2.4.2.1. Phương pháp kế thừa
Trong quá trình thực hiện đề tài các số liệu sau đây đã được kế thừa: - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Các số liệu về diện tích các các yếu tố môi trường trước khi triển khai dự án. - Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển rừng phòng hộ môi trường, các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng…
Phân tích và xử lý các số liệu thu
được
Đề xuất các biện pháp kỹ thuật Thu thập và phân tích các tài
liệu đã có
Điều tra khảo sát sơ bộ
Phân loại và lựa chọn địa điểm nghiên cứu chi tiết
Đánh giá thực trạng trồng rừng trên bãi thải ở Quảng Ninh Đánh giá sự tồn tại và khả năng sinh trưởng của các loài cây trồng chính trên bãi thải Nam Đèo Nai
Nghiên cứu khả năng cải tạo đất của các loài cây có triển vọng Nghiên cứu đặc
điểm đất đá của các bãi thải sau khai thác than ở
- Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu có liên quan.
- Các loài cây trồng trên bãi thải khai thác than ở Nam Đèo Nai (từ năm 2007 đến 2010).
2.4.2.2.Phương pháp điều tra thu thập số liệu bổ sung.
a, Đánh giá thực trạng rừng trồng trên các bãi thải sau khai thác than ở Quảng Ninh.
- Áp dụng phương pháp điều tra khảo sát kết hợp phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA), trong đó công cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn các cán bộ quản lý; cán bộ kỹ thuật; những người dân trực tiếp tham gia, nội dung phỏng vấn tập trung vào các vấn đề:
+ Các đề tài, dự án đầu tư vào hoạt động trồng cây cải tạo môi trường bãi thải khai thác than, bao gồm vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian và kết quả;
+ Loài cây trồng rừng chủ yếu;
+ Diện tích rừng đã trồng phủ xanh bãi thải khai thác than.
- Điều tra phỏng vấn các cơ quan chuyên môn của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh để nắm được tình hình chung và thu thập các số liệu đã có về tình hình nghiên cứu phát triển rừng trồng phủ xanh bãi thải, chính sách và những khó khăn, tồn tại cần giải quyết. Quá trình điều tra được tiến hành theo 2 bước:
+ Bước 1: Tổng hợp các số liệu từ các đề tài nghiên cứu phát triển khoa
học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh các năm trước đây về trồng rừng hoàn nguyên môi trường, phủ xanh bãi thải khai thác than về quy mô, diện tích, loài cây, sinh trưởng.
+ Bước 2: Trên cơ sở kết quả thu được ở bước 1 tiến hành tổng hợp làm cơ sở để so sánh và nghiên cứu thiếp theo.
- Đề tài đã tiến hành phỏng vấn 30 người, số lượng cụ thể theo 3 nhóm đối tượng như sau:
+ Cán bộ quản lý (4 người): Ban quản dựng án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai.
+ Cán bộ kỹ thuật (6 người): Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh (4 người), Công ty cổ phần than Đèo Nai hoặc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (2 người).
+ Người công nhân trực tiếp thực hiện trồng rừng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai (20 người).
b, Đánh giá sinh trưởng một số loài cây trồng trong Dự án.
Dựa trên tình hình thực tế của gần 200 ha các mô hình rừng trồng phủ xanh bãi thải Nam Đèo Nai sẽ được lựa chọn để đánh giá gồm:
+ Keo lá tràm trồng thuần loài (1-4 tuổi). + Thông nhựa trồng thuần loài (1-4 tuổi). + Phi lao trồng thuần loài (1-4 tuổi).
Trên cơ sở các mô hình đã lựa chọn, tiến hành thu thập số liệu sinh trưởng bằng cách lập ngẫu nhiên tổng số 36 ô tiêu chuẩn. Trong đó Keo lá tràm và Phi lao diện tích ô là 200m2 (20m x 10m); Thông nhựa diện tích ô là 300 m2 (20m x 15m). Trong đó mỗi loài cây ở mỗi tuổi tiến hành lập 3 ÔTC ở các vị trí khác nhau. Các chỉ tiêu cần thu thập để đánh giá gồm:
* Điều tra tỷ lệ sống và đánh giá chất lượng cây rừng phân ra 3 cấp:
Cây tốt: Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng đẹp, tròn đầy, tán cân đối, cây xanh tươi, không cong queo sâu bệnh.
Cây TB: Cây sinh trưởng bình thường.
Cây sấu: Cây sinh trưởng chậm, sức sống kém, cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, lá có hiện tượng màu vàng.
* Đánh giá khả năng sinh trưởng:
- Sinh trưởng đường kính gốc (Doo), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm;
- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), dùng sào có khắc vạch, độ chính xác đến 0,1m;
- Sinh trưởng đường kính tán (Dt) dùng thước dây có độ chính xác đến 0,1dm.
c, Khả năng cải tạo đất của các loài cây trồng rừng chính thuộc Dự án.
