Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh

86 479 1
Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

0 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM KHÚC THÀNH LIÊM NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƢỜNG BÃI THẢI NAM ĐÈO NAI - QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60 62 02 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Thái Nguyên - 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 LỜI CẢM ƠN Luận văn nà y đượ c hoà n thà nh tạ i trườ ng Đạ i họ c Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học khóa 18, từ năm 2010 - 2012. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể cán bộ phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và các thầy giáo, cô giáo thuộc trường Đại học Thái Nguyên, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, … nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giú p đỡ quý bá u đó . Tác giả xin chân thành cảm ơn PGS .TS. Nguyễn Huy Sơn - người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh, Công ty Cổ phân Than Đèo Nai, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài luận văn và tạo mọi điều kiện về thời gian, công việc để tác giả có thể theo học và hoàn thành luận văn này; Cuố i cù ng, tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của người thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài luận văn. Thái Nguyên, năm 2012 Tác giả Khúc Thành Liêm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong một vài thập niên vừa qua, ngành lâm nghiệp đã đạt được những thành tự đáng kể, đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân, nhất là những tiến bộ kỹ thuật về giống và trồng rừng thâm canh, đã nâng năng suất rừng trồng từ 7-10 m 3 /ha/năm vào những năm 70-80 của thế kỷ trước lên 20-25 m 3 /ha/năm. Đặc biệt hiện nay có một số mô hình trong phạm vi thí nghiệm đã đạt từ 30-35 m 3 /ha/năm. Nhưng chủ yếu là trồng rừng cung cấp gỗ nhỏ cho công nghiệp chế biến bột giấy và ván dăm với các loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn. Ngoài ra, các nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đã quan tâm nghiên cứu, tuyển chọn những loài cây chịu hạn cho vùng cát ven biển miền Trung, từ đó nhiều cồn cát đã được phủ xanh cải tạo đất cho phát triển sản xuất lâm nông nghiệp. Tuy vậy, nghiên cứu tuyển chọn những loài cây trồng cũng như tìm biệt pháp lâm sinh thích hợp để cải tạo môi trường sinh thái trên các bãi thải công nghiệp sau khai thác than thì còn nhiều hạn chế. Quảng Ninh là vùng công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước, được hình thành và phát triển cách đây hàng trăm năm, ngay từ thời Pháp thuộc. Sau Cách mạng tháng Tám, các mỏ khai thác than được duy trì và phát triển. Với công nghệ phổ biến là khai thác lộ thiên, để lấy than cần phải bóc đi một lượng đất, đá rất lớn, độ dày mỏng của lớp đất đá này khác nhau tùy thuộc vào từng vỉa. Sau nhiều năm khai thác lượng đất đá này tạo thành các bãi thải khổng lồ như những “điểm đen” gây ảnh hưởng xấu về môi trường, cảnh quan trong khu vực cũng như hoạt động sản xuất và đời sống xã hội. Bãi thải Nam Đèo Nai thuộc công ty cổ phầ n Than Đèo Nai là địa điểm chứa đất đá thải do khai thác than có khối lượng và diện tích lớn nhất trong khu vực, có lịch sử hình thành trên một trăm năm và là nơi chứa đất đá thải của các khai trường trong quá trình khai thác than lộ thiên. Vị trí của bãi thải thuộc phường Cẩm Tây- thị xã Cẩm Phả. Do lượng đất đá thải tích tụ quá lớn, bãi thải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 trở thành điểm gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng xấu đến khu dân cư của thị xã Cẩm Phả, cảnh quan Vịnh Bái Tử Long. Chính vì vậy, bãi thải Nam Đèo Nai đã bị liệt vào danh sách các điểm gây ô nhiễm nặng và theo Nghị định 64/2003/QĐ-TTg cần phải xử lý triệt để. Trong những năm trước đây công ty than Đèo Nai đã đầu tư nhiều hạng mục để hạn chế tác động tiêu cực của bãi thải như san cắt tầng, xây đập ngăn, xây hệ thống mương thoát nước, Tuy nhiên, do diện tích rộng, trơ trụi, độ dốc lớn nên trong mùa hanh khô, do xe vận tải cùng với gió đã tạo ra một lượng bụi đất rất lớn phát tán vào không khí và khu vực dân cư lân cận, hơn nữa vào mùa mưa thường xuyên xảy ra sạt lở đất gây bồi lấp, lũ úng phía chân bãi thải và khu dân cư. Năm 2007 theo đề nghị của Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam và Công ty cổ phần Than Đeo Nai về việc thực hiện dự án Trồng rừng cải tạo cảnh quan và môi trường bãi thải Nam Đèo Nai. Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh đã được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện Dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai tỉnh Quảng Ninh, tác giả luận án là cộng tác viên chính của Dự án. Sau 4 năm triển khai đã trồng được gần 200 ha trên toàn bộ diện tích bãi thải với các loài cây như Keo lá tràm (Acacia auriculiformis), Thông nhựa (Pinus merkussi), Phi lao (Casuarina equietifolia), cỏ bông lau (Saccharum spontacum), Bạch đàn Uro (Eucalyptus urophylla)… đến nay dự án vẫn được kéo dài và chưa có đánh giá khả năng sinh trưởng của cây trồng, khả năng cải tạo đất trên bãi thải cũng như cơ sở khoa học của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để phủ xanh bãi thải khai thác than. Để giải quyết vấn đề này trên cơ sở khoa học, đáp ứng yêu cầu thực tế, trong khuôn khổ của Luận văn tốt nghiệp đào tạo Cao học lâm nghiệp của trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên, được sự đồng ý của Ban lãnh đạo Phòng quản lý đào tạo sau đại học và Chủ trì Dự án cũng như Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, tác giả đã kế thừa một phần kết quả và hiện trường của dự án để hoàn thành lận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp theo chương trình đào tạo với tên đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 tài: “Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh”. Kết quả của đề tài sẽ đánh giá khả năng sinh trưởng và cải tạo đất của một số loài cây trồng chính trong dự án là Keo lá tràm, Thông nhựa và Phi lao được trồng trên bãi đất đá đổ thải của bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh, từ đó xác định được biệt pháp kỹ thuật hữu hiệu cho việc trồng cây trên các bãi thải khai thác than và quặng của Việt Nam, góp phần giải quyết vấn đề cải thiện đất và môi trường không khí trên các bãi thải của các khai trường khai thác khoáng sản không chỉ ở Quảng Ninh mà còn là cơ sở để nhân rộng ra các khai trường khác trên phạm vi cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Trên thế giới. 2.1.1. Các nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng trồng Từ lâu trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng, trong số đó phải kể đến các nhà khoa học như Tiurin A.V (1948), Morosov G.F. Tretiakov N.V, Orlov M.M (1956)… với các nghiên cứu xác định tăng trưởng về thể tích, các nhân tố điều tra của cây rừng và rừng, trong quá trình nghiên cứu đã xác định được sinh trưởng của cây rừng chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố ngoại cảnh như ánh sáng, độ ẩm, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết, loài cây… Trong nghiên cứu tổng hợp về rừng có một số công trình nghiên cứu thuộc môn khoa học trắc thụ lâm nghiệp, công trình nghiên cứu đáng chú ý đầu tiên phải kể đến là: “Forest Mensuration” của tác giả Donald Bruce, B.A., M.F. and Francis X. Schumacher, B. S. (1950) [15]. Các tác giả này đã nghiên cứu sinh trưởng cây rừng và các phương pháp đo đạc trong nghiên cứu cây rừng. Về tăng trưởng và sản lượng: Veracion V.P 1964 [22] đã nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng 5 năm trên diện tích rừng ở miền núi Benguet – Philippines; Wood, P. J (1974) đã nghiên cứu ước lượng các loài sinh trưởng nhanh vùng nhiệt đới. Kết quả nghiên cứu của các công trình này mới chỉ tập trung vào việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng, sinh khối, năng suất hệ sinh thái, các tính toán vẫn chỉ dừng lại ở các lâm phần, hệ sinh thái chung chung và một số nhóm loài mà chưa chú ý nghiên cứu đánh giá chính xác, cụ thể riêng cho từng loài. Tổ chức Nông lương thế giới (FAO, 2004) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, điển hình là các công trình nghiên cứu của Laurie (1974), Julian Evans (1974, 1992) [16, 17], Pandey (1983) [21], Golcalves J.L.M và cộng sự (2004) [20], đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 rừng trồng, đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan tới điều kiện lập địa là khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì. Năm 1979, FAO đã xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho nông nghiệp nhờ nước trời” và “Đánh giá đất đai cho Lâm Nghiệp” năm 1984 trên cơ sở một số nội dung: - Đánh giá tiềm năng đất đai (Land capability), xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm của các đơn vị đất đai. Phương pháp đánh giá này đã và đang được sử dụng rất nhiều trên thế giới trong các nghiên cứu và đánh giá đất đai. Ngoài ra, còn có một số phương pháp đánh giá khác nhau được nhiều nơi áp dụng. Việc nghiên cứu này có rất nhiều quan điểm và phương pháp khác nhau, do vậy tạm chia ra một số phương pháp sau: + Phương pháp phân chia và đánh giá rừng và đất trồng rừng Jones (1960) có ba trường phái phân chia, đánh giá rừng và đất rừng (Evaluation of site): + Phân chia cấp đất (Site index approaches) Cajender (1962), việc phân loại đánh giá rừng bằng chỉ tiêu cấp đất (Site Index) do Huber (1824) thực hiện lần đầu tiên ở nước Đức. Đến đầu thế kỷ 20, phương pháp này được phổ biến rộng rãi ở Châu Âu, lan truyền sang Bắc Mỹ. Từ khi Eichhorn (1904) [14] phát hiện ra quy luật “Trữ lượng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm phần” thì phương pháp phân chia cấp đất được củng cố cơ sở lý luận bền vững chắc chắn. Nội dung chính của phương pháp này là xây dựng một hàm sinh trưởng theo tuổi của một nhân tố điều tra lựa chọn nào đó, thông thường là chiều cao bình quân, chiều cao tầng trội (dominant height),… Nhân tố lựa chọn này phải là một chỉ tiêu có quan hệ chặt chẽ với trữ lượng rừng (site). Trên cơ sở đường cong trung bình này, chia thành một số cấp khác nhau theo thứ tự từ tốt đến xấu gọi là các cấp đất. Theo các phương trình của từng cấp đất cho ngay một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 khái niệm trực quan về sinh trưởng chiều cao, từ đó suy ra trữ lượng. Theo Erteld 1966 [18], Prodan (1951) đã sử dụng chỉ tiêu tăng trưởng trung bình về đường kính để chia cấp đất cho rừng chặt chọn tại Đức. + Phân chia thực bì (Vegetal approaches): Việc phân loại thực bì rừng đã áp dụng từ cuối thế kỷ 19 cho vùng Bắc Âu (dẫn theo báo Post 1862 và Norlin 1861). Từ đầu thế kỷ 20, với các công trình nghiên cứu của Cajander (1909, 1926), trường phái này phát triển mạnh ở Phần Lan. Sau này được phát triển rộng rãi sang Bắc Mỹ và cả châu Âu. Một số tác giả như Krajian (1960, 1963, 1964, 1965) cho rằng phân chia thực bì chính là phân chia hệ sinh thái. Vì thực bì là nhân tố chỉ thị cho hệ sinh thái và loại đất. + Phân loại rừng thực chất là phân loại thực bì và là một vấn đề lớn, nên đã phát triển như một nội dung khoa học riêng biệt với lý thuyết khác nhau như học thuyết kiểu rừng của Morodov (1912), lý thuyết về hệ sinh thái (Ecosytem) của Tansley (1935), học thuyết sinh địa quần lạc thực vật (Biogeocenose) của Sukasov (1944), học thuyết lâm hình của Sukasov (1964). + Sinh học Thuỵ Điển đã phân hạng thực bì miền Bắc nước này theo hai trục độ phì (4 cấp), độ ẩm (5 cấp) và định nghĩa 16 hạng thực bì theo các tổ hợp độ phì - độ ẩm khác nhau (công trình của Armberg 1953). Một số nhà khoa học Mỹ như Behusis (1962), Wering và Major (1964), Jones (1969) nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số cấp đất của lâm phần (ứng với một loại rừng nào đó) với các chỉ số môi trường như: độ phì, độ ẩm,… Bảng phân hạng kiểu lập địa của Progrepnhick theo độ phì (4 cấp) độ ẩm (6 cấp) cũng là một bảng phân hạng thực bì. Đặc biệt trong thực hành để đánh giá độ phì và độ ẩm, đã sử dụng đến yếu tố thực vật chỉ thị: cây rừng chỉ thị độ phì, thảm tươi chỉ thị độ ẩm. + Phân chia môi trường (Environmental approaches) các nhân tố môi trường (nhân tố sinh thái) được sử dụng để phân chia, đánh giá sức sản xuất hay đặc trưng hoàn cảnh rừng. Có hai hướng nghiên cứu môi trường là nghiên cứu nhân tố (Factorial approaches) và nghiên cứu tiểu hoàn cảnh (Holistic approaches). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Nghiên cứu nhân tố được thực hiện lần đầu tiên do Haig áp dụng để nghiên cứu quan hệ giữa chỉ số cấp đất với chỉ số hàm lượng limonset (silt plus clay) trong đất trồng rừng Thông đỏ (Red pine) trên nền đất rừng mầu nâu ở Conecticut. Ngày nay trường phái này được phát triển với nhiều nghiên cứu đa dạng khác, đặc biệt với các chỉ số lý hoá tính của đất với công cụ toán học là phép phân tích hồi quy nhiều biến số. Những công trình tiêu biểu trong lĩnh vực này là các tác giả: Caile (1935,1955); Gysel và Arend (1963), Carmean (1963); Hermsnik (1966),… Nghiên cứu toàn cảnh (Holistic approaches) môi trường được phân chia dưới một cách nhìn tổng hợp. Có 4 trường phái nhỏ theo hướng này là: Phân loại đất: phân chia đất thành những loại đất hay hạng đất; Phân hạng lập địa theo kiểu Đức (German site mapping): phương pháp phân hạng này đã phát triển một hệ thống phân chia bao gồm các vùng sinh trưởng (growth distrist) đến dạng lập địa cấp I, cấp II, cấp III ; Phân loại địa văn theo Hills (Hills physiographic site type) đề xuất hệ thống phân loại kiểu lập địa tổng hợp (total site), được định nghĩa như phức hợp của kiểu lập địa và kiểu rừng, bao gồm các yếu tố khí hậu thuỷ văn, địa chất, địa hình, quá trình hình thành đất, nước ngầm, quần thể động thực vật và tác động của con người (Hills 1955, 1961- dẫn theo Jones 1969). - Phân hạng môi trường: Trong phân hạng môi trường, một hay nhiều nhân tố môi trường được định nghĩa, phân cấp trở thành gradient phân hạng (theo những mục tiêu lựa chọn). Peler.R.Stevens (1986) đã viết “Sổ tay để phân hạng lập địa và đánh giá mức độ thích hợp của lập địa áp dụng ở Bangladet” trong đó áp dụng lập địa để đề xuất cây trồng và đánh giá độ thích hợp của cây trồng với các dạng lập địa thông qua chỉ tiêu năng suất,… Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới trên các đối tượng là: Bạch đàn, Thông, Keo trồng thuần loài trên các lập địa ở các nước Brazil, Công gô, Nam Phi, Trung Quốc, Indonesia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp xử lý lập địa khác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng không giống nhau đến độ phì, cân bằng nước, sự phân huỷ thảm mục và chu trình dinh dưỡng khoáng. Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcaves J.L.M và các cộng sự (2004) [20] cho rằng năng suất trồng là sự liên kết thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra giới hạn của sản lượng rừng có liên quan tới các yếu tố môi trường theo thứ tự mức độ quan trọng sau: nước > dinh dưỡng > độ sâu tầng đất. Những nghiên cứu về quan hệ sinh trưởng hay đồng hoá cây rừng với hoàn cảnh sinh thái, nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nước trong đất đến đồng hoá cây trồng đã được một số tác giả nghiên cứu như Assman (1961) [14]. Bildmenn (1943), Walter (1951), Peleter (1953, 1955), Hoch (1957)…. Mitscherlich (1910) phát hiện quy luật phụ thuộc vật lý (law of phisiological dependence): “Sản lượng không tăng theo tỉ lệ đơn giản với sự tăng lên của nhân tố môi trường”. Baule (1971, 1924) đãsử dụng toán học để mô phỏng định luật này và gọi là quy luật hiệu quả. Qua các nghiên cứu trên cho thấy việc xác định các điều kiện lập địa phù hợp với cây trồng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều kiện lập địa có ý nghĩa quyết định tới tỷ lệ sống, năng suất, sản lượng rừng trồng. Vì vậy, việc lựa chọn dạng lập địa phù hợp với cây trồng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt nhằm nâng cao năng suất, sản lượng rừng. 2.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đến sinh trưởng, năng suất rừng trồng Kỹ thuật lâm sinh là một hệ thống các biện pháp kỹ thuật nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cây trồng với điều kiện hoàn cảnh để cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt nhất, đạt năng suất cao nhất. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã có nhiều tác giả nghiên cứu như Matthew (1995) nghiên cứu tạo lập mô hình trồng rừng hỗn loài giữa cây trồng chính với cây họ đậu, kết quả nghiên cứu cho thấy cây họ đậu tác dụng rất tốt cho cây trồng chính .Nghiên cứu về các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... Đánh giá được thực trạng khả năng tồn tại, sinh trưởng và cải tạo đất của một số loài cây sau 4 năm trồng trên bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh; - Xác định được một số luận cứ khoa học cho việc phát triển trồng rừng cải tạo môi trường trên các bãi thải khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh * Về thực tiễn: Đề xuất loài cây và các biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng, tạo thảm thực vật để cải tạo môi. .. nhất là đất ở các bãi thải sau khai thác than còn rất hạn chế - Hiện nay ở Quảng Ninh