Đánh giá các yếu tố kinh tế tổ chức kỹ thuật ảnh hưởng tới tổn thất điện năng ở Điện

Một phần của tài liệu Giảm tổn thất điện năng ở điện lực Đống Đa (Trang 35)

năng ở Điện lực Đống Đa

Bao gồm:

- 1 Giám đốc Điện lực.

- 2 phó giám đốc: Phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh.

- 9 phòng ban chức năng: Phòng quản lý đầu tư và xây dựng, Phòng điều độ, Phòng kỹ thuật – bảo hộ lao động, Phòng thiết kế, Phòng kế hoạch vật tư, Phòng tài chính kế toán, Phòng tổng hợp, Phòng kinh doanh, Phòng viễn thông – công nghệ thông tin.

- 2 đội sản xuất: Đội kiểm tra điện, Đội đại tu.

- 7 đội quản lý khách hàng: Đội quản lý khách hàng 1, 2, 3 , 4, 5, 6, 7.

- 11 tổ sản xuất trong đó phòng kinh doanh có 6 tổ và đội quản lý sửa chữa lưới điện có 5 tổ: Tổ quản lý trạm đường dây 0,4 KV (1, 2, 3), Tổ thí nghiệm điện, Tổ xe, Tổ tổng hợp kinh doanh, Tổ thu tiền, Tổ quản lý giá điện, Tổ điều hành hóa đơn, Tổ treo tháo công tơ, Tổ quản lý đường dây trung thế.

Phân công tổ chức cụ thể như sau:

- Giám đốc phụ trách chung, chỉ đạo hai phó giám đốc và cũng là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ hoạt động của Điện lực, quyết định mọi vấn đề liên quan đến Điện lực. Giám đốc trực tiếp điều hành các phòng Kế hoạch vật tư, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổng hợp, 7 đội quản lý khách hàng và 1 đội đại tu.

- 01 Phó giám đốc kỹ thuật chỉ đạo việc cung ứng điện năng đảm bảo liên tục và chất lượng. Phó giám đốc kỹ thuật điều hành Phòng quản lý đầu tư và xây dựng, Phòng điều độ, Phòng kỹ thuật – bảo hộ lao động, Phòng thiết kế, Đội quản lý vận hành và sửa chữa lưới điện và 5 tổ sản xuất.

- Phòng điều độ có nhiệm vụ sửa chữa lưới điện, quản lý vận hành đường dây trung thế, cập nhật số liệu quản lý vận hành, quan hệ giao tiếp với khách hàng và đảm bảo an toàn bảo hộ lao động – kỷ luật lao động.

- Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tổ chức công tác chuyên môn như: quản lý sản xuất, công tác tiền lương tiền thưởng và chế độ chính sách, công tác đào tạo, công tác thanh tra – kiểm tra sử dụng điện, quan hệ giao tiếp khách hàng, an toàn BHLĐ và kỷ luật lao động.

- Phòng kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức công tác quản lý vận hành, công tác nghiệm thu các công trình điện, công tác thẩm kế, công tác đào tạo và giải quyết đơn thư khách hàng, công tác an toàn bảo hộ lao động – sản xuất cải tiến kỹ thuật, quan hệ giao tiếp khách hàng, an toàn BHLĐ và kỷ luật lao động.

- Phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ thực hiện công tác chuyên môn như: tham mưu đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch cung ứng cấp phát vật tư và công tơ, quan hệ giao tiếp khách hàng, an toàn BHLĐ và kỷ luật lao động.

- Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ thực hiện công tác chuyên môn như: công tác tài chính, công tác kế toán, quan hệ giao tiếp với khách hàng, an toàn BHLĐ và kỷ luật lao động.

- Phòng thiết kế có nhiệm vụ thực hiện công tác lập phương án kỹ thuật, công tác thiết kế, công tác giám sát, công tác thiết kế công tơ 1 pha + 3 pha và các công tác khác. Ngoài ra còn có nhiệm vụ giao tiếp khách hàng, an toàn BHLĐ và kỷ luật lao động.

- Phòng đầu tư xây dựng có nhiệm vụ thực hiên công tác lập các kế hoạch đầu tư xây dựng, kế hoạch sửa chữa lớn và các công tác khác. Ngoài ra còn có nhiệm vụ quan hệ giao tiếp khách hàng, an toàn BHLĐ và kỷ luật lao động.

