Khả năng tồn tại và sinh trưởng của một số loài cây trồng chủ yếu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh (Trang 82 - 84)

Về tỷ lệ cấy sống và chất lượng cây: Trong giai đoạn 4 năm đầu một số loài cây trồng trên bãi thải có tỷ lệ cây sống ở mức trung bình (khoảng trên dưới

80%) nhưng tỷ lệ cây sống tốt có chiều hướng tăng lên dần từ năm thứ ba, năm thứ tư. Ba loài cây được lựa chọn trồng chình là Keo lá tràm, Thông nhựa và Phi lao trong đó Phi lao và Keo lá tràm là năm trong nhóm loài cây sinh trưởng nhanh, có sức chống chịu tốt, đối với Thông nhựa tuy sinh trưởng chậm nhưng cũng là loài cậy chịu được đất xấu, cằn cỗi và pH thấp. Từ kết quả này bước đầu cho thấy khả năng thành công của dự án là rất cao.

- Các chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao, đường kính gốc và đường kính tán lá của mộ số loài cây trồng trong Dự án cũng tăng dần theo tuổi cụ thể như sau:

+ Đối với Keo lá tràm: Các chỉ tiêu sinh trưởng tăng liên tục từ 1 năm tuổi đến 4 năm tuổi và theo đồ thị sinh trưởng thì còn tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo, cụ thể là với diện tích rừng trồng năm 2010 (1 năm tuổi) có Hvnđạt 1,88 m, Doo đạt 2,15 cm và Dt đạt 0,62 m đến 4 năm tuổi có có Hvn đạt 6,15 m, Doo đạt 6,97 cm, Dt đạt 1,89 m. Tốc độ tăng trưởng chiều cao theo hàng năm cũng tăng dần theo đồ thị sinh trưởng của đường kính gốc, chiều cao và đường kính tán.

+ Đối với Thông nhựa: Các chỉ tiêu sinh trưởng tăng liên tục từ 1 năm tuổi đến 4 năm tuổi và theo đồ thị sinh trưởng thì còn tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo nhưng tốc độ tăng chậm do Thông nhựa là cây sinh trưởng chậm, cụ thể là với diện tích rừng trồng năm 2010 (1 năm tuổi) có Hvnđạt 0,26m, Doo đạt 1,20 cm và Dt đạt 0,18 m đến 4 năm tuổi có có Hvn đạt 0,86 m, Doo đạt 3,45 cm, Dt đạt 0,60 m. Tốc độ tăng trưởng chiều cao theo hàng năm cũng tăng dần.

+ Đối với Phi lao: Các chỉ tiêu sinh trưởng tăng liên tục từ 1 năm tuổi đến 4 năm tuổi và theo đồ thị sinh trưởng thì còn tiếp tục tăng vào những năm tiếp theo, tốc độ tăng của Phi lao là lớn hơn so với Keo lá tràm và Thông nhựa, cụ thể là với diện tích rừng trồng năm 2010 (1 năm tuổi) có Hvnđạt 2,32m, Doo đạt

2,44 cm và Dt đạt 0,57 m; đến 4 năm tuổi có có Hvn đạt 8,18 m, Doo đạt 7,89 cm, Dt đạt 1,97 m. Tốc độ tăng trưởng chiều cao theo hàng năm cũng tăng dần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)