Giải pháp 3: Giải pháp về vấn đề nâng cao ý thức sử dụng điện của khách hàng

Một phần của tài liệu Giảm tổn thất điện năng ở điện lực Đống Đa (Trang 77 - 90)

khách hàng

Do đề tài của chuyên đề nghiên cứu vấn đề giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa nên về yếu tố khách hàng, chuyên đề chỉ đưa ra giải pháp nâng cao ý thức sử dụng điện của khách hàng và công tác quản lý khách hàng đối với vấn đề này của Điện lực.

Quận Đống Đa là quận nội thành của thủ đô Hà Nội, địa bàn rộng, phức tạp, chủ yếu là ngõ xóm, đặc biệt có 4 phường La Thành – Ô chợ dừa, Văn chương, Khâm Thiên, Trung Phụng rất phức tạp và đông dân cư (diện tích chiếm 42.38% toàn Quận). Do trình độ dân trí chưa cao nên ý thức chấp hành các quy định, quy chế về sử dụng điện còn thấp, còn có nhiều hiện tượng vi phạm quy chế sử dụng điện, nhiều trường hợp rất tinh vi. Điều này gây ra sản lượng tổn thất điện năng làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Điện lực.

Do tiêu dùng dân cư chiếm > 50% thành phần phụ tải làm cho Điện lực Đống Đa khó khăn hơn trong việc quản lý điện so với các đơn vị bạn trong cùng Công ty. Điện lực Đống Đa có thể thực hiện một số biên pháp sau đây để có thể hạn chế số lượng vi phạm quy chế sử dụng điện:

- Phòng Thiết kế phân công, cắt cử cán bộ thiết kế lắp đặt đường dây từ điểm đấu đến các đối tượng tiêu dùng sao cho chiều dài đường dây dẫn là ngắn nhất, hợp lý nhất nhằm giảm tổn thất điện năng và phòng chống hiện tượng câu trộm điện.

- Đai xiết hòm có bấm chì dán niêm phong, chốt chỉ số thường xuyên những hòm sắt, nhựa trong khu vực phức tạp, dân trí kém, có biểu hiện lấy cắp điện ( mặt phố Đê La thành, Ngõ 23 Nguyễn Phúc Lai).

- Các vị trí có sự nghi ngờ câu móc điện cần báo cáo Giám đốc, phối hợp các cơ quan chính quyền kiểm tra vào giờ cao điểm, thấp điểm. Có biện pháp xử lý kiên quyết như tạm ngừng cung cấp điện nếu cố tình tái phạm.

- Kiểm tra các khách hàng có sản lượng sử dụng đột biến giảm bất thường ngay sau kỳ ghi chỉ số.

- Kiểm tra phát hiện công tơ đóng điện treo trên lưới nhưng chưa ra tờ ghi chỉ số; Thay kịp thời đúng quy định các công tơ chết, cháy hỏng.

- Tuyên truyền phát tờ rơi nêu cao ý thức tiết kiêm điện, nâng cao ý thức sử dụng điện tới các đối tượng khách hàng.

- Thiết kế, xây dựng các áp phích, pano tiết kiêm điện, cách sử dụng hiệu quả các sản phẩm tiêu thụ điện (như: Tivi, điều hòa, máy giặt, tủ lạnh…) đặt ở bộ phận lễ tân, bộ phận tiếp khách hàng. Bên cạnh đó kết hợp in tuyên truyền sử dụng điện hiệu quả, tiết kiệm điện vào giờ cao điểm ở các mặt sau của hóa đơn tiền điện gửi đến khách hàng vào hàng tháng.

3.3.2.4. Đề xuất đối với Điện lực Đống Đa: Ứng dụng công nghệ GIS (Geographic Information System) trong công tác quản lý và vận hành lưới điện phân phối.

Trên thế giới, hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) ra đời vào thập kỷ 70 và ngày càng phát triển mạnh mẽ trên nền tảng của tiến bộ công nghệ máy tính, đồ họa máy tính, phân tích dữ liệu không gian và quản lý dữ liệu. Gần đây, công nghệ GIS đã có những sự phát triển nhảy vọt về chất, trở thành một công cụ hữu hiệu trong công tác quản lý, xử lý dữ liệu bằng phương tiện cao cấp như: hệ chuyên gia, trí tuệ nhân tạo và hướng đối tượng.