có một số công trình trồng rừng trên bãi thải khai thác than nhưng chưa thành công, hoặc kết quả chưa rõ ràng Vì vậy, cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, khả năng cải tạo đất của các loài cây trồng trong Dự án trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh là cần thiết... Nam Đèo Nai, từ đó chọn ra những loài cây trồng chính có triển vọng và có tác dụng cải tạo môi trường, bao gồm: Mô hình trồng Keo lá tràm thuần loài; Mô hình trồng Thông nhựa thuần loài; Mô hình trồng Phi lao thuần loài Đánh giá khả năng cải tạo đất các mô hình rừng trồng, chỉ tập trung vào những loài cây trồng chính có tác dụng cải tạo môi trường đã được chọn ở trên Đánh giá hiệu quả cải tạo môi trường. .. hạn trong địa bàn bãi thải Nam Đèo Nai + Về thời gian: Thu thập số liệu năm 2011 trên các mô hình rừng trồng cải tạo môi trường bãi thải các năm 2007, 2008, 2009 và 2010, sử lý số liệu và viết báo cao năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 + Về nội dung nghiên cứu: Đánh giá sự tồn tại, sinh trưởng các loài cây trồng cải tạo môi trường trên bãi thải Nam. .. các mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài đặt ra các nội dung sau: 1) Đánh giá thực trạng trồng rừng cải tạo môi trường các bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh + Thực trạng về loài cây và diện tích trồng; + Tổng kết các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong Dự án trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh 2) Nghiên cưu đăc điêm đât đa cua cac bai ải sau khai thác than ở Quảng Ninh ́ ̣ ̉ ́... tài nghiên cứu có thể rút ra một số nhận xét sau đây: - Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nghiên cứu khá kỹ và đa dạng về sinh trưởng, tăng trưởng ở điều kiện sinh thái ít nhiều thuận lợi cho cây trồng, các kết quả nghiên cứu có thể áp dụng trong thực tế - Tuy nhiên nghiên cứu đánh giá về sinh trưởng, tăng trưởng, khả năng tích lũy về sinh khối, khả năng cải tạo đất ở những nơi trồng. .. Ban quản dựng án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai + Cán bộ kỹ thuật (6 người): Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh (4 người), Công ty cổ phần than Đèo Nai hoặc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (2 người) + Người công nhân trực tiếp thực hiện trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai (20 người) b, Đánh giá sinh trưởng một số loài cây trồng trong Dự án Dưa trên tì nh hì nh... khai cải tạo khu vực này bằng việc san cắt tầng và trồng cây Keo lá tràm để cải tạo môi trường bãi thải mỏ Cách đó không xa là bãi thải mỏ Air Laya chưa được trồng cây với diện tích khoảng 3.350 ha và sâu 110 mét nhưng bãi thải này đã có sự sắp xếp từng lớp đá, xít xen kẽ với lớp đất màu nâu đỏ, mỗi lớp dày khoảng 8 mét để khi dừng đổ thải sẽ san cắt tầng, phủ đất mà và trồng cây cải tạo môi trường bãi. .. dựng một số chỉ tiêu tăng trưởng một số trạng thái rừng tự nhiên vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên dựa trên 631 cây giải tích của 26 loài ưu thế của vùng Đông Nam Bộ và 587 cây giải tích của 27 loài ưu thế của vùng Tây Nguyên Nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng ở nước ta có rất nhiều công trình nghiên cứu Nghiên cứu về sinh trưởng, năng suất nhằm phục vụ sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế trong. .. điểm đất của bãi thải khai thác than + Khả năng phục hồi thảm thực vật 3) Khả tôn tai và sinh trưởng của một số loài cây trồng chính ̀ ̣ + Đánh giá tỷ lệ sống và chất lượng rừng trồng + Khả năng sinh trưởng của một số loài cây trồng chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23 Sinh trương đương kí nh gôc ̉ ̀ ́ Sinh trương chiêu cao vut ngon ̉ ̀ ́ ̣ Sinh trương . KHÚC THÀNH LIÊM NGHIÊN CỨU SINH TRƢỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƢỜNG BÃI THẢI NAM ĐÈO NAI - QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60 62 02 01 . đào tạo với tên đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 tài: Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải. thải Nam Đèo Nai - Quảng Ninh . Kết quả của đề tài sẽ đánh giá khả năng sinh trưởng và cải tạo đất của một số loài cây trồng chính trong dự án là Keo lá tràm, Thông nhựa và Phi lao được trồng

Ngày đăng: 15/11/2014, 22:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan