1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế

66 995 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 852 KB

Nội dung

Trong đó Thừa thiên Huế là một trong những vùng mà có vùng cát nội đồng và ven biển khá lớn, là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạy cảm với điều kiện khí hậu, thời tiết. Điều kiện môi trường của vùng đất này trong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên và con người. Sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa là những mối đe dọa thường xuyên. Ngoài yếu tố khách quan, cũng không ít lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản... đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường. Qua đó ta thấy vấn đề trồng rừng trên vùng đất cát là rất quan trọng,bên cạnh đó việc chọn loài cho phù hợp để trồng trên vùng đất cát là rất cần thiết Trước những vấn đề trên thì tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Nhằm tìm hiểu đánh giá các loài keo trồng trên vùng các và tìm ra những loài Keo tốt nhất có khả năng sống tốt trên vùng các ven biển.

Trang 1

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có chức năng bảo vệ và cải tạo môi trường sống, khoa học đãchứng minh rằng: rừng có khả năng điều hoà O2 và CO2 trong khí quyển, làmtrong sạch không khí, chắn gió, giữ nước…Vì vậy, người ta coi rừng là láphổi của trái đất

Ở vùng đất cát rừng không chỉ chắn gió mà còn là tấm thảm xanh bảo vệ,cải tạo và giữ ẩm cho đất cát vốn nghèo chất dinh dưỡng Đặc biệt là rừngchắn cát bay ở ven biển miền trung đã ngăn cản nạn cát vùi lấp ruộng vườn,nhà cửa, làng mạc, đường xá…

Ngày nay, diện tích rừng của nước ta càng bị thu hẹp đặc biệt là nạn chặtphá rừng gây thiệt hại lớn cho tài nguyên và môi trường Năm 1945, ViệtNam đã có 19 triệu ha rừng, năm 1990 đã trồng thêm 2 triệu ha mà diện tíchvẫn bị thu hẹp, đến năm 1994 chỉ còn khoảng 9,3 triệu ha Tỷ lệ rừng che phủ

so với diện tích cả nước là 28% dưới mức bảo đảm an toàn sinh thái cho mộtQuốc gia Vì vậy, yêu cầu cần có ngay một chương trình hành động để cứulấy tài nguyên rừng, bảo vệ nguồn sống của chúng ta Đáp ứng sự đòi hỏi cấpbách đó Đảng và nhà nước đã đề ra và thực hiện một số chương trình dự ántrồng rừng như: chương trình 327, dự án 661… Đồng thời kêu gọi sự tham giađầu tư của một số chương trình dự án nước ngoài như: dự án Việt - Đức, dự

án Phần Lan …

Bên cạnh khôi phục đất trống đồi núi trọc, Đảng và nhà nước ta cũng rấtquan tâm đến vấn đề khôi phục và cải tạo môi trường vùng cát ven biển bị bỏhoang bấy lâu

Trong đó Thừa thiên Huế là một trong những vùng mà có vùng cát nộiđồng và ven biển khá lớn, là một tiểu vùng sinh thái khắc nghiệt và rất nhạycảm với điều kiện khí hậu, thời tiết Điều kiện môi trường của vùng đất nàytrong nhiều năm qua có sự biến động khá mạnh do tác động của thiên nhiên

và con người Sạt lở bờ biển và hiện tượng cát bay, cát nhảy, hoang mạc hóa

là những mối đe dọa thường xuyên Ngoài yếu tố khách quan, cũng không ít

lý do chủ quan như việc phát triển sản xuất, đào hồ nuôi trồng thủy sản, khaithác khoáng sản đã làm xáo trộn không ít cảnh quan, môi trường

Trang 2

Qua đó ta thấy vấn đề trồng rừng trên vùng đất cát là rất quan trọng,bêncạnh đó việc chọn loài cho phù hợp để trồng trên vùng đất cát là rất cần thiết

Để giải quyết yêu cầu đó,tuy ngành lâm nghiệp Thừa Thiên Huế đã baonăm đầu tư công sức để chọn lựa một số loài cây trồng thích hợp với mongmuốn tạo ra những khu rừng có chất lượng Họ đã tìm ra được loài Keo lưỡi

liềm (còn gọi là keo lá liềm vì lá có hình lưỡi liềm) có tên khoa học là Acacia

crassicarpa A cunn ex benth, thuộc họ Trinh nữ (Mimosaceae) Cây thân gỗ

có thể biến dạng từ thân bụi đến thân gỗ lớn tuỳ môi trường sống Nơi nguyênsản tại các đụn cát ven biển (Australia) là cây thân bụi cao 2-3m, còn bìnhthường cao 5-20m, nơi thích hợp cao tới 30m, đường kính thân ít khi to quá50cm Thân thẳng, đâm nhiều cành nhánh, vỏ màu sẫm hay nâu xám, nhiềuvết nứt sâu Rễ phát triển mạnh, có nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh nênvừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất rất tốt, đặc biệt là các vùng cát trắng ven

biển là kiện tướng được chọn lọc từ tập đoàn keo Acacia spp (bao gồm A.

crassicarpa, A auriculiformis, A mangium…) trồng thử nghiệm trên vùng cát

nội đồng của tỉnh Do thể hiện được nhiều đặc điểm thích nghi: chịu hạn, chịugió, chịu đất nghèo dinh dưỡng,… và sinh trưởng nhanh hơn hẳn các loàiđồng hành trong tập đoàn thử nghiệm, nên keo lưỡi liềm đã được chọn đưatrồng rộng rãi trên nhiều diện tích đất cát nội đồng và một ít trên đất cát venbiển từ Phong Điền đến Phú Lộc Vài năm trở lại đây, cứ vào mùa nắng nóng,khi có những đợt hạn kéo dài nhiều ngày (thường vào khoảng tháng 6 – 7dương lịch), hàng loạt cây keo lưỡi liềm ở các khu rừng trồng khác nhau bịcháy khô Hiện tượng xảy ra mang tính vừa đồng loạt, vừa cục bộ Đồng loạt

ở chỗ là cùng thời điểm, trên nhiều khu rừng trồng khác nhau đều có cây chết,cục bộ ở chỗ là trên cùng một khu rừng trồng, thậm chí trên cùng một luốngtrồng, cây không chết liên tục mà lại chết theo kiểu nhảy cóc, tạo thành nhữngthảm da beo Có khi hai cây kề cận nhau, một cây chết khô, một cây vẫn xanhtươi

Từ đó cho ta thấy rằng các nhà khoa học mới chỉ dừng lại ở chổ tìm raloài thích hợp ở tập đoàn acacia đó là loài keo lưỡi liềm nhưng đánh giá sựsinh truongr, phát triển các dòng của loài này trên các vùng sinh thái khácnhau thì chưa có,việc chọn dòng keo này thích hợp với vùng sinh thái này thìchưa có sự đánh giá kỷ lưỡng vì vậy ta phải có so sánh đánh giá sự phát triểncủa các dòng keo trên cùng một vùng hay các vùng sinh thái khác nhau là rất

Trang 3

cần thiết để chọn được loài keo thích hợp nhất qua quá trình so sanh đánh giágiữa các loài,đồng thời đánh giá xem loài keo lưỡi liềm này còn có khả năngthích ứng trên các vùng sinh thái khác nữa không Trước những vấn đề trên

thì tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên

vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế” Nhằm tìm hiểu đánh giá các loài keo

trồng trên vùng các và tìm ra những loài Keo tốt nhất có khả năng sống tốttrên vùng các ven biển

Trang 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều công trìnhnghiên cứu về cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng rừng, đặc biệt là khoa họcsản lượng rừng từ khoảng những năm 60 của thế kỷ này đã đạt được nhữngthành tựu to lớn Nhiều vấn đề trước đây thuộc phạm trù nghiên cứu định tính,

mô tả thì nay đã trở thành khoa học định lượng chính xác

Định hướng nghiên cứu cấu trúc sinh trưởng và sản lượng rừng đã đượccác nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô hình toán học từ đơn giảnđến phức tạp nhằm định lượng hóa các quy luật của tự nhiên, nhờ đó mà giảiquyết được nhiều vấn đề trong kinh doang rừng, đặc biệt là trong lĩnh vực lậpbiểu chuyên phục vụ cho công tác điều tra dự toán sản lượng cũng như xâydựng hệ thống biện pháp kinh doang nuôi dưỡng rừng cho từng đối tượng cụ thể.Điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nước cóliên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

