện thường được xây dựng gần các nguồn năng lượng sơ cấp như: than, nguồn nước,
khí đốt… Vì vậy, muốn đưa điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ cần thông qua một hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp trải dài trên toàn bộ đất nước. Mặt khác, toàn bộ hệ thống đường dây tải điện và các trạm biến áp này đều đặt ngoài trời và chịu sự tác động rất lớn của các yếu tố môi trường, khí hậu, địa lý. Việt Nam nằm ở vị trí có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa, giông sét nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện năng. Cụ thể như sau:
- Tổn thất điện năng trong quá trình truyền tải và phân phối là do điện trở của dây dẫn điện gây ra và nó thay đổi tỷ lệ thuận với giá trị điện trở đó. Do đó, khi nhiệt độ tăng lên thì tổn thất điện năng cũng tăng lên và ngược lại.
- Độ ẩm cao, mưa nhiều, hơi nước biển… làm tăng nhanh quá trình ô xi hóa các dây dẫn bằng kim loại và làm tăng điện trở tiếp xúc các mối nối, từ đó làm giảm tính dẫn điện, tăng điện trở của đường dây dẫn đến làm tổn thất điện năng tăng lên.
- Mưa bão, lũ lụt, gió lốc… gây ra các sự cố ở nhiều mức độ đối với lưới điện như: đổ cột, vỡ sứ, ngắn mạch, đứt dây… Các sự cố này không những làm gián đoạn quá trình cung cấp điện mà còn làm tăng tổn thất điện năng do một phần điện năng đã bị truyền xuống đất hoặc đốt cháy dây dẫn một cách vô ích.
- Do ở nước ta có sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng miền nên dẫn đến nhu cầu dùng điện khác nhau giữa các tháng, các mùa trong năm. Điều này làm cho các máy biến áp, công tơ, các thiết bị đo lường điện năng hoạt động không đúng công suất và dòng điện định mức theo thiết kế và lắp đặt.
2.4. Đánh giá chung
Điện là “đầu vào” quan trọng đối với sản xuất sản phẩm hàng hóa đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện điều kiện sống của con người. Nhiều nhà khoa học đã ví điện là bánh mỳ của sản xuất công nghiệp, là ánh sáng văn hóa của xã hội văn minh. Chính vì thế, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới sự phát triển của ngành Điện,
tạo điều kiện cho ngành Điện trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Là một đơn vị thành viên của Điện lực Việt Nam, suốt gần 30 năm qua, Điện lực Đống Đa đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển gắn liền với quá trình phát triển của đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, mặc dù gặp không ít khó khăn song đơn vị đã tích cực huy động và sử dụng tối ưu mọi nguồn lực sẵn có, hoàn thành vượt mức kế hoạch mà công ty giao, góp phần đáng kể vào việc nâng cao vị thế của mình và của Công ty Điện lực TP Hà Nội trong ngành Điện Việt Nam.
2.4.1. Thành công và những nguyên nhân
2.4.1.1. Thành công chung của toàn Điện lực
● Thành tích thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật (2004 – 2007)
Căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 – 2007 của Điện lực ta thấy:
- Tỷ lệ giảm tổn thất điện năng giảm 1,73% so với năm 2004.
- Doanh thu kinh doanh điện tăng 168,9 tỷ đồng tương ứng với 43,57% so với năm 2004.
- Giá bán điện bình quân tăng 160,51 đ/kwh so với năm 2004.
Để có được những kết quả nêu trên Điện lực đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật hợp lý hóa sản xuất trong mọi hoạt động kinh doanh.
● Thành tích trong công tác kinh doanh
Tính đến 31/12/2007 số lượng khách hàng Điện lực đang quản lý là: 105859 khách hàng. Trong đó:
Khách hàng tư gia: 101906 khách hàng. Khách hàng cơ quan: 3953 khách hàng.
Để gia tăng số lượng khách hàng, lãnh đạo Điện lực đã có nhiều biện pháp tích cực hữu hiệu, chủ động sáng tạo trong hoạt động dịch vụ khách hàng. Cụ thể:
- Tập huấn quy trình kinh doanh bán điện cho 100% CBCNV.
- Tổ chức lao động cho 100% CBCNV học tập quy định giao tiếp khách hàng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và ký cam kết thực hiện nghiêm túc quy định của Tập đoàn, của Công ty Điện lực TP Hà Nội.
- Các đội quản lý khách hàng lập và được thực hiện các phương án sửa chữa thường xuyên các trạm có tổn thất cao.
● Thành tích trong công tác dịch vụ khách hàng
Thực hiện sự chỉ đạo của Công ty, Điện lực đã tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo cơ chế thông thoáng thuận tiện cho khách hàng có yêu cầu mua điện. Để đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, Điện lực đã bố trí phòng tiếp khách, đường dây điện thoại nóng 24/24, cử cán bộ có trình độ và trách nhiệm tiếp khách hàng, giải quyết tốt đơn thu khiếu nại của khách hàng, không để bất cứ trường hợp nào tồn đọng.
Để cho các cơ quan, xí nghiệp và nhân dân trong địa bàn Quận có điều kiện chủ động trong công tác sản xuất kinh doanh và sinh hoạt, Điện lực đã thường xuyên thông báo kịp thời lịch cắt điện trong tuần với Công ty để thông báo trên Đài truyền hình Hà Nội, trên báo Hà Nội mới và các UBND phường sở tại.
● Quá trình khen thưởng từ năm 2004 – 2007
- Hai năm liền (2005, 2006) được tặng cờ thi đua xuất sắc của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
- Năm 2004 được tặng bằng khen Điện lực Đống Đa có thành tích thu nộp tiền điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam.
- Năm 2005, 2006 được tăng bằng khen tập thể CBCNV Điện lực Đống Đa đạt thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua mũi nhọn của Công ty Điện lực TP Hà Nội.
- Năm 2004 được tặng bằng khen Công đoàn Điện lực Đống Đa của Công đoàn Công nghiệp Việt Nam.
- Năm 2006 tập thể CBCNV Điện lực Đống Đa được Công ty Điện lực TP Hà Nội tặng bằng khen do đã đạt được thành tích tiêu biểu trong cuộc vận động xây dựng Người thợ điện Thủ đô “Trách nhiệm – Trí tuệ - Thanh lịch”, “Gia đình văn hóa”.
2.4.1.2. Thành công trong công tác giảm tổn thất điện năng
Nhận thức rõ vai trò của công tác giảm tổn thất điện năng trong tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như những ảnh hưởng của nó đối với tình hình kinh doanh điện năng, từ năm 2003, cùng với các đơn vị khác trong toàn công ty, Điện lực Đống Đa đã thành lập Ban chỉ đạo chống tổn thất điện năng. Việc đi vào hoạt động của Ban chỉ đạo đã tạo ra được những thành công đáng kể. Tỷ lệ tổn thất của năm 2002 đang từ hai con số (10.25%) xuống còn một con số ở năm 2003 (8.73%). Thành công này đã tạo nên động lực lớn cho toàn Điện lực, thúc đẩy ban lãnh đạo, các Đảng viên và toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Điện lực cố gắng phấn đấu để đạt được kết quả cao hơn. Kết quả là những năm sau đó tỷ lệ tổn thất của Điện lực đã giảm xuống đáng kể (thấp nhất là 6.45% - năm 2006).
Mặc dù là một đơn vị có quy mô không lớn song để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa công tác quản lý và trao đổi thông tin giữa công ty mẹ (Công ty Điện lực TP Hà Nội) với các khối điện lực một cách nhanh nhất, từ năm 2003, Điện lực Đống Đa đã sử dụng phần mềm quản lý thông tin khách hàng (CMIS) và hòa mạng nội bộ với Công ty Điện lực TP Hà Nội. Đây là một bước đột phá trong quá trình đổi mới phương thức làm việc của Công ty Điện lực TP Hà Nội nói chung và của Điện lực Đống Đa nói riêng. Bởi nó không chỉ đòi hỏi một lượng đầu tư lớn về máy móc mà còn phải đầu tư cho con người.
Đối với công việc tính tỷ lệ tổn thất truyền thống, công việc bao gồm: nhận số liệu Điện nhận đầu nguồn, ghi chỉ số, tổng hợp điện thương phẩm… Tuy nhiên khi áp
dụng công nghệ thông tin và phần mềm quản lý khách hàng thì công việc tính tỷ lệ tổn thất gồm: cập nhật thông tin Điện đầu nguồn, điện thương phẩm từ các trạm biến áp công cộng, nhấn phím thực hiện chương trình… Nói tóm lại là một loạt các thao tác tính tỷ lệ tổn thất thủ công thông thường bị thay đổi và do đó nâng cao trình độ cho cán bộ tính tổn thất cũng như giúp họ thích nghi với điều kiện làm việc mới được coi như một yêu cầu cần thiết nhằm ứng dụng một cách linh hoạt và có hiệu quả phần mềm máy tính.
Cho đến nay, sau 5 năm thực hiện, hệ thống này tuy có bộc lộ một số nhược điểm nhưng đã mang lại hiệu quả rõ rệt đối với công tác quản lý của Điện lực. Các số liệu về điện nhận đầu nguồn, điện thương phẩm, tỷ lệ tổn thất điện năng… được sắp xếp theo trật tự giúp cho các nhà quản lý có thể có ngay lập tức khi cần.
Một lợi thế nổi bật của Điện lực Đống Đa trong công tác giảm tỷ lệ tổn thất là có đội ngũ cán bộ có năng lực và trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện tính tổn thất điện năng, đề ra các kế hoạch, chỉ tiêu của từng tháng, từng quí cho Điện lực nhằm giúp Điện lực đạt và vượt kế hoạch đề ra của công ty.
2.4.1.3. Nguyên nhân
Những thành tựu trên đây là kết quả tất yếu của bộ máy tổ chức quản lý làm việc tích cực, đoàn kết và gắn bó. Mặc dù là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối và truyền tải điện năng – một lĩnh vực độc quyền của Nhà nước song với khẩu hiệu “Trách nhiệm – Trí tuệ – Thanh lịch”, từ năm 1995 đến nay, cán bộ công nhân viên Điện lực Đống Đa đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương thức làm việc nhằm phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng về điện và các dịch vụ khách quan. Ban lãnh đạo quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Nhiều phong trào thi đua được tổ chức và duy trì tạo nên một bầu không khí làm việc hăng say trong công nhân viên đơn vị.
Trong sự phát triển chung của toàn đơn vị, ban chỉ đạo chống tổn thất điện năng và các cán bộ công nhân viên thực hiện cũng đã khẳng định được vai trò quan trọng của
mình đối với việc quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và đạt thành tích thi đua giữa các Điện lực trong toàn công ty. Có thể nói rằng, giảm tổn thất điện năng đã góp phần không nhỏ trong việc tăng doanh thu bán điện, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Điện lực.
Có thể tóm lại theo các nguyên nhân sau:
- Điện lực Đống Đa đã bố trí được một cấu trúc tổ chức hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu phát triển Điện lực.
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và có trách nhiệm.
- Để thực hiện tốt công tác giảm tổn thất điện năng, Điện lực chủ trương gắn chỉ tiêu giảm tổn thất với điểm thi đua của từng Đội quản lý khách hàng, từng Đảng viên và từng cán bộ công nhân viên. Điện lực có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với người quản lý được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng của từng lộ đường dây, từng trạm biến áp có tổn thất cao.
- Sử dụng hiệu quả phần mềm “Hệ thống quản lý thông tin khách hàng – CMIS” đã năng cao chất lượng làm việc, quy trình làm việc chặt chẽ hơn, các hoạt động kinh doanh được “phầm mềm hóa” nên việc kiểm soát được dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí.
- Lấy khách hàng làm trung tâm. Chất lượng công tác dịch vụ khách hàng được nâng cao.
- Điện lực duy trì và phát huy hiệu quả giảm tổn thất điện năng do sự điều chỉnh cơ cấu quản lý theo vùng và nhân sự giữa các đội quản lý khách hàng.
2.4.2. Hạn chế và những nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được thì trong công tác giảm tổn thất điện năng vầ còn tồn tại một số hạn chế khách quan và chủ quan. Từ những nhân tố tác động đến chỉ tiêu tổn thất điện năng và kết quả phân tích tổn thất điện năng ở trên, ta có thể đưa ra một số tồn tại trong công tác quản lý tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa như sau:
- Chương trình giảm tổn thất của Điện lực cần cụ thể, bám sát với thực tế hoạt động của từng Đội quản lý khách hàng. Ban chỉ đạo tổn thất đã có sự kiểm điểm hàng tháng, hàng quý theo kế hoạch trong chương trình, đã kịp thời đưa ra các biện pháp chống tổn thất nhưng chưa hợp lý với thực tế thực hiện. Chỉ tiêu tổn thất điện năng được giao cho các Đội quản lý trong từng tháng, từng quý, thời gian như thế này là ngắn để thực hiện hiệu quả các biện pháp giảm tổn thất điện năng mà ban chỉ đạo đề ra.
- Chu kỳ ghi chỉ số công tơ đầu nguồn (công tơ điện nhận) và chu kỳ ghi chỉ số cho khách hàng (công tơ điện thương phẩm) chênh lệch nhau về thời gian.
- Chất lượng điện kém do hệ thống lưới điện và các trạm biến áp lạc hậu, cũ kỹ, chắp vá…
- Bán kính cấp điện của các trạm biến áp hạ thế còn dài. Điều này gây tổn thất điện năng trên các đường dây, ảnh hưởng đến chất lượng điện cung cấp cho người tiêu dùng.
- Hệ thống đo đếm điện năng làm việc kém chính xác, sai số của các thiết bị lớn. - Tình trạng sự cố lưới điện xảy ra nhiều, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổn thất điện năng.
- Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Điện lực chưa cao. Mặc dù Điện lực đã có sự đầu tư cho tài sản cố định trong năm qua nhưng vẫn chưa khai thác hết được hiệu quả sức sản xuất. Các chỉ tiêu về tài sản cố định của năm 2007 vẫn thấp hơn năm 2006.
- Sự thiếu hiểu biết của khách hàng dùng điện. Nhiều khách hàng vi phạm quy chế sử dụng điện gây tổn thất điện năng lớn cho Điện lực. Số lượng các vụ ăn cắp có giảm xuống nhưng lại ở mức độ tinh vi hơn, quy mô hơn.
- Giá bán điện của Điện lực hiện nay phụ thuộc hoàn toàn vào quy định của Nhà nước.
2.4.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến một số tình trạng trên bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
● Nguyên nhân khách quan
- Hệ thống lưới điện cũ nát, chắp vá thiếu đồng bộ, các trạm biến áp được xây dựng từ những năm 80 gây ảnh hưởng đến chất lượng điện và tổn thất điện năng. Đường dây dài, tiết diện một số nhánh nhỏ dẫn đến nhiều nút bị quá tải, tổn thất điện áp cuối nguồn và một số nhánh cao.
- Chương trình tính tổn thất điện năng xây dựng còn chưa thực sự hợp lý và chính