1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây trồng cho vùng bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện sơn la

104 770 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN VĂN Biểu 4.1: Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ thủy điện Sơn La tại địa Biểu 4.2: Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo địa bàn

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng Khoa học

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015 Người cam đoan

Đinh Thị Phương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người thân

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa Lâm học những người đã trực tiếp giảng dạy trang bị những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học cao học của mình Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Lê Xuân Trường, Thầy giáo T.S Cao Đình Sơn - hai người thầy đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này Tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Lâm học – Khoa Nông Lâm Trường Đại học Tây Bắc đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập

Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả người thân, bạn

bè và đồng nghiệp những người luôn bên cạnh động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Tôi xin chân thành cảm ơn!!!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

Học viên

Đinh Thị Phương

Trang 3

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.1.1 Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện 3

1.1.2 Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện 5

1.1.3 Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện 6

1.2 Ở Việt Nam 8

1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện 8

1.2.2 Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện 12

1.2.3 Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện 14

1.3 Nhận xét và đánh giá 17

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 18

2.1.1.Mục tiêu tổng quát 18

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 18

2.2 Đối tượng 18

2.3 Phạm vi nghiên cứu 18

2.4 Nội dung nghiên cứu 18

2.4.1 Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La: 18

2.4.2 Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La 19

2.4.3 Bước đầu đánh giá sinh trưởng của các loài cây trồng tại vùng bán ngập 19

Trang 4

2.4.4 Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây tại khu vực lòng

hồ thủy điện Sơn La 19

2.5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 19

2.5.1 Cách tiếp cận 19

2.5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể 20

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU 25

3.1 Điều kiện tự nhiên 25

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới 25

3.1.2 Địa hình, địa mạo 25

3.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng 26

3.1.4 Khí hậu 26

3.1.5 Tài nguyên nước 27

3.1.6 Tài nguyên rừng 28

3.1.7 Tài nguyên khoáng sản 29

3.1.8 Tài nguyên nhân văn 29

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

3.2.1 Dân số, dân tộc 29

3.2.2 Cở sở hạ tầng 30

3.3 Nhận xét và đánh giá chung 31

3.3.1 Thuận lợi 31

3.3.2 Khó khăn 32

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33

4.1 Đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La 33

4.1.1 Diện tích đất bán ngập 33

4.1.2 Đặc điểm đất đai và chế độ ngập nước tại khu vực bán ngập huyện Quỳnh Nhai 40

Trang 5

4.1.3 Hoạt động trồng trọt tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La thuộc

huyện Quỳnh Nhai 44

4.2 Lựa chọn loài cây trồng thử nghiệm tại khu vực lòng hồ thủy điện Quỳnh Nhai 48

4.2.1 Các loài cây có khả năng chịu ngập nước 48

4.2.2 Lựa chọn loài cây trồng thử nghiệm 50

4.3 Sinh trưởng của các loài cây trồng tại vùng bán ngập 53

4.3.1 Ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng thử nghiệm 53

4.3.2 Ảnh hưởng của độ sâu ngập nước đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây trồng thử nghiệm 58

4.3.3 Tình hình sâu bệnh hại 65

4.4 Đề xuất các biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây bán ngập tại lòng hồ thủy điện 66

4.4.1 Quan điểm và định hướng chung 66

4.4.2 Các biện pháp kỹ thuật gây trồng 66

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 73

Kết luận 73

Tồn tại 74

Khuyến nghị 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MNDBT: Mức nước dâng bình thường

T1-2: Công thức 2 của thí nghiệm 1

Sig: Sai khác ở mức ý nghĩa 0.05

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Biểu 4.1: Tổng hợp diện tích đất bán ngập hồ thủy điện Sơn La tại địa

Biểu 4.2: Diện tích đất bán ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân

theo địa bàn các xã có tái định cư ven hồ Sơn La 36

Biểu 4.3: Tổng hợp các xã vùng bán ngập trên địa bàn huyện Quỳnh

Biểu 4.5: Diện tích có khả năng sử dụng trồng trọt tại vùng bán ngập

Biểu 4.6: Danh lục các loài cây sống chịu nước 49

Biểu 4.7 Tổng hợp đánh giá cho điểm các loài cây theo tiêu chí chọn

Biểu 4.9: Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm ảnh hưởng của

Biểu 4.10: Động thái tăng trưởng đường kính, chiều cao của các công

Biểu 4.11: Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh

Biểu 4.12:

Biểu tổng hợp sinh trưởng chiều cao của các công thức thí

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN

Hình 4.1: Biểu đồ thời gian nước rút theo cốt ngập vùng thủy điện tại

Hình 4.2: Đất ngập có khả năng sử dụng trồng trọt phân theo cao

Hình 4.3: Đất ngập sản xuất nông nghiệp được phân theo độ dốc 47

Hình 4.4: Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh

Hình 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí

nghiệm ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con 56

Hình 4.6: Động thái tăng trưởng đường kính của các công thức thí

nghiệm ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây con 57

Hình 4.7: Tỷ lệ sống của các công thức thí nghiệm nghiên cứu ảnh

Hình 4.8: Động thái tăng trưởng chiều cao cây 62

Trang 9

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự đi lên không ngừng của nền kinh tế dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng nhiều thì sự phát triển năng lượng là vấn đề khẩn thiết bù đắp cho tình trạng thiếu hụt hiện nay.Trong đó thủy điện vẫn là hướng tối ưu nhất,mà hướng đi đúng là rẻ,sạch

và an toàn Theo như những nghiên cứu trước cho thấy thủy điện là nguồn năng lượng sạch,bền vững và đã được cộng đồng năng lượng quốc tế công nhận Để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất nhà nước ta

đã tiến hành xây dựng nhiều công trình thủy điện, trong đó có nhà máy thủy điện Sơn La Thủy điện Sơn La là công trình lớn nhất khu vực Đông Nam Á được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2012 Theo kết quả rà soát bổ sung quy hoạch di dân tái định cư công trình thủy điện Sơn La tháng 3/2006 của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp thì hồ chứa ảnh hưởng đến 8 huyện thị xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và phải di chuyển 259 bản với 17.828 hộ Trong đó nhiều nhất là Sơn La có 162 bản với 11.408 hộ Theo thiết kế, hồ chứa Sơn La sẽ gây ngập lụt trên 23.000 ha đất

tự nhiên, trong đó có 7.100ha đất đang sản xuất nông nghiệp với 1.700 ha ruộng lúa màu, 4.900 ha đất nương rẫy và gần 500 ha đất cây lâu năm Do đặc trưng của lòng hồ thủy điện, tại khu vực ven lòng hồ hay xung quanh các đảo

sẽ hình thành những dải đất ngập nước theo mùa Diện tích bán ngập khoảng 10.000ha, một phần nhỏ diện tích này được người dân sử dụng để trồng cây hàng năm vào thời gian nước rút Tình trạng chung thường gặp tại phần lớn khu vực bán ngập là các dải đất này có độ dốc lớn, không có thực vật sinh sống (do lớp thực vật cũ bị chết khi nước dâng lên), diện tích đất bán ngập của lòng hồ dần bị xói lở gây bồi lắng lòng hồ hoặc thoái hóa bạc màu do sóng làm mất sức sản xuất Trước tình trạng trên cần có những biện pháp

Trang 10

ngăn chặn xói lở và thoái hóa đất, việc nghiên cứu tuyển chọn gây trồng một

số loài cây rừng trên diện tích bán ngập là việc làm rất cần thiết

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung nghiên cứu vùng ngập nước đất chua phèn cũng như các hồ chứa nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt Vì những lí do khác nhau mà cho ðến nay, ở nýớc ta vẫn chýa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và đồng bộ về phục hồi và phát triển rừng bán ngập, về sử dụng đất hợp lý cũng như chưa có mô hình nào được xây dựng thành công để trình diễn rừng bán ngập tại các vùng lòng hồ của các nhà máy thuỷ điện Các thử nghiệm trồng rừng bán ngập tại vùng lòng hồ thuỷ điện mặc dù đã được đề cập đến, tuy nhiên chưa đạt được kết quả mong muốn, cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện về cơ sở lý luận và

cơ sở khoa học

Xuất phát từ những lý do trên, căn cứ vào tình hình thực tiễn, đề tài:

“Nghiên cứu lựa chọn một số loài cây trồng cho vùng bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La”được thực hiện với mong muốn góp phần bảo vệ

môi trường đất, môi trường nước cho vùng lòng hồ Thuỷ điện Sơn La vừa có

ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Trang 11

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Trên thế giới

1.1.1 Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện

Phát triển thủy điện sẽ góp phần mang lại nhiều lợi ích như: Thúc đẩy các khả năng kinh tế, bảo tồn các hệ sinh thái, cung cấp một nguồn năng lượng sạch, góp phần vào phát triển bền vững, sử dụng nước đa mục tiêu, phát triển cơ sở hạ tầng và cải thiện công bằng xã hội… tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện cũng mang lại nhiều bất cập Bất cứ một công trình xây dựng nào của con người đều tác động đến thiên nhiên, không nhiều thì ít, từ một tòa nhà, một con đường, cây cầu, một cái đập nước Vì vậy, bổn phận của người xây dựng, cũng như cơ quan chức năng khi cấp giấy phép xây dựng, cần cân nhắc hai phương diện đối nghịch với nhau: (i) sự cần thiết và lợi ích mang lại cho con người của công trình sẽ được xây dựng, và (ii) tác hại trước mắt cũng như lâu dài của công trình đó [40]

Sự cân nhắc tính toán này phải được thực hiện đầy đủ và khoa học, trên

cơ sở quyền lợi chung của cộng đồng, quốc gia và sử dụng các phương pháp phân tích tiên tiến nhất Xây dựng một cái đập trên một con sông cũng giống như xây một xa lộ qua một vùng hoang dã, nó sẽ chia cắt môi trường thiên nhiên thành hai không gian khác nhau Trong trường hợp đập có hồ chứa để điều hòa dòng nước thì dòng chảy tự nhiên của con sông sẽ thay đổi Sự thay đổi sẽ nhiều hay ít tùy theo hồ chứa được vận hành như thế nào Khi dòng chảy tự nhiên của một con sông thay đổi, thì hệ sinh thái trong lưu vực con sông đó cũng bị ảnh hưởng và có thể mất một thời gian khá lâu mới tìm được

sự cân bằng mới, hoặc thậm chí không tìm lại được lại cân bằng ban đầu [41]

Các dự án thủy điện thường nằm ở những vùng rừng núi nên khi xây dựng cần phải khai quang một diện tích lớn để xây các công trình như: đường

sá, đập, nhà máy, đường dây dẫn điện Phần lòng hồ sẽ bị ngập nước cũng

Trang 12

phải được khai quang, và dân cư trong vùng phải được dời đi chỗ khác Những hoạt động này sẽ ảnh hưởng lên môi trường thiên nhiên đã có sẵn trước đó và tác động lên hệ sinh thái của khu vực Đời sống của dân cư trong vùng cũng như các giá trị văn hóa lịch sử của khu vực dự án cũng sẽ bị thay đổi hoặc biến mất hoàn toàn Để có thể đánh giá đúng đắn lợi ích của một dự

án thủy điện, tất cả các yếu tố nêu trên cần được phân tích đầy đủ, kể cả những thiệt hại hay lợi ích không thể hoặc rất khó định lượng theo các chỉ tiêu giá trị [43]

Nhà máy thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc đã hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2012 đã nhấn chìm 632km 2 đất và di dời hơn 1,5 triệu người Chiều cao đập 2,335m, chiều dài lòng hồ 660 km, rộng 1,1km, chứa 42 tỷ tấn nước Việc xây dựng nhà máy thủy điện này đã làm ngập một số nhà máy, hầm mỏ, vài trung tâm công nghiệp Theo nghiên cứu của các chuyên gia về đa dạng sinh học việc ngăn đập Tam Hiệp đã ảnh hưởng đến hàng trăm loài động vật và thực vật ở sông Dương Tử và đe dọa nghề cá ở Biển Đông Trung Quốc

Các dự án xây dựng nhà máy thủy điện ở bang Ethiopia Beneshangul Gumuz, trên sông Nile Xanh, đã dấy lên lo ngại cho các nước ở hạ nguồn Sudan và Ai Cập do dòng sông bị thu hẹp Các chuyên gia môi trường cũng

đã cảnh báo các dự án đập có thể ảnh hưởng lên đến 200 km của dòng sông và

di dời hơn 5.000 người dân ở các làng lân cận Về khía cạnh môi trường, khi ngăn đập làm thủy điện sẽ tạo ra một nguồn nước mới, là một hệ sinh thái nơi

có sự thay đổi các thành phần trong đó, có thể tạo ra một loạt các hiệu ứng lây lan Những thay đổi trong dòng nước có thể ảnh hưởng đến chất lượng của nước và sản lượng cá ở hạ lưu Sự thay đổi môi trường sẽ ảnh hưởng đến vùng rộng lớn dưới hạ lưu, thậm chí ra cả biển Ở vùng nhiệt đới có thể sẽ có

sự thay đổi lớn về lượng mưa, lượng nước bốc hơi, độ ẩm khu vực có hồ chứa

Trang 13

tăng,… Các nguồn nước và lưu vực của nó cùng có ảnh hưởng lẫn nhau, các nguồn nước có thể ảnh hưởng đến khí hậu địa phương và mức nước ngầm ở các khu vực xung quanh Các trầm tích diễn ra trong một hồ chứa thường có thể dẫn đến một sự xói mòn tăng hạ lưu, tức là tăng tổng xói mòn Những thay đổi trong dòng chảy và mực nước cũng sẽ dẫn đến những thay đổi trong vận chuyển trầm tích [44]

Việc ngăn đập các hồ thủy điện sẽ nhấn chìm rất nhiều diện tích đất đai

và dòng nước thay đổi, hơn nữa, sẽ dẫn đến những thay đổi trong hệ động vật

và thực vật Hồ chứa lớn sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đáng kể về hệ thực vật và động vật của khu vực nhà máy thủy điện thông qua nhấn chìm khu vực thường xuyên hoặc định kỳ Động vật có thể một số phạm vi di chuyển đến môi trường sống mới vượt ra ngoài khu vực hồ chứa Nhưng thông thường các loài của thiên nhiên hiện có trong khu vực bị ngập nước phải được coi như bị mất Hơn nữa, một dòng nước giảm hoặc thay đổi mô hình dòng chảy

hạ lưu có thể ảnh hưởng đến hệ thực vật và động vật Các ảnh hưởng này có thể là những người trực tiếp trong đó các hệ động thực vật phản ứng với lưu lượng nước, hoặc các hiệu ứng có thể được gián tiếp do sự thay đổi mức nước ngầm và vận chuyển các chất dinh dưỡng [39]

1.1.2 Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện

Trên thế giới, việc nghiên cứu phát triển sản xuất nông nghiệp trên vùng đất bán ngập của các lòng hồ nhân tạo hầu như ít được quan tâm Riêng vùng bán ngập các hồ tự nhiên hoặc bãi bồi ven các sông lớn đã được một số nước đưa vào canh tác (dẫn theo Nguyễn Phi Hùng, 2013)[18] cụ thể:

- Dọc theo lưu vực sông Abala thuộc vùng đông bắc Etiopia, tranh thủ đất còn ẩm sau khi nước lũ rút người dân đã trồng các loại cây có khả năng

Trang 14

chịu hạn như bobo, đậu đỗ hoặc ngô vụ mùa để góp phần tự túc lương thực và thực phẩm

- Tại Campuchia, trên lưu vực sông Mekông, trong thời gian đất chưa ngập nước nông dân đã tăng hệ số sử dụng đất bằng việc trồng 2 vụ lúa/năm hoặc 1 vụ màu + 1 vụ lúa mùa/năm Tuy nhiên, điều kiện để tăng hệ số sử dụng đất ở đây là phải hoàn thiện hệ thống thủy lợi và kênh mương tưới trong mùa hạn

- Tại Bangladet, các nhà nghiên cứu đã đề xuất giải pháp canh tác nông nghiệp nổi (tiếng địa phương gọi là "Vasoman Chash") trên mặt nước hồ, sông Giải pháp được đưa ra dựa trên cơ sở sử dụng nhựa để làm khung cố định có chiều cao từ 0,6 - 0,9 m, chiều rộng từ 1,5 - 2,1 m và chiều dài từ 15 -

50 m, bên trong dùng xác thực vật (rơm rạ, ) làm giá đỡ cho cây trồng phát triển Dinh dưỡng được cung cấp qua nước nhờ quá trình thẩm thấu từ mặt nước lên giá thể Sau khi hoàn thành, khung được thả xuống nước và được chăm sóc bằng thuyền trong mùa nước lên và cố định trên đất khi nước rút Giải pháp canh tác nông nghiệp nổi ở Bangladet chủ yếu để phát triển rau màu và các loại cây họ đậu

- Để thích nghi với điều kiện bán ngập trong canh tác lúa, từ năm 2003 đến nay, Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã và đang triển khai nghiên cứu tuyển chọn giống lúa chịu úng Kết quả bước đầu cho thấy, công nghệ chuyển gen chịu úng Sub1 vào giống lúa IR64 làm tăng thời gian chịu được ngập úng (toàn bộ cây) khi mới gieo sạ và thời điểm thu hoạch của giống được chuyển gen lên đến 17 ngày

1.1.3 Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện

Việc nghiên cứu trồng rừng trên đất bán ngập đã được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới

Trang 15

Tại Pakistan, hơn 70 triệu người sống phụ thuộc vào 14 triệu ha đất tưới tiêu của châu thổ sông Indus, nhưng toàn bộ vùng đất này lại lệ thuộc vào trữ lượng nước chảy từ sông vào trong hồ chứa chỉ trong một vài ngày Sau mùa mưa lũ dồn dập là thời kỳ khô hạn kéo dài, nhưng chỉ có hai hồ chứa nước là Mangla xây dựng năm 1976 và hồ Tarbella cũng xây dựng năm 1976, dưới sự tài trợ của ngân hàng thế giới (WB) nhằm cung cấp ổn định nguồn nước cho nhà máy thuỷ điện Tuy nhiên hai hồ chứa nước này đang bị phá huỷ nhanh chóng do lắng đọng bùn cát dồn xuống từ sườn dốc chia cắt phức tạp Hiện nay nhiều chương trình trồng rừng đang được thực hiện cả ở hai vùng hồ, nhưng việc ngăn chặn xói mòn đất và rửa trôi chưa phát huy hiệu quả Nhà máy thuỷ điện Tarbella đã bị suy giảm một phần ba công suất theo thiết kế, trước khi nhà máy thuỷ điện Kalabagh ở vùng thượng nguồn đang được hoàn thành (Dẫn theo Phạm Xuân Hoàn và cộng sự, 2004)[17]