GIS khác với các hệ đồ hoạ máy tính đơn thuần. Trong khi các hệ đồ họa đơn thuần không quan tâm nhiều đến những thông tin địa lý gắn liền với các đối tượng quản lý (những thuộc tính rất hữu ích trong việc phân tích dữ liệu) thì các thông tin của GIS bắt buộc phải gắn liền với thế giới thực và tự nhiên hóa trong phong cách phân tích dữ liệu của hệ thống. Hệ thống thông tin địa lý là một loại thông tin kiểu mới (New Information System) và là một công nghệ máy tính tổng hợp. Từ các thông tin bản đồ và

thông tin thuộc tính cần lưu trữ như: quản trị dữ liệu, bản đồ học, trắc địa, viễn thám hay hệ thống điện, . . . ta có thể dễ dàng tạo ra các lớp bản đồ và các báo cáo cung cấp một sự nhìn nhận có hệ thống và tổng thể, nhằm thu nhận và quản lý thông tin vị trí có hiệu quả đối với các chuyên ngành khác nhau.

Đối với hệ thống điện của chúng ta, từ trước đến nay khi giải các bài toán trong hệ thống từ mạng truyền tải đến mạng phân phối cũng như quản lý và vận hành hệ thống, đa phần đều dựa trên sơ đồ đơn tuyến. Ứng dụng công nghệ GIS vào việc quản lý và vận hành lưới điện phân phối có thể đề ra một cấu trúc cơ sở dữ liệu hợp lý để vừa có thể quản lý một cách trực quan sinh động vừa có thể khai thác tốt thông tin và liên kết với một số phần mềm khác đi sâu vào việc tính toán tổn thất trên lưới trung thế, từ đó có thể đưa ra phương án giảm tổn thất cụ thể.

Phần mềm nghiên cứu là MAPINFO, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã xuất hiện Version 7. Tuy nhiên, để chương trình có thể hoạt động được đối với một máy tính có cấu hình trung bình, Điện lực Đống Đa có thể sử dụng phần mềm MAPINFO 6.0 để thực hiện.

Ưu điểm lớn nhất của GIS là đối với từng lớp đối tượng cần quản lý, GIS cho ta tạo thêm một hệ cơ sở dữ liệu kèm theo (CSDL) để quản lý các đối tượng này như bất kỳ một hệ CSDL nào khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất, tính toán.

Đối với hệ thống lưới điện, khi áp dụng GIS để quản lý các đối tượng theo từng lớp nếu cần tính toán và truy xuất những đối tượng nào thì chỉ mở lớp đối tượng đó. Với sự phát triển không ngừng, ngày nay GIS trên thế giới đã quản lý được đối tượng với hệ thống không gian 3 chiều (3D), từng lớp đối tượng được quản lý đã được phân định rõ nét. Thí dụ như cùng là đường dây nhưng đường dây trên không sẽ có toạ độ khác đường dây ngầm do khác cao độ. Vậy, nếu có một quy hoạch tổng thể thì việc phân định không gian quản lý của từng ngành: Điện lực, bưu điện, giao thông,... sẽ được rõ ràng khi thiết kế và thi công các hạng mục công trình của mình.

Tóm lại, ta có thể định nghĩa hệ thống GIS như sau: GIS là một hệ thống được thiết kế để thu nhận, lưu trữ, cập nhật, xử lý, phân tích và hiển thị tất cả các dạng thông tin địa lý.

Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới, thông thường một hệ thống GIS gồm 3 phần: Phần cứng (Hardware) với chi phí đầu tư chiếm 10% và tuổi thọ 5 năm; Phần mềm (Software) với chi phí đầu tư chiếm 10% và tuổi thọ 10 năm; Dữ liệu (Data) với chi phí đầu tư chiếm 80% và tuổi thọ 50 năm (nếu được cập nhật).

1. Chức năng của GIS:

- Nhập dữ liệu: Từ bàn phím (tọa độ,...); Bản đồ số hóa (digitizer); Máy quét (scanner); Trực tiếp từ các tập tin hiện hữu…

- Quản lý dữ liệu: Mô hình dữ liệu không gian bao gồm mô hình Vector (spaghetti, topology,...), Mô hình Raster (grid, tin, ...); Mô hình dữ liệu thuộc tính bao gồm Database (BDF, MDB...); Liên kết giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.

- Phân tích dữ liệu:

Phân tích dữ liệu không gian: Chuyển đổi dạng (format), chuyển đổi hình học, những phép chiếu bản đồ, tổng hợp, ghép biên, soạn thảo đồ họa, làm thưa tọa độ.