- Phòng kinh doanh được chia thành 6 tổ:

+ Tổ tổng hợp kinh doanh có nhiệm vụ tiếp nhận đơn lắp đặt công tơ mới, đơn thư cũng như các ý kiến phản ánh của khách hàng, hoàn tất thủ tục hồ sơ cấp điện mới, sang tên hợp đồng, quản lý hồ sơ hợp đồng mua bán điện, lập báo cáo tổng quát kinh doanh bán điện, phối hợp chặt chẽ với đội quản lý khách hàng theo dõi lịch ghi chỉ số các công tơ đầu nguồn, phân tích tổn thất các trạm biến áp công cộng và tổn thất Điện

lực, chủ động tham mưu đề xuất các biện pháp giảm tổn thất, cập nhập chỉ số công tơ và truyền số liệu hàng ngày về phòng máy tính công ty để in hóa đơn tiền điện.

+ Tổ quản lý giá điện có nhiệm vụ áp giá bán điện đối với các khách hàng theo đúng mục đích sử dụng điện quy định trong biểu giá điện do chính phủ ban hành và kiểm tra việc sử dụng điện đúng mục đích của các khách hàng, quan hệ giao tiếp với khách hàng văn minh, lịch sự.

+ Tổ điều hành hóa đơn có nhiệm vụ quản lý điều hành sổ ghi chỉ số cơ quan, tư gia, kiểm tra tính chính xác của các hóa đơn và công tác ghi chỉ số công tơ của các đội quản lý khách hàng, lập báo cáo phát sinh tiền điện của các khách hàng tư gia, cơ quan, tiếp nhận và giải đáp thắc mắc của các khách hàng về các thông tin trên hóa đơn tiền điện.

+ Tổ thu tiền có nhiệm vụ nhận bảo quản sắp xếp quản lý hóa đơn và các chứng từ có liên quan theo đúng quy trình kinh doanh điện năng. Thực hiện thu tiền đủ, đúng thời gian quy định. Đối chiếu quyết toán hóa đơn với tổ điều hành hóa đơn. Chấm xóa nợ khách hàng. Hàng ngày báo cáo số thu và tiến độ thu nộp tiền điện với ban lãnh đạo Điện lực.

+ Tổ quản lý công tơ cơ quan có nhiệm vụ quản lý ghi chỉ số đầy đủ, đúng thời gian quy định của các công tơ cơ quan và các công tơ đầu nguồn công cộng. Có kế hoạch kiểm tra chống mất cắp điện năng dưới mọi hình thức. Hàng tháng lập phương án củng cố để công tơ hoạt động chính xác. Phối hợp với các đơn vị liên quan để kịp thời xử lý hệ thống đo đếm bị sự cố trong vòng 24 giờ. Thực hiện kiểm tra định kỳ hàng tháng các công tơ cơ quan trên lưới.

+ Tổ treo tháo công tơ 1 pha có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch thay định kỳ công tơ 1 pha và treo công tơ phát triển mới đảm bảo chất lượng, đúng thời gian quy định. Thực hiện kế hoạch phúc tra công tơ và kiểm tra kẹp chì niêm phong các công tơ. Phối hợp tốt với các đơn vị liên quan, giải quyết tốt các công việc phát sinh, quan hệ giao tiếp với khách hàng văn minh, lịch sự.

- Phòng viễn thông – CNTT có nhiệm vụ thực hiện phát triển các khách hàng đảm bảo kế hoạch được giao, triển khai các dịch vụ viễn thông, các chương trình khuyến mãi, giải quyết nhanh các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng về dịch vụ viễn thông, đảm bảo các dịch vụ viễn thông một cách tốt nhất, thu tiền cước viễn thông đạt kế hoạch đề ra.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG QL ĐẦU TƯ & XD PHÒNG KẾ

HOẠCH - VTƯ PHÒNG TC - KẾ TOÁN TỔNG HỢPPHÒNG

ĐỘI QLKH 1 ĐỘI QLKH 2 ĐỘI QLKH 3 ĐỘI QLKH 4 ĐỘI QLKH 5 ĐỘI QLKH 6 ĐỘI QLKH 7 ĐỘI KT ĐIỆN ĐỘI ĐẠI TU TỔ QL TRẠM DD 0,4KV(1) TỔ QL TRẠM DD 0,4KV(2) TỔ QL TRẠM DD 0,4KV(3) TỔ TN