Tại Philipin, chính phủ đã đầu tư 4,7 tỷ USD trong khoảng 5 năm trở lại đây để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ sinh thái tại hồ thuỷ điện Pan-ta-pa-ngan Đến nay nhiều mô hình về phục hồi, phát triển rừng và nông lâm kết hợp đã được xây dựng tại vùng này, trong đó có các mô hình được xây dựng tại vùng bán ngập Một trong những loài cây Lâm nghiệp đã được nước này gây trồng thành công là loài Bạch đàn bản địa (Dẫn theo Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001)[35]

Trung Quốc, một đất nước có nhiều con sông lớn và những công trình thuỷ điện đồ sộ đã đạt được một số thành công ban đầu trong việc khảo nghiệm và tuyển chọn tập đoàn cây vùng bán ngập Hai loài cây Phi Lao và Bạch Đàn được coi là có triển vọng nhất đã được gây trồng trên quy mô lớn tại vùng bán ngập hồ thuỷ điện Tùng Hoa - Côn Minh và các vùng Quảng Đông, QuảngTây, thông qua lai tạo giữa một loài Bạch Đàn đỏ ở Trung Quốc

và Bạch đàn có nguồn gốc ở Philippin, đã tạo ra Bạch Đàn lai chịu được điều

Trang 16

kiện ngập nước, hiện nay Phi lao Trung Quốc đã được một số nước thử nghiệm để trồng ở vùng bán ngập (Dẫn theo Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001) [35]

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện

- Công trình thủy điện Hòa Bình: hoàn thành vào năm 1994, công suất 1.920 MW, sản lượng điện hàng năm 8,16 tỷ KWh Ngoài sản xuất điện năng, thủy điện Hòa Bình còn dành trên 5 tỷ m3 nước dự phòng thực hiện việc cắt lũ vùng hạ du vào mùa mưa lũ và phải cung cấp nước tưới cho 644.000 ha lúa đông xuân, trong đó có khoảng 400.000 ha lúa phải tưới bằng các trạm bơm điện cho vùng đồng bằng trung du Bắc bộ (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2008) [37] Để thực hiện các nhiệm vụ trên, hồ Hòa Bình vào cuối mùa mưa bắt đầu trữ nước và đầu mùa khô xả nước đến cuối mùa khô để sẵn sàng cho việc đón lũ năm sau Vì vậy, hàng năm nhất thiết phải tích nước vào

hồ đến MNDTB (120 m) từ đầu tháng 9 và giữ ở MNDBT đến tháng 12 Chu

kỳ này được lặp lại hàng năm theo một lịch trình cụ thể với chế độ điều tiết nước rất khoa học Theo định hướng phát triển, các khu, điểm TĐC ven hồ sẽ sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp khai thác nguồn lợi thủy sản và dịch vụ vận tải trên hồ Đất đai cho sản xuất được cân đối sử dụng đất cũ không bị ngập

và điều hòa lại quỹ đất chung của các HTX nông nghiệp không bị ngập trong nội bộ của xã (để bù lại hơn 5.000 ha đất nông nghiệp bị ngập trong lòng hồ) Tuy nhiên, do không thể điều hoà được đất sản xuất do nhiều lý do nên đa số các hộ dân TĐC tại chỗ thiếu đất canh tác buộc phải phá rừng phòng hộ ven

hồ để làm rẫy Theo số liệu thống kê chỉ trong 3 năm (1987 - 1989), diện tích lúa nương tăng 3 - 4 lần so với diện tích có trước năm 1986 Cấp đủ đất sản xuất cho các hộ TĐC là vấn đề nan giải của chính quyền địa phương tại các

xã có dân TĐC, do vậy việc sử dụng đất bán ngập để sản xuất là nhu cầu bức

Trang 17

thiết của các hộ dân di vén ven hồ Do chế độ vận hành, mực nước hồ Hòa Bình dao động từ 80 m (MNC) đến 120 m (MNDBT) tạo ra một vùng đất bán ngập có diện tích khoảng 8.000 ha quanh hồ Những khu vực địa hình bằng phẳng được tích tụ phù sa có khả năng trồng trọt đều được tận dụng sản xuất Địa hình vùng lòng hồ sông Đà có độ dốc lớn, hai bên bờ là những dãy núi cao, địa hình hiểm trở nên việc tận dụng đất bán ngập để sản xuất nông nghiệp hạn chế Thực tế cho thấy chỉ ở những khu vực có địa hình thung lũng nằm ven các khe suối nhỏ của sông Đà có điều kiện bồi lắng phù sa mới có khả năng sử dụng lại một phần đất bị ngập Những khu vực trực tiếp ven hai bên bờ sông Đà hầu như không thể canh tác do đất hẹp, dốc, địa hình chia cắt hoặc núi cao, giao thông không thuận lợi nên khả năng sử dụng đất bán ngập

để trồng trọt rất hạn chế Tuỳ theo cao trình khu đất và thời gian hở đất các tháng trong năm, cây trồng hàng năm có thể sử dụng gieo trồng 2 vụ hoặc 1

vụ Kết quả điều tra cho thấy toàn vùng hồ có khoảng 15/41 xã có các hộ dân TĐC ven hồ sử dụng đất bán ngập để sản xuất với diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó tập trung hơn 1.000 ha tại 5 xã vùng ven suối Tấc (vùng ven hồ thuộc chi lưu của sông Đà) thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La gồm các xã Tường Phù, Tường Thượng, Tường Hạ, Tường Tiến, Tường Phong Nhiều hộ TĐC có nguồn thu nhập chính từ trồng trọt trên ruộng bán ngập Thời vụ canh tác tập trung trong vụ chiêm xuân (vụ trồng chính) và vụ mùa, trong đó vụ mùa thường bị ngập úng vào cuối vụ Các đối tượng cây trồng được lựa chọn