2.1 Tình hình trên thế giới

Ngiên cứu về sinh trưởng cây rừng đã được đề cập từ thế kỷ XVIII Vềlĩnh vực này phải kể đến các tác giả: Oettelt, Pauslen, Baur, Borggreve,Breymann, Cotta, H Danckelmann, Draudt, Nhìn chung những nghiên cứu vềsinh trưởng của cây rừng và lâm phần, Phần lớn được xây dựng thành các môhình toán học chặt chẻ và được công bố trong các công trình của Meyer, H.A

và D.D Stevenson(1943), Schumacher, F.X và Coile, T.X (1960), Alder(1980)…trong lịch sử ra đời và phát triển của sản lượng rừng đã xuất hiệnhàm sinh trưởng của Gompertz (1825), tiếp sau đó là các hàm sinh trưởng củacác tác giả khác như: Korsun-Assmann Frane, Schumacher, Korf,

Riêng về các loài keo thì có sự nghiên cứu của các tác giả như:

Keo lá tràm lần đầu tiên được Cunningham(1878) nghiên cứu và đề cậptrong bộ “Flora” của C.Bentham Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trămcông trình nghiên cứu chuyên sâu về loài cây này ở nhiều lĩnh vực khác nhau

Có thể thống kê một số công trình tiêu biểu của một số tác giả về một sốlĩnh vực sau:

Trang 5

Về hình thái giải phẩu thực vực có công trình nghiên cứu chuyên sau củacác tác giả: Pedley, L (1990), Verdcord, B (1979)

Về sinh lý học,sinh hóa được đề cập trong công trình nghiên cứu củaVerhoef, L (1990), Pewloung và cộng sự (1989), Pukittayacamee, P (1987),Delwaulle,J.C (1979), Bobye, F.Ade (1982), Turnbull,J.W (1990)

Về sinh thái và vùng phân bố có công trình của Brewbaker, J.L (1986)

Về sinh trưởng, tăng trưởng, năng suất sinh khối và sản lượng có thể kể tớicông trình nghiên cứu của Tanpibal, W và cộng sự (1991), Ugalde, L.A(1983),Prasad, R and Chadhar, SK (1987)

Về giá trị sử dụng có công trình của các tác giả Hawkins, T (1987),Chomcharn, A, Visuthidepakul, S and Hortrakull, P (1986), Logan, A.F(1981), Soetrisno, T (1990)

Keo tai tượng những năm 1980, các loài keo đã đưa vào thử nghiệm ởnhiều nước vì những khả năng yêu việt của chúng, nhất là khả năng cải tạođất, chống xói mòn, năng suất cao Khảo nghiệm ở Philippin với 7 loài, chothấy Keo tai tượng có chiều cao đứng thứ ba ở hai điểm thí nghiệm(HaVmoller,1989) (1991)

Bảng 2.1 Sinh trưởng chiều cao các loài keo 18 tháng tuổi

Trang 6

giả cho rằng cắt một nửa phiến lá đem lại kết quả ra rể tốt nhất cho loài câykeo tai tượng, thể hiện qua số liệu.

Bảng 2.2 Vai trò của lá trong giâm hom keo tai tượng

Đến tháng 7 năm 1978, sau khi xem xét các mẫu tiêu bản tại phòng tiêubản thực vật ở Queensland (Australia) được gửi đến từ tháng 1 năm 1977Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo lá tràm( Lê Đình Khả 1999)

Keo lai tự nhiên cũng được phát hiện ở Papua New Guinea (Turnbull,

1986, Grifin, 1988, ở Malaysia và Thái Lan ( Kijkar, 1992)…

Trong giai đoạn vườn ươm cây keo lai hình thành lá giả ( phylode) sớmhơn keo tai tượng và muộn hơn keo lá tram (Rufelds, 1988)

Sinh trưởng cây keo lai tự nhiên đời F1 tốt hiwn xuất xứ Sabad của keotai tượng, song kém hơn xuất xứ ngoại lai như Oriomo (Papua New Guinea)hoặc Ciaudie River ( Queeland,Australia), còn sinh trưởng của những cây đời

F2 trở đi thì không đồng điều so với trị số trung bình và còn kém hơn cả Keotai tượng

Khi đánh giá chỉ tiêu chất lượng của cây keo lai Pinso và Nái (1991) thấyrằng độ thân thẳng,đoạn thân dưới cành,đọ tròn điều của thân,…Ở cây keo laiđều tốt hơn hai loài keo bố mẹ và cho rằng Keo lai còn có ưu điểm llaf cóđỉnh ngọn sinh trưởng tốt, thân cây đơn trục và tỉa cành tự nhiên tốt(Pinyopusarerk, 1990)

Trang 7

Keo lưỡi liềm (A crasscicarpa) có nguồn gốc từ Australia, Papua New

Guinea và Indonesia, có phân bố ở vĩ độ 8 - 20o Nam, độ cao 5 - 200 m trênmặt biển, lượng mưa 1000 -3500 mm/năm, gỗ có tỷ trọng 0,6 - 0,7 thích hợpcho xây dựng, làm đồ mộc (Doran, Turnbull, etal, 1997)

- Acacia crassicarpa là loại cây thân gỗ, vỏ nâu vàng, lá cây hình lưỡi

liềm có cuống, tán cây rộng hình tháp, có nhiều cành, là loài có khả năngphân cành sớm, cây con dưới một tuổi có lá kép lông chim 2 lần, trên cànhtrưởng thành có dang lá đơn, phiến lá mịn hình dáng có dạng lưỡi liềm, hình

có mũi lồi tù, đuôi cuốn lá dài 20-30cm, lá rộng 5-7cm có 3 gân song song, ládày hơn và màu xanh hơn loài Acacia hybrid, cụm hoa hình bông daif-9cm,

số nhụy 110-120, tràng hoa có màu vàng nhạt, mùa ra hoa tháng 6-11, quảđậu xoắn, có hình hạt 2.5-4mm màu đen

Theo (Hanum &Van der Maesen, 1997; p 57) A crassicarpa có vùng

phân bố rộng nhiệt độ thích hợp từ 15-34 độ C lượng mưa từ 500-3500

mm mùa khô có thể kéo dài 6 tháng phân bố từ vùng đất cát ven biển đến đấtđồi núi, xuất hiện ơ nơi đất khô hạn, nhiểm mặn Nó thích hợp với nhiều loạiđất (Đất ven biển, đất vàng, đất núi lửa đất acid hay bị ngập lụt vào mùa ẩm.)

- Việc chọn lọc dòng có khả năng chịu nóng, chịu hạn và sinh trưởngvượt trội hơn cây đại trà là lựa chọn chỉ tiêu đánh giá phù hợp khi chọn lọcdòng cây trồng vùng đất cát ven biển Khả năng chịu hạn, nóng ở cây trồng làtính trạng được kiểm soát bởi nhiều gen Tuy nhiên, những công trình nghiêncứu về cơ chế phân tử của khả năng chịu hạn, nóng của thực vật trong cácnăm gần đây đã chỉ ra rằng: trong số hàng trăm gen tham gia vào quá trìnhchịu hạn, nóng của thực vât, chúng được chia thành hai nhóm: Nhóm1- genđiều khiển (gen tổng hợp protein điều khiển quá trình phiên mã -transcriptionfactor, kinase ) và nhóm 2- gen chức năng (gen tham gia vào quá trình tổnghợp photphatases, protease, late embryogenesis abundant (LEA), các proteinsinh tổng hợp amino acids, đường: proline, mannitol, sorbitol làm cho thực vậttạo ra hàng loạt phản ứng sinh hoá và sinh lí để tồn tại và thích nghi Nghiên cứutách chiết và xác định gen điều khiển trong việc chọn tạo giống cây trồng cókhả năng kháng hạn, nóng đã và đang là tâm điểm của hàng loạt các phòng thínghiệm trên toàn thế giới

Trang 8

Tuy nhiên, trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các loài keo,nhưng vẫn chưa có những nghiên cứu đi sau vào các tính chất của keo nhưtính chất vật lý hay cơ học, những nghiên cứu đi sâu tìm hiêu khả năng sinhtrưởng của các loài keo này trên vùng các Chưa có nghiên cứu một cách tổnghợp chọn lọc cây trội và khảo nghiệm dòng vô tính đẻ từ đó chọn tạo ra cácdòng tốt nhất để trồng thích hợp vùng cát

2.2 Tình hình trong nước

Đối với tình hình trong nước thì ta điểm qua một số công trình nghiêncứu về các loài keo và một số mô hình nghiên cứu co liên quan

2.2.1 Các công trình nghiên cứu về các loài keo

- Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn ex benth) thuộc họ trinh nữ (Minosaceae) Qua điều tra tập đoàn cây trồng cây trồng rừng chủ yếu trên

đất cát nội đồng vùng miền Trung đã xác định keo lưỡi Liềm là loài cây trồng

có triển vọng nhất Đây là loài cây có khả năng thích nghi trong điều kiệnkhắc nghiệt của đất cát nội đồng, có khả năng sinh trưởng tốt trên cát nộiđồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợp trong điều kiện cát bay cục bộnhờ bộ rễ đặc biệt phát triển Ngoài ra, với bộ rễ có nhiều nốt sần và bộ tán ládày, rụng lá nhiều nên có ưu thế trong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường Gỗlớn dùng đóng đồ mộc, gỗ xây dựng, làm ván ghép thanh… Gỗ nhỏ dùng làmnguyên liệu giấy, dăm, ván sợi ép, trụ mỏ

Theo Đặng Thái Dương 2008, Sinh trưởng đường kính của 4 loài keo gaiđoạn 9 tháng tuổi trong mô hình là có khác nhau Giá trị trung bình về đườngkính gốc của 105 cây mỗi loài thì loài keo lưỡi Liềm là lớn nhất 3,13 cm và thấpnhất là keo lá tràm 1,46cm Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy: + Ftính

= 6957,3> F05 = 4,75 điều này chứng tỏ sinh trường về đường kính gốc D0 củacác loài keo ở mô hình này đã có sự sai khác nhau rõ rệt với độ tin cậy 95%.+ Kết quả tính toán tiêu chuẩn t xác định loài có sinh trưởng đường kínhtốt nhất được kết quả ttính= 5,5 > t05 = 4,3, cho thấy sinh trưởng đường kính củaloài keo lưởi Liềm lớn hơn rõ rệt so với loài keo lai Dựa vào số liệu và kếtquả xử lý thống kê cho thấy sinh trưởng về đường kinh sgốc của loài keo lưỡiLiềm là lớn nhất Do đó ta chọn loài keo có đường kính gốc trung bình lớnnhất là keo lưỡi Liềm

Trang 9

Sinh trưởng về chiều cao bình quân số cây của 3 lần lặp thì keo lai là lớnnhất (1,4 cm) và thấp nhất là keo lá tràm (0,78 cm)

Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy: + Ftính = 723,9 > F05 = 4,75điều này chứng tỏ sinh trường về chiều cao vút ngọn của các loài keo ở môhình này đã có sự chênh lệch với độ tin cậy ≥ 95%

+ Xác định loài sinh trưởng chiều cao lớn nhất, tiến hành so sánh chiềucao giữa hai loài có giá trị bình quân lớn nhất và lớn nhì, kết quả là: ttính = 4,0

< t05 = 4,3 cho thấy sinh trường chiều cao vút ngọn của hai loài keo lai và keolưỡi Liềm trên vùng đất cát ven biển là như nhau

Sinh trưởng đường kính tán của các loài keo trên vùng đất cát ven biển làkhá lớn đặc biệt là keo lưỡi Liềm đạt (1,26m-1,36m) và keo lai (1,18m-1,22m) Với mật độ trồng rừng là 2m x 2m thì chỉ sau 8 tháng tuổi độ tán checủa rừng loài keo lưỡi Liềm đạt 65,5%, loài keo lai đạt 60%, keo tai tượngđạt 35%, keo lá tràm đạt 31% Qua kết quả phân tích phương sai cho thấy:+ Ftính = 1224,1 > F05 = 4,75 điều này chứng tỏ sinh trường về đường kínhtán của các loài keo ở mô hình này là có khác nhau với độ tin cậy ≥ 95%.+ Dùng tiêu chuẩn t để lựa chọn loài sinh trưởng tốt nhất về đường kính tánkết quả được ttính = 6.35 > t05 = 4,3 Do đó sinh trưởng về đường kính tán của keolưỡi Liềm là tốt nhất

Qua việc phân tích kết quả về sinh trưởng chiều cao, đường kính, đuờngkính tán của 4 loài keo trồng trên vùng đất cát ven biển thấy rằng: Sinh trưởngđường kính gốc và đường kính tán của loài keo lưỡi Liềm là lớn nhất; sinhtrưởng chiều cao của keo lai và keo lưõi Liềm là như nhau và lớn hơn rõ rệtloài keo lá tràm và keo tai tượng

Tỷ lệ sống của rừng trồng là một chi tiêu rất quan trong trong việc đánhgiá sự thành công hay thất bại của công tác trồng rừng, đặc biệt là trồng rừngtrên vùng đất cát ven biển Hiện nay số loài cây lâm nghiệp tồn tại được trênvùng cát trắng ven biển còn rất ít, lý do chủ yếu do tính chất khắc nghiệt củađất cát và khí hậu vùng cát làm cho cây trồng không thể chịu đựng nỗi Tỷ lệsống của các loài keo trồng trong mô hình là khá cao: keo tai tượng đạt 75%,keo lá tràm là 85%, keo lai 95% và cao nhất là keo lưỡi Liềm 96% Quanghiên cứu thấy rằng kỹ thuật làm đất, chế độ chăm sóc và trồng dặm sau thời

Trang 10

kỳ lạnh nhất trong năm (tháng 1-3) đã đảm bảo tỷ lệ sống của cây trồng Cácloài keo có khả năng chịu nóng và chịu hạn tốt vì vậy trong thời kỳ nóng nhấttrong năm (tháng 5,6,7) tỷ lệ sống của rừng keo vẫn ổn định.

Các loài keo vùng thấp là những loài có diện tích trồng rừng lớn nhất ởnước ta Có thể nói gần 40% diện tích trồng rừng ở vùng đồi thấp hiện nay làKeo vì thế nghiên cứu chọn giống cho các loài keo vùng thấp từ khâu khảonghiệm xuất xứ đến chọn lọc cây trội, lai giống và khảo nghiệm giống là có ýnghĩa rất thiết thực trong sản xuất lâm nghiệp

Đầu những năm 1980 bốn loài keo vùng thấp là Keo lá tràm, Keo tai

tượng (A mangium),

Keo lá liềm (A crassicarpa), và Keo nâu (A alaucocarpa) đã được

nhập trồng thử tại Ba Vì (HàTây), Hóa Thượng (Thái Nguyên) và Trảng Bom(Đồng Nai) Đánh giá sơ bộ năm 1991 đã thấy trong 4 loài keo được trồng thửnăm 1982 tại Ba Vì và năm 1984 tại Hóa Thượng thì ba loài keo có sinhtrưởng nhanh là keo tai tượng, Keo lá liềm (Lê Đình Khả, Nguyễn HoàngNghĩa, 1991) tại Đông Hà đã trồng các lô hạt của CSIRO (Australia) gồm 13

xuất xứ keo lá tràm (A auriculiformis), 9 xuất xứ

Keo lá liềm (A crassicarpa) Đây là những nguồn vật liệu rất có ý nghĩa

và thuận lợi cho những nghiên cứu tiếp theo Keo lá liềm là loài cây mới được

đưa vào trồng ở nước ta vào đầu những năm 1980, là loài có sinh trưởngnhanh nhất trong các loài keo ở vùng thấp, có thể gây trồng trên đất cát nộiđồng có lên líp ở tỉnh ThừaThiên-Huế, đồng thời có thể sinh trưởng trên cáclập địa đất đồi núi ở nhiều vùng trong cả nước Vì vậy nghiên cứu chọn tạogiống keo lá liềm trồng trên vùng đất cát là có cơ sở khoa học và thực tiển cao.Theo Nguyễn Thị Liệu 2008 keo lưỡi Liềm là loài có triển vọng nhấttrên đất cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ Đây là loài cây có khả năng thíchnghi tốt trên điều kiện khắc nghiệt của đất cát nội đồng Chúng có khả năngsinh trưởng tốt trên cát nội đồng úng ngập khi được lên líp, vừa thích hợptrong điều kiện cát bay cục bộ vì nó có bộ rễ đặc biệt phát triển Ngoài ra với

bộ rễ phát triển, có nhiều nốt sần và bộ tán lá dày, rụng lá nhiều nó có ưu thếtrong việc cải tạo đất, cải tạo môi trường

Trang 11

- Keo lai ở Việt Nam là giống keo lai tự nhiên giữa keo tai tượng và keo

lá tràm được phát hiện từ năm 1992, những cây keo lai này gọi là keo lai đượcphát hiện tại các vùng như: Tân Tạo, Song Mây, Trị An…

Nghiên cứu chọn lọc cây trội, nhân giống và bước đầu trồng khảonghiệm dòng vô tính keo lai ở Đông Nam Bộ do Phạm Văn Tuấn, Lưu BáThịnh, Phạm Văn Chiến tiến hành (1995, 1998, 1999), cho thấy hom chồi củakeo lai cho tỷ lệ ra rể cao nhất nếu được giâm từ tháng 5 đến tháng 7 và được

sử lý bằng IBA dạng bột nồng độ 0.7% và 0.1%

Nghiên cứu về nhân giống hom keo của Lê Đình Khả, Đoàn Thị Bích,Nguyễn Đình Hải (1999) cho thấy những dòng keo có sinh trưởng nhanh vàchất lượng tốt đã được khảo nghiệm và đánh giá cho thấy Indol Butinic Axit(IBA), dạng bột ( tức TTG1), nồng độ 0.75% là loại kích thích ra rể thích hợpnhất cho keo lai

- Keo tai tượng thì có một số nghiên cứu trong nươc như:

Năm 1990 một bộ xuất xứ keo tai tượng được trung tâm nghiên cứuĐông Nam Bộ thực hiện tai Song Mây ( Đồng Nai), và Bầu Bàng ( Song Bé),cho thấy sinh trưởng keo tai tượng owe Bầu Bàng năm 1990 vượt hơn hẳnSong Mây, các xuất xứ có nhiều thây đổi thậm chí là ngược nhau

Năm 1991 qua khảo nghiệm xuất xứ đồng bộ tại Đá Chông, Đông Hà và

La ngà cho thấy: sau 54 tháng tuổi ở đông hà xuất xứ Pongaki là xuất xứ tốtnhất trong tổng số 7 xuất xứ, sau 16 tháng tuổi ở LA Ngà xuất xứ Pongakixếp thứ tư trong tổng số 7 xuất xứ

Nguyễn Thị The (1996) gây trồng keo tai tượng ở Thanh Hóa, bước đầucho thấy kết quả Keo tai tượng trồng tại trạm nghiên cứu Lâm Nghiệp, nơi cótừng đất dầy trên 70 cm,

2.2.2 một số mô hình trồng rừng trên vùng cát

Mô hình trồng rừng trên vùng cát ven biển Bình Trị Thiên.

* Mô hình rừng trồng tập trung:

- Mô hình trồng rừng hỗn loài bằng các loài keo: Keo lưỡi liềm + Keo lá

tràm + Keo chịu hạn (A dificilis):

- Địa điểm: xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc - Thừa Thiên Huế

Trang 12

- Năm trồng: 1997.

- Diện tích: 20 ha

- Dự án: PAM

- Đơn vị thực hiện: hạt kiểm lâm Phú Lộc - Thừa Thiên Huế

- Mật độ trồng ban đầu: 1650 cây/ha (3m x 2m)

- Phương thức trồng: hỗn giao theo băng, mỗi băng gồm 10 hàng cây

- Lập địa: đất cát xám trắng, ngập nước mùa mưa

- Phương pháp làm đất: lên líp đôi, cao khoảng 30 - 40cm

Tình hình sinh trưởng của cây trồng trong mô hình được trình bày ở bảngsau:

Bảng 2.3: Sinh trưởng của rừng keo trồng hỗn loài 5 năm tuổi.

Loài cây Mật độ hiện

còn

D 1,3 bình quân (cm)

H vn bình quân (m)

D T bình quân (m)

Qua bảng 2.3 cho ta thấy: Trên vùng đất cát bán ngập nước vùng nộiđồng việc gây trồng rừng hỗn loài bằng các loài keo trên là không phù hợp vìmỗi loài keo chỉ thích hợp với một vùng sinh thái nhất định Trên vùng đất

này chỉ nên gây trồng rừng thuần loài bằng loài keo lưỡi liềm (A.crassicarpa)

là phù hợp nhất

* Mô hình trồng Keo lưỡi liềm thuần loài:

Nhiều nơi trong khu vực đã trồng rừng sản xuất trên vùng cát theo môhình này, mặc dù diện tích không tập trung (mỗi địa điểm có khoảng 15 - 50ha) Nguồn vốn trồng khá đa dạng: 327, PAM, ngân sách địa phương Mật độtrồng: 1650 - 2500 cây/ha Phương pháp làm đất: lên líp đơn hoặc đôi Trồngtheo băng, mỗi băng trồng 3 - 4 hàng cây, băng chừa 4 - 5m Lập địa trồng:trên vùng đất cát nội đồng bán ngập nước hoặc không ngập nước

Trang 13

Bảng 2.4: Sinh trưởng của keo lưỡi liễm 5 năm tuổi

Loài cây D 1,3 bình quân

(cm)

H vn bình quân (m)

D T bình quân (m)

Keo lưỡi

liềm

Qua bảng 2.2 cho ta thấy: Sau 5 năm trồng sinh trưởng keo lưỡi liềm đãđạt 10.4cm về đường kính và 9m về chiều cao, 4m về đường kính tán Đây lànhững dấu hiệu rất đáng mừng về triển vọng của loài cây này trên vùng đấtcát bán ngập nước nội đồng Xu thế hiện nay trồng rừng trên vùng đất cát nộiđồng ở các tỉnh Bình Trị Thiên loài cây được quan tâm và ưu tiên nhất là loàicây keo lưỡi liềm Nhưng nguồn giống của loài keo này hiện nay rất hiếm

* Mô hình trồng keo lá tràm thuần loài:

Đây là mô hình trồng rừng khá phổ biến trong những năm trước đây trênvùng cát nội đồng 3 tỉnh Bình Trị Thiên Hiện nay, trên hầu hết các dạng lậpđịa này đều còn rừng keo lá tràm Trên đất cát cố định mực nước ngầm sâuhoặc trung bình loài cây này sinh trưởng khá tốt còn những vùng bán ngậpnước thì loài keo này sinh trưởng rất chậm, nhiều nơi cây còi cọc nên phảiphá đi để trồng lại các loài cây khác

- Mô hình được trồng năm 1996 trong chương trình 327

- Đơn vị thực thi: hạt kiểm lâm Phú Lộc

- Địa điểm: xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế

- Lập địa: đất cát bán ngập nước

- Mật độ trồng: 2500 cây/ha

- Phương pháp làm đất: lên líp đôi Trồng rừng toàn diện

Trang 14

Bảng 2.5: Sinh trưởng của keo lá tràm 6 năm tuổi.

Loài cây Mật độ hiện

còn (cây)

D 1,3 bình quân (cm)

H vn bình quân (m)

D T bình quân (m)

Qua số liệu ở bảng 2.3 trên cho thấy: loài keo lá tràm không phù hợp vớivùng đất cát nội đồng có mực nước ngầm nông, mùa hè thì khô nóng, mùamưa thì ngập nước Cây sinh trưởng và phát triển rất kém, không có khả năngthành rừng Vì vậy, không nên trồng rừng keo lá tràm trên vùng đất cát nộiđồng, ngập nước

Nhận xét chung: Điểm qua một số mô hình trồng rừng tập trung trênvùng cát ven biển Bình Trị Thiên nhận thấy các mô hình còn ít về số lượng,chưa phong phú về nội dung, nhiều mô hình mới đang trong giai đoạn thửnghiệm Mô hình thành công nhất đã được khẳng định là mô hình trồng rừngphi lao phòng hộ chắn gió, cát, bảo vệ môi trường, đặc biệt trên các vùng cát

di động, bán cố định Mô hình có triển vọng và đề xuất cho mở rộng là keolưỡi liềm trên vùng cát nội đồng Bên cạnh những mô hình thành công, cũng

có không ít những mô hình thất bại cần rút kinh nghiệm như mô hình trồngkeo lá tràm trên vùng đất cát bán ngập nước, một số mô hình trồng rừng hỗngiao,

Trang 15

PHẦN 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Muc tiêu nghiên cứu

Đánh giá đặc điểm sinh trưởng ( Đường kính, Chiều cao, Tán lá, Thể tích

và Sinh khối của cây), nhằm xác định loài keo trồng phù hợp và chọn lọc câytrội của từng loài trên vùng đất cát ven biển Tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của keo lai, keo tai tượng, keolưỡi liềm trồng trên vùng đất cát cố định Tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.2 Sinh trưởng và tăng trưởng của keo lưỡi liềm giai đoạn 7 năm tuổi 3.3.3 Sinh trưởng và tăng trưởng của keo tai tượng giai đoạn 7 năm tuổi3.3.4 Sinh trưởng và tăng trưởng của keo lai giai đoạn 7 năm tuổi

3.3.5 So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng và tăng trưởng giữa các loài keo giaiđoạn 7 năm tuổi

3.3.6 Nghiên cứu về cấu trúc sinh khối của keo lưỡi liềm

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến đối tượng nghiên cứu như:Các loại ấn phẩm, thông tin khoa học về các loài keo, kế hoạch trồng rừng, hồ

sơ thiết kế, nghiệm thu hoặc bảng kiểm kê đánh giá hiện trạng rừng trồng mớinhất về khu vực điều tra, các loại bản đồ địa hình, bản đồ tỷ lệ 1/10000,khoảnh rừng trồng Chuẩn bị quy trình kỹ thuật, sổ tay điều tra quy hoạchrừng…

Xác định thông số kỹ thuật điều tra như dung lượng mẫu điều tra, các chỉtiêu cần đo đếm, xác định phương pháp đo đếm quan trắc các chỉ tiêu và cơ sởphân loại

Trang 16

Chuẩn bị dụng cụ như: Cưa, thước dây, sào mét, dây dọi, các biểu mẫuthống kê ngoại nghiệp, quy trình quy phạm điều tra, bảng biểu mẫu, phiếuđiều tra….

Xây dựng kế hoạch triển khai (thời gian, tiến độ thực hiện đúng hạngmục của công tác điều tra).Ngoài ra còn phải chuẩn bị chu đáo về nhân lực,hậu cần, văn phòng phẩm và tổ chức sinh hoặc đời sống Như vậy công tácchuẩn bị là điều kiện tiền đề để đảm bảo cho công việc điều tra trên đạt đượckết quả tốt

- Điều tra sơ thám

Nhằm nắm bắt được một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu để bổsung kịp thời các thông số kỹ thuật ở phần chuẩn bị

có chiều dài 20m và chiều rộng 20m

- Điều tra trên ô: Trước tiên mô tả đầy đủ tình hình sinh thái trên ô mẫu,

đánh số ô, ghi tên khoảnh, tiêu khu, lô…Tình hình thực bì, độ dốc độ cao,hướng dốc, loại đất , đá mẹ, tuổi cây, loài cây, năm trồng, tình hình sinhtrưởng phát triển, tình hình tái sinh, tình hình sâu bệnh hại, ghi chép các thôngtin và thực tế các biện pháp tác động…

Đánh số thứ tự cây trong ô, sau đó tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinhtrưởng:

+ Đường kính thân cây ở vị trí 1,3m (d13), chiều cao vút ngọn (hvn) vàđường kính bình quân tán cây (dT)

- Đối với chỉ tiêu d13 cách đo như sau:

Đo tất cả các cây ở trong ô theo phương pháp đo vanh thân cây ở vị trí1,3m (C13) sau đó chuyển đổi sang d13 theo công thức:

Trang 17

1416 , 3

13 13

C

d = (3,1416 là giá trị gần đúng của π)

- Đối với chiều cao vút ngọn (hvn)

Dùng sào mét chia đến decimet bằng vật liệu tre khô nhẹ, đo từ mặt đấtđến đỉnh sinh trưởng của cây

- Đối với đường kính tán cây (dt ):

Với những cây đo hvn tiến hành đo dt theo phương pháp sau: Lấy hình

chiếu của tán cây bằng dây dọi xuống mặt đất (nằm ngang), sau đó đo đườngkính tán theo hai hướng Đông - Tây, Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bìnhtheo công thức:

2

dt d nb d

t

+

=

Kết quả đo đạt, tính toán được ghi chép đầy đủ vào biểu mẫu sau:

PHIẾU ĐIỀU TRA CÂY ĐỨNG RỪNG TRỒNG

Ô tiêu chuẩn: Địa điểm: Địa hình:

Loài cây: Lô: Khoảnh: Độ cao:

Tuổi cây: Đất đai: Độ dốc:

Tình hình sinh trưởng: Đá mẹ: Hướng dốc:

Tình hình sâu bệnh: Thực bì: Ngày điều tra:

Tình hình tái sinh: Biện pháp tác động: Người điều tra:

Trang 18

3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu

- Nhập tất cả số liệu thu thập được ở bảng điều tra vào trong Excel rồitính toán về các chỉ tiêu đường kính trung bình, chiều cao trung bình, đườngkính tán trung bình, thể tích trung bình và tính sai tiêu chuẩn của từng chỉ tiêuCách tính

- Đối với đường kính trung bình và sai tiêu chuẩn

Từ mênu chính ta chọn Tool rồi chọn Data Analysis suất hiện hộp thoạiData Analysis ta chọn Descriptive Statistics xuất hiện cửa sổ thì ta nhập sốliệu cần tính vào rồi nhấn Ok cho ta bảng kết quả

- Mean: giá trị trung bình

- Mode ( giá trị yếu vị) : giá trị có tần số xuất hiện cao nhất trong dãy dữ liệu

- Median (giá trị trung vị): Là giá trị trung tâm của dãy dữ liệu Nếu một dãy dữ liệu có n giá trị được sắp xếp từ nhỏ đến lớn thì giá trị trung vị là số thứ (n + 1)/2

- Standard Error of the Mean: độ lệch chuẩn của giá trị trung bình

- Standard deviation (độ lệch chuẩn)

- Sample variance (phương sai mẫu)

- Range (khoảng quan sát): R = Xmax - Xmin

- Minimum: Giá trị nhỏ nhất trong dãy số liệu

- Maximum: Giá trị lớn nhất trong dãy số liệu

- Sum: Tổng giá trị dữ liệu

- Count: Dung lượng của mẫu, = n

G : tiết diện ngang thân cây G= 3,14146.R2

H : chiều cao cây

Trang 19

ΔH : lượng tăng trưởng bình quân về chiều cao vút ngọn.

ΔD : lượng tăng trưởng bình quân về đường kính gốc

ΔT : lượng tăng trưởng bình quân về đường kính tán

S : sai tiêu chuẩn

Vbq : thể tích bình quân cây

D1.3(bq) : đường kính bình quân cây

Hvn(bq) : chiều cao vút ngon bình quân cây

Dt(bq) : đường kính tán bình quâ

Trang 20

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu đã trình bày ở trên, tôi tiến hành

đo đếm cây trong mẫu, sau đó xử lý những số liệu thu thập được và được kếtquả như sau:

4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Địa bàn dự án đầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ vùng cát,vùng cửa sông và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm 5 huyện (huyệnPhong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc) với 50 xã Có vịtrí địa lý khá đặc biệt, nằm bên bờ biển Đông và chạy dài theo hướng Bắc -Nam Có toạ độ địa lý:

- Từ 16012’ 00’’ đến 16021’ 00’’ độ vĩ bắc

- Từ 107018’ 00’’ đến 108000’ 00’’ độ kinh đông

Phía Bắc giáp huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị

Phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng

Phía Đông giáp biển Đông

Phía Tây giáp các xã còn lại của các huyện trong vùng dự án

Tổng diện tích tự nhiên vùng dự án là: 86.659,0 ha

* Địa hình

Do quá trình lắng đọng, bồi tụ và trầm tích vật chất, quá trình vận độngtạo sơn để hình thành đất, vì vậy vùng cát ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đượccấu tạo bởi 3 kiểu địa hình sau:

Địa hình bờ biển

Bờ biển tỉnh Thừa Thiên Huế có dạng lồi lõm, gồ ghề do bị chia cắt bởinhiều cửa sông và núi ăn lan ra biển, với đặc điểm đó nên đã xuất hiện vũngChân Mây là một lợi thế cho tỉnh trong việc xây dựng cảng biển nước sâu Nhìn chung bờ biển Thừa Thiên Huế nằm trong hệ thống bờ biển vùngBắc Trung Bộ được cấu tạo bằng hai loại vật liệu chính được vận chuyển từ

Trang 21

nơi khác tới là phù sa và cát Ngoài ra còn có những đoạn cấu tạo bằng vậtliệu tại chỗ được mài mòn do sóng biển mà hình thành (đồi núi ăn lan ra biển)

Địa hình núi

Kiểu địa hình núi trong vùng dự án là núi thấp, tập trung ở huyện PhúLộc Đặc biệt có những dãy núi đâm ngang ra biển như núi Linh Thái, núiPhước Tượng, núi Phú Gia

* Khí hậu, thủy - hải văn

Khí hậu

Khu vực dự án chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa.Một năm có hai mùa: mùa khô và mùa mưa Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đếntháng 9 trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 01năm sau

+ Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau Đặc điểmgió thường kèm theo mưa, lạnh, nền nhiệt thấp, độ ẩm không khí cao Gió mùaĐông bắc về làm cho nhiệt độ giảm thấp, gây giá lạnh có hại cho sinh trưởngphát triển của thực vật và có khi gây nên sương muối làm chết nhiều loại cây

Trang 22

trồng hoặc giảm năng suất và chính gió mùa Đông bắc là động lực gây nên cátbay, cát lấp (từ phía biển vào đất liền)

- Bão: Bão thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm, kèmtheo mưa lũ ở thượng nguồn gây triều cường, ngập úng ở vùng hạ lưu Trênđịa bàn vùng dự án thường hứng chịu các cơn bão có sức công phá lớn gâythiệt hại về tài sản của nhân dân và các công trình cơ sở hạ tầng và sản xuấtNông lâm ngư nghiệp

Chế độ mưa

Tổng lượng mưa bình quân trong năm 3.056 mm, lượng mưa thấp nhất27,9 mm vào tháng 1 và cao nhất 1.043 mm vào tháng 10 trong năm Đặcđiểm mưa phân bố không đều các tháng trong năm, chủ yếu tập trung vào cáctháng 9 đến tháng 12

* Thuỷ - hải văn

Thuỷ văn sông

Trên địa bàn vùng dự án có các con sông chính chảy từ thượng nguồn theohướng Tây đi qua địa bàn rồi đổ nước ra phá Tam Giang để ra biển Đông nhưsông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Nông, sông Truồi, sông Thừa Lưu Đặc điểm các sông trên thường ngắn và dốc ở thượng nguồn, phía hạ lưubằng do vậy mùa mưa lũ thường dồn nước về hạ lưu và két hợp triều cường ở biểngây hiện tượng ngập úng lâu ngày

Đầm phá

Hệ thống đầm phá trên địa bàn vùng dự án khá đặc trưng không nhữngcủa tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn mang tính chất quốc gia, đặc biệt có hệ thốngđầm phá Tam Giang chạy dài từ Phong Điền đến Phú Lộc là một trong 7 hệthống đầm phá nước lợ nổi tiếng về đa dạng sinh học của Việt Nam, là nơi cưtrú của các loài thuỷ hải sản nước lợ và các loài thuỷ sinh khác Ngoài ra trênđịa bàn còn có đầm Cầu Hai, đầm Lập An ở huyện Phú Lộc có diện tích lớn, lànguồn cung cấp thuỷ sản nước lợ nổi tiếng trong tỉnh

Hải văn

Thuỷ triều: Dọc ven biển Thừa Thiên Huế thuỷ triều rất phức tạp do nằm giữa

hai vùng thủy triều phức tạp là Tây Thái Bình dương và Đông ấn Độ dương Vùng

Trang 23

ven biển của tỉnh có chế độ thuỷ triều là bán nhật triều, biên độ triều thay đổi rất

lớn, từ 3-5 m ở vùng biển, từ lâu con người đã lợi dụng thủy triều trong việccho các tàu thuyền ra vào các lòng lạch, bến cảng cũng như khi đi lại trên biển,tiêu lũ, thoát úng, nuôi trồng hải sản nước lợ Tuy nhiên, thuỷ triều lên khi cóbão lụt sẽ gây ra hiện tượng triều cường đe dọa nghiêm trọng cho bờ biển

Sóng biển: Trong mùa đông, hướng sóng chủ yếu trên biển khơi là hướng

Đông Bắc và có thể đạt trị số trung bình khoảng 2-3m về độ cao và 7-10 giây vềchu kỳ, vùng biển Thừa Thiên Huế nằm trong vùng biển Bắc Trung Bộ là vùng cósóng lớn nhất vịnh Bắc Bộ

Trong mùa hè, sóng gió theo hướng trùng với hướng gió mùa Tây Nam,song cường độ và tần suất đều yếu hơn sóng gió trong mùa đông: Trung bình1-2 m về độ cao và 5-8 giây về chu kỳ

Sóng trong bão là loại sóng phức tạp và nguy hiểm cho mọi hoạt độngtrên biển và ven biển, đặc biệt nguy hiểm là sóng thần Độ cao của sóng trongbão tới 4 - 5m hoặc cao hơn nữa

Với điều kiện bờ biển của tỉnh Thừa Thiên Huế vào mùa đông sóng biểnkết hợp với gió biển đã làm sạt lở một số tuyến bờ biển của tỉnh nhất là vùng

bờ biển các xã Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền), Hải Dương (huyệnHương Trà), Thị trấn Thuận An, Phú Thuận, Phú Hải (huyện Phú Vang),Vinh Hải, Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc)

Nước dâng: Khi có gió mạnh hay bão thường gây ra hiện tượng nước dâng,

tùy theo cường độ gió bão có thể gây ra nước dâng cao hơn mức bình thường 10 30cm và có thể truyền sâu vào sông 10 - 20 km Nước dâng khi có bão đều trêndưới 1m, khi cực đại có thể vượt quá 2,0 - 2,5 m Sự trùng lặp của mực nước triềucao nhất, sóng thần với nước dâng và sóng hải lưu sẽ làm cho mức độ phá hoại củađộng lực biển trở nên ghê gớm hơn

-Độ mặn nước biển: Mùa có gió Đông Bắc, nước biển có độ mặn cao (trên

33,4%o), gần các cửa sông thường thấp hơn (dưới 30%o) Mùa có gió Tây Nam,

đồng thời cũng là mùa mưa độ mặn giảm đi một cách đáng kể, có khi xuống

dưới 32%o, thậm chí dưới 20 - 25%o ở gần các cửa sông vừa và lớn Biên độ trung bình năm của độ mặn nước biển tầng mặt có thể vượt quá 2%o (10 - 15%

ở cửa các sông lớn) Độ mặn và mức độ ngập triều sẽ quyết định đến sự xâm lấn,

Trang 24

khả năng sinh trưởng và phát triển của các cây rừng ngập mặn cũng như khảnăng nuôi trồng thủy sản ven biển

Động lực biển và sạt lở bờ biển: Sạt lở bờ biển là quy luật tự nhiên xảy ra

ở bất cứ vùng bờ biển nào trên thế giới, nhất là các vùng nhiệt đới Trong mùamưa bão, sóng biển là động lực chính tác động đến bờ biển Cát bùn luôn đượcđánh tung lên và được dòng hải lưu chuyển ra ngoài bờ và tải đi bồi tích nơikhác Mực nước biển quyết định độ ảnh hưởng đến bờ biển Sự trùng lặp củamực nước cao nhất theo thuỷ triều, sóng thần với nước dâng và sóng hải lưu sẽlàm cho mức độ phá hoại của động lực biển trở nên mạnh hơn Tuy nhiên, mức

độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố trên từng vùng biển riêng biệt hoàn toàn khácnhau ảnh hưởng của động lực biển là sóng, dòng hải lưu, mực nước triều trongchế độ gió mùa là nguyên nhân chính gây sụt lở bờ biển

Có thể nói, sự biến đổi về thời tiết, khí hậu, thủy- hải văn vùng ven biển Thừa Thiên Huế xảy ra một cách thất thường với tần suất cao Mưa to, sóng mạnh, bão lớn, triều cường, hạn hán, cát bay, cát trôi với tần suất tăng dần là đặc trưng nổi bật nhất về khí hậu thủy- hải văn vùng ven biển

* Thổ nhưỡng

Trong địa bàn vùng dự án có các nhóm dạng đất chính sau:

Nhóm đất cát biển: Đất cát biển (C), có diện tích 36.626,0 ha, chiếm42,2% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Phong Điền, QuảngĐiền, Phú Vang, Phú Lộc và Hương Trà

Nhóm đất Feralít phát triển trên đá sét (Fs): Có diện tích 675 ha, chiếm0,8% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc, thích nghi cho cây trồng nônglâm nghiệp

Nhóm đất Feralít phát triển trên đá mẹ trầm tích hạt thô (Fq): Có diệntích 136 ha, chiếm 0,2% diện tích tự nhiên, phân bố ở Phú Lộc Loại đất nàythích nghi với cây trồng nông lâm nghiệp

Nhóm đất ngập nước và sông suối: Hình thành trên trầm tích Hôlocen,nơi có địa hình trũng nước đọng quanh năm tạo thành đầm, hồ, loại đất nàykhông có khả năng trồng rừng, có diện tích 23.547 ha, chiếm 27,2% diện tích

tự nhiên Phân bố chủ yếu ở các hồ đầm phá ttrong khu vực ở Phong Điền,

Trang 25

Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc Đây là nơi sinh sống của cácloài thuỷ sản nước lợ tự nhiên và được người dân nuôi.

Nhóm đất phù sa (P): diện tích 25.675 ha, chiếm 29,6% diện tích tựnhiên, phân bố ở các cửa sông trong vùng thuộc các huyện Phong Điền,Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc Loại đất này thích nghi cho câytrồng nông nghiệp

* Hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng

Hiện trạng sử dụng đất vùng cát, vùng cửa sông và đầm phá

Tổng diện tích tự nhiên toàn vùng là 86.659,0 ha Trong đó:

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo huyện

Kết quả bảng 4.1 cho thấy:

- Diện tích đất Nông nghiệp chiếm 37,4% diện tích tự nhiên Bao gồmđất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp

- Đất phi nông nghiệp chiếm 42,3% diện tích tự nhiên

- Đất chưa sử dụng chiếm 20,3% diện tích tự nhiên Bao gồm đất đồi núichưa sử dụng, đất cát và đất chưa sử dụng khác Diện tích đất đồi núi chưa sửdụng tập trung ở huyện Phú Lộc, đất cát chủ yếu tập trung ở Phong Điền còn

ở Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc diện tích rất ít, đây là quỹ đất cần đưa vàoquy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp của vùng bao gồm trồng rừng sản xuất,trồng rừng phòng hộ

Trang 26

* Hiện trạng đất lâm nghiệp vùng cát, vùng cửa sông và đầm phá

Bảng 4.2: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo huyện

ĐVT: Ha

TT Loại đất loại rừng Tỉ lệ % Diện tích Phân theo huyện

P.Điền Q.Điền H.Trà P.Vang P.Lộc Tổng đất LN 100,0 12.311,5 4.788,5 1.456,2 129,7 1.460,4 4.476,6

2 Đất chưa có rừng 1,7 210,6 - - - - 210,6

- Trạng thái IB 13,2 - - - - 13,2

- Trạng thái IC 197,4 - - - - 197,4

Kết quả bảng 4.2 cho thấy:

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 12.311,5 ha, chiếm 14,2% diện tích tựnhiên vùng dự án

- Diện tích đất có rừng chiếm tỷ lệ lớn với 98,3% diện tích đất lâmnghiệp Trong đó:

+ Rừng tự nhiên chiếm 15,5% diện tích đất có rừng Bao gồm trạng tháirừng phục hồi phân bố ở huyện Phú Lộc, trạng thái rú cát chỉ phân bố ở haihuyện Phong Điền và Phú Vang

Đối với trạng thái rừng ngập mặn ven đầm phá, qua khảo sát phúc tra bổsung hiện trạng trên địa bàn có 3,8 ha: 3,0 ha phân bố ở Rú Chá (HươngPhong - Hương Trà), 0,1 ha ở thôn Tân Mỹ (Thuận An - Phú Vang) và 0,7 ha

Trang 27

Bảng 4.3: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý

Chủ khác

lý khác (UBND cấp xã) chiếm 86,5% diện tích lâm nghiệp

Bảng 4.4: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng

Trang 28

Với cơ cấu trên ta thấy diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừngphòng hộ chiếm tỷ lệ thấp hơn đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sảnxuất, trong khi đó yêu cầu phòng hộ ở khu vực này rất cao Do đó việcđầu tư xây dựng và phát triển rừng phòng hộ trong vùng trong giai đoạntới là hết sức cần thiết.

* Hiện trạng đất rừng phòng hộ vùng cát, vùng cửa sông và đầm phá

Bảng 4.5: Diện tích rừng phòng hộ phân theo loại hình phòng hộ

ĐVT: ha

rừng

Tổng DT đất LN

Diện tích phân theo loại hình Chắn cát,

chắn gió

Chắn sóng, lấn biển

Môi trường

tiêu biểu là các loài trong họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceac), họ Ngọc Lan (Magnoliaceac), họ Xoan (Meliaceae), họ Cà phê (Rubiaceac)…

Đối với thực vật rừng ngập mặn, mặc dầu mới được khảo sát bổ sung đểxây dựng dự án, diện tích rất ít, và chỉ có ở 3 địa điểm: Rú Chá (HươngPhong), Tân Mỹ (Thuận An) và cửa sông Bù Lu (Lộc Vĩnh), các loài cây của

kiểu rừng này là Đước (Rhyzophora sp), Vẹt (Bruguriera sp), Mắm

(Avicennia marina), Sú (Acgyceras corniculatum)., Chá (sp)

Trang 29

- Kiểu thảm thực vật rừng

Vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế có các kiểu thảm thực vật sau:

+ Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng đồi núi: Tập trung chủ

yếu ở địa bàn vùng đồi, núi của huyện Phú Lộc, tài nguyên rừng bị suy giảm, cácloài thực vật quý hiếm dần dần bị biến mất Thay vào đó là một số loài cây gỗnhỏ, cây bụi có giá trị kinh tế thấp thuộc họ Ban, họ Hồ đào, họ Long não, họSim, họ Cà phê, họ Dung, họ Đay

+ Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng cát: Với trạng thái rừng

phục hồi dạng rú cát còn sót lại, chỉ phân bố trên phạm vi hẹp ở các huyện PhongĐiền và Phú Vang Thực vật ở đây đơn giản về tổ thành loài, chủ yếu là Trâm sừng,Trâm bầu, Giẻ, Bời lời, mật độ cây phân bố theo đám hoặc theo cụm và độ che phủtương đối cao phủ nên khả năng phòng hộ cho vùng cát rất quan trọng

+ Kiểu phụ rừng kín thứ sinh nhân tác trên vùng đất ngập mặn: So với thực

vật rừng trên cạn, rừng ngập mặn không chỉ hạn chế về diện tích mà còn hạn chế

cả về thành phần loài cây với các loài: Đước (Rhyzophora sp), Vẹt (Bruguriera

sp), Mắm (Avicennia marina), Sú (Acgyceras corniculatum), Chá.

+ Kiểu phụ rừng trồng vùng đồi, núi: Thường trồng thuần loại hoạc hỗn

giao, tiêu biểu có các loài Thông nhựa, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Bạch đàn

+ Kiểu phụ rừng trồng trên vùng cát: Các loài cây trồng chủ yếu là Phi lao,

Keo lá tràm, Keo lưỡi mác, các loài Keo chịu hạn

Tài nguyên động vật rừng

Là vùng tiếp giáp đồng bằng với vùng đồi và gần khu dân cư nên độngvật rừng trong vùng dự án không mang tính đại diện cho động vật rừng trongtỉnh, trong địa bàn chỉ xuất hiện các loài Chồn, Sóc, Rắn, Kỳ nhông, ếch,Nhái và các loài chim: Cu gáy, Bìm bịp, Chèo bẻo, Chích choè,

Trang 30

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

* Dân số, dân tộc và lao động

Bảng 4.6: Thống kê một số chỉ tiêu về lao động và dân số

Phong Điền

Quảng Điền

Hương Trà

Phú Vang

Phú Lộc

Mật độ dân số bình quân trong khu vực là 489 người/km2

Đặc điểm phân bố dân cư trong địa bàn rất phức tạp, bố trí nhiều điểm, cónhững nơi ở phân tán nhỏ lẻ, nhất là vùng ven biển có nhiều hộ sống trong vùng nguyhiểm của triều cường và hiện tượng sạt lở bờ biển diễn ra hàng ngày

* Lao động

Tổng số lao động trên địa bàn: 186.466 người Trong đó:

- Lao động phân theo giới tính Nam: 87.639 người, chiếm 47%; Nữ:98.827 người, chiếm 53%

- Lao động phân theo ngành nghề

+ Lao động nông lâm ngư nghiệp: 144.008 người, chiếm 77,2% số lao độngtoàn vùng

+ Lao động ngành nghề khác: 42.458 người, chiếm 22,8% số lao độngtoàn vùng

Trang 31

* Thực trạng kinh tế

Thực trạng chung

Theo Niên giám thống kê các huyện năm 2006, tổng giá trị sản phẩm quốc nội(GDP) các huyện trong vùng dự án là 2.314.119 triệu đồng Trong đó:

