1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

95 1K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 731,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tên tôi là : Hoàng Thị Nhuần

Khoa : Kế hoạch và phát triển

Tôi xin cam đoan, luận văn tốt nghiệp “Hoàn thiện công tác kế hoạchhoá sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà” là do tôi thựchiện dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Hoa - Giảng viên khoa kếhoạch và phát triển Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với sự giúp đỡ củacán bộ nhân viên khối kế hoạch công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà.Trong quá trình thực hiện, tôi đã tiến hành tham khảo tài liệu tại công ty

CP VPP Hồng Hà, tài liệu tại thư viện Đại học Kinh tế quốc dân vì thế tôiđảm bảo các tài liệu tham khảo là chính xác

Những luận điểm và ý kiến được đưa ra trong luận văn tốt nghiệp nàydựa trên sự phân tích có hệ thống, logic theo quan điểm của cá nhân tôi, là kếtquả của sự nghiên cứu nghiêm túc trong suốt quá trình thực tập – không saochép từ bất kỳ tài liệu nào

Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung bài viết của mình!

Hà Nội, Ngày 25 tháng 05 năm 2009

Sinh viên

Hoàng Thị Nhuần

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH M C B NG BI U, SỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ỂU, SƠ ĐỒ Ơ ĐỒ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 3

1 Tổng quan về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 3

1.1.Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 3

1.1.1.Khái quát chung về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 3

1.1.2 Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp 6

1.2 KH sản xuất trong doanh nghiệp 9

1.2.1 Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp 9

1.2.2.Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp 12

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp 19

2.1 Tình hình tài chính của doanh nghiệp 19

2.2 Tình hình nhân sự của doanh nghiệp 19

2.3 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp 19

2.4 Các điều kiện phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất 20

2.5 Đặc điểm sản phẩm và thị trường 22

2.6 Nguyên vật liệu và nhà cung cấp 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 24

1 Giới thiệu chung về công ty 24

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24

Trang 3

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 27

1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty 28

1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây 32

1.4.1 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất 32

1.4.2 Chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lãi cơ bản trên cổ phiếu, thu nhập bình quân 33

2 Thực trạng hoạt động kế hoạch hoá sản xuất của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà trong những năm gần đây 37

2.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế hoạch hoá sản xuất của công ty.37 2.1.1 Tình hình tài chính của công ty 37

2.1.2 Tình hình nhân sự của công ty 38

2.1.3 Bộ máy quản lý của công ty 38

2.1.4 Các điều kiện phục vụ cho công tác kế hoạch sản xuất ở công ty 39 2.1.5.Đặc điểm của thị trường văn phòng phẩm 41

2.1.6 Đặc điểm nguyên vật liệu và nhà cung cấp 42

2.2 Quy trình kế hoạch hoá sản xuất của công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 43

2.3 Nội dung và phương pháp tiến hành các bước trong quy trình kế hoạch hoá sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 46

2.3.1.Lập kế hoạch sản xuất 46

2.3.2.Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất 57

2.3.3.Đánh giá thực hiện và các điều chỉnh 58

2.4 Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch hoá sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 60

2.5 Đánh giá về công tác kế hoạch hoá sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà 62

2.5.1.Các ưu điểm 62

Trang 4

2.5.2.Nhược điểm 64

2.5 Nguyên nhân của những nhược điểm 67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ 69

1 Định hướng đầu tư phát triển của công ty giai đoạn 2009-2010 69

2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty 72

2.1 Điều kiện phục vụ cho công tác kế hoạch sản xuất 72

2.1.1 Hoàn thiện cơ cấu và thay đổi một số chức năng nhiệm vụ của khối kế hoạch 72

2.1.2 Các điều kiện khác 74

2.2 Quy trình kế hoạch hoá sản xuất 75

2.3 Nội dung của các bước trong công tác kế hoạch hoá sản xuất 76

2.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 78

2.4.1 Phương pháp cân đối 78

2.4.2 Phương pháp Wilson 79

2.5 Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch hoá sản xuất 80

2.6 Đối với các công tác khác 80

3 Một số kiến nghị với công ty 82

KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp

13

Sơ đồ 1.2: Qui trình kế hoạch hóa sản xuất tại doanh nghiệp 14

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty CP VPP Hồng Hà 29

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức khối kế hoạch công ty CP VPP Hồng Hà 39

Sơ đồ 2.3: Quy trình kế hoạch hoá sản xuất tại công ty 44

Sơ đồ 2.4: Quy trình kế hoạch hoá PDCA 45

Sơ đồ 2.5: Trình tự lập kế hoạch sản xuất 46

Sơ đồ 2.6: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất 58

Sơ đồ 2.7: Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch hoá sản xuất 61

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức khối kế hoạch sau hoàn thiện 73

BẢNG Bảng 2.1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất một số sản phẩm cơ bản 33

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện KH SXKD giai đoạn 2006-2008 36

Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2007, 2008 công ty CP VPP Hồng Hà 37

Bảng 2.4: Tình hình tiêu thụ dự kiến của dòng sản phẩm Pupil Fantasy thời vụ năm 2008 (đã bao gồm nghiên cứu nhu cầu thực của thị trường) 49

Bảng 2.5: Kế hoạch sản xuất sản phẩm năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà .54

Bảng 2.6: Kế hoạch sản xuất tháng 1 năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà .55

Trang 7

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009-2010 71 Bảng 3.2: Nhu cầu vật tư tháng X năm Y công ty CP VPP Hồng Hà 77

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Sản xuất là một trong những chức năng quan trọng nhất trong doanhnghiệp, là chức năng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, khởi điểm củamọi hoạt động kinh tế Do đó kế hoạch hóa hoạt động sản xuất là một yêucầu tất yếu của mọi doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp tham gia sảnxuất vật chất

Công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà là thành viên thuộc Tổngcông ty giấy Việt Nam Công ty có lịch sử phát triển 50 năm là công ty vănphòng phẩm có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam Thương hiệu Hồng Hà đã từlâu rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam Tuy nhiên gần đây với sựphát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước, các doanh nghiệp tham gia sảnxuất văn phòng phẩm ngày càng nhiều Thị phần của Hồng Hà trên thị trườngngày bị thu hẹp dần Tại sao một công ty có lịch sử phát triển lâu đời, cóthương hiệu mạnh như Hồng Hà lại có thể dễ dàng bị các doanh nghiệp “ít têntuổi” hơn lấn át là một câu hỏi cần được giải đáp Có rất nhiều nguyên nhân

cả khách quan và chủ quan giải thích cho thực tế đáng buồn đó Trong thờigian thực tập tại Công ty, với sự nhiệt tình giúp đỡ của CBNV trong khối kếhoạch, cộng với sự hướng dẫn của ThS Nguyễn Thị Hoa, tôi đã nhận thấyrằng một trong những nguyên nhân của thực trạng đó là do công tác kế hoạchhóa sản xuất của công ty vẫn còn những hạn chế cần được cải thiện Chính vìvậy với việc lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Hoàn thiện công tác kế hoạch hóasản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà” làm đề tài nghiên cứucho luận văn tốt nghiệp của mình, tôi hy vọng rằng có thể đưa ra những đónggóp hữu ích đối với công ty

Mặc dù câu chuyện về việc hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất

ở các doanh nghiệp sản xuất đã được đề cập trong nhiều đề tài nghiên cứu

Trang 9

Tuy nhiên, với mỗi doanh nghiệp thì công tác kế hoạch hóa sản xuất lại cónhững vấn đề bất cập khác nhau cần được đổi mới và hoàn thiện.

Kết cấu của luận văn này gồm 3 phần chính được chia thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế hoạch hóa sản xuất trong doanh nghiệp

Mục đích của chương này là cung cấp cho người đọc một khung lý thuyết

cơ bản chung về kế hoạch hóa và kế hoạch hóa sản xuất trong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế hoạch hóa sản xuất của công ty

Chương 3: Giải pháp để hoàn thiện công tác kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà

Dựa vào việc phân tích thực trạng của hoạt động kế hoạch hóa sản xuất,cộng với việc phân tích tình hình thực tế của công ty và thị trường trong thờigian tới tôi đã đưa ra được một số kiến nghị và giải pháp với công ty vớimong muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tới đây sẽ có nhữngkết quả tốt hơn nữa

Để có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực củabản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của CBNV trong khối kếhoạch công ty CP VPP Hồng Hà, sự hướng dẫn sát sao của ThS Nguyễn ThịHoa Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới những người đã rất nhiệt tình giúp đỡtôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2009

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

TRONG DOANH NGHIỆP

1 Tổng quan về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

1.1.Kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

1.1.1.Khái quát chung về kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

Theo cách hiểu trên thì kế hoạch hóa được thực hiện ở nhiều quy mô vàphạm vi khác nhau như: KHH kinh tế quốc dân, KHH theo vùng, địa phương,KHH ngành, lĩnh vực, KHH doanh nghiệp Như vậy có thể thấy KHH doanhnghiệp là một bộ phận của hệ thống kế hoạch hóa

b.KHH doanh nghiệp là gì?