Phân tích dữ liệu thuộc tính: Soạn thảo thuộc tính, truy vấn thuộc tính.

Phân tích tổng hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính: Truy tìm/ phân loại/ đo lường, các phép tính chồng lớp, các phép tính lân cận (tìm kiếm, nội suy, đường và điểm trong polygon, đo vẽ địa hình, vẽ đường đồng mức), liên kết (đo đạc tiếp giáp, lân cận, mạng lưới, kéo giãn, xem phối cảnh).

- Hiển thị dữ liệu. 2. Lợi ích của GIS:

- So sánh lợi ích của GIS với bản đồ giấy:

Bản đồ giấy bao gồm: Lưu trữ và hiển thị dữ liệu đồng thời; Tỉ lệ và mức độ chi tiết hiển thị trên bản đồ; Bản chất động của thông tin bị giới hạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GIS thì bao gồm: Lưu trữ và hiển thị thông tin hoàn toàn cách biệt; Thông tin được hiển thị ở các tỉ lệ khác nhau; Một loại thông tin được hiển thị dưới nhiều loại bản đồ khác nhau.

- Lợi ích của việc ứng dụng GIS: Hỗ trợ ra quyết định; Chất lượng dữ liệu tốt hơn; Dữ liệu cập nhật dễ dàng; Hợp tác tốt hơn giữa quản lý và điều hành; Thông tin tốt hơn giữa các bộ phận; Sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn; Sự thỏa mãn của khách hàng.

3. Lĩnh vực ứng dụng: Quản lý địa chính và bản đồ, quản lý xây dựng và quy hoạch đô thị nông thôn, giáo dục đào tạo và nghiên cứu, kinh doanh dịch vụ công trình tiện ích, giao thông vận tải, an ninh quốc phòng, nông lâm ngư nghiệp, quản lý môi trường, địa chất, khoáng sản, dầu khí, y tế và xã hội, du lịch, hệ thống điện.

* Ứng dụng của GIS trong hệ thống điện:

1. Quản lý tài sản lưới điện: Cung cấp thông tin đường dây; Quản lý tài sản như trụ điện, máy biến áp và các thiết bị điện khác; Thể hiện thông tin về các thiết bị điện liên quan

2. Vận hành lưới điện: Quản lý hành lang an toàn lưới điện; Quản lý khách hàng; Khắc phục nhanh sự cố mất điện; Tính toán tổn thất điện năng; Dự báo nhu cầu sử dụng.

3. Ý nghĩa:

- Tính toán đầy đủ các thông số vận hành trong từng thời điểm cụ thể, đối chiếu với số liệu thực tế, để vận hành lưới điện trong chế độ linh hoạt, an toàn, với tổn thất là thấp nhất (trong phạm vi cho phép từ trạm trung gian đến từng phụ tải).

- Thường xuyên bố trí được điểm dừng hợp lý.

- Tránh dòng điện tăng cao bất hợp lý trên các phát tuyến, đặc biệt trong các giờ cao điểm (bao gồm cả dòng công suất phản kháng)

- Khắc phục ngay những điểm yếu có nguy cơ gây ra tổn thất. - Vận hành tốt các tụ bù cố định và ứng động.

- Theo dõi cập nhật chính xác các thông số và các thao tác trong từng mốc thời gian.

- Thường xuyên kiểm tra tính pháp lý của cấu trúc lưới. - Yêu cầu chỉnh định các trị số có lợi cho toàn cục.

- Kịp thời loại bỏ các vật tư thiết bị đã già cỗi, lão hóa không còn đảm bảo. - Ngăn ngừa và giảm tối đa sự cố, cũng như các thao tác trên lưới.

- Phân tích kinh tế kỹ thuật mạng lưới điện hiện hữu nhằm đánh giá các chỉ tiêu và đề ra giải pháp cải tạo, phát triển theo hướng hiện đại hóa, an toàn, cung cấp điện với chất lượng cao và đặc biệt là giảm tổn thất điện năng.

- Bố trí lắp đặt đúng vị trí, dung lượng và loại tụ bù tại các thời điểm trên lưới phù hợp theo từng giai đoạn và từng chế độ vận hành.

* Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý, vận hành lưới điện trung thế: 1. Xây dựng bản đồ tham chiếu nền:

- Thu thập bản đồ nền địa dư quận Đống Đa – Thủ đo Hà Nội thuộc địa bàn Điện lực Đống Đa quản lý, cung cấp điện, gồm khoảng 120 bản đồ A2 tỷ lệ 1/2000.

- Scan các bản đồ thành file hình ảnh *.tif, lưu trữ lại tọa độ của mỗi bản đồ theo đúng hệ tọa độ quốc gia.

- Dùng phần mềm Photoshop xử lý, hiệu chỉnh lại các file bản đồ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các file hình ảnh, MAPINFO chưa nhận dạng để sử dụng làm bản đồ tham chiếu nền được.

- Sử dụng phần mềm DolVector của Công Ty Dolsoft Việt Nam để số hóa các bản đồ trên, đăng ký tọa độ cho các bản đồ để có thể ráp nối thành một bản đồ số lớn toàn khu vực mà MAPINFO có thể nhận dạng. Đây là phần mềm có bản quyền phải mua và khi sử dụng phải có khóa cứng.

2. Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý lưới trung thế. Trong lưới điện trung thế yếu tố quan trọng nhất là phải quản lý được tất cả các trạm biến thế khách hàng, chuyên dùng hay công cộng thuộc địa bàn Điện Lực Đống Đa quản lý. Do đó, ta phải xây dựng các lớp (layer) như Trạm biến thế (Tram.tab), đường dây trung thế (Line.tab), thiết bị

đóng cắt (Tbdc.tab), trụ trung thế (Tru.tab), tụ bù trung thế (TubuTT.tab), để có thể cập nhật, liên kết, truy xuất những thông tin liên quan.

3. Viết một số chương trình quản lý và vận hành theo tình hình thực tế của Điện Lực Đống Đa. Với cơ sở dữ liệu đã có, ta có thể viết một số chương trình ứng dụng bằng ngôn ngữ Map Basic 4.0 để phục vụ và xác định.

- Tìm kiếm và định vị một đối tượng thuộc lưới điện trung thế. Đối tượng đó có thể là trạm biến thế, DS, LTD, Recloser, FCO, trụ trung thế...

- Phạm vi hoạt động của một thiết bị đóng cắt. Cho biết số lượng trạm biến thế do thiết bị này (DS, LTD, Recloser, FCO,. . .) quản lý, khi cắt điện sẽ giảm bao nhiêu công suất đặt và chiều dài đường trục cũng như nhánh rẽ từ thiết bị đóng cắt đến phụ tải.

- Thống kê và phân loại số lượng máy biến thế từng tuyến dây hay từng nhánh rẽ. - Vận hành hệ thống điện, giả lập trạng thái hoạt động hiện hữu của các tuyến trung thế, có thể thao tác chuyển tải, cắt điện các tuyến dây thể hiện trên máy tính trước khi thao tác thực tế.

KẾT LUẬN

Phân tích tình hình tổn thất điện năng từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp, chính xác và sát với tình hình thực tế có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp kinh doanh điện năng. Nó đòi hỏi phải tổ chức mô hình quản lý và kinh doanh điện hợp lý, xây dựng và thực hiện tốt chương trình giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng điện, giảm thiểu sai số của các thiết bị đo… Thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng sẽ giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao, thu lại lợi nhuận lớn.

Sau một thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài: “Giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Đống Đa”, em đã thấy được những mặt mạnh cần phát huy cũng như những tồn tại cần khắc phục nhằm hoàn thiện hơn công tác giảm tổn thất điện năng của doanh nghiệp. Đồng thời em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau đối với doanh nghiệp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề của cán bộ công nhân viên Điện lực Đống Đa.

2. Giải pháp về vấn đề kỹ thuật.

3. Giải pháp về nâng cao ý thức sử dụng điện của khách hàng.

4. Đề xuất với Điện lực Đống Đa ứng dụng công nghệ GIS ( Geographic Information System) trong công tác quản lý và vận hành lưới điện phân phối.

Do trình độ hiểu biết cả về lý luận và thực tiễn còn nhiều hạn chế, Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp – Trường Đại học Kinh tế quốc dân 2. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế quốc dân 3. Tạp chí Điện lực – Báo Công nghiệp – Năm 2006, 2007

4. Chương trình giảm tổn thất điện năng năm 2008 của Điện lực Đống Đa

5. Chương trình giảm tổn thất điện năng giai đoạn 2008 – 2010 của Công ty Điện lực TP Hà Nội

6. Sổ tổng hợp số liệu kinh doanh Điện nhận đầu nguồn, Điện thương phẩm, Doanh thu,

Một phần của tài liệu Giảm tổn thất điện năng ở điện lực Đống Đa (Trang 77 - 90)