để sản xuất trên đất bán ngập chủ yếu là lúa, ngô và lạc vì chủ động tưới tiêu nhờ các hệ thống thủy lợi Ngoài ra, ở những cao trình không chủ động động nước tưới thì các đối tượng cây trồng chịu hạn như lúa cạn, đậu đỗ được lựa chọn để phát triển Về hệ số sử dụng đất, trước đây do chưa có giống ngắn ngày nên chủ yếu sản xuất 1 vụ lúa hoặc 1 vụ ngô trong năm Tuy nhiên, thời gian gần đây nhờ đưa các giống lúa ngắn và trung ngày như CR203, IR64,

Trang 18

KD18, các giống ngô ngắn ngày LVN99, C919, các giống đậu tương DT12, DT99, DT96, vào sản xuất 2 vụ/năm theo các cơ cấu Lúa - Ngô, Lúa

- Đậu tương hoặc Ngô - Đậu tương, Lạc - Đậu tương, Đậu tương – Ngô đã tăng hệ số sử dụng đất trên phần lớn diện tích đất bán ngập Đặc biệt, về kỹ thuật canh tác, để hạn chế rủi ro do ngập khi nước hồ dâng, thời vụ sản xuất ở đây thường được gieo trồng sớm hơn so với các loại đất khác từ 15 - 20 ngày theo phương thức nước rút đến đâu gieo trồng đến đó (trong vụ chiêm xuân)

và chuyển sang phương thức sạ ướt thay cho cấy mạ đối với lúa (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 2008) [37] Ngoài đối tượng cây trồng ngắn ngày, tác giả Bùi Văn Chúc đã xác định cây tràm Úc (Melaleuca Leucadendra) sinh trưởng phát triển tốt ở vùng đất bán ngập thủy điện Hòa Bình (Bùi Văn Chúc, 2006) [12] Kết quả cho thấy hoàn toàn có thể sử dụng đất bán ngập hợp lý hơn, hạn chế được cỏ dại bùng phát sau khi nước rút và chống được bồi lắng Mặt khác, khi có các băng rừng được làm giàu tự nhiên

sẽ ngăn chặn được hiện tượng rửa trôi lớp đất mặt màu mỡ sau mỗi mùa mưa Rừng được khôi phục thì hệ động vật có điều kiện phân bố, phát triển, người dân có thể kết hợp nuôi chim thú, thủy sản… để tăng thu nhập cá nhân, bảo đảm cho việc gìn giữ đất rừng, gìn giữ lòng hồ

- Công trình thủy điện Trị An: được xây dựng trên sông Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc, được khởi công xây dựng năm 1984 và hoàn thành năm 1989 với 4 tổ máy, công suất 400 MW Hai nhiệm vụ của nhà máy là cung cấp sản lượng điện 1,7 tỷ KWh/năm và phục

vụ công tác thủy nông cho thành phố Hồ Chí Minh (đẩy mặn, tưới tiêu, cắt lũ) Địa hình vùng lòng hồ Trị An tương đối thoải nên diện tích đất bán ngập khá lớn, toàn vùng có khoảng 2.100 ha có thể trồng cây hàng năm Trước đây,

do nhu cầu đất đai của nhân dân ven hồ chưa bức bách nên thời gian đầu chỉ

có một số hộ nông dân tận dụng một phần để trồng 1 vụ ngô, rau màu, có

Trang 19

nhiều năm bỏ hoang không sản xuất, diện tích gieo trồng hàng năm khoảng từ

300 - 400 ha Đối tượng sử dụng đất bán ngập để trồng trọt đa số là các hộ dân sống ven hai bên bờ hồ phía Tây Nam cầu La Ngà, thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và tập trung tại các xã La Ngà, Phú Ngọc Thời gian gần đây, việc sử dụng đất bán ngập đã thành phong trào, người dân thi nhau lấn chiếm sâu vào vùng lòng hồ, đắp đê bao lập trang trại chăn nuôi, đào

ao nuôi cá đã ảnh hưởng đến khả năng tích nước của hồ chứa làm hạn chế công suất phát điện của nhà máy và gây ô nhiễm nguồn nước của hồ chứa

- Công trình thủy điện Sơn La: Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, năm 2008 tổng diện tích đất bán ngập khu vực lòng hồ thủy điện Sơn

La khoảng 8.000 ha theo các cao trình từ 180 m đến 215 m; thời gian hở đất

từ 5 - 10 tháng tùy theo cao trình Thời vụ sản xuất trong vụ chiêm xuân từ tháng 2 đến tháng 6 và vụ mùa từ tháng 6 đến tháng 10 Cơ cấu cây trồng được đề xuất để phát triển là 1 vụ lúa, 1 vụ ngô, 1 vụ đậu đỗ (đối với vùng có thời gian hở đất dưới 6 tháng); các cơ cấu Lúa - Lúa, Lúa – Ngô, Lúa - Đậu đỗ, được đề xuất đối với những vùng có thời gian hở đất từ 8 - 10 tháng

- Thủy điện Thác Bà: Năm 2007 trên đất bán ngập trồng gần 140 ha lạc dưới cốt 58 với các giống lạc có năng suất cao, chất lượng khá như L14, L18, MD7 đã góp phần đưa năng suất lạc của huyện lên 15 tạ/ha, tăng 5 tạ/ha so với năm 2004

- Thủy điện Thác Mơ: Tỉnh Bình Phước đầu tư nghiên cứu thử nghiệm trồng 40 ha tràm trên đất bán ngập thuộc lòng hồ thủy điện Thác Mơ đã góp phần hạn chế xói lở đất gây bồi lắng lòng hồ và làm phong phú thêm hệ sinh thái [41]

Trang 20

1.2.2 Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện

Việc lựa chọn loài cây trồng cho vùng ngập lòng hồ thủy điện đã được thể hiện một phần tại Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm

2012 quy định việc quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện,

thuỷ lợi [11] Tại Điều 5 Xây dựng phương án sử dụng đất vùng bán ngập phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp: i) Phương án sử dụng đất vùng bán ngập

phải đảm bảo mục đích chính là thủy điện, thủy lợi, kết hợp với mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp được quy định tại Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày

20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, gồm: phát triển rừng, trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ; ii) Phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải khoanh định được diện tích đất sử dụng vào từng mục đích: phát triển rừng, trồng cây lâu năm, trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản theo mùa vụ và do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi

có đất vùng bán ngập chủ trì, phối hợp với Chủ đập xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; iii) Dự thảo phương án sử dụng đất vùng bán ngập phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất vùng bán ngập trong thời hạn ba mươi (30) ngày để lấy ý kiến đóng góp của nhân dân, trýớc khi trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt; iv) Phương án sử dụng đất vùng bán ngập sau khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện xét duyệt phải được công bố công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp

xã nơi có đất vùng bán ngập Tại Điều 8 Sử dụng đất vùng bán ngập:i) Việc

sử dụng đất vùng bán ngập theo phương án sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt bảo đảm không ảnh hưởng đến mục đích chính là thủy điện, thủy lợi; tuân thủ các quy định về kỹ thuâ ̣t của ngành, lĩnh vực liên quan và các quy định về bảo vê ̣ cảnh quan, môi trường; không làm ảnh hưởng đến các

Trang 21

đă ̣c trưng kỹ thuâ ̣t của hồ chứa, không làm cản trở đến dòng chảy đến hồ; ii) Viê ̣c sử dụng đất vùng bán ngập phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 5

và các khoản 4, 5 Điều 8 Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; iii) Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, chỉ đạo thực hiện phương án sử dụng đất vùng bán ngập của địa phương mình, kiểm tra phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện phương án sử dụng đất vùng bán ngập đã được xét duyệt

Ngoài ra trong một số văn bản do Bộ Lâm Nghiệp, Bộ Nông Nghiệp,

Bộ Tài nguyên môi trường như: Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (QPN-13-91);Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14-92), Quy phạm phục hồi rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98); Những sửa đổi cơ bản của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Quy định tạm thời

về nghiệm thu khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng

bổ sung, trồng và chăm sóc rừng trồng [5], [6], [7],[ 8], [9] đã có những quy

định cụ thể các nội dung liên quan đến vấn đề trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, sử dụng đất lâm nghiệp

Trần Đức Hạnh và cộng sự (1995) trong tác phẩm "Nông lâm kết hợp với vấn đề bảo vệ lòng hồ Hoà Bình" đã xác định: hai bờ của hồ Hoà Bình hàng năm có diện tích bán ngập rất lớn (13.110 ha) Loại đất này chỉ bị ngập trong mùa mưa Mùa khô nước rút có thể trồng trọt được Các tác giả này kiến nghị về hệ thống cây trồng nông - lâm nghiệp tại vùng bán ngập hồ Hoà Bình

là trồng đậu tương và ngô vụ xuân hè trong thời gian không ngập nước Tuy nhiên những đề xuất về cây trồng nông - lâm nghiệp của các giả này mới chỉ dừng lại ở việc lợi dụng chu kỳ ngập nước bằng cách phát triển cây nông

Trang 22

nghiệp ngắn ngày: sau khi nước rút trồng Đậu tương và Ngô, thu hoạch trước khi nước dâng ngập [35]

Một số kết quả nghiên cứu về lựa chọn cây trồng góp phần cải tạo đất, thâm canh rừng nâng cao sản lượng rừng của các tác giả Trần Đức Viên, Hoàng Xuân Tý, Phạm Ngọc Thường đã chỉ ra rằng các loài cây họ đậu khi trồng kết hợp với cây lâm nghiệp giai đoạn đầu có khả năng cải tạo đất, nâng cao sức sản xuất lâu bềncho đất [31], [32], [34] Các loài cây nông nghiệp ngắn ngày này có thể trồng vào thời điểm nước lòng hồ rút xuống, giúp tăng thu nhập và cải tạo đất

Theo báo cáo của sở NN & PTNT tỉnh Kiên Giang thì vùng tứ giác Long Xuyên thuộc đồng bằng sông Cửu Long có khoảng trên 50.000 ha đất ngập nước theo mùa, chiếm xấp xỉ 30% diện tích tự nhiên của vùng Theo kế

hoạch, đến năm 2010 vùng đất này sẽ có 40.000 ha rừng Bạch đàn nguyên

liệu giấy, hiện nay đã trồng được 22.000 ha, rừng có tuổi từ 1-7 tuổi Theo Huỳnh Hữu Tó (1999), khó khăn ở đây là rừng bị đe doạ bởi hai nguy cơ: lũ lụt trong mùa mưa (tháng 5 - 11) và lửa rừng trong mùa khô (tháng 12 - 4) Trong đó tác hại nhiều hơn là vào mùa khô, còn mùa mưa khi đất bị ngập chỉ hạn chế sinh trưởng của cây rừng Từ 1994 đến nay, tổng diện tích rừng Bạch đàn bị cháy khoảng 7.000 ha Tác giả này đã đề xuất rằng, cần xây dựng hệ thống băng xanh cản lửa bằng loài cây thích nghi với điều kiện đất phèn ngập nước theo mùa, thường xanh quanh năm, khó bắt lửa, có chiều cao nhất định

Có thể thử nghiệm các loài như: Cà na, Gừa, Gáo nước…(Dẫn theo Lê Sỹ

Việt, Phạm Văn Điển, 2004)[36]

1.2.3 Nghiên cứu về trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện

Việc phục hồi và phát triển rừng vùng bán ngập trong những năm gần đây đã được quan tâm nghiên cứu Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu mới chỉ tập trung ở vùng đất chua phèn, do đặc điểm tự nhiên vốn có của

Trang 23

vùng đất này Huỳnh Hữu Tó (1999) đã thử nghiệm trồng một số loài cây như Gáo nước, Tràm liễu, bước đầu cho kết quả khả quan Nguyễn Công Tạn (1999) đã chỉ ra rằng ở vùng bán ngập Đồng Bằng Sông Cửu Long nên trồng một số loài cây như: Tràm cừ, Tràm Úc nhập nội…(Dẫn theo Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001)[35]