- Nông nghiệp: 711.962 triệu đồng, chiếm 30,8%

- Lâm nghiệp: 61.207 triệu đồng, chiếm 2,6%

- Thuỷ sản: 584.596 triệu đồng, chiếm 25,3%

- Công nghiệp: 441.047 triệu đồng, chiếm 19,1%

- Dịch vụ và các ngành khác: 515.307 triệu đồng, chiếm 22,3%

Kết quả trên cho thấy cơ cấu về giá trị tổng sản phẩm giữa các ngành có

sự chênh lệch, trong đó sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong

cơ cấu kinh tế với 30,8%, sản xuất thuỷ sản, dịch vụ và các ngành khác cũngchiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế của vùng Sản xuất công nghiệpchiếm vị trí trung bình nhưng cũng đem lại nguồn thu đáng kể

* Sản xuất nông - ngư nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

- Trồng trọt: Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trong vùng dự án là38.085 ha (tính cho diện tích gieo trồng cả năm) Loài cây trồng chủ yếu làcây lượng thực (Lúa, ngô), cây màu (khoai, sắn), rau đậu các loại và cây côngnghiệp ngắn ngày (lạc, ớt, thuốc lá, mè) và các loài cây hàng năm khác Sảnphẩm nông nghiệp chủ yếu tự cung tự cấp tại chỗ trên địa bàn và cung cấpcho thành phố Huế

Tổng diện tích trồng cây lương thực cả năm là 34.294 ha với tổng sảnlượng lương thực (kể cả màu quy thóc) đạt 117.802 tấn Bình quân lương thựcđầu người đạt 310 kg/năm và 26 kg/người/tháng,

- Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn tương đối phát triển, đàn gia súc trong vùnggồm có: đàn trâu 15.614 con, đàn bò 6.496 con, đàn lợn 98.539 con, gia cầm các loại922.299 kg Sản phẩm chăn nuôi đã trở thành hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêudùng tại chỗ và tiêu thụ nơi khác nhất là Thành phố Huế

Trang 32

Sản xuất Ngư nghiệp:

- Với lợi thế có diện tích đầm phá lớn, môi trường thích nghi cho phát triểncác loài tôm cá nước lợ vì vậy diện tích nuôi thuỷ sản trong vùng ngày càngđược mở rộng, tổng diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản 4.699 ha, sản lượng cá183.710 tấn, tôm 200.835 tấn, thuỷ sản khác 331 tấn

- Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản biển trên địa bàn cũng đem lạinguồn thu lớn cho người dân ở trên địa bàn, tổng sản lượng đánh bắt thuỷ hảisản các loại là 503.632 tấn

Tổng giá trị sản xuất ngư nghiệp là 584.596 triệu đồng

* Các ngành sản xuất khác

Các hoạt động sản xuất khác như dịch vụ - du lịch, xây dựng, thươngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cũng đóng góp một phần thu trongnhân dân Trong đó hoạt động về dịch vụ và du lịch có chiều hướng phát triểnnhất là ở Phú Vang, Phú Lộc có lợi thế về bờ biển và các thắng cảnh đã thu hútđược nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước

4.2 Sinh trưởng và tăng trưởng của Keo lưỡi liềm giai đoạn 7 năm tuổi :

Nghiên cứu về một số chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của keo lưỡiliềm, nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, điều chỉnh mật độ cho phùhợp với điều kiện sống và mục đích kinh doanh là rất quan trọng Dưới đâytôi đã tiến hành đo đạc và thu được một số chỉ tiêu của cây keo lưỡi liềm ởrừng 7 năm tuổi Từ số liệu thu thập, đo đếm và dựa vào công thức tôi đã rút

ra một số kết quả sau

4.2.1 Sinh trưởng và tăng trưởng về chiều cao vút ngọn

Ta có bảng số liệu như sau

Bảng 4.7: Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân của

keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn.

Ô tiêu chuẩn H vn bình quân

Trang 33

Qua bảng 4.7: Ta thấy rằng sự sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao vútngọn ở ô tiêu chuẩn I cao nhất, tiếp đến là ô tiêu chuẩn III và II Nhưng nhìnchung thì chiều cao vút ngọn của keo lưỡi liềm là tương đối đồng đều.

- Ô tiêu chuẩn 1: Ta chọn được một cây trội có Hvn ≥ Hvn (bq)+1.5*S có giátrị là 11 m

- Ô tiêu chuẩn 2: Ta chọn được một cây trội có Hvn ≥ Hvn (bq)+1.5*S cógiá trị là 11 m

- Ô tiêu chuẩn 3: không có cây trội nào được chọn và có Hvn thấp hơnđiều kiện chọn cây trội là Hvn ≥ Hvn (bq)+1.5*S

4.2.2 Sinh trưởng và tăng trưởng về đường kính 1.3m

Đây là chỉ tiêu quan trọng không những để đánh giá giá trị kinh tế màcòn đánh giá được giá trị sinh thái (đó là khả năng giữ nước của cây đồng thời

nó nói lên sự chăm sóc)

Ở giai đoạn này ta thu được kết quả như sau

Bảng 4.8: Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân của

keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn.

Ô tiêu chuẩn

D 1.3 bình quân (cm) Δ D (cm/năm)

- Ô tiêu chuẩn 1: Ta chọn được 3 cây trội có đường kính D13 ≥ D13(bq) +1.5*S với các giá trị là: 19.4cm, 19.4cm, 19.7cm

- Ô tiêu chuẩn 2: Ta chọn được 2 cây trội có đường kính D13 ≥ D13(bq) +1.5*S với các giá trị là: 20.4cm, 20.1cm

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1  Sinh trưởng chiều cao các loài keo 18 tháng tuổi - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.1 Sinh trưởng chiều cao các loài keo 18 tháng tuổi (Trang 5)
Bảng 2.2 Vai trò của lá trong giâm hom keo tai tượng - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.2 Vai trò của lá trong giâm hom keo tai tượng (Trang 6)
Bảng 2.3: Sinh trưởng của rừng keo trồng hỗn loài 5 năm tuổi. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.3 Sinh trưởng của rừng keo trồng hỗn loài 5 năm tuổi (Trang 12)
Bảng 2.4: Sinh trưởng của keo lưỡi liễm 5 năm tuổi - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 2.4 Sinh trưởng của keo lưỡi liễm 5 năm tuổi (Trang 13)
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất phân theo huyện - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất phân theo huyện (Trang 25)
Bảng 4.2: Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo huyện - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.2 Hiện trạng đất lâm nghiệp phân theo huyện (Trang 26)
Bảng 4.3: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý (Trang 27)
Bảng 4.4: Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.4 Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chức năng (Trang 27)
Bảng 4.5: Diện tích rừng phòng hộ phân theo loại hình phòng hộ - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.5 Diện tích rừng phòng hộ phân theo loại hình phòng hộ (Trang 28)
Bảng 4.6: Thống kê một số chỉ tiêu về lao động và dân số - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.6 Thống kê một số chỉ tiêu về lao động và dân số (Trang 30)
Bảng 4.7: Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.7 Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao vút ngọn bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn (Trang 32)
Bảng 4.8: Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.8 Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn (Trang 33)
Bảng 4.10: Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính tán bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.10 Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính tán bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn (Trang 34)
Bảng 4.9: Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính tán bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.9 Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính tán bình quân của keo lưỡi liềm ở các ô tiêu chuẩn (Trang 34)
Bảng 4.12: Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính gốc bình quân của keo tai tượng ở các ô tiêu chuẩn. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.12 Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính gốc bình quân của keo tai tượng ở các ô tiêu chuẩn (Trang 36)
Bảng 4.16: Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân của keo tai tượng ở các ô tiêu chuẩn. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.16 Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính 1.3m bình quân của keo tai tượng ở các ô tiêu chuẩn (Trang 38)
Bảng 4.19: Số liệu tổng hợp về chiều cao vut ngọn trung bình và tốc độ tăng trưởng của các loại keo - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.19 Số liệu tổng hợp về chiều cao vut ngọn trung bình và tốc độ tăng trưởng của các loại keo (Trang 40)
Bảng 4.21: Số liệu tổng hợp về đường kính tán trung bình và tốc độ tăng trưởng của các loại keo. - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.21 Số liệu tổng hợp về đường kính tán trung bình và tốc độ tăng trưởng của các loại keo (Trang 41)
Bảng 4.23: số liệu tổng hợp về sinh khối theo tỷ lệ phần trăm - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng 4.23 số liệu tổng hợp về sinh khối theo tỷ lệ phần trăm (Trang 43)
Bảng sinh khối tươi của cây - Nghiên cứu sinh trưởng một số loài keo (Acacia) trên vùng đất cát Tỉnh Thừa Thiên Huế
Bảng sinh khối tươi của cây (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w