Kiến nghị nhằm giảm tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu Giảm tổn thất điện năng ở điện lực Đống Đa (Trang 70)

3.3.1. Kiến nghị với ngành Điện

So với các nước trong khu vực và thế giới thì tỷ lệ tổn thất điện năng ở nước ta vẫn còn quá cao. Việc phân tích đánh giá tình hình tổn thất và các giải pháp khắc phục đã và đang là vấn đề cấp bách đối với hệ thống điện nước ta, nhất là khi vấn đề kinh doanh điện năng đang đứng trước ngưỡng cửa của thị trường điện cạnh tranh.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ tổn thất kỹ thuật trong mạng điện truyền tải và phân phối của đa số nước tiên tiến trên thế giới ở mức 4 – 6% thì có thể chấp nhận được. Ngưỡng 10% được coi là giới hạn cực đại. Như vậy, nếu mạng điện đã được trang bị với các điều kiện tiêu chuẩn mà vẫn lớn hơn 10% thì có thể khẳng định là đã có một tỷ lệ tổn thất kinh doanh trong thành phần tổn thất điện năng.

Theo yêu cầu của Chính phủ đến năm 2010, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) phải giảm tổn thất xuống 8%, tức là trong giai đoạn 2008 – 2010 mỗi năm ngành Điện phải giảm trên 0.75% trong khi EVN vẫn tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn không dễ khắc phục, đặc biệt là nguy cơ thiếu nguồn.

Trước thực tế đó, ngành Điện có thể áp dụng một số giải pháp hiệu quả như: hoàn thiện hệ thống đo đếm điện năng, chống lấy cắp điện bằng các biện pháp hành chính, nâng cao trình độ nhân viên quản lý và kinh doanh điện, bổ túc kiến thức cơ bản cho khách hàng dùng điện, lựa chọn mô hình kinh doanh điện hợp lý, xây dựng hệ thống thuế ưu đãi đối với các xí nghiệp sản xuất thiết bị đo kỹ thuật cao và các thiết bị tiết kiệm điện, có chế tài pháp luật đề phòng chống hiện tượng lấy cắp điện năng, quy trách

nhiệm dân sự và hình sự đối với những đối tượng lấy cắp điện năng như các nước công nghiệp tiên tiến đang thực hiện, áp dụng các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần… Tuy nhiên, theo em, ngành Điện có thể tập trung vào một số giải pháp sau:

- Hoàn thiện và nâng cấp hệ thống đo đếm điện năng

Các số liệu thống kê cho thấy thực trạng về thiết bị đo trong hệ thống điện nước ta rất kém, đặc biệt ở lưới điện phân phối, hầu như không có sự hiện diện của các thiết bị đo công suất phản kháng. Điều này nói lên một sự thiếu thông tin trầm trọng trong việc kinh doanh điện năng chung và tính toán tổn thất nói riêng. Hệ thống đo đếm từ xa và truyền thông tin về trung tâm xử lý là một giải pháp khắc phục tình trạng thiếu thông tin tính toán tổn thất điện năng. Hiện nay đã có nhiều loại thiết bị đo đếm kỹ thuật số có thể kiểm soát tiêu thụ điện năng một cách hiệu quả, cho phép nhân viên vận hành nhận được đầy đủ thông tin về các tham số của mạng điện. Khi có những thông tin chính xác về mức tiêu thụ điện năng tác dụng và phản kháng thì sẽ dễ dàng xác định được thành phần tổn thất và thiết lập được sự cân bằng công suất trong mạng điện, đề ra các giải pháp giảm tổn thất một cách hiệu quả và khả thi nhất.

Trong bối cảnh phụ tải đang gia tăng nhanh, việc cải tạo và trang bị lại mạng điện là vấn đề hiển nhiên cần thiết. Tuy nhiên, việc hoàn thiện các cơ cấu đo đếm điện năng trong điều kiện hiện tại sẽ cho phép nhận được hiệu quả tốt hơn nhiều. Các kết quả tính toán đã cho thấy mỗi đồng vốn đầu tư cho việc hoàn thiện hệ thống đo đếm cho phép hoàn vốn nhanh hơn so với việc bỏ ra để nâng cao khả năng truyền tải của mạng điện. Giải pháp sử dụng các hệ thống tự động giám sát kiểm tra các cơ cấu đo đếm điện năng với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ thông tin là quyết định đúng đắn trong việc giảm thành phần tổn thất kinh doanh.

Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư lớn và không thể trong thời gian ngắn mà phải tiến hành theo từng bước, tiến tới hoàn thiện hệ thống đo đếm, mô hình hóa chúng và chuẩn hóa các cơ sở dữ liệu. Theo đó, các đơn vị cấp điện cần phải: đặt các cơ cấu đo

đếm điện năng tại tất cả các điểm nút quan trọng, hoàn thiện phương pháp đo đếm và tính toán tổn thất, kiểm tra định kỳ sai số của các thiết bị đo, thay thế các thiết bị đo điện từ bằng các cơ cấu đo kỹ thuật sô, xây dựng các chỉ tiêu kỹ thuật để kiểm tra định kỳ và đánh giá sai số của các thiết bị đo.

- Điều tiết chế độ hệ thống điện thông qua thị trường điện.

Việc bù công suất phản kháng không phải bao giờ cũng mang lại hiệu quả kinh tế, vấn đề là bù vào thời điểm nào, dung lượng bao nhiêu. Vào các giờ thấp điểm, khi mà mức điện áp tăng, nhu cầu tiêu thụ công suất phản kháng ít, các thiết bị bù không có sự điều chỉnh vẫn phát công suất phản kháng vào mạng dẫn đến sự dư thừa công suất phản kháng. Ổn định được sự tiêu thụ công suất phản kháng vào giờ cao điểm và thấp điểm sẽ cho phép ổn định chất lượng điện tại các điểm nút của hệ thống. Ngành Điện cần xây dựng biểu giá điện, nhất là biểu giá công suất phản kháng với tác dụng như một công cụ điều tiết hiệu quả chế độ tiêu thụ điện.

- Triển khai áp dụng giải pháp công nghệ mới trong quản lý kinh doanh như các phần mềm đọc và tổng hợp số liệu công tơ, tự động đọc chỉ số công tơ từ xa, các thiết bị ghi chỉ số công tơ cầm tay để nâng cao năng suất lao động, hạn chế tiêu cực trong khâu ghi chỉ số và phát hiện kịp thời các hư hỏng của công tơ.

3.3.2. Kiến nghị với Điện lực Đống Đa

Qua kết quả phân tích đánh giá trên em xin được đưa ra một số kiến nghị về kinh tế và tổ chức để nâng cao hiệu quả giảm tổn thất điện năng như sau:

3.3.2.1. Giải pháp 1: Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cán bộ công nhân viên. bộ công nhân viên.

Nhìn vào bảng cơ cấu lao động theo trình độ của Điện lực Đống Đa trong những năm gần đây ta thấy số lượng công nhân chiếm > 50%, công nhân bậc cao chiếm khoảng 29%, cán bộ có trình độ đại học chiếm từ 13 – 14% và cán bộ có trình độ trên đại học là 0.7 – 1.0%.

Ngành Điện là một ngành đặc thù, cần phải có nhiều công nhân. Tuy nhiên, với tình hình đất nước đang phát triển và hội nhập như hiện nay, đặc biệt thi trường Điện đang đứng trước ngưỡng chuyển sang thị trường cạnh tranh thì yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công của ngành Điện Việt Nam.

Dựa vào số liệu của Bảng cơ lao động theo trình độ của Điện lực Đống Đa từ năm 2004 – 2008 ta thấy số lượng công nhân bậc cao chỉ tăng lên 3 người, số lượng cán bộ có trình độ Đại học chỉ tăng lên 4 người và số lượng cán bộ quản lý có trình độ cao học thì không tăng lên. Số lượng này là quá ít so với yêu cầu về trình độ, nghiệp vụ, tay nghề của cán bộ công nhân viên Điện lực Đống Đa. Nó không đủ nguồn nhân lực có chất lượng để có thể chuẩn bị vững chắc khi thị trường Điện chuyển sang thị trường cạnh tranh.

Ngành Điện là ngành áp dụng nhiều thành tựu khao học công nghệ, có sự yêu cầu cao về trình độ của các cán bộ công nhân viên, đặc biệt là các cán bộ quản lý và các cán bộ ở các bộ phận kỹ thuật quan trọng. Công việc tính toán tổn thất điện năng, trên cơ sở kết quả tính toán mang lại để đề ra các giải pháp giảm tỷ lệ tổn thất là một công việc vô cùng quan trọng. Nhà nước và các bộ ngành có liên quan rất quan tâm đến kết quả tổn thất năng và thường xuyên có những chương trình chỉ đạo chống tổn thất. Do đó, nhân sự thuộc bộ phận này phải có trình độ cao để có thể xây dựng được chương trình tính toán tổn thất chính xác và đề ra được những giải pháp giảm tổn thất điện năng hợp lý, hiệu quả cao.

Điện lực Đống Đa cần động viên, khuyến khích, chỉ đạo việc đào tạo nâng cao trình độ của những cán bộ thuộc bộ phân này lên trình độ trên đại học chuyên ngành Hệ thống điện. Điện lực nên có những hỗ trợ về tài chính cho các cán bộ theo học các chương trình cao học như: hỗ trợ một phần hoặc hoàn toàn tiền học phí, hỗ trợ một phần chi phí nghiên cứu học tập trong quá trình học. Bên cạnh đó, Điện lực Đống Đa cần tạo mọi điều kiện về thời gian để các cán bộ này có thể tham gia đầy đủ các chương trình học, khuyến khích các cán bộ nghiên cứu đề tài khoa học về chính tình hình tổn thất điện

năng thực tế của Điện lực để có thể áp dụng kết quả các công trình nghiên cứu đó vào thực tiễn. Đây có thể coi là một hình thức phát triển, đổi mới công nghệ theo chiều sâu. Nó sẽ mang lại hiệu quả lâu dài trong tương lai cho sự phát triển của Điện lực.

Tuy nhiên để có được những số liệu chính xác để tính toán tỷ lệ tổn thất điện năng một cách tốt nhất thì cần có sự phối hợp làm việc nhuần nhuyễn, nhịp nhàng, hiệu quả của các đội trưởng, công nhân các đội quản lý khách hàng. Vì thế, những người đội trưởng đội quản lý khách hàng bên cạnh những kinh nghiệm làm việc cần có kiến thức chuyên ngành về Điện năng. Điện lực Đống Đa cần cắt cử luân phiên các đội trưởng đội quản lý khách hàng tham gia các lớp học Đại học tại chức, chuyên tu, từ xa… chuyên ngành Hệ thống Điện. Bởi vì, thực tế các đội trưởng đội quản lý khách hàng hiện nay của Điện lực Đống Đa đều được đề bạt từ những công nhân bậc cao lâu năm, có nhiều kinh nghiệm làm việc. Để thuận tiện hơn cho việc đào tạo, Điện lực Đống Đa có thể sử dụng hình thức liên kết đào tạo cán bộ cho cơ quan với khoa Hệ thống điện của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội – nguồn cung cấp nhân lực cho ngành Điện lớn nhất hiện nay.

Bên cạnh đó, nhu cầu về công nhân có tay nghề cao ngày càng lớn vì vậy Điện lực Đống Đa cần thường xuyên tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi chuyển ngạch cho các công nhân để nâng cao tay nghề của họ.

Hiện nay, Tập đoàn điện lực Việt Nam đã có Trường đào tạo nghề Điện, Trung tâm đào tạo nghiệp vụ Suối hai và có sự liên kết đào tạo với Trường Đại học Điện lực để cung cấp cán bộ, công nhân có trình độ, có tay nghề cho ngành. Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong tương lai, Điện lực Đống Đa có thể tuyển chọn nhân viên đầu vào từ những nguồn đào tạo này.

Tất cả những công việc khuyến khích, động viên, cắt cử và hỗ trợ cán bộ công nhân viên tham gia các chương trình đào tạo nâng cao trình độ sẽ do Phòng Tổng hợp phụ trách và gửi chương trình cụ thể đến Ban lãnh đạo, từng phòng ban, từng đội có cán

bộ, công nhân được đào tạo. Phòng Tổng hợp cũng có trách nhiệm tính toán, lập biểu kinh phí đào tạo gửi tới Ban lãnh đạo và Phòng kế toán.

3.3.2.2. Giải pháp 2: Giải pháp về vấn đề kỹ thuật

Một trong những vấn đề dẫn đến tổn thất điện năng nhiều ở Điện lực Đống Đa là vấn đề kỹ thuật. Nguyên nhân dẫn đến tổn thất kỹ thuật của Điện lực Đống Đa như đã đề cập ở trên bao gồm: Hệ thống truyền tải và phân phối điện năng lạc hậu, cũ nát, chắp vá thiếu đồng bộ, một số trạm biến áp được xây dựng từ năm 80 đến nay vẫn còn sử dụng, đường dây trung áp và hạ áp dài quá mức tiêu chuẩn…; Chiều dài đường dây tải điện từ các trạm biến áp đến các đối tượng sử dụng bố trí chưa hợp lý; Điện áp truyền tải hiện nay còn ở cấp điên áp thấp (6, 10, 15 kV); Thiếu tính ổn định trong việc điều hòa các đồ thị phụ tải…; Một số lộ đường dây trung thế còn có tỷ lệ tổn thất cao như 673 E11 và 980 E13.

