Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng phủ xanh các bãi thải khai thác than nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương của tỉnh quan tâm, chỉ đạo cùng với sự cố gắng đầu tư kinh phí cho việc hoàn nguyên lại môi trường rừng trên các bãi sau khai thức than của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay về cơ bản có thể chia thành một số giai đoạn phát triển trồng rừng phủ xanh bãi thải được thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Quá trình phát triển rừng trồng cải tạo môi trường bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh
Giai đoạn Đặc điểm Loài cây trồng Nguồn vốn
Trước 1995
Công tác trồng rừng phủ xanh bãi thải được thực hiện theo phong trào.
Thông mã vĩ, Keo tai
tượng
Vồn từ tổng Công ty than nay là Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam
1995 - 2005
Thực hiện Chương trình nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh và Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc Thông mã vĩ, Bạch đàn caman Keo tai tượng - Ngân sách Nhà nước phát triển khoa học công nghệ tỉnh Quảng Ninh - Chương trình 327
Từ năm Trồng rừng cải tạo môi trường Thông
- Vốn Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam
2005 - nay bãi thải mỏ đã phát triển khá mạnh, với nhiều chương trình, dự án đầu tư; nhiều diện tích được trồng hoàn nguyên môi trường rừng; đa dạng hóa loài cây trồng; giai đoạn này trồng được 405 ha. nhựa, Keo lá tràm, Phi lao, Thông mã vĩ, Keo tai tượng. - Vốn tự có của các công ty thành viên trong Tập đoàn Than
Qua số liệu bảng 4.1 ta thấy:
- Giai đoạn trước 1995: Trong giai đoạn này công tác trồng rừng phủ xanh bãi thải khai thác than được thực hiện theo phong trào, quy mô trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải mở nhìn chung nhỏ, chủ yếu do Đoàn thanh niên phát động với một số loài cây trồng chủ yếu là Thông mã vĩ, Keo tai tượng, phương thức trồng phân tán chủ yếu xung quanh khu vực điều hành sản xuất trên khai trường khai thác than. Tỷ lệ sống thấp, chưa có quy hoạch nên nhiều chỗ bị vùi lấp do đổ thải hoặc xây dựng mở rộng khu điều hành sản xuất.
- Giai đoạn 1995- 2005:
+ Thời kỳ đầu của giai đoạn này từ 1995 - 2000: Chủ yếu thực hiện Chương trình nghiên cứu trồng thử ngiệm một số loài cây bằng nguồn vốn phát triển khoa học công nghệ của tỉnh Quảng Ninh mà tiêu biểu là Đề tài tuyển chọn loài cây và xây dựng biện pháp kỹ thuật lục hóa bãi thải của mỏ than lộ thiện, kết quả bước đầu đã xác định được cấu tạo bãi thải của mỏ than là một khối hỗn độn đá lẫn đất (đá chiếm 97%, đất chiếm 3%). Nhiệt độ không khí bãi thải luôn cao hơn nhiệt độ không khí trong khu vực 1,1-1,60 C, ẩm độ trong không khí trên bãi thải luôn thấp hơn ẩm độ không khí trong khu vực từ 12,5 đến 13,9 %. Ngoài ra, cũng chỉ ra được một vài chỉ tiêu kỹ thuật để trồng cây trên bãi thải đó là về tiêu chuẩn cây con có bầu, chiều cao trên 30cm, hố đào tối thiểu 30x30x30 cm, trồng sâu gốc cây mặt bầu phủ đất 5-10 cm, loài cây trồng là Thông mã vĩ, Keo tai tượng.
Một phần diện tích được trồng theo Chương trình 327, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Phương thức trồng thuần loài, với các loài cây trồng như: Thông mã vĩ, Bạch đàn trắng caman. Trong giai đoạn này mục tiêu trồng rừng phủ xanh cải tạo môi trường bãi thải khai thác than chưa rõ ràng, kết quả trồng rừng trên bãi thải không cao.