Theo định nghĩa trên thì “KHH hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp (gọi tắt là KHH doanh nghiệp) là phương thức quản lý doanhnghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách cóchủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sảnxuất kinh doanh của đơn vị nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra”2 Haynói cách khác “KHH doanh nghiệp là một quy trình ra quyết định cho phép

1 (Từ điển bách khoa Việt Nam – NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội 2002, tr 469)

(Giáo trình “Kế hoạch kinh doanh”, ThS Bùi Đức Tuân, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội 2005, tr 10)

Trang 11

xây dựng một hình ảnh mong muốn về trạng thái tương lai của doanh nghiệp

và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó” Như vậy KHHdoanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quátrình thực hiện mục tiêu đặt ra Công tác này bao gồm các hoạt động:

- Lập kế hoạch: Là khâu giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong công tácKHH doanh nghiệp, nó xác định các mục tiêu chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất cácgiải pháp chính sách áp dụng Kết quả của việc soạn lập kế hoạch là một bản

kế hoạch, nó chính là cơ sở cho việc thực hiện công tác tiếp theo của KHH.Bản kế hoạch doanh nghiệp là hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mụctiêu và các chỉ tiêu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần thiết cho việcthực hiện mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra trong thời kỳ kế hoạch nhấtđịnh Kế hoạch doanh nghiệp chính là thể hiện ý đồ phát triển của các nhàlãnh đạo và quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bản kế hoạch doanh nghiệp được hình thành thông qua việc trả lờinhững câu hỏi mang tính bản chất của nó như: Trạng thái của doanh nghiệphiện tại, kết quả và những điều kiện hoạt động kinh doanh? Doanh nghiệpmuốn được phát triển như thế nào? Làm thế nào để sử dụng có hiệu quảnguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra?

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, điều chỉnh và đánh giá kếhoạch là những hoạt động tiếp sau của công tác KHH nhằm đưa kế hoạch vàothực tế hoạt động của doanh nghiệp Đây là quá trình tổ chức, phối hợp hoạtđộng của các bộ phận, các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp, triển khai cáchoạt động khác nhau theo các mục tiêu kế hoạch đặt ra Quá trình triển khai

kế hoạch không chỉ đơn giản là xem xét những hoạt động cần thiết của doanhnghiệp mà nó còn thể hiện ở khả năng dự kiến, phát hiện những điều bất ngờ

có thể xuất hiện trong quá trình hoạt động và khả năng ứng phó những điềubất ngờ đó Quá trình kiểm tra, theo dõi, điều chỉnh kế hoạch giúp doanh

Trang 12

nghiệp không chỉ xác định được tất cả những rủi ro trong hoạt động của mình

mà nó còn có khả năng quản lý rủi ro với sự hỗ trợ của việc tiên đoán có hiệuquả và xử lý những rủi ro đó trong quá trình thực hiên các mục tiêu đặt ra.Công tác đánh giá kế hoạch sẽ là cơ sở giúp cho doanh nghiệp xây dựngphương án kế hoạch tiếp theo sau một cách chính xác

c.Hệ thống KH trong doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống

Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, hệ thống kế hoạch của doanh nghiệpđược phân chia thành những bộ phận khác nhau

Theo góc độ thời gian:

Đây là việc phân đoạn kế hoạch theo thời gian cần thiết để thực hiệncác chỉ tiêu đặt ra, theo góc độ này, kế hoạch doanh nghiệp gồm 3 bộ phậncấu thành:

-Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch dài hạn là kế hoạch bao trùm lên khoảngthời gian khoảng 10 năm, quá trình soạn thảo kế hoạch này được đặc trưngbởi môi trường liên quan được hạn chế bởi thị trường mà doanh nghiệp cómặt; Dự báo trên cơ sở ngoại suy từ quá khứ; Chủ yếu nhấn mạnh các rangbuộc về tài chính; Sử dụng rộng rãi các phương pháp kinh tế lượng để dự báo

-Kế hoạch trung hạn: Là kế hoạch cụ thể hóa những định hướng của kếhoạch dài hoạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn thường là 3 hoặc 5 năm

-Kế hoạch ngắn hạn: Là kế hoạch hàng năm và các kế hoạch khác như

kế hoạch tiến độ; triển khai kế hoạch năm như kế hoạch tháng, quý, tuần,…Các kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phương pháp cụ thể sử dụng nguồn lựccủa các doanh nghiệp cần thiết để đạt được mục tiêu trong kế hoạch trung, dàihạn

Theo góc độ nội dung:

Theo góc độ này thì kế hoạch được chia thành kế hoạch chiến lược và

kế hoạch tác nghiệp

Trang 13

-Kế hoạch chiến lược: Là kế hoạch ở cấp độ toàn bộ doanh nghiệp,thiết kế nên những mục tiêu chung của doanh nghiệp và vị trí của công tytrong môi trường Kế hoạch chiến lược áp dụng trong các doanh nghiệp làđịnh hướng lớn cho phép doanh nghiệp thay đổi, cải thiện, củng cố vị thếcạnh tranh của mình và những phương pháp cơ bản để đạt được mục tiêu đó.Soạn lập kế hoạch chiến lược phải xuất phát từ khả năng thực tế của doanhnghiệp và nó thể hiện sự phản ứng của doanh nghiệp đối với hoàn cảnh kháchquan bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Nói đến kế hoạch chiến lượckhông phải là nói đến góc độ thời gian của chiến lược mà nói đến tính chấtđịnh hướng của kế hoạch và bao gồm toàn bộ mục tiêu tổng thể phát triểndoạn nghiệp

-Kế hoạch tác nghiệp (kế hoạch chiến thuật): Là kế hoạch trình bày chitiết cần phải làm như thế nào để có thể đạt được những mục tiêu trong kếhoạch chiến lược Là công cụ chuyển định hướng chiến lược thành cácchương trình áp dụng cho các bộ phận của doanh nghiệp Kế hoạch tác nghiệpđưa ra những bước cụ thể mà doanh nghiệp sẽ tiến hành để thực hiện kếhoạch chiến lược: Kế hoạch sản xuất, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính,

kế hoạch nhân sự,…

1.1.2 Vai trò của kế hoạch hoá trong doanh nghiệp

1.1.2.1.Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháplệnh là cơ sở điều tiết mọi hoạt động tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanhcủa các doanh nghiệp Vai trò lớn nhất của cơ chế này là: có năng lực tạo racác tỷ lệ tiết kiệm và tích luỹ rất cao, thực hiện được những cân đối cần thiếttrong tổng thể nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế có thể đạt được mức cungứng các nguồn lực cần thiết để tạo ra tăng trưởng nhanh Đặc biệt nhờ có cơ

Trang 14

chế kế hoạch hoá tập trung mà Nhà nước có thể hướng các nguồn lực cầnthiết để thực hiện các mục tiêu và lĩnh vực cần ưu tiên trong từng thời kỳ nhấtđịnh Các đơn vị kinh tế xem như là những tế bào trong tổng thể nền kinh tế,thực hiện nhiệm vụ kế hoạch theo những mục tiêu thống nhất từ trên xuống

Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường, cơ chế kế hoạch hoá theo

mô hình tập trung mệnh lệnh trở nên không còn phù hợp, bản than những đặctrưng của cơ chế này đã tạo ra những rào cản hạn chế sự phát triển của chínhcác doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cụ thể là:

- Hạn chế tính năng động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các doanhnghiệp trong việc thích nghi với những điều kiện thị trường

- Nền kinh tế bị mất động lực phát triển, các doanh nghiệp không cókhả năng cạnh tranh, nhất là trong logic của kinh tế cầu

- Hạn chế tính năng động về công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới vì việccho ra đời các sản phẩm mới không được gắn chặt với cơ chế khuyến khích

- Hiệu quả kinh tế rất thấp do vừa không có những chỉ số về chi phíkinh tế tương đối, vừa không có những cơ chế đãi ngộ xứng đáng cho tínhhiệu quả và trừng phạt đối với sự phi hiệu quả

1.1.2.2.Trong nền kinh tế thị trường

Trong nền kinh tế thị trường thì những dấu hiệu thị trường là cơ sở chodoanh nghiệp thực hiện hành vi sản xuất kinh doanh của mình Tuy vậy, kếhoạch hóa vẫn là cơ chế quản lý hữu hiệu, cần thiết của doanh nghiệp Kếhoạch hóa trong doanh nghiệp thể hiện vai trò của mình với hoạt động quản lýkinh doanh của doanh nghiệp là:

a.Tập trung sự chú ý của các hoạt động doanh nghiệp vào các mục tiêu

Kế hoạch là công cụ đắc lực trong việc phối hợp nỗ lực của các mụctiêu trong doanh nghiệp Trong đó lập kế hoạch là khâu đầu tiên và quan