- Xác định bồi đắp và trả lại vật rơi rụng cho đất: Trên các ô tiêu chuẩn lập các ô dạng bản, mỗi ÔTC lập 5 ô dạng bản, diện tích ô dạng bản là 2 m2
ở các vị trí gần bốn góc và giữa ÔTC. Tiến hành thu gom tất cả vật rơi rụng trên ô dạng bản cho vào túi polyetylen đánh số và ký hiệu từng túi theo các ÔTC, thời gian thu thập tháng 12 năm 2011. Sau khi đã thu thập các mẫu đóng túi xong chuyển về phòng thí nghiệm Lâm sinh học của Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh sấy khô và cân để xác định lượng vật rơi rụng của từng mô hình trồng rừng trong Dự án. Phương pháp sây khô được thực hiện trên các giá sấy điện chuyện dụng, thời gian sấy 5 giờ, tiêu chuẩn mẫu sấy khô có độ ẩm nhỏ hơn 20%. Cách tính toán lượng rơi rụng từ trị số bình quân 1 ô dạng bản 2m2
từ đó quy ra trọng lượng vật rơi rụng trên 1 ha.
- Xác định khả năng nâng cao độ phì của đất: Trên các ô tiêu chuẩn đã lập ở trên cho rừng trồng sau 4 năm, tiến hành lấy mẫu đất mặt ở độ sâu từ 0 đến 10 cm, mỗi mô hình thu 3 mẫu đất đại diện cho ba vị trí khác nhau đưa về phòng thí nghiệm tổng hợp của Trung tâm Khoa học và sản xuất lâm nông nghiệp Quảng Ninh để phân tích, sau đó so sánh với kết quả phân tích đất trước khi trồng rừng.
Các chỉ tiêu và phương pháp phân tích đất:
Xác định thành phần cơ giới đất trong môi trường nước. Xác định độ pHKCL bằng máy pH mét, giấy quỳ.
Xác định hàm lượng mùn theo phương pháp ChiuRin Xác định hàm lượng P2O5 theo phương pháp Kiecxanốp
Xác định hàm lượng NH4+ theo phương pháp so mầu bằng chỉ thị Nessler Xác định hàm lượng K2O theo phương pháp đo độ đục với thuốc thử Na3Co(N0)6.
d, Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng phủ xanh bãi thải khai thác
than ở tỉnh Quảng Ninh.
Từ các kết quả thu thập được từ các nội dung nghiên cứu, phân tích, tổng và đưa ra một số đề xuất về kỹ thuật trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải khai thác than ở Quảng Ninh bao gồm:
+ Quan điểm và định hướng chung; + Biện pháp kỹ thuật công trình;
+ Biện pháp kỹ thuật lân sinh: Loài cây trồng, cách tạo cây con, tiêu chuẩn cây con khi trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc;
+ Biện pháp về thể chế chính sách.
4.2.2.6. Phương pháp sử lý số liệu
Để tiến hành tính toán các đặc trưng mẫu trước hết phải kiểm tra sự thuần nhất của các ô tiêu chuẩn thực hiện theo Nguyễn Hải Tuất và Ngô Kim Khôi 1996 [12] theo giáo trình xử lý số liệu thống kê kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong nông lâm nghiệp trên máy vi tính. Việc kiểm tra sự thuần nhất của các ô tiêu chuẩn giúp ta xem có thể gộp số liệu ở các ô tiêu chuẩn lại hay không. Đề tài sử dụng tiêu chuẩn K của Kruskal - Wallis. Nếu các ô tiêu chuẩn có trung bình và phương sai bằng nhau thì sẽ gộp lại để xử lý, ngược lại thì phải xử lý riêng cho từng ÔTC. Tính chỉ tiêu thống kê cho các nhân tố điều tra như mật độ, đường kính bình quân gốc cây, đường kính tán, chiều cao bình quân. Những chỉ tiêu này được tính toán bằng phần mềm Excel, SPSS. Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng khác được tính như sau:
+ Mật độ cây sống được xác định theo công thức sau:
10.000 * n *100 Nht (%) = Nht (%) =
SÔTC*N
Trong đó: Nht (%) là tỷ lệ cây sống ;
SÔTC là tổng diện tích ô tiêu chuẩn điều tra (m2
) ; n là số lượng cây điều tra được trong 1 ÔTC.
+ Tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu tính theo công thức:
N% =
Nn n
*100
Trong đó: N% là tỷ lệ % cây theo cấp chất lượng ;
n là số cây theo cấp chất lượng, N là tổng số cây điều tra trong ÔTC. + Đường kính tán, lượng xác thực vật rơi rụng, tính theo bình quân cộng
n X X i
Trong đó: X là giá trị trung bình Xi trị số quan sát thứ i
n là dung lượng.
Tăng trưởng thường xuyên hàng năm, là số lượng biến đổi được của một nhân tố điều tra trong 1 năm.
Zt = ta – ta-1
Với: ta là nhân tố điều tra; a là năm ta-1 là nhân tố điều tra tại a-1 năm
Chƣơng 3