Các biện pháp về chính sách và thể chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh (Trang 79 - 82)

Hiện nay trên phạm vi cả nước có, hiện có 88 văn bản quy phạm pháp luật và 24 văn bản điều hành của Chính phủ còn hiệu lực. Cùng với đó là gần 900 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và và Ủy ban nhân dân của 56 tỉnh, thành cả nước ban hành Liên quan đến lĩnh vực khai thác khoán sản và môi trường trong khai thác khoáng sản mà tiêu biểu là Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và phát triển rừng… đã tạo được hành lang pháp lý cho công tác quản lý và khai thác khoáng sản từng bước phát triển và là thể chế, chính sách cải tạo môi trường trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam.

Đối với Quảng Ninh, hệ thống văn bản chỉ đạo và văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than đã được xây dựng và hoàn thiện, phục vụ ngày càng có hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác than của các cấp chính quyền, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp đã có chuyển biến rõ nét. Tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường; Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý môi trường trong khai thác than... Nhờ vậy, tại một số khu vực khai thác than, mức độ ô nhiễm môi trường đã được kiềm chế, ô nhiễm bụi đã được kiểm soát chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh công tác cải tạo môi trường bãi thải khai thác than, khoáng sản còn một số bất cập đó là: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh và một số đơn vị cấp huyện chưa thực sự được chú trọng, chưa có văn bản chỉ đạo chuyên sâu về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản; tỉnh cũng chưa có khu xử lý riêng đối với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại. Một số nơi còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước mặt (sông, suối, hồ), nước ngầm; ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động khai thác than vẫn còn ở mức độ cao. Nguyên nhân của những tồn tại trên là do nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý than, bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp khai thác than còn chưa đầy đủ; kinh phí chi đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực khai thác than chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, đề tài đề xuất một số giảo pháp về thể chế để phát triển trồng rừng cải tạo môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh như sau:

- Tạo điều kiện nâng cao chất lượng rừng trồng cải tạo môi trường các bãi thải mỏ thay vì chỉ lấy diện tích trồng được hàng năm để làm tiêu chi đánh giá. Tạo được sự phát triển công bằng dựa trên cơ sở khuyến khích đầu tư khoa học

công nghệ, thâm canh cao trong đó trồng rừng hoàn nguyên môi trường không phải chỉ thực hiện ở những bãi thải mỏ gần các thành phố, gần dân mà phải thực hiện ở tất các các mỏ khai thác than của tỉnh Quảng Ninh, kể cả các bãi thải mỏ ở vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, để tạo được động lực cho các công ty than trồng rừng phủ xanh các bãi thải mỏ ở vùng sâu, vùng xa - nơi có điều kiện sản xuất khó khăn, dân trí thấp cần có những ưu tiên trong việc phân bổ nguồn vốn từ tập đoàn Than và tạo điều kiện phát triểncơ sở hạ tầng về giao thông, phương tiện để có thể triển khai trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải có hiệu quả.

- Có chính sách khuyến khích tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng rừng phủ xanh bải thản mỏ hoàn nguyên môi trường: Cần có chính sách khuyến khích nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, khuyến khích đầu tư tổng hợp liên hoàn và hệ thống nâng cao chất lượng rừng trồng cải tạo môi trường bãi thải sau khai thác than.

Ngoài việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, hoàn nguyên rừng còn hướng tới hiệu quả kinh tế để chủ rừng có khả năng tích luỹ vốn tái đầu tư sản xuất khai thác than và trồng rừng, thoát ra khỏi sự phù thuộc vào nguồn phân bổ từ tập đoàn. Bên cạnh đó, cũng cần có các chính sách hỗ trợ sử dụng các giống và kỹ thuật mới, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động khuyến lâm, gắn kết chặt chẽ giữa các công ty than với các cơ quan nghiên cứu khoa học để hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khoa học.

Cần thử nghiệm cho tổ chức, cá nhân thuê hoặc cho mượn một bãi thải hay một phần bãi thải mỏ trong thời gian nhất định để họ tự đầu tư trồng rừng hoàn nguyên môi trường và tận thu sản phẩn từ rừng, đi kèm theo đó là có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật để thúc đẩy trồng rừng hoàn nguyên môi trường. Cần đâu tư kinh phí cao hơn cho trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải mỏ.

Đề nghị Chính phủ xem xét nâng mức thu phí bảo vệ môi trường trong khai thác than để lấy kinh phí trồng rừng cải tạo môi trường bãi thải mỏ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh trưởng một số loài cây trồng trong dự án cải tạo môi trường bãi thải Nam Đèo Nai, Quảng Ninh (Trang 79 - 82)