ĐIỆN TỔ XE THKDTỔ THU TIỀNTỔ TỔ TT

CÔNG TƠ TỔ QL TT ĐD TRUNG THẾ TỔ QL GIÁ ĐIỆN TỔ ĐH HÓA ĐƠN ĐỘI QLVH S/ C LƯỚI ĐIỆN PHÒNG THIẾT KẾ PHÒNG ĐIỀU ĐỘ PHÒNG KT – BẢOHỘ LĐ PHÒNG VIỄN THÔNG - CNTT PHÒNG KINH DOANH

Nhìn vào mô hình tổ chức trên ta thấy sự phân chia, phân công các phòng ban khá hợp lý. Trước năm 2007, Điện lực Đống Đa chỉ có 4 đội quản lý khách hàng nên công việc quản lý, kiểm tra, theo dõi, ghi chỉ số gặp nhiều khó khăn. Đống Đa là một địa bàn rộng, đa số khách hàng là tiêu dùng dân cư, một số phường rất phức tạp nên đã xảy ra nhiều hiện tượng trộm cắp, câu kéo điện… Mặt khác, ngành Điện là một ngành đặc thù, yêu cầu phải có rất nhiều công nhân. Do đó mà việc phân chia 4 đội quản lý khách hàng cũng có nhiều điều bất lợi trong công việc quản lý. Hiện nay, ở Điện lực Đống Đa có sự phân chia từ 4 đội thành 7 đội quản lý khách hàng (Đội quản lý khách hàng 7 thành lập tháng 7/2007). Điều này không những thuận tiện hơn trong công tác ghi chỉ số, thu tiền điện, theo dõi quản lý công tơ… của khách hàng mà còn giảm bớt khó khăn trong công tác quản lý công nhân của các Đội trưởng và các bộ phận có liên quan.

Phòng kinh doanh được phân chia thành 6 tổ, mỗi tổ có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau tùy theo các bước công việc, tùy theo quy trình kinh doanh điện năng. Tất cả các tổ được phối hợp hoạt động nhịp nhàng, linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng rất nhiều khi có nhu cầu sử dụng, lắp mới, ký kết hợp đồng sử dụng điện.

Điện lực Đống Đa nên duy trì và phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của mô hình tổ chức này.

2.3.2. Nhân sự

Tình hình nhân sự của Điện lực Đống Đa trong một số năm vừa qua như sau:

Bảng 15: Cơ cấu lao động theo trình độ của Điện lực Đống Đa năm 2004 - 2007

TT Trình độ lao động Năm 2004 2005 2006 2007 SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Trình độ trên Đại học 4 1.05 3 0.75 3 0.81 3 0.79 2 Trình độ Đại học 51 13.53 50 13.22 52 13.90 55 14.5 3 Trình độ CĐ và trung cấp 22 5.84 19 5.03 17 4.55 17 4.47

4 Công nhân bậc cao (6, 7)

110 29.18 110 29.10 106 28.34 113 29.74 5 Công nhân còn lại 190 50.40 196 51.90 196 52.40 192 50.50

Tổng 377 100 % 378 100 % 374 100 % 380 100 %

(Nguồn: Phòng tổng hợp – Điện lực Đống Đa)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình nhân sự của Điện lực Đống Đa từ năm 2004 – 2007 không có nhiều thay đổi. Hàng năm, có sự tăng giảm một số người là do có người mới chuyển về, có người đến tuổi nghỉ hưu và do tuyển thêm công nhân mới. Tuy không có sự biến động nhiều về số lượng nhưng ta thấy số lượng trình độ Đại học đã có sự bổ sung tăng lên trừ năm 2005. Năm 2005 theo quyết định của Công ty Điện lực TP Hà Nội, Điện lực Đống Đa có sự thuyên chuyển công tác 01 phó giám đốc kinh doanh và 01 cán bộ phòng kinh doanh. Việc số lượng cán bộ có trình độ Đại học tăng lên là một dấu hiệu tốt, nó cho thấy trình độ cán bộ của Điện lực ngày càng có chất lượng hơn. Có thể phân tích cụ thể tình hình nhân sự cho tới cuối tháng 3 năm 2008 để thấy rõ hơn cơ cấu lao động của Điện lực Đống Đa.

Tổng số cán bộ công nhân viên của Điện lực đến cuối tháng 3 năm 2008: 380 người.

