0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Khả năng cải thiện độ phì của đất

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI THẢI NAM ĐÈO NAI, QUẢNG NINH (Trang 73 -75 )

Thừa kế kết quả phân tích đất trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thực hiện Dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, tỉnh Quảng Ninh trước khi trồng cây và điều tra bổ sung các mẫu đất trên diện tích rừng đã trồng 4 năm tuổi của ba loài cây là Keo lá tràm, Thông nhựa và Phi lao thời điểm lấy mẫu đất tháng 10 năm 2011. Kết quả phân tích đất được thể hiện ở bảng 4.11 như sau:

Bảng 4.11. Kết quả phân tích đất trước và sau khi trồng cây 4 năm tại Nam Đèo Nai Mô hình Thời điểm

pH KCl NH4+ Mùn (%) P2O5 (mg/100g) K2O (mg/100g) Thành phần cơ giới Keo lá tràm 2007 3,3 0,5 0,32 0,45 0,50 Cát 2011 4,1 2,2 1,90 1,05 3,50 Cát pha Thông nhựa 2007 3,2 0,6 0,49 0,38 0,40 Cát pha 2011 4,2 1,8 1,60 0,72 2,60 Cát pha Phi lao 2007 3,1 0,4 0,53 0,35 0,60 Cát 2011 3,9 2,1 1,80 0,91 2,90 Cát pha

Từ kết quả ở bảng 4.11 cho thấy so với năm 2007 khi chưa trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai thì sau khi trồng rừng 4 năm tính chất đất đã được cải thiện nhiều. Mặc du so với đất rừng các chỉ tiêu dinh dưỡng còn thấp hơn nhưng nó đã thể hiện khả năng cải tạo đất của một số loài cây trồng trong dự án, cụ thể như sau:

Mô hình trồng Keo lá tràm pH đã tăng từ 3,3 lên 4,1; mùn đã tăng từ 0,32% lên 1,90%; các chỉ tiêu của các chất dễ tiêu như đạm, lân và kali cũng tăng (NH+

tăng từ 0,5 lên 2,2 mg/100 g đất, P2O5 tăng từ 0,45 lên 1,05 mg/100 g đất, K2O tăng từ 0,5 lên 3,5 mg/100 g đất)

Mô hình trồng Keo lá tràm pH đã tăng từ 3,2 lên 4,2; mùn đã tăng từ 0,49% lên 1,60%; của các chất dễ tiêu như đạm, lân và kli cũng tăng (NH+ tăng từ 0,6 lên 1,8 mg/100 g đất, P2O5 tăng từ 0,35 lên 0,91 mg/100 g đất, K2O tăng từ 0,460 lên 2,90 mg/100 g đất)

Mô hình trồng Keo lá tràm pH đã tăng từ 3,1 lên 3,9; mùn đã tăng từ 0,53% lên 1,80%; và các chất dễ tiêu như đạm, lân và kli cũng tăng (NH+ tăng từ 0,4 lên 2,1 mg/100 g đất, P2O5 tăng từ 0,45 lên 1,05 mg/100 g đất, K2O tăng từ 0,5 lên 3,5 mg/100g đất).

Só sánh mức độ cải tạo đất của ba loài cây trồng cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai thì khả năng cải tạo đất của Keo lá tràm là tốt nhất, tiếp đến Phi lao và cuối cùng là Thông nhựa. Kết quả này là sự tích hợp của một số cơ sở khoa học tạo nên như khả năng cố định đạm sinh học ở rễ cây của Keo lá tràm là tốt nhất; khối lượng vật rơi rụng trả lại chất hữu cơ cho đất của Keo lá tràm là cao nhất và của Thông nhựa là thấp nhất.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI THẢI NAM ĐÈO NAI, QUẢNG NINH (Trang 73 -75 )

×