+ Từ 2000 – 2005, đã có nhiều chế tài quy định của Nhà nước về khắc phục các điểm gấy ô nhiễm môi trường, điển hình như Quyết định 64/2003/QĐ – TTg của Chính phủ ban hành ngày 22/4/2003 về việc “Phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên toàn quốc”, trong đó có bãi thải Nam Đèo Nai. Nhận thức rõ điều này công tác trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than đã được quan tâm nghiên cứu và triển khai bằng nhiều nguồn vốn như công trình tuyển chọn một số loài cây và kỹ thuật gây trồng để cố định bãi thải tại các mỏ than vùng Đông Bắc, kết quả bước đầu đã chọn ra một số loài cây thân gỗ như Keo lá tràm, Thông nhựa, Tràm, Phi lao cho một số loại hình bãi thải ở mỏ than Cao Sơn, Dương Huy với tổng diện tích là 7,0 ha. Cũng trong thời gian này phong trào trồng cây chắn bụi ở hai bên đường trong khai trường khai thác than đã được nhiều mỏ quan tâm triển khai thực hiện và những hàng cây tiên phong trên bãi thải, ven đường vận chuyển đã xuất hiện ở một số mỏ than như Cao Sơn, Cọc Sáu, Dương Huy, Đèo Nai với loài cây là chủ yếu Keo lá tràm.
- Giai đoạn 2005 đến nay
Trong những năm này cả nước đang đẩy mạnh công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” đã có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất và khái thác khoán sản được thành lập và phát triển, để thúc đẩy sản xuất và bảo vệ môi trường, Ban Bí thư ra chỉ thị số 29/CT-TW ngày 21 tháng 1 năm 2009 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” Đây là giai đoạn ghi nhận sự phát triển khá mạnh của trồng rừng phủ xanh
bãi thải hoàn nguyên môi trường khai thác than với sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn từ Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, các Công ty thành viên và cả của Dự án Jica Nhật Bản, cơ cấu cây trồng đa dạng hơn. Trong giai đoạn này tỉnh Quảng Ninh đã trồng được 405 ha rừng cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than với một số loài cây trồng chủ yếu như: Keo lá tràm, Phi lao, Thông nhựa, Keo tai tượng. Tre gai; Kết quả chi tiết được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Diện tích và loài cây trồng cải tạo môi trường bãi thải ở Quảng Ninh Năm trồng Loài cây Diện tích
(ha) Khu vực trồng trên bãi thải các mỏ Phương thức trồng 2007
Keo lá tràm 45 Đeo Nai, Cao Sơn Thuần loài
Keo tai tượng 3 Vàng Danh Thuần loài
Phi lao 17 Đeo Nai Thuần loài
Thông nhựa 25 Đeo Nai Thuần loài
2008
Keo lá tràm 39 Đeo Nai, Uông Bí Thuần loài Keo tai tượng 30 Cao Sơn, Cọc Sáu,
Vàng Danh, Hòn
Gai, Uông Bí Thuần loài
Phi lao 15 Vàng Danh, Hòn
Gai, Dương Huy Thuần loài Cỏ bông lau,
cây dây leo
2 Đeo Nai Hỗn giao
Thông nhựa 17 Đeo Nai, Vàng
Danh Thuần loài
2009
Keo lá tràm 22 Đeo Nai, Vàng
Danh, Đông Bắc Thuần loài
Thông nhựa 15 Đèo Nai, Vàng
Danh, Đông Bắc Thuần loài
Phi lao 12 Đèo Nai, Hòn Gai Thuần loài
Keo tai tượng 18 Cao Sơn, Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Đông Bắc
Thuần loài
Bạch đàn Uro 1 Đèo Nai, Vàng
Danh Thuần loài
2010 Keo lá tràm 30 Đeo Nai, Vàng
Đông Bắc
Keo tai tượng 11 Cao Sơn, Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Đông Bắc
Thuần loài
Phi lao 12 Vàng Danh, Đèo
Nai Thuần loài
Thông nhựa 8 Đèo Nai Thuần loài
2011
Keo lá tràm 49 Cao Sơn, Đèo Nai,
Uông Bí Thuần loài
Keo tai tượng 31 Cọc Sáu, Vàng Danh, Hòn Gai, Công ty Than Đông Bắc
Thuần loài Phi lao 18 Cao Sơn, Cọc Sáu,
Vàng Danh, Hòn
Gai, Đông Bắc Thuần loài
Cộng 405
(Nguồn: Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, 2011)
Như vậy, có thể thấy rằng giai đoạn từ 2005 đến nay trồng rừng phủ xanh, cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuyển biến rõ rệt, tăng nhanh về diện tích, đang dần dần phát huy thế mạnh của địa phương có công nghiệp khai thác than phát triển và từng bước đẩy mạnh công tác trồng rừng hoàn nguyên bảo vệ môi trường sau khai thác. Đây sẽ là lợi thế để tỉnh Quảng Ninh phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.