Trang 15

trọng nhất trong quy trình kế hoạch tại doanh nghiệp, là công việc duy nhất cóliên quan tới việc thiết lập mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của cả doanhnghiệp Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, thì trường thường xuyên

có những biến động khó lường thì việc quản lý doanh nghiệp bằng kế hoạchgiúp cho doanh nghiệp dự kiến được những thách thức cũng như những cơhội có thể xảy ra với doanh nghiệp và buộc doanh nghiệp phải quyết định nênlàm gì? Làm như thế nào? Và làm cho ai? Để có thể thực hiện được các mụctiêu đề ra Nói cách khác kế hoạch cho biết hướng đi của doanh nghiệp trongthời gian tới Các thành viên trong doanh nghiệp cũng sẽ phối hợp các hànhđộng của mình vì mục tiêu chung, vì hướng đi chung đó

b.Ứng phó với những bất định, thay đổi của thị trường

Lập kế hoạch là dự kiến cho những vấn đề trong tương lai của doanhnghiệp Tương lai là điều khó có thể chắc chắn được, mặc dù giả định tươnglai chắc chắn thì các nhà quản lý vẫn muốn tìm cách tốt nhất để đạt đượcnhững mục tiêu Chính vì thế, để có thể chủ động ứng phó với những tìnhhuống xảy ra trong tương lai, để có thể đạt được mục tiêu một cách hiệu quảnhất thì doanh nghiệp phải tiến hành soạn lập kế hoạch, sau đó triển khai thựchiện, cộng với sự kiểm tra và giám sát thường xuyên

c.Tạo khả năng tác nghiệp kinh tế

Hướng tới mục đích cực tiểu hóa chi phí vì nó chú trọng vào các hoạtđộng hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp Kế hoạch thay thế sự hoạt độngmanh mún không được phối hợp bằng sự nỗ lực có định hướng chung, thaythế những luồng hoạt động thất thường bởi một luồng đều đặn, và thay thếnhững phán xét vội vàng bằng những quyết định có căn nhắc kỹ lưỡng Kếhoạch giúp giảm thiểu sự chồng chéo và những hoạt động lãng phí Vì kếhoạch là việc đưa ra những mục tiêu cụ thể rõ ràng nên nó giúp doanh nghiệpkhông lãng phí tài nguyên vì đi lệch quỹ đạo

Trang 16

1.2 KH sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.1 Hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.1.1.Khái niệm

Hiện nay theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu

là một quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ

Ở nước ta lâu nay một số người cho rằng chỉ có những doanh nghiệpchế tạo sản xuất ra các sản phẩm vật chất có hình thái cụ thể như ximang, tivi,

tủ lạnh, xe máy,… mới gọi là các doanh nghiệp sản xuất Những doanhnghiệp còn lại nếu không sản xuất ra các sản phẩm vật chất thì đều bị xếp vàođơn vị phi vật chất Hiện nay trong nền kinh tế thị trường thì quan niệm đókhông còn phù hợp nữa

Như vậy thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hóa đầu vào vàbiến chúng thành các đầu ra dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ

1.2.1.2.Phân loại

Mỗi quá trình sản xuất đều được đặc trưng bởi đặc điểm của sản phẩm

nó sản xuất ra, những đặc trưng khác nhau này có vai trò rất quan trọng trongvệc xác định các quy trình cũng như lựa chọn các phương pháp để quản lý, để

kế hoạch hóa Hoạt động sản xuất có thể được phân chia thành nhiều cáchtheo các cách tiếp cận khác nhau như: Theo tính chất lặp lại của sản xuất, theohình thức tổ chức sản xuất và theo mối quan hệ với khách hàng

a.Phân loại theo khối lượng sản xuất và tính chất lặp lại của sản xuất

Tùy theo khối lượng của sản phẩm được sản xuất và theo tính chất lặp lạicủa quy trình, chúng ta có thể phân biệt thành các loại hình sản xuất sau:

- Sản xuất đơn chiếc

- Sản xuất nhỏ và vừa

- Sản xuất lớn

Trang 17

Số lượng sản xuất nhỏ hay lớn được xem xét theo một cách tiếp cậntương đối, bởi chúng còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại sản phẩm.Nhìn chung, đối với các hoạt động sản xuất có tính chất lặp lại thì việc tổchức công tác kế hoạch hóa có phần đơn giản và hiệu quả hơn.

b.Phân loại sản xuất theo cách thức tổ chức sản xuất

- Sản xuất liên tục: Là quá trình sản xuất mà ở đó người ta sản xuất và xử

lý một khối lượng lớn một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó

- Sản xuất gián đoạn: Là hình thức tổ chức sản xuất mà ở đó người ta xử

lý, gia công, chế biến một khối lượng tương đối nhỏ các loại sản phẩm đa dạng

- Sản xuất theo dự án: Là loại hình sản xuất mà ở đó sản phẩm là độcnhất (xây đập, dựng phim,…) đó đó quá trình sản xuất cũng là duy nhất,không có tính lặp lại

c.Phân loại theo mối quan hệ với khách hàng

Tùy theo mức độ phụ thuộc vào những yêu cầu của khách hàng đối vớiviệc điều phối sản xuất, chúng ta có thể tổ chức sản xuất để dự trữ hoặc sảnxuất theo yêu cầu của khách hàng

- Sản xuất để dự trữ: Là quá trình sản xuất được bắt đầu với sự dự tínhtrước nhu cầu có thể thanh toán đối với một sản phẩm mà đặc tính kỹ thuậtđược các nhà sản xuất xác định Theo loại hình sản xuất này, doanh nghiệp sẽchủ động trong việc lập kế hoạch sản xuất theo các ràng buộc của mình, sau

đó tìm cách tiêu thụ khối lượng đã sản xuất ra thông qua các hoạt độngthương mại

- Sản xuất theo yêu cầu (theo đơn đặt hàng): Là quá trình sản xuất đượctiến hành chỉ khi đã xuất hiện yêu cầu cụ thể của khách hàng về sản phẩm.thông thường thì nhu cầu này xuất hiện dưới dạng các đơn đặt hàng, nó chỉ rõkhối lượng yêu cầu cùng với các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm do kháchhàng quyết định Để thực hiện hình thức tổ chức sản xuất này, đòi hỏi hệ

Trang 18

thống sản xuất của doanh nghiệp phải rất linh hoạt để có thể đáp ứng nhữngnhu cầu khác nhau của khách hàng.

- Sản xuất hỗn hợp: Là hình thức sản xuất là có sự kết hợp các phươngpháp sản xuất Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được các ưu điểmcủa mỗi loại hình sản xuất, giúp doanh nghiệp có được sự linh hoạt trong sảnxuất, chủ động trong điều độ sản xuất tiết kiệm chi phí, thỏa mãn được nhữngnhu cầu khác biệt của khách hàng

1.2.1.3.Vai trò của hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức sử dụng các nguồn lực khác nhau để thoảmãn những nhu cầu khác nhau của nền kinh tế (người tiêu dùng, tổ chức,doanh nghiệp) thông qua việc tổ chức sản xuất và cung cấp dịch vụ Để quản

lý các nguồn lực này, doanh nghiệp được tổ chức thành các chức năng khácnhau như: Thương mại, sản xuất, tài chính, nhân sự, hành chính, v.v Trong

đó hoạt động sản xuất được coi là một chức năng quan trọng nhất trong doanhnghiệp, là chức năng bắt đầu của hoạt động sản xuất kinh doanh, là khởi điểmcủa mọi hoạt động kinh tế

Nhờ có hoạt động sản xuất, thông qua các quy trình khác nhau có sửdụng các phương pháp và công nghệ khác nhau mà các sản phẩm và dịch vụđược hình thành, với các giá trị sử dụng khác nhau cho phép thoả mãn nhu cầucủa người tiêu dùng Không có chức năng sản xuất thì tài nguyên thiên nhiênkhông thể biến thành các vật dụng hang ngày phục vụ cho các nhu cầu của cuộcsống Do vậy, sản xuất là hoạt động tạo ra nguồn gốc của giá trị, tạo ra của cảivật chất cho xã hội, tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp và cho người lao động

Mặt khác, xét về khía cạnh việc làm, hoạt động sản xuất là hoạt độngtạo ra nhiều việc làm nhất cho xã hội Theo thống kê chung, sản xuất là chứcnăng chủ yếu thu hút đến 70-80% lao động của các doanh nghiệp

Trang 19

1.2.2.Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

1.2.2.1.Khái niệm

Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp “là một trong những nội dungquan trọng của hoạt động sản xuất, kế hoạch hóa sản xuất nhằm tối ưu hóaviệc sử dụng những yếu tố sản xuất sẵn có để sản xuất một hoặc nhiều sảnphẩm đã định”

1.2.2.2.Vai trò và vị trí của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

a.Vai trò của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

Thực tế luôn có sự chênh lệch giữa dự báo và thị trường nơi mà doanhnghiệp có mặt, vì vậy kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lực sảnxuất và các phân tích đánh giá, dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thị trường

Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt sao cho thích ứng với mọi sựbiến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động của nhu cầu

Kế hoạch sản xuất làm cho chức năng sản xuất trở thành một nhân tốquan trọng đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp, với các yêu cầu củaquản lý sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo khả năng hoạt độngtốt của hệ thống sản xuất, quản lý tốt các nguồn lực và có các quyết định đầu

tư phù hợp,v.v

b.Vị trí của kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

Kế hoạch sản xuất cùng với kế hoạch Marketing, kế hoạch tài chính, kếhoạch nhân sự, kế hoạch R&D,… hợp thành kế hoạch chức năng của doanhnghiệp, xem đó như là kế hoạch tác nghiệp để chỉ đạo và điều hành sản xuấtkinh doanh Nó giúp cụ thể hóa kế hoạch chiến lược, đảm bảo thực hiện đượccác mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 20

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp

Nguồn: Giáo trình kế hoạch kinh doanh (ThS Bùi Đức Tuân)

Kế hoạch sản xuất sẽ phải các định được các nội dung như: Khối lượngsản xuất mỗi đơn vị sản phẩm, lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm vàbán thành phẩm, sử dụng các yếu tố sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu vàbán thành phẩm, các kế hoạch thuê ngoài (gia công),…Việc xác định các yếu

tố này phải thỏa mãn các ràng buộc chặt chẽ về mặt kỹ thuật, các mục tiêu củadoanh nghiệp, các nguồn lực của các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệpđặc biệt là các ràng buộc về mục tiêu bán hàng, khả năng cung ứng nhân sự

và các mục tiêu hiệu quả tài chính

1.2.2.3.Qui trình

Kế hoạch hoá sản xuất trong doanh nghiệp là một qui trình bao gồmnhiều bước, các bước có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện sự gắn kếtcủa KHSX với các hoạt động khác của doanh nghiệp Điều đó được thể hiện ở

sơ đồ sau:

xuất và dự trữ

Kế hoạch Marketing

Kế hoạch tài

chính

Kế hoạch nhân sự

Nhu cầu của

khách hàng

Sản phẩm mới

Khối lượng

Công suất và thời hạn

Dự toán

Ràng buộc

Cung nhân sự

Nhu cầu nhân sự

Trang 21

Sơ đồ 1.2: Qui trình kế hoạch hóa sản xuất tại doanh nghiệp

Nguồn: Giáo trình kế hoạch kinh doanh (ThS Bùi Đức Tuân)

Tài chínhLuồng tiền

Mua sắm năng

lực cung cấp

Kế hoạch sản xuất tổng thể

Kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

Thực hiện kế hoạch công suất

Thực hiện kế hoạch nguyên vật liệu

Kế hoạch nhu cầu công suất

Khả thi

CóKhông

Điều chỉnh nhu cầu

Điều chỉnh công suất

Kiểm tra công suất

Thực hiện có phù hợp với kế hoạch

Điều chỉnh

KH chỉ đạo sxĐiều chỉnh KHSX

Trang 22

Nội dung quy trình được chia thành 8 bước tuần tự như sau:

Bước 1: Xác định các căn cứ lập kế hoạch như nhu cầu thị trường, nănglực tài chính, nhân sự, Việc làm này sẽ giúp cho bản kế hoạch của doanhnghiệp khả thi và sát thực tế hơn

Bước 2: Xây dựng kế hoạch sản xuất tổng thể Kế hoạch này nhằm xácđịnh những nhóm sản phẩm chủ yếu mà doanh nghiệp định tiến hành sản xuấttrong giai đoạn tới

Bước 3: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sản xuất Đây là sự thể hiện kếhoạch sản xuất tổng thể trên chương trình chỉ đạo sản xuất tương ứng, thíchhợp với khả năng sản xuất của các đơn vị

Bước 4: Xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, xác định các yếu

tố đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất

Bước 5: Xác định nhu cầu công suất Xác định nhu cầu công suất thíchhợp nhằm đáp ứng yêu cầu kế hoạch chỉ đạo sản xuất và kế hoạch sản xuấttổng thể trên cơ sở nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho trước

Bước 6: Xác định tính khả thi của kế hoạch nhu cầu công suất Tínhkhả thi của kế hoạch công suất được xác định bằng cách so sánh đối chiếu vớicông suất thực tế của máy móc thiết bị

Bước 7: Thực hiện kế hoạch công suất

Bước 8: Thực hiện kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

1.2.2.4 Nội dung và phương pháp lập một số loại kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp

a.Kế hoạch sản xuất tổng thể

Kế hoạch sản xuất tổng thể liên quan tới việc xác định khối lượng và thờigian sản xuất cho tương lai gần, thường là trong vòng từ 3 tới 18 tháng Nhàquản lý sản xuất cố gắng tìm ra cách thức tốt nhất để đáp ứng nhu cầu bằngcách điều phối qui mô sản xuất, mức độ sử dụng lao động, sử dụng giờ phụ

Trang 23

trội, thuê gia công, và các yếu tố kiểm soát khác Thông thường mục tiêu của

kế hoạch sản xuất tổng thể nhằm giảm thiểu chi phí trong kỳ kế hoạch Đốivới đa phần các doanh nghiệp sản xuất, kế hoạch sản xuất tổng thể chủ yếunhằm đưa ra các chính sách sản xuất, thương mại, mua sắm, cung ứng,v.v…cho hoạt động chung và cho nhóm sản phẩm Kế hoạch sản xuất tổng thể làmột phần của hệ thống KHH sản xuất do vậy cần thiết phải hiểu được mốiquan hệ giữa kế hoạch và một số các yếu tố bên trong và bên ngoài Quản lýsản xuất không chỉ thu nhận thông tin từ dự báo nhu cầu của bộ phậnmarketing, mà còn sử dụng nhiều các dữ liệu về tài chính, nhân sự, công suấtcũng như lượng nguyên vật liệu sẵn có

Có nhiều cách để lập kế hoạch sản xuất tổng thể, tuỳ theo các chính sáchkhác nhau của doanh nghiệp, trong đó có 2 cách tiếp cận thường được sửdụng là phương pháp đồ thị và phương pháp toán học

*Phương pháp đồ thị

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi do chúng dễ hiểu và dễ sử dụng.Phương pháp này sử dụng một số ít các biến số và cho phép người làm kếhoạch so sánh được nhu cầu dự báo và công suất hiện tại của doanh nghiệp.Theo phương pháp này, người làm kế hoạch sẽ thực hiện 5 bước:

Bước 1: Xác định nhu cầu sản xuất mỗi kỳ

Bước 2: Xác định công suất giờ chuẩn, giờ phụ trội và thuê gia công chomỗi kỳ

Bước 3: Xác định chi phí lao động, thuê gia công và chi phí lưu kho

Bước 4: Tính đến chính sách của doanh nghiệp đối với lao động hoặc mứclưu kho

Bước 5: Khảo sát các kế hoạch và ước tính tổng chi phí

*Phương pháp toán học

Có nhiều phương pháp toán học được sử dụng vào kế hoạch hoá sản xuấttrong những năm gần đây, sau đây là một số phương pháp

Trang 24

- Mô hình hệ số quản lý: Mô hình hệ số quản lý của Bowman là một môhình lập kế hoạch được xây dựng dựa trên thành tích và kinh nghiệm của cáccán bộ lãnh đạo, với giả thiết rằng thành tích quá khứ của các cán bộ lãnh đạo

là khá tốt, do vậy có thể được sử dụng như là một cơ sở cho các quyết địnhtương lai Kỹ thuật này được sử dụng phương pháp phân tích hồi quy cácquyết định sản xuất trong quá khứ của cán bộ lãnh đạo, và đường hồi quy sẽchỉ ra mối quan hệ giữa các biến số (chẳng hạn giữa nhu cầu và lao động)trong các quyết định tương lai Theo Bowman, sự kém cỏi của nhà lãnh đạothường thể hiện qua sự không nhất quán trong việc ra quyết định

- Các mô hình khác: Có hai mô hình khác nhau được sử dụng cho việc lập

kế hoạch sản xuất tổng thể, đó là mô hình nguyên tắc quyết định tuyến tính,

mô hình mô phỏng Nguyên tắc quyết định tuyến tính nhằm mục đích xácđịnh mức sản xuất tối ưu và mức sử dụng lao động cho mỗi kỳ kế hoạch Môhình này cho phép giảm thiểu chi phí tiền lương, tiền thưởng, chi phí ngừngsản xuất, tiền thêm giờ và chi phí lưu kho,…Mô hình máy tính có tên gọi lập

kế hoạch bằng mô phỏng sử dụng một thủ tục tìm kiếm để tìm ra một sự kếthợp giữa quy mô lao động và mức sản xuất sao cho ít tốn kém nhất

b.Kế hoạch chỉ đạo sản xuất

Kế hoạch chỉ đạo sản xuất là bước trung gian giữa kế hoạch sản xuất tổngthể và kế hoạch nhu cầu sản xuất Kế hoạch chỉ đạo sản xuất xác định doanhnghiệp cần phải sản xuất cái gì (số lượng một sản phẩm hay bộ phận của sảnphẩm) và khi nào thì sản xuất Kế hoạch này phải phù hợp với kế hoạch sảnxuất tổng thể Kế hoạch sản xuất cho chúng ta biết cần chuẩn bị những gì đểthoả mãn nhu cầu và đáp ứng kế hoạch sản xuất tổng thể Kế hoạch chỉ đạosản xuất không phải là sự chi nhỏ kế hoạch sản xuất tổng thể mà là sự thể hiện

kế hoạch đó trên chương trình chỉ đạo sản xuất tương ứng, thích hợp với khảnăng sản xuất của các đơn vị nhằm thoả mãn tốt nhất dự báo kế hoạch Trong

Trang 25

khi kế hoạch sản xuất tổng thể được lập dưới dạng tổng quát cho các nhómmặt hàng, thì kế hoạch chỉ đạo sản xuất được lập cho mỗi mặt hàng cụ thể

c.Kế hoạch tiến độ sản xuất

Kế hoạch tiến độ sản xuất cụ thể hoá các quyết định về công suất, kếhoạch sản xuất tổng thể, kế hoạch chỉ đạo sản xuất thành các chuỗi công việc

và sự phân công nhân sự, máy móc nguyên vật liệu Kế hoạch đòi hỏi phân bốthời gian cho từng công việc, tuy nhiên thường thì có nhiều bước công việccùng đòi hỏi sử dụng cùng nguồn lực (công nhân, máy móc, phân xưởng,…)

do đó doanh nghiệp sử dụng một số kỹ thuật để giải quyết mâu thuẫn này

*Phương pháp điều kiện sớm: Bắt đầu lịch trình sản xuất sớm nhất có thể

khi đã biết yêu cầu công việc Phương pháp điều kiện sớm thường được thiết

kế để lập ra một kế hoạch có thể được hoàn thành cho dù không đúng thời hạncần thiết Trong nhiều trường hợp phương pháp này gây ra sự tồn đọng sảnphẩm dở dang

*Phương pháp điều kiện muộn: Bắt đầu với thời hạn cuối cùng, lên lịch

của công việc cuối cùng trước tiên Bằng cách trừ lùi thời gian cần thiết chomỗi bước công việc, chúng ta sẽ biết thời gian phải bắt đầu sản xuất Tuynhiên, các nguồn lực cần thiết để hoàn thành lịch trình có thể không có sẵn.Trên thực tế, doanh nghiệp thường kết hợp hai phương pháp trên để tìm ra sựthoả hiệp giữa những công việc có thể hoàn thành và thời hạn yêu cầu củakhách hàng

*Phương pháp biểu đồ GANTT: Nội dung của phương pháp này nhằm xác

định thứ tự và thời hạn sản xuất của các công việc khác nhau cần thiết chomột chương trình nhất định, tuỳ theo độ dài của mỗi bước công việc, các điềukiện trước của mỗi công việc, các kỳ hạn cần tuân thủ và năng lực sản xuất.Phương pháp này được sử dụng đối với việc sản xuất các sản phẩm không quáphức tạp, và để áp dụng phương pháp này doanh nghiệp cần ấn định một

Trang 26

chương trình sản xuất, xác định các công việc khác nhau cần thực hiện, xác địnhthời gian cần thiết cho mỗi công việc cũng như các mối quan hệ giữa chúng.

2.Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp 2.1 Tình hình tài chính của doanh nghiệp

Có thể nói tình hình tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnhcủa doanh nghiệp Căn cứ vào khối lượng tài sản cố định, tài sản lưu động màcông ty có thể xây dựng một kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện củacông ty mình Ngoài ra, công tác kế hoạch hoá là công tác được thực hiệnxuyên suốt toàn công ty, trong suốt quá trình hoạt động của công ty, vì thế sựvững mạnh về tài chính là điều kiện giúp cho hoạt động kế hoạch được tiếnhành trôi chảy Nguồn tài chính vững mạnh cũng là một nguồn tài trợ vữngchắc cho công cuộc hoàn thiện, đổi mới công tác kế hoạch hoá tại doanhnghiệp, góp phần tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2 Tình hình nhân sự của doanh nghiệp

Con người luôn là chủ thể của mọi hoạt động Với một doanh nghiệp thìnhân sự sẽ quyết định tới sự thành công hay thất bại của công tác kế hoạchhoá Một doanh nghiệp với một đỗi ngũ nhân viên giỏi có kinh nghiệm sẽ làtiền đề cho sự hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp đó, ngược lại một đội ngũnhân viên năng lực kém sẽ là mầm mống cho sự thất bại của doanh nghiệp.Với công tác kế hoạch hoá sản xuất là một công tác quan trọng hàng đầu vớidoanh nghiệp sản xuất, là công tác yêu cầu sự tham gia của toàn thể CBNVtrong công ty thì yêu cầu một đội ngũ nhân viên có năng lực và phẩm chất tốt

là một yêu cầu thiết yếu cho sự hoạt động hiệu quả của hoạt động sản xuấtkinh doanh

2.3 Bộ máy quản lý của doanh nghiệp

Bộ máy quản lý doanh nghiệp bao gồm những người lãnh đạo trongdoanh nghiệp đó Một bộ máy quản lý bao gồm những nhà lãnh đạo giỏi sẽ

Trang 27

luôn biết gắn kết mọi hoạt động của các cá nhân rời rạc trong doanh nghiệpthành một khối vững chắc tận tâm với công ty, biết hướng toàn thể công tytheo một mục tiêu chung Ngoài ra nhà lãnh đạo giỏi còn là người biết đưa racác định hướng chiến lược phù hợp – làm tiền đề cho mọi quyết định kếhoạch của công ty.

2.4 Các điều kiện phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất

Kế hoạch sản xuất là một bộ phận kế hoạch không thể thiếu trongdoanh nghiệp Nhưng nếu chỉ dựa vào những lý luận cơ bản của kế hoạch sảnxuất thì không phải cán bộ làm kế hoạch nào cũng có thể hoàn thành tốtnhiệm vụ quản lý của mình Ngoài chuyên môn trong công tác lập kế hoạchthì hoạt động kế hoạch còn chịu nhiều tác động từ các yếu tố khác như cơ cấu

tổ chức của công ty, của phòng kế hoạch, các điều kiện khác phục vụ chocông tác kế hoạch như trình độ của cán bộ kế hoạch, điều kiện làm việc, cáccông cụ được công ty trang bị,…

a Về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Công tác kế hoạch hóa không chỉ là việc của lãnh đạo công ty và phòng

kế hoạch nó còn đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bộ phận trong công ty

Lãnh đạo công ty là người thiết kế quy trình kế hoạch hóa, xác định nộidung và trình tự thực hiện công tác kế hoạch Ban lãnh đạo có nhiệm vụ phảisoạn lập được kế hoạch chiến lược, xác định được các mục tiêu phát triển Từ

đó tất cả các hoạt động của công ty kể cả hoạt động kế hoạch hóa sản xuấtcũng phải lấy đó làm tiêu chí, tôn chỉ cho mọi hành động

Với công tác kế hoạch hóa sản xuất thì trách nhiệm của các phòng banchức năng khác trong công ty là cung cấp các thông tin cần thiết một cáchchính xác, nhanh nhất cho đơn vị trực tiếp lập kế hoạch

Trang 28

Phòng kế hoạch của công ty phải là nơi trực tiếp soạn thảo kế hoạchsản xuất, theo dõi đánh giá kiểm tra việc thực hiện kế hoạch Như vậy chứcnăng của phòng kế hoạch sản xuất là:

- Trực tiếp soạn lập các loại kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn chocông ty

- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất tại công ty

- Tiến hành kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách thườngxuyên, đánh giá việc thực hiện kế hoạch một cách định kỳ

- Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong việc soạn lập chiến lược doanhnghiệp, cung cấp các thông tin chính xác cho các phòng ban chức năng khác

- Tổ chức các khóa học cần thiết cho người tham gia vào công tác kếhoạch để có thể kịp thời áp dụng những đổi mới trong công tác kế hoạch

b.Trình độ cán bộ kế hoạch

Để bản kế hoạch được thành công thì ngoài việc tổ chức bộ máy kếhoạch hợp lý thì cán bộ làm kế hoạch cũng cần phải có những phẩm chất,trình độ sau:

- Là nhà lý luận tốt, có thói quen suy luận trừu tượng và có tính chấtcủa một nhà ngoại giao

- Có chuyên môn kế hoạch chuyên sâu, biết sử dụng hiểu biết của mìnhvào việc soạn thảo kế hoạch, chính sách và tổ chức điều hành công tác kếhoạch hóa trong doanh nghiệp

- Có khả năng giao tiếp ở mức độ chuyên nghiệp với các chuyên viên,chuyên gia chức năng khác như tài chính, hành chính, marketing,

- Có những hiểu biết sâu rộng nhiều vấn đề kinh tế xã hội, có sở thích

và kinh nghiệm làm việc trong môi trường kinh doanh Có kinh nghiệm làmlãnh đạo

Trang 29

c Công cụ, phương pháp và thông tin phục vụ cho công tác lập kế hoạch sản xuất

Để bản kế hoạch sản xuất được lập ra thành công thì ngoài nhân tố cán

bộ kế hoạch đủ năng lực chuyên môn thì cần phải kể đến vai trò không thểthiếu được của hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, cách thức thu thậpthông tin cũng như công cụ phục vụ cho công tác kế hoạch

Hệ thống thông tin tốt sẽ giúp cho nhà kế hoạch thu thập được tất cảnhững thông tin cần thiết, để bản kế hoạch có tính khả thi cao Ngoài ra cáchthức thu thập thông tin hợp lý và hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp thu thập đượcthông tin một cách chính xác với chi phí thấp nhất

Các công cụ phục vụ cho công tác kế hoạch như: máy tính, các phầnmềm chuyên dụng, điều kiện và môi trường làm việc của các cán bộ kế hoạch,

… cũng là những nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng củacông tác kế hoạch hóa tại công ty Có thể hiểu là nếu doanh nghiệp đã thuthập được đầy đủ các thông tin cần thiết mà không có những công cụ vàphương pháp thích hợp để phân tích các thông tin này thì các thông tin thuthập được cũng trở nên vô dụng, thậm chí còn gây ra những quyết định sai,gây tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp

Mỗi công ty lại có những thị trường khác nhau, với những đối thủ cạnhtranh trên thị trường Với việc lựa chọn các phân đoạn thị trường khác nhauảnh hưởng tới việc lập kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu

Trang 30

của phân đoạn thị trường đó, bởi với mỗi phân đoạn thị trường thì nhu cầuchất lượng và mẫu mã sản phẩm lại không giống nhau Kế hoạch sản xuất sẽgóp phần giúp cho doanh nghiệp ứng phó với đấu thủ cạnh tranh bằng việcxác định khối lượng các sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.

2.6 Nguyên vật liệu và nhà cung cấp

Đặc điểm của nguyên vật liệu và nhà cung cấp cũng ảnh hưởng tớicông tác lập kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, nhất là kế hoạch dự trữnguyên vật liệu Đối với những doanh nghiệp có danh mục nguyên vật liệulớn thì công tác kế hoạch hóa sẽ khó khăn hơn, khối lượng công việc cho cán

bộ lập kế hoạch lớn hơn, quản lý nguyên vật liệu cũng khó khăn hơn Ngoài

ra đặc điểm về các loại nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng tới công tác lập kếhoạch Đối với những loại nguyên vật liệu có thời gian bảo quản ngắn côngtác lập kế hoạch thu mua và dự trữ phải được đặc biệt quan tâm để tránh tìnhtrạng thu mua dự trữ quá nhiều không sản xuất kịp dẫn đến giảm chất lượngnguyên vật liệu ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa

Ngoài ra sự quan tâm chú ý tới đặc điểm của nhà cung cấp nguyên vậtliệu cũng là một lưu ý với cán bộ kế hoạch Sự khác biệt về thời gian cungcấp, giá cả và chất lượng hàng hóa giữa các nhà cung cấp khác nhau cần phảiđược cân nhắc, so sánh để có thể chọn ra một nhà cung cấp tốt nhất Sự khácbiệt về thời gian mua hàng cũng phải phải được quan tâm, vì nó ảnh hưởngtrực tiếp tới tiến độ của việc thực hiện kế hoạch thu mua nguyên vật liệu

Trên đây là toàn bộ khung lý thuyết chung về kế hoạch sản xuất trongdoanh nghiệp Các doanh nghiệp sẽ tùy vào quy mô sản xuất của mình, tùyvào loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, các ràng buộc về tài chínhnguồn nhân lực,…để xây dựng cho mình một quy trình sản xuất, lựa chọnmột phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế hoạch phù hợp

Trang 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN PHÒNG PHẨM

HỒNG HÀ

1 Giới thiệu chung về công ty

1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành thương hiệu Hồng Hà đãkhẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước, để lại ấn tượngsâu đậm trong lòng người tiêu dùng Sự phát triển của công ty được chia ralàm 3 giai đoạn, tương ứng với mỗi giai đoạn thì công tác kế hoạch hóa sảnxuất của công ty cũng có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới

Giai đoạn 1959-1995

Ngày 01/10/1959, Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà được thành lậptheo quyết định số 2006 BCN/CN ngày 21/10/1959 của Bộ Công nghiệp Khimới thành lập trụ sở công ty ở giữa trung tâm thủ đô, số 25 Lý Thường Kiệt,Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, nhàmáy VPP Hồng Hà là nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng đầu tiên của nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà Ngay từ đầu, VPP Hồng Hà đã là một nhà máytổng hợp, sản xuất trên 30 mặt hàng tại 3 phân xưởng và 1 phân xưởng phụcvụ: Phân xưởng bút máy, bút chì, tạp phẩm, cơ khí,…Nhiệm vụ chính củaNhà máy đó là sản xuất các loại giấy vở, bút, mực phục vụ cho công cuộc xâydựng chủ nghĩa xã hội Trong những ngày đầu thành lập, cơ sở vật chất củaNhà máy rất hạn chế, năng xuất sản lượng thấp

Tới đầu những năm 90 hoạt động sản xuất của công ty vẫn theo cơ chếbao cấp, kế hoạch hoá của Nhà nước Trong giai đoạn này công tác kế hoạchcủa công ty chủ yếu là theo dõi giám sát và báo cáo lên cấp trên

Trang 32

Với cơ chế quản lý này, công ty không chủ động trong việc tìm kiếm,

mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất bởi vậy hơn 30 năm tồn tạiquy mô của Nhà máy không mở rộng được là bao.

Giai đoạn 1995-2005

Cơ chế quản lý tập trung bao cấp không còn thích hợp, để đất nướcthoát khỏi tình trạng trì trệ kém phát triển Đảng và Nhà nước ta đã chuyển đổinền kinh tế sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Bên cạnh các công tác đầu tư, Nhà máy tiến hành cơ cấu lại tổ chức Phânxưởng Tạp phẩm chuyên sản xuất các mặt hàng mực, giấy than… được tách

ra thành Nhà máy văn phòng phẩm Cửu Long vào ngày 1/7/1991 Và ngày28/7/1995 Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà đã đổi tên thành Công ty Vănphòng phẩm Hồng Hà theo Quyết định số 1014/QĐ- TCLĐ của Bộ Côngnghiệp nhẹ Ngày 31/12/1996, Tổng công ty Giấy Việt Nam ra Quyết định số1131/QĐ-HĐQT phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Vănphòng phẩm Hồng Hà là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của Tổng công

ty Giấy Việt Nam chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm văn phòngphẩm và nhựa

Năm 1997, một cột mốc – bước ngoặt cơ bản được đánh dấu trong lịch

sử phát triển của Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà

Trong một thời gian rất ngắn, Công ty đã đưa các dây chuyền sản xuấtgiấy vở, sổ sách, các đồ dùng văn phòng nói chung và các loại bút mới, caocấp như: bút bi, bút dạ, bút dạ kim, vào hoạt động Bên cạnh đó, Ban lãnhđạo Công ty đã xách định rõ tầm quan trọng của chiến lược khuyếch trươngthương hiệu, một yếu tố then chốt để đảm bảo sự phát triển bền vững củaCông ty

Trang 33

Sự thay đổi có tính quyết định được chứng minh một cách hùng hồnbằng những chỉ tiêu đã đạt được từ năm 1999 đến nay, Công ty liên tục tăngtrưởng với mức bình quân đạt 140%/năm, bình quân thu nhập của người laođộng đạt 116%/năm, nộp ngân sách đúng, đủ theo quy định của Nhà nước.Năm 2004, Công ty đã đứng trong đội ngũ các doanh nghiệp 100tỷ/năm choSản phẩm của Công ty được xếp vào "Top 100" sản phẩm được người tiêudùng ưa thích và liên tục được người tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Namchất lượng cao

Cơ chế quản lý tập trung bao cấp của Nhà nước không còn nữa, màchuyển sang nền kinh tế thị trường Công tác kế hoạch hóa của công ty bắtđầu được coi trọng bởi vì công ty ngày một mở rộng phạm vi kinh doanh củamình, hàng hóa sản xuất ra cũng đa dạng về chủng loại Trong giai đoạn này

dù là thành viên của Tổng công ty giấy Việt Nam, công tác kế hoạch của công

ty được thực hiện độc lập để phù hợp với môi trường mới, công ty chỉ trìnhlên Tổng công ty giấy kế hoạch sản xuất năm và Tổng công ty quản lý việcthực hiện kế hoạch dựa trên chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận

Giai đoạn 2005 đến nay:

Trước xu thế hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, để tăng cườngkhả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp thì Nhà nước đã có chủ trương cổ phầnhoá các doanh nghiệp nhà nước Công ty VPP Hồng Hà cũng là một trongnhững doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá trong thời gian này Căn cứ vàoquyết định số 2721/QĐ-BCN ngày 25 tháng 08 năm 2005 của Bộ côngnghiệp, công ty VPP Hồng Hà đã đổi tên thành Công ty CP VPP Hồng Hà với

số vốn điều lệ là: 28.600.000.000 đồng tương ứng với 2.860.000 cổ phần,trong đó:

+Cổ phần Nhà nước: 1.484.900 chiếm tỷ lệ 51,92%

+Cổ phần ưu đãi và bán ra ngoài: 1.375.000 cổ phần chiếm 48,08%

Trang 34

Kể từ khi tiến hành cố phần hoá đến nay, hoạt động kinh doanh củacông ty đã có những khởi sắc đáng tự hào Năm 2006 lợi nhuận trước thuếcủa công ty đạt 6061 triệu đồng, năm 2007 là 7937 triệu đồng Thu nhập vàđời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty từ đó cũng được cải thiện.

Từ mức thu nhập bình quân là 2,543 triệu đồng vào năm 2007, năm 2008 thunhập bình quân của CBNV trong công ty tăng lên 3,015 triệu đồng, kế hoạchnăm 2009 mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên mức 3,467 triệu đồng

Trước tình hình mới đặt ra yêu cầu công tác kế hoạch sản xuất của công

ty phải đi sâu sát hơn vào tình hình thị trường, nắm bắt đúng nhu cầu củangười tiêu dùng, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận hàng năm, tăng thu nhậpcho CBNV công ty

1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

Từ khi thành lập, Công ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực kinhdoanh của mình, sản phẩm không ngừng được đa dạng hoá về mẫu mã vàchủng loại Sau khi chuyển sang Công ty cổ phần, mục tiêu hoạt động chínhcủa Công ty là duy trì và khai thác hiệu quả các hoạt động sản xuất kinhdoanh với các hoạt động khác để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của mình.Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 109995 của Sở Kế hoạch vàĐầu tư Thành phố Hà Nội thì ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phầnVăn phòng phẩm Hồng Hà gồm:

- Sản xuất các mặt hàng văn phòng phẩm

- Sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo

- Cho thuê văn phòng và cửa hàng

- Sản xuất, kinh doanh xén giấy, vở, sổ

- Sản xuất, lắp đặt thiết bị phụ trợ bằng kết cấu kim loại ngành côngnghiệp (cơ và điện)

- Sản xuất, kinh doanh in bìa, vở, sổ và bao bì các loại

Trang 35

- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm văn hoá phẩm, xuất bản phẩm,lịch treo tường, lịch bàn, sổ lịch, bưu thiếp, truyện tranh, tài liệu tham khảo,hướng dẫn

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngành da giầy: Giầy, dép, túi, cặp họcsinh các loại

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm may mặc: Đồng phục học sinh các loại

- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm bàn ghế, tủ, bảng học đường, văn phòng

- Sản xuất, kinh doanh thiết bị, máy móc văn phòng: Máy photo, máyfax, máy đếm tiền, máy đóng sổ, máy huỷ tài liệu, máy chiếu

- Kinh doanh dịch vụ khách hàng và du lịch

Công ty tham gia sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, dẫn đến công táclập kế hoạch trở nên rất phức tạp, khối lượng công việc các nhân viên kếhoạch phải làm lớn Mỗi kỳ kế hoạch cán bộ kế hoạch phải lập kế hoạch sảnxuất cho nhiều danh mục sản phẩm khác nhau, nhiều loại nguyên vật liệukhác nhau Ngoài ra do có nhiều chủng loại sản phẩm, mỗi chủng loại sảnphẩm lại có nhiều mẫu mã khác nhau nên công tác quản lý hàng hóa cũngphức tạp

1.3.Cơ cấu tổ chức của công ty

Như đã phân tích ở chương 1, công tác KHH sản xuất không chỉ lànhiệm vụ của lãnh đạo công ty và khối kế hoạch, nó còn là sự phối hợp của tất

cả các phòng ban trong công ty Chính vì thế, cơ cấu tổ chức của các phòngban trong công ty sẽ thể hiện mối liên hệ giữa các đơn vị này trong công tácKHH Mối liên hệ giữa các phòng ban tại công ty CP VPP Hồng Hà được thểhiện trong sơ đồ sau

Trang 36

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty CP VPP Hồng Hà

Nguồn: Biểu mẫu ISO Công ty CP VPP Hồng Hà

Chức năng cụ thể của từng phòng ban trong công ty là:

1 Tổng Giám đốc

Là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồngquản trị và trước pháp luật về điều hành Công ty hoàn thành mọi chỉ tiêu Tổchức bộ máy quản lý, điều hành các hoạt động SXKD của Công ty có hiệuquả, hoàn thành toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch đã thông qua Đại hội cổ đông

và theo đúng quy định của Pháp luật Trực tiếp điều hành các khối: Nội vụ,Thị trường, Tài chính, Trung tâm Thương mại

Phó tổng giám đốcKD

Kế toán trưởng

NM phụ tùng kim loại

NM Lắp rápNhà máy nhựa

Trang 37

2 Phó Tổng Giám đốc Sản xuất

Phụ trách công tác kế hoạch sản xuất toàn Công ty Trực tiếp điều hànhKhối Kế hoạch, khối kỹ thuật Cùng với khối kế hoạch giám sát tiến độ, kếhoạch sản xuất của các Nhà máy

3 Kế toán trưởng

Chỉ đạo, tổ chức hệ thống kế toán, thống kê của Công ty thực hiện theođúng quy định của pháp luật Trực tiếp điều hành Khối Tài chính Chủ trì, tổchức lập báo cáo nghiệp vụ, báo cáo định kỳ Kiểm tra và chịu trách nhiệm về

sự chính xác, trung thực các số liệu báo cáo tài chính của Công ty

4.Phó tổng giám đốc kinh doanh

Là người quản lý và chỉ đạo toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.Trực tiếp điều hành hoạt động của khối thị trường, khối nội vụ, trung tâmthương mại và toàn bộ thị trường bán buôn

5 Khối nội vụ

Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong công tác tiếp nhận, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ, khen thưởng, kỷ luật v v Theo dõi côngtác quản lý CBNV, tiền lương, thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nướcđối với người lao động

6 Khối Kế hoạch

Đề xuất, xây dựng kế hoạch SXKD dài hạn, hàng năm của Công ty Xâydựng, hướng dẫn và đề xuất các biện pháp thực hiện kế hoạch SXKD - XNKhàng tháng, hàng năm của Công ty

7 Khối Kỹ thuật

Tổ chức chỉ đạo công tác quản lý KHKT của Công ty Tổng kết, đánh giá

Trang 38

hiệu quả các phương án kỹ thuật Đề xuất các biện pháp sửa đổi, bổ sung quytrình công nghệ, định mức vật tư, kỹ thuật v v

8 Khối Thị trường

Khối thị trường được chia ra:

8.1 Bộ phận Marketing

Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch và đưa ra các chiến lược cạnh tranh

về sản phẩm, về giá, về thương hiệu….Đề xuất, xây dựng và thực hiện kếhoạch SXKD của Công ty Xây dựng, theo dõi kế hoạch, tiến hành các hoạtđộng khuếch trương, quảng bá thương hiệu, các chương trình sự kiện và sảnphẩm của Công ty

8.2 Phòng thị trường

Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển thị trường và tiêuthụ sản phẩm của Công ty tại Hà Nội và các tỉnh Tìm kiếm bạn hàng, mởrộng địa bàn tiêu thụ sản phẩm Lập và tính toán hiệu quả các phương án kinhdoanh, dự thảo hợp đồng, trình lãnh đạo phê duyệt

9 Trung tâm Thương mại

Nghiên cứu, triển khai xây dựng Hệ thống các cửa hàng Bán lẻ và Giớithiệu sản phẩm của Công ty tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc Tổ chức quản lýcác Cửa hàng thuộc Trung tâm Chủ động tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu,

đề xuất, áp dụng các biện pháp tăng doanh thu tiêu thụ; thực hiện kế hoạchđược giao hàng tháng và cả năm

10 Giám đốc các nhà nhà máy

Quản lý và điều hành nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanhđược giao đạt hiệu quả cao Phối hợp cùng các khối chức năng nghiên cứu cảitiến kỹ thuật Tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm theo các hướng dẫn màCông ty đã ban hành

Trang 39

Qua sơ đồ tổ chức của công ty ta thấy khối kế hoạch có vị trí quan trọngtrong công ty, quản lý trực tiếp các nhà máy và dưới sự giám sát trực tiếp củaphó tổng giám đốc phụ trách sản xuất Khối kế hoạch và các phòng ban cómối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi thông tingiữa các đơn vị.

1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây

Trong những năm gần đây, dù gặp rất nhiều khó khăn như giá cảnguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất tăng liên tục, cạnh tranh trên thịtrường diễn ra ngày một gay gắt, cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty giấyViệt Nam, công với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên trong công ty thìkết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều đạt được kết quả khả quan, vượt

kế hoạch đề ra Do chủ động nắm bắt nhu cầu của thị trường, đối phó kịp thờivới những thay đổi bất lợi trên thị trường nguyên vật liệu nên kết quả sản xuấtcủa công ty luôn được đánh giá là ổn định, năm sau cao hơn năm trước Điều

đó được thể hiện trong các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trongnhững năm gần đây

1.4.1 Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất

Trong 3 năm từ 2006 tới 2008, mặc dù cạnh tranh trên thị trường VPPngày càng ngay gắt, giá cả nguyên vật liệu biến động phức tạp, Tuy nhiêncùng với sự hỗ trợ từ tổng công ty giấy Việt Nam, công ty đã kịp thời tháo gỡnhững khó khăn vướng mắc trong hoạt động SXKD, số lượng sản phẩm sảnxuất ra của công ty luôn tăng Đáp ứng kịp thời nhu cầu ngày càng tăng vềsản phẩm của Hồng Hà trên thị trường Sau đây là số liệu về việc thực hiệncác chỉ tiêu sản xuất một số loại sản phẩm cơ bản của công ty là bút, dụng cụhọc sinh và vở các loại

Trang 40

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu sản xuất một số

sản phẩm cơ bản

Đơn v :1000ị:1000

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

KH TH % KH TH % KH TH % Bút, dụng cụ học sinh 9000 9050 100,5 9500 9.600 101 10.000 10.053 100,5

Vở các loại 38000 41515 109 42000 42.562 101 46.820 45.509 97,2

Nguồn: Khối kế hoạch công ty CP VPP Hồng Hà

Có thể thấy trong 3 năm, tình hình sản xuất bút và dụng cụ học sinh luônvượt kế hoạch đặt ra Với tình hình sản xuất vở các loại thì trong 2 năm 2006

và 2007 luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra Tuy nhiên việc thực hiện kế hoạchsản xuất vở các loại trong năm 2008 lại không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.Nguyên nhân của thực trạng này là do trong năm 2008 công ty chưa thu mua

đủ nguyên vật liệu đáp ứng cho sản xuất Thực tế này dẫn tới trong năm 2008

có những thời điểm không đủ hàng cung cấp cho thị trường

1.4.2 Chỉ tiêu kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lãi cơ bản trên cổ phiếu, thu nhập bình quân

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự đoàn kết nhất trí của toàn thểCBNV trong công ty, cùng với sự giúp đỡ của tổng công ty giấy, sự hỗ trợ từcác chính sách của nhà nước công ty đã đẩy mạnh sản xuất và đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể trong kinh doanh Công ty ngày một khẳng định uytín của mình ở trong nước và bước đầu vươn ra nước ngoài

Doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm và đều vượt mức kếhoạch đề ra Ngoài ra mức vượt kế hoạch cũng tăng dần qua các năm Thểhiện, năm 2006 chỉ tiêu doanh thu đạt 111% so với KH đề ra, năm 2007 là112%, đến năm 2008 con số này là 115% Sự tăng lên của doanh thu đượcđánh giá là tăng cao và ổn định

Tương ứng với sự tăng của doanh thu thì lợi nhuận của công ty cũng tăng

Ngày đăng: 14/12/2012, 10:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS. Hà Văn Hội, “Quản trị học- những vấn đề cơ bản” (Tập 1). NXB Bưu Điện Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị học- những vấn đề cơ bản
Nhà XB: NXB Bưu Điện
2. TS. Hồ Tiến Dũng, “Quản trị sản xuất và điều hành”. NXB Lao động 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị sản xuất và điều hành
Nhà XB: NXB Lao động 2008
4. Báo cáo “Tổng kết hoạt động SXKD năm 2007, phương hướng, chỉ tiêu và nhiệm vụ năm 2008. Định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2008-2010” – Công ty CP VPP Hồng Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết hoạt động SXKD năm 2007, phương hướng, chỉ tiêu và nhiệm vụ năm 2008. Định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2008-2010
5. Báo cáo “Tổng kết hoạt động SXKD năm 2008, phương hướng, chỉ tiêu và nhiệm vụ năm 2009” – Công ty CP VPP Hồng Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng kết hoạt động SXKD năm 2008, phương hướng, chỉ tiêu và nhiệm vụ năm 2009
3. Biểu mẫu ISO 2006 – Công ty CP VPP Hồng Hà Khác
6. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà.Kế hoạch sản xuất thời vụ năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà Khác
7. Định mức sản xuất sản phẩm công ty CP VPP Hồng Hà Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các kế hoạch chức năng trong doanh nghiệp (Trang 17)
Sơ đồ 1.2: Qui trình kế hoạch hóa sản xuất tại doanh nghiệp - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 1.2 Qui trình kế hoạch hóa sản xuất tại doanh nghiệp (Trang 18)
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty CP VPP Hồng Hà - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty CP VPP Hồng Hà (Trang 34)
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện KH SXKD giai đoạn 2006-2008 - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Bảng 2.2 Tình hình thực hiện KH SXKD giai đoạn 2006-2008 (Trang 41)
2.1.1. Tình hình tài chính của công ty - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
2.1.1. Tình hình tài chính của công ty (Trang 42)
Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2007, 2008  công ty CP VPP Hồng Hà - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu năm 2007, 2008 công ty CP VPP Hồng Hà (Trang 42)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức khối kế hoạch công ty CP VPP Hồng Hà - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức khối kế hoạch công ty CP VPP Hồng Hà (Trang 44)
Sơ đồ 2.3: Quy trình kế hoạch hoá sản xuất tại công ty - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 2.3 Quy trình kế hoạch hoá sản xuất tại công ty (Trang 49)
Như vậy có thể hình dung quy trình kế hoạch hoá sản xuất tại công ty cổ phần VPP Hồng Hà là quy trình PDCA được thể hiện đơn giản thông qua  sơ đồ sau: - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
h ư vậy có thể hình dung quy trình kế hoạch hoá sản xuất tại công ty cổ phần VPP Hồng Hà là quy trình PDCA được thể hiện đơn giản thông qua sơ đồ sau: (Trang 50)
Sơ đồ 2.4: Quy trình kế hoạch hoá PDCA - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 2.4 Quy trình kế hoạch hoá PDCA (Trang 50)
Sau đây là ví dụ về tình hình tiêu thụ dự kiến của dòng sản phẩm Pupil Fantasy thời vụ năm 2008 - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
au đây là ví dụ về tình hình tiêu thụ dự kiến của dòng sản phẩm Pupil Fantasy thời vụ năm 2008 (Trang 54)
Bảng 2.5: Kế hoạch sản xuất sản phẩm năm 2008 công ty CP VPP  Hồng Hà - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Bảng 2.5 Kế hoạch sản xuất sản phẩm năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà (Trang 59)
Bảng 2.6: Kế hoạch sản xuất tháng 1 năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Bảng 2.6 Kế hoạch sản xuất tháng 1 năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà (Trang 60)
Bảng 2.6: Kế hoạch sản xuất tháng 1 năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Bảng 2.6 Kế hoạch sản xuất tháng 1 năm 2008 công ty CP VPP Hồng Hà (Trang 60)
Sơ đồ 2.6: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 2.6 Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất (Trang 63)
Tình hình THCung cấp  - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
nh hình THCung cấp (Trang 66)
Sơ đồ 2.7: Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch hoá sản xuất - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 2.7 Tổ chức thực hiện công tác kế hoạch hoá sản xuất (Trang 66)
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009-2010 - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009-2010 (Trang 76)
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009-2010 - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009-2010 (Trang 76)
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức khối kế hoạch sau hoàn thiện - Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa sản xuất tại công ty cổ phần văn phòng phẩm Hồng Hà
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức khối kế hoạch sau hoàn thiện (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w