Theo Đỗ Đình Sâm (1999), đã xác định được một số loài trồng ở vùng

đất chua phèn bán ngập như: tràm, bạch đàn, so đũa Nguyễn Ngọc Bình

(1995) đã xác nhận rằng, rừng tràm trong quá trình sinh trưởng theo thời gian, trong điều kiện đất bị ngập nước 6 tháng mùa mưa đã tích luỹ một tầng chất hữu cơ khá dày trên mặt đất và hình thành loại đất than bùn phèn tiềm tàng

…(dẫn theo Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001)[35]

Năm 1996, PTS Trần Hợp và Th.S Hoàng Quảng Hà trong cuốn sách

"100 loài cây bản địa đã chỉ rõ: cây trai có khả năng chịu ngập nước; bằng

lăng, vừng, riềng riềng, gáo có khả năng chịu ngập nước định kỳ (dẫn theo Âu Văn Bảy, 2006) [1]

Năm 1995 - 1999, chi cục phát triển lâm nghiệp Đà Nẵng đó thử

nghiệm trồng cây muồng đen tại vùng bán ngập ở một số địa phương trong

tỉnh Kết quả đánh giá ban đầu cho thấy, muồng đen có thể chịu ngập nước đến 1 tháng, nếu thời gian ngập nước dài hơn cây sẽ bị chết hàng loạt [1]

Tại vùng bán ngập hồ Hoà Bình, năm 1987 Lâm trường sông Đà - Hoà

Bình đã trồng bạch đàn Phú Khánh ở xã Bình Thanh với diện tích 2 ha Đến

nay còn khoảng 1 ha rừng sinh trưởng phát triển bình thường tại nơi có thời gian ngập nước dưới 1 tháng Hiện nay chiều cao bình quân của rừng này khoảng 13 m, ðýờng kính thân cây ngang ngực bình quân khoảng 20 cm [35]

Những nghiên cứu về phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng vùng bán ngập tại các lưu vực đầu nguồn mới được chú trọng trong những năm gần đây, mặc dù chiến lược phát triển toàn vẹn vùng đầu nguồn đã được nhiều

Trang 24

Chính phủ quan tâm xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI [10]

Xuất phát từ chủ trương trên, một số đơn vị cũng đã thử nghiệm trồng rừng bán ngập tuy nhiên kết quả chưa như mong muốn Năm 1999, Chi cục phát triển Lâm nghiệp tỉnh Hoà Bình đã thử nghiệm trồng loài Phi lao Trung Quốc tại vùng bán ngập của xã Thung Nai, diện tích 02ha với mật độ 2000 cây/ha Tuy nhiên loài cây này không sống được sau thời gian ngập nước một tháng Tiếp đó Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Hoà bình đã trồng thử nghiệm cây Tràm Úc tại vùng bán ngập, bước đầu cho kết quả tương đối khả quan nhưng cũng đòi hỏi một số điều kiện rất khắt khe cho loài cây này sinh trưởng Cây có thể quang hợp được khi bị ngập nước toàn thân, tuy nhiên nước phải trong (Dẫn theo Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001)[35]

Trường Đại học Lâm nghiệp cũng đã trồng thử nghiệm một số loài cây tại vùng bán ngập thuỷ điện Hoà Bình Diện tích thử nghiệm 30ha với các loài cây: Tràm Úc, Vậy, Nhội, Dâu da xoan… Bước đầu cho thấy loài cây Tràm

Úc, Vậy có tỉ lệ sống cao Tràm úc được đánh giá là loài có triển vọng (Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển, 2001)[35]

Trong công trình nghiên cứu trồng rừng bán ngập ven vùng hồ chứa nước ở phía Bắc Việt Nam, Viện Khoa học Lâm nghiệp cũng đã đưa ra một

số kết luận quan trọng: Hầu hết diện tích bán ngập chưa được trồng rừng nhằm bảo vệ lâu dài, bền vững sinh thái vùng hồ chứa Các cơ quan quản lý, địa phương cũng chưa có giải pháp trồng rừng bán ngập chống sạt lở ven hồ

Đề tài đã thống kê được 20 loài phân bố tự nhiên tại vùng bán ngập Trong nghiên cứu này cũng đã thử nghiệm trồng một số loài cây tại vùng hồ chứa nước tại khu vực phía Bắc và miền trung: hồ Ba Bể, hồ Thác Bà, hồ Núi Cốc,

hồ Đồng Mô, hồ Đại Lải, hồ Kẻ Gỗ, hồ Cấm Sơn… Kết quả cho thấy rằng có một số loài cây phù hợp đem trồng tại vùng bán ngập tại các hồ chứa nước

Trang 25

như: Gáo, Dọc, Vối nước Cần có đầu tư lớn cho trồng rừng bán ngập, gắn với lợi ích của người dân, tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu để hoàn thiện cơ sở khoa học [1]

Theo báo cáo của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước, năm

2004 Sở đã phối hợp với Phân viện khoa học lâm nghiệp Nam bộ xây dựng

đề tài trồng rừng bán ngập lòng hồ thủy điện Thác mơ với loài cây Tràm Úc

Melaleuca leucadendra Kết quả từ đề tài này là đã có 16,31 ha cây Tràm

được trồng và đến năm 2011 cây đã đạt đường kính từ 10- 15cm có thể khai thác được[13]

Năm 2012 Hạt Kiểm lâm huyện Bù đốp đã lập dự án trồng 30 ha rừng vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Cần Đơn Hai loài cây được chọn là cây gáo nước và cây tràm nước, diện tích mỗi loài là 15 ha Hiện tại sau 14 tháng trồng, cây đã cao trên 2m tỷ lệ sống khá cao, trong đó tỷ lệ sống cây gáo đạt trên 80% Một số diện tích cây tràm bị chết đã được trồng dặm lại bằng cây gáo [13]

1.3 Nhận xét và đánh giá

Như vậy việc trồng rừng bán ngập đã được các nghiên cứu trên thế giới quan tâm Việc bảo vệ đất vùng bán ngập cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm bằng các chính sách cụ thể (Thông tư số 03/2012/TT-BTNMT ngày

