Kết quả phân tích đất bãi thải sau khai thác than khi chưa trồng cây cải tạo môi trường được thể hiện ở bảng 4.4 như sau
Bảng 4.4. Kết quả phân tích đất bãi thải khia chưa trồng cây Mẫu đất pH KCl NH4+ Mùn (%) P2O5 (mg/100g) K2O (mg/100g) Thành phần cơ giới 1 3,3 0,5 0,32 0,45 0,50 Cát 2 3,2 0,6 0,49 0,38 0,40 Cát pha 3 3,1 0,4 0,53 0,35 0,60 Cát
Qua số liệu phân tích đất ở bảng 4.4 cho thấy đất trên bãi thải sau khai thác than rất chua và nghèo dịnh dưỡng, độ pH giao động từ 3,1 đến 3,3; mùn chỉ đạt từ 0,32% đến 0,53 %; các chỉ tiêu của các chất dễ tiêu như đạm, lân và kali cũng thấp (NH+ giao động từ 0,4 lên 0,6 mg/100 g đất; P2O5 giao động từ 0,35 đến 0,45 mg/100 g đất; K2O giao động từ 0,4 đến 0,6 mg/100 g đất), như vậy việc trồng cây cải tạo môi trường bãi thải mỏ trong điều kiện như trồng rừng bình thường sẽ khó thực hiện được.
Thành phần chủ yếu của vật liệu trên các bãi thải mỏ lộ thiên là đất đá do nổ mìn gồm cát kết, bột kết, sét kết và đất phủ. Trong các thành phần trên, mức độ phong hoá của bột kết chậm hơn so với các đá khác, đá được tạo bởi sét kết bị phong hoá nhanh, dễ nứt nẻ, vỡ vụn, khi gặp nước thì chảy nhão. Do đất đá bãi thải có sự liên kết kém, dễ bị phong hoá nên độ bền cơ học giảm, dễ chảy nhão trượt lở, vùi lấp các công trình dân sinh khu vực phía dưới chân và khó khăn cho việc ổn định sườn bãi thải.
Do có đặc điểm là dạng bãi thải cao, góc dốc sườn bãi thải lớn (> 300), đất đá thải có cỡ hạt thay đổi từ dạng bụi, dăm sỏi đến các loại đá cục và đá tảng, đổ thải từ trên cao xuống nên đất đá hạt nhỏ thường tập trung ở phía trên, cỡ hạt lớn
tập trung dưới chân tầng thải. Cỡ hạt lớn khi lăn xuống dưới chân tầng thường xa chân bãi thải nên tạo cho bề mặt sườn bãi thải dạng lõm.
Trong quá trình bóc đất đá, lớp đất màu trên mặt thường không được thu hồi lại mà đổ lẫn cùng đất đá thải nên đất bãi thải rất nghèo dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là đá và mẫu chất, độ ẩm và khả năng giữ ẩm thấp, không có hệ thống mao dẫn,… ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tự hình thành và tồn tại của lớp thực vật phủ xanh bề mặt bãi thải. Các chỉ tiêu hoá học đất trên một số khu vực đổ thải có thời gian tồn tại từ 1 – 5 năm và từ 5 – 10 năm cũng chưa được nghiên cứu kỹ.
Khảo sát sự biến động giữa các tháng trong năm cho thấy từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau nhiệt độ bề mặt bãi thải thường thấp hơn nhiệt độ khu vực, các tháng còn lại thì nhiệt độ cao hơn. Điều đó cho thấy khả năng giữ nhiệt kém trong các tháng mùa đông, nhưng hấp thụ nhiệt nhanh hơn trong các tháng mùa hè. Độ ẩm không khí bình quân vào mùa hè ở một số bãi thải là 68,5%; vào mùa đông là 62,5%; độ ẩm không khí thấp nhất là 35%. Độ ẩm không khí trên bãi thải luôn thấp hơn độ ẩm không khí khu vực do bề mặt bãi thải trống, tốc độ gió lớn bình quân nhiệt độ không khí bãi thải cao hơn 1,1-1,60C so với khu vực và độ ẩm thấp hớn 12,5-13,9% so với độ ẩm khu vực