Điện lực Đống Đa cần có sự đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới điện và xây dựng các trạm biến áp mới, đặc biệt ưu tiên cải tạo, xây dựng lại những trạm biến áp từ những năm 80. Để việc xây dựng và nâng cấp mang lại hiệu quả và phục vụ tốt hơn nữa trong tương lai thì Điện lực nên chuyển dần xây dựng các trạm biến áp cấp điện 22 kV để giảm sản lượng tổn thất điện năng. Điện lực cần cân đối lượng vốn xây dựng cơ bản hàng năm để trích lập Quỹ xây dựng cơ bản từ lợi nhuận một cách hợp lý nhất.

Bên cạnh việc cần phải đầu tư xây dựng mới các trạm biến áp và hệ thông lưới điện thì vấn đề điều hòa các đồ thị phụ tải cũng là một vấn đề quan trọng. Phòng Kinh doanh cần kết hợp với Phòng Điều độ theo dõi lượng điện năng tiêu thụ giữa các giờ trong ngày một cách chính xác thông qua việc lắp đặt công tơ đo sản lượng điện đối với các khách hàng tiêu thụ nhiều và các khách hàng có mức tiêu thụ biến động lớn vào giờ cao điểm, giờ bình thường và giờ thấp điểm. Từ đó tiến hành lắp đặt hệ thống tiết giảm điện từ xa đối với các khách hàng này và có sự kiểm tra kịp thời đối với những khách hàng có dấu hiệu vi phạm nội quy sử dụng điện nhằm phòng chống tổn thất điện năng.

Riêng đối với lộ 673 E11 và lộ 980 E13 thì cần đưa ra những biện pháp giảm tổn thất điện năng hiệu quả. Theo Em, có thể áp dụng các biện pháp sau đối với những lộ đường dây trung thế này như sau

* Đối với lộ 673 E11:

- Biện pháp 1: Nâng cấp điện áp 22 KV để giảm tải, dự kiến hoàn thành vào tháng 5 năm 2008. Điện năng làm lợi do biện pháp này mang lại là (áp dụng chương trình LOADFLOW để tính toán): 15177 kWh/tháng.

- Biện pháp 2: Thay định kỳ công tơ trạm biến áp Khâm Thiên Ô, cột ngõ chợ Khâm Thiên, La Thành 1, dự kiến hoàn thành trong tháng 5 năm 2008. Điện năng làm lợi cho 1 năm là: 20520 kWh.

- Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra điện, phúc tra ghi chỉ số công tơ, gắn trách nhiệm Đảng viên giảm tổn thất trạm Khâm Thiên Ô có tổn thất > 7.5% xuống 6%. Dự kiến hoàn thành vào tháng 3 năm 2008. Vậy điện năng làm lợi tham gia vào giảm tổn thất năm 2008 là: 106632 kWh.

* Đối với lộ 980 E13:

- Biện pháp 1: Lắp đặt tụ bù trên đường dây trung thế để nâng cao chất lượng điện năng, dự kiến hoàn thành vào tháng 5 năm 2008. Điện năng làm lợi do biện pháp này mang lại là: 2131 kWh

- Biện pháp 2: Thay định kỳ công tơ trạm biến áp Nông lâm Bạch mai 2, tập thể thuốc thú y, tập thể xăng dầu, dự kiến hoàn thành trong tháng 4 năm 2008. Điện năng làm lợi là: 972 kWh

- Biên pháp 3: Tăng cường kiểm tra điện, phúc tra ghi chỉ số công tơ, gắn trách nhiệm Đảng viên giảm tổn thất trạm tập thể xăng dầu có tổn thất > 7.5% xuống 6%. Dự kiến hoàn thành tháng 5 năm 2008. Điện năng làm lợi do biện pháp này mang lại là 2349

Một phần của tài liệu Giảm tổn thất điện năng ở điện lực Đống Đa (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w