Các biệt pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh (Trang 76 - 79)

4.5.2.1 Biện pháp kỹ thuật công trình

Kế thừa một số biện pháp được áp dụng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai và tham khảo các nhà quản lý trong lĩnh vực có liên quan, đề tài đưa ra một số biện pháp về kỹ thuật công trình như sau:

- Kỹ thuật tạo phân tầng: Việc tạo phân tầng hiện nay chủ yếu được thực hiện theo giải pháp đổ cạp thêm đất đá thải vào các phân tầng theo thiết kế được duyệt. Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình cụ thể, các phân tầng được tạo ra cùng lúc thì tốt nhất, nếu điều kiện không cho phép có thể tạo ra 2 – 3 phân tầng một lúc. Giải pháp kỹ thuật này đã được áp dụng trong cải tạo bãi thải Khe Rè (mỏ Cọc Sáu), Chính Bắc (mở Núi Béo). Việc tạo 3 phân tầng cùng lúc sẽ hạn chế được hiện tượng tụt lún gây nứt bề mặt tầng (bãi thải Chính Bắc – mỏ Núi Béo) ở tầng giữa khi thi công cải tạo ở tầng trên cùng.

- Kỹ thuật ổn định bãi thải: Trong điều kiện hiện tại, việc ổn định bãi thải chủ yếu gồm các việc sau:

+ Tạo hình bãi thải: Theo một số nghiên cứu cho thấy độ ổn định của các bãi thải chỉ có thể được đảm bảo khi góc dốc sườn tầng thải ≤ 320

. Tuy nhiên, hầu hết các bãi thải đều đã đổ thải từ lâu nên góc dốc sườn tầng của các bãi thải thường > 320. Hơn nữa, do điều kiện mặt bằng không cho phép, phải hạn chế đến mức tối đa việc san cắt tầng để giảm thiểu khối lượng vật liệu thải cần di dời đi chỗ khác, do vậy, hình thể bãi thải thường được tạo hình đó là:

Giữ nguyên góc dốc sườn tầng bãi thải như hiện tại (36 – 380

); Giữ nguyên góc dốc bờ bãi thải như hiện tại (260

); Chiều cao tầng bãi thải thường dao động từ 25 – 50m.

+ Tạo mặt tầng và đê chắn mép tầng: Mặt tầng có chiều rộng từ 10 – 20m. Chiều rộng mặt tầng chỉ đủ để phương tiện cơ giới có thể đi lại phục vụ cho việc

kiểm tra, chăm sóc cây cối, vận chuyển phương tiện, vật tư phục vụ việc tu bổ mặt tầng và các công trình khác trên bãi thải.

Đê chắn mép tầng có kích thước đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi đi lại trên mặt tầng, ngăn nước mặt tầng không để chảy tràn thẳng xuống sườn tầng gây xói lở sườn tầng. Sử dụng đất đá thải tạo nên đê chắn mép tầng. Trong trường hợp sử dụng mặt tầng làm mương thoát nước trực tiếp, cần phải chú ý có giải pháp kè chân đê (xây tường đá hộc, kè đá hộc khan) để chống xói lở chân đê.

+ Kè chân bãi thải và chân tầng thải:Tường kè được xây dựng dọc chân tầng và chân bãi thải nhằm mục đích là ngăn đất đá sạt lở, trôi lấp; bảo vệ chân tầng, làm mương thoát nước; làm trụ đỡ hệ thống khung chống xói mòn. Kích thước tường kè xác định căn cứ theo mục đích sử dụng, điều kiện địa chất công trình trên cơ sở đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài.

+ Tạo hệ thống thoát nước mặt tầng và sườn tầng:

Xây dựng mương thoát nước tại chỗ chân tầng thải và chân bãi thải. Mương thoát nước mặt tầng có thể là mương đất tự nhiên đào trên mặt tầng hoặc có thể xây bằng đá hộc. Mương thoát nước sườn tầng cần được xây dựng vững chắc, có biện pháp chống trượt. Mương nên có dạng mương hở, kết cấu bê tông hoặc kết hợp bê tông + đá hộc. Trong điều kiện cho phép có thể sử dụng ống composit thay mương.

4.5.2.2. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh

- Chọn loại cây trồng trên bãi thải, do yêu cầu cần nhanh chóng phủ xanh bề mặt để chống hình thành và phát tán bụi, xói lở… các loại thực vật trồng trên bãi thải cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Có khả năng nhanh chóng thích nghi với khí hậu và có sức chịu đựng lâu dài với những biến đổi của thời tiết (nhiệt độ cao, thời gian khô cằn kéo dài…) và với đặc tính lý hoá không thuận lợi của đất đá thải;

+ Có khả năng sinh trưởng nhanh, đặc biệt trong những năm đầu mới trồng, có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng là các chất khó đồng hoá;

+ Có hệ rễ phát triển mạnh, nhanh và có thể chịu được những biến động bụi vùi lấp, trôi gốc rễ…

+ Một số định hướng trong việc lựa chọn loại cây trồng trên bãi thải: Đối với các bãi thải đã tồn tại từ 5 – 10 năm. Các bãi thải này đã tương đối ổn định nên có thể trồng một số loại thân gỗ có khả năng chịu hạn và thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải như Phi lao, Keo lá tràm, Thông nhựa, Keo chịu hạn, Thông đuôi ngựa. Đối với các bãi thải đã tồn tại từ 1 – 5 năm. Các bãi thải này chưa ổn định nên chỉ có thể trồng một số loại có khả năng chịu hạn, có hệ rễ phát triển mạnh, chịu được vùi lấp của đất đá và thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của bãi thải như Phi lao, Keo lá tràm.

- Kỹ thuật trồng; để cây trồng cải tạo môi trường trên bãi thải sau khai thác than ở Đèo Nai nói riêng và Quảng Ninh nói chung đảm bảo thành công thì cần thiết phải áp dụng kỹ thuật trồng như sau:

+ Đào hố: Ở các lô có độ dốc > 320 trước khi đào hồ phải tạo mặt bằng bằng cách đánh rạch rộng 0,5 m để người thực hiện các công việc tiếp theo đi lại dễ dàng trên các rạch này. Mật độ hố (tùy theo loài cây mà mật độ hố cho phù hợp, nhưng phải có mất độ gần gấp đôi đến gấp đôi trồng rừng thông thường trên đất rừng), đối với Keo lá tràm và Phi lao mật độ là 2.500 hố/ha (2x2m) tức là cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 2m; đối với Thông nhựa mật độ là 1.660 hố/ha (2x3m) tức là cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3m, kích thước hố 30 x30 x30cm, bố trí so le nhau theo hình nanh sấu. Đào hố bằng dụng cụ thủ công (cuốc chim một đầu nhọn một đầu cuốc), khi đào hố loại bỏ các mảnh đá lớn, tận dụng phần đất nhỏ khi đào hố và xung quanh để lấp hố.

+ Lấp hố khi lấp hố vun thành vồng cao hơn mặt đất bình quân 2-3cm. + Bón phân: Bón lót 0,2 kg NPK/hố, kết hợp trộn đều phân với đất khi lấp hố.

+ Phương thức rồng cây: Nên trồng thuần loài (để dễ thực hiện), khi trồng cây tiến hành moi sâu hố đặt cây, bóc vỏ bầu, đặt bầu sâu và dận chặt đất xung quanh hơn mức thông thường và vun cao gốc 5-10 cm. Thời vụ trồng cây vào vụ xuân hè từ năm 2007- 2010 (từ tháng 3 đến tháng 8), khi độ ẩm không khí cao, có mưa, tận dụng điều kiện thời tiết thuận lợi, nâng cao tỷ lệ sống của cây trồng. Trồng dặm, sau khi trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra đánh giá tỷ lệ cây sống, trồng dặm những cây bị chết, và trồng dặm bổ sung vào trước các lần chăm sóc năm 2 và 3. Chăm sóc: Chăm sóc vào năm 2 và 3, mỗi năm 1 lần. Công việc chăm sóc chủ yếu là sửa những cây bị mưa gió làm nghiêng đổ, xới đất vun quanh gốc đường kính 0,8-1m. Hạn chế phát dọn các loại cỏ và cây bụi để tăng cường lớp thảm thực vật, tăng khả năng phòng hộ môi trường. Thời gian chăm sóc vào tháng 9-10 hằng năm.

- Trong điều kiện kinh phí cho phép khi trồng cây thân gỗ để cải tạo môi trường bãi thải thì có thể trồng thêm một số loài cỏ lau, cỏ le với mật độ 1.600-5.000 cây/ha để tăng nhanh độ che phủ mặt đất, tăng nhanh lượng mùn trong đất và phát huy nhanh tác dụng cải tạo môi trường bãi thải.

- Ở nhưng bãi thải sau khai thác than đã ổn định (dừng đổ thải và cắt tầng sau 5-10 năm) có thể tạo rừng nhiều tầng tán để gia tăng khả năng phòng hộ, cải tạo môi trường và tận dụng sản phẩm sau này từ rừng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh (Trang 76 - 79)