0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

xuất một số giải pháp phát triển trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh có các giải pháp sau:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI THẢI NAM ĐÈO NAI, QUẢNG NINH (Trang 84 -86 )

thải khai thác than ở Quảng Ninh có các giải pháp sau:

+ Giải pháp kỹ thuật công trình trước khi trồng cây cải tạo môi trường bãi thải thì tốt nhất bãi thải phải được phân tầng, đảm bảo sườn dốc ≤ 320

sau đó tạo mặt tầng và đê chắn mép tầng rồi trồng cây.

+ Giải pháp kỹ thuật lâm sinh như chọn loại cây trồng trên bãi thải phải có khả năng nhanh chóng thích nghi với khí hậu và có sức chịu đựng lâu dài với những biến đổi của thời tiết (nhiệt độ cao, thời gian khô cằn kéo dài…) có khả năng sinh trưởng nhanh, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là các chất khó đồng hoá, có hệ rễ phát triển mạnh, nhanh và có thể chịu được những biến động bụi, vùi lấp, trôi gốc rễ, các loài ưu tiên chọn là Phi lao, Keo lá tràm, Thông nhựa…Kỹ thuật trồng khi các lô có độ dốc > 320

trước khi đào hồ phải tạo mặt bằng bằng cách đánh rạch rộng 0,5 m để người thực hiện các công việc tiếp theo đi lại dễ dàng trên các rạch này. Mật độ hố (tùy theo loài cây mà mật độ hố cho

phù hợp, nhưng phải có mất độ gần gấp đôi đến gấp đôi trồng rừng thông thường trên đất rừng), đối với Keo lá tràm và Phi lao mật độ là 2500 cây/ha, Thông nhựa mật độ là 1660 cây/ha, bón lót 0,2 kg NPK/hố, trồng cây nên trồng thuần loài (để dễ thực hiện), trồng dặm, sau khi trồng 1 tháng và trồng dặm bổ sung vào trước các lần chăm sóc năm 2 và 3, chăm sóc vào năm 2 và 3, mỗi năm 1 lần.

+ Các giải pháp về chính sách và thể chế bao gồm nhiều nội dung như cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường trong khai thác than... Các cơ quan có thẩm quyền cần có các văn bản chỉ đạo chuyên sâu về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến than, bổ sung kinh phí chi đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực khai thác than.

2. Tồn tại

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thu thập, phân tích số liệu và viết báo cáo, nhưng do thời gian có hạn, trình độ còn có phần hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế, cụ thể như sau:

- Do thời gian ngắn (4 năm) nên một số loài cây chưa phát huy tốt tác dụng phòng hộ, cải tạo đất và môi trường như loài Thông nhựa;

- Chưa nghiên cứu về tổng lượng các bon và sự gia tăng về sinh khối các bon trên một ha của từng loài cây đưa vào nghiên cứu;

- Chưa xác định được giải thiểu về tiếng ồn, nồng độ bụi, lượng ô xi nhả ra không khí trên đơn vị điện tích rừng của Dự án này;

- Chưa nghiên cứu về sinh vật đất;

- Các kết luận về sự tồn tại, sinh trưởng và khả năng cải tạo đất của một số loài cây trồng chính trong Dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đeo Nai tỉnh Quảng Ninh mới dừng ở mức bước đầu do thời gian theo dõi mới được 4 năm.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG TRONG DỰ ÁN CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG BÃI THẢI NAM ĐÈO NAI, QUẢNG NINH (Trang 84 -86 )

×