Bảng 16: Cơ cấu lao động theo trình độ của Điện lực Đống Đa năm 2007 TT Trình độ lao động Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Trình độ trên đại học 3 0,79%

2 Trình độ đại học 55 14,50%

3 Trình độ cao đẳng và trung cấp 17 4,47%

4 Công nhân bậc cao (6, 7) 113 29,74%

5 Công nhân còn lại 192 50.50%

(Nguồn: Phòng tổng hợp – Điện lực Đống Đa)

Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu lao động theo trình độ được phân bổ khá hợp lý. Do yêu cầu đặc thù của ngành Điện cần số lượng công nhân lớn nên số công nhân chiếm > 50%, số công nhân bậc cao (6, 7) có 113 người, chiếm 29,74% cho thấy Điện lực đã có sự quan tâm tới việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho công nhân. Trình độ trên đại học có 03 người là Giám đốc, Phó giám đốc kỹ thuật và Trưởng phòng kế hoạch. Với đội ngũ lãnh đạo chủ chốt có trình độ cao đảm bảo cho việc định hướng phát triển cũng như việc đưa ra các giải pháp của Điện lực được đúng đắn và đi đúng hướng với kế hoạch phát triển của Công ty. Bên cạnh đó số lượng công nhân viên có trình độ Đại học là 55 người chiếm 14,5% và trình độ cao đẳng, trung cấp 17 người chiếm 4,47% phản ánh được chất lượng của cán bộ ngành Điện ngày càng cao. Tuy vậy, vì ngành Điện là một ngành quan trọng của quốc gia, có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội lại đang đứng trước ngưỡng chuyển thị trường điện sang thị trường cạnh tranh nên Điện lực Đống Đa cần phải tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên hơn nữa để phục vụ ngày càng tốt hơn cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, chất lượng của các cán bộ công nhân viên được nâng cao sẽ giúp cho công tác giảm tổn thất điện năng cũng như hoạt động kinh doanh của Điện lực được tốt hơn nữa, hiệu quả hơn nữa.

2.3.3. Kỹ thuật

Điện lực Đống Đa nhận điện từ công ty Điện lực TP Hà Nội thông qua các trạm biến áp đầu nguồn 220KV và 110KV. Ranh giới mua điện theo các cấp điện áp cụ thể như sau:

E14 mua điện cấp điện áp 22KV. E11 mua điện cấp điện áp 10KV. E13 mua điện cấp điện áp 10KV. E5 mua điện cấp điện áp 6KV. E9 mua điện cấp điện áp 6KV. E11 mua điện cấp điện áp 6KV.

Quá trình truyền tải và phân phối điện năng đã gây ra tổn thất điện năng kỹ thuật làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Điện lực Đống Đa. Tổn thất kỹ thuật chịu ảnh hưởng rất lớn từ các yếu tố sau:

Yếu tố thứ nhất là các yếu tố kỹ thuật công nghệ. Trình độ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tính hợp lý, đồng bộ của hệ thống truyền tải và phân phối điện năng càng cao thì càng giảm thiểu được các sự cố xảy ra với lưới điện như: cháy máy biến áp, cháy các thiết bị điện, đổ cột, ngắn mạch, chạm đất, vỡ sứ…; tránh được việc máy biến áp và các thiết bị điện vận hành ở chế độ quá tải hoặc non tải, nhờ đó mà giảm tổn thất điện năng. Đồng thời máy biến áp và các thiết bị điện được chế tạo ra có chất lượng và thông số kỹ thuật chính xác sẽ giúp tránh được sai sót, nhầm lẫn gây thất thoát điện năng.

Hiện nay, đối với ngành Điện nước ta nói chung và Điện lực Đống Đa nói riêng, do hạn chế về vốn đầu tư nên việc trang bị những thiết bị hiện đại và đồng bộ cho toàn hệ thống điện là rất khó khăn. Trong năm 2007, Điện lực Đống Đa đã dành một số vốn đáng kể đầu tư nâng cấp các thiết bị điện, đặc biệt là hệ thống các thiết bị đo đếm điện năng như: thay các công tơ cơ khí thành các công tơ điện tử ba thời điểm, thay các máy

biến dòng hết hạn kiểm định, hạ ngầm một số đường dây trên không… Việc đầu tư này sẽ có tác dụng giảm bớt tỷ lệ tổn thất điện năng cho Điện lực trong thời gian tới.

Yếu tố thứ hai là chiều dài, tiết điện đường dây, vật liệu chế tạo dây dẫn và điện áp truyền tải.

Đường dây càng dài, tiết diện đường dây càng lớn thì tổn thất điện năng càng cao. Với một bán kính cấp điện rộng như hiện nay của Điện lực Đống Đa, Điện lực cần phải tính toán, bố trí, xây dựng hợp lý nguồn điện và các trạm biến áp sao cho chiều dài

Một phần của tài liệu Giảm tổn thất điện năng ở điện lực Đống Đa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w