12 tháng 4 năm 2012 quy định việc quản lý, sử dụng đất vùng bán ngập lòng

hồ thuỷ điện, thuỷ lợi) Tuy nhiên, cơ sở để trồng rừng bán ngập chưa thực sự hoàn thiện, cần có các nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện cơ sở lý luận, cơ sở khoa học để gây trồng rừng bán ngập Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận, khoa học, thử nghiệm và lựa chọn một số loài cây phù hợp trồng rừng tại vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn

La là vấn đề cấp bách đặt ra

Trang 26

CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU – ĐỐI TƯỢNG – PHẠM VI – NỘI DUNG VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

-Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây cho vùng bán

ngập khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La

2.2 Đối tượng

- Các loài cây phân bố tại khu vực bán ngập nước

- Diện tích đất ngập nước tại khu vực lòng hồ thuỷ điện Sơn La

2.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu này tập trung chủ yếu tại vùng

lòng hồ thuỷ điện Sơn La thuộc khu vực huyện Quỳnh Nhai

- Phạm vi về thời gian: Tháng 8/2014 – 9/2015

- Phạm vi về nội dung: Thử nghiệm trồng một số loài cây trong điều

kiện bán ngập tại khu vực lòng hồ thuỷ điện Huyện Quỳnh Nhai, Tỉnh Sơn

La Qua đó nghiên cứu ảnh hưởng của tiêu chuẩn cây trồng (chiều cao cây),

độ sâu ngập nước đến tỉ lệ sống, sinh trưởng của cây trồng thử nghiệm

2.4 Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La:

+ Xác định diện tích của khu vực bán ngập lòng hồ thuỷ điện

+ Nghiên cứu đặc điểm đất đai và chế độ ngập nước tại khu vực bán ngập

Trang 27

+ Nghiên cứu các hoạt động trồng trọt tại vùng bán ngập

2.4.2 Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La

+ Điều tra khảo sát, đánh giá khả năng chịu ngập nước của một số loài cây tạị khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La và một số địa phương khác

+ Lựa chọn một số loài cây đưa vào thử nghiệm trồng

2.4.3 Bước đầu đánh giá sinh trưởng của các loài cây trồng tại vùng bán ngập

+ Đánh giá tỷ lệ sống của cây

+ Đánh giá sinh trưởng chiều cao, đường kính của cây

2.4.4 Đề xuất biện pháp kỹ thuật gây trồng một số loài cây tại khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La

2.5 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Cách tiếp cận

Đề tài sử dụng cách tiếp cận sinh thái Căn cứ vào kết quả điều tra thực

tế về đặc điểm vùng bán ngập, thống kê danh mục các loài cây có khả năng chịu ngập nước trong thời gian nhất định Trên cơ sở đó, lựa chọn và thử nghiệm gây trồng các loài cây này tại vùng bán ngập khu vực huyện Quỳnh Nhai thuộc lòng hồ thủy điện Sơn La Ngoài những cây bản địa, đề tài cũng thử nghiệm trồng một số loài cây có khả năng chịu ngập tại các địa phương khác

Các bước tiến hành của đề tài được sơ đồ hóa như sau:

Trang 28

Hình 2.1: Sơ đồ các bước tiến hành đề tài 2.5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

* Kế thừa tài liệu

- Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội liên quan tại khu vực nghiên cứu

- Các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước có tính tương đồng

* Nghiên cứu đặc điểm vùng bán ngập lòng hồ thuỷ điện Sơn La

Đánh giá sinh trưởng của các loài cây trồng thử nghiệm

Phân tích và xử

lý các số liệu thu được

Đề xuất kỹ thuật gây trồng một số loài cây cho vùng bán ngập

Điều tra khảo sát

sơ bộ khu vực nghiên cứu

Trang 29

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn bán định hướng Tiến hành phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương về một số thông tin: thực trạng mức nước, tình hình xói lở, bồi lắng tại khu vực lòng hồ, nguồn giống các loài cây bản địa mọc tại khu vực bán ngập, kinh nghiệm gây trồng

- Tham khảo các chuyên gia một số ngành liên quan như lâm sinh, thuỷ lợi, thủy điện, khuyến ngư…

* Nghiên cứu lựa chọn loài cây trồng tại vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Sơn La

- Lập 2 tuyến điều tra: Bằng đường thủy và ven sườn lòng hồ để khảo

sát sơ bộ tình hình cây xanh khu vực lòng hồ, tình hình canh tác và xói lở,…tại khu vực nghiên cứu

- Thu thập mẫu đất, phân tích trong phòng thí nghiệm Xác định các thành phần cơ bản trong đất như hàm lượng mùn, độ xốp, độ chua và pH đất

+ Phương pháp thu thập mẫu đất: Mỗi xã có diện tích đất bán ngập thu

3 mẫu đất, theo phương pháp đào phẫu diện đất, trộn 3 mẫu và phân tích

- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực lựa chọn loài cây trồng, bố trí thời vụ trồng

* Phương pháp đánh giá lựa chọn loài cây trồng thử nghiệm:

- Phương pháp tiếp cận và tiêu chuẩn lựa chọn cây trồng vùng bán ngập

 Phương pháp tiếp cận

+ Tiếp cận trên quan điểm sinh học: Thông qua điều tra khảo sát đánh giá các loài cây sống gần nước, ngập 1 phần dưới nước để lựa chọn Điều kiện lập địa nơi cây đang sống tương tự với điều kiện lập địa nơi trồng thử nghiệm

Trang 30

+ Tiếp cận có sự tham gia của người dân: Kinh nghiệm gây trồng và kiến thức bản địa của người dân địa phương sẽ là những đóng góp tích cực cho việc lưa chọn loài cây trồng

+ Tham khảo và kế thừa những kết quả của các nghiên cứu trước có tính tương đồng

 Tiêu chuẩn lựa chọn đánh giá cho điểm loài cây

+ Có khả năng chịu ngập nước, sinh trưởng tốt trong điều kiện ngập nước (X1): Là tiêu chuẩn quan trọng, cây phải chịu ngập nước và nước ngập không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của loài cây Căn cứ vào kinh nghiệm và kết quả điều tra khảo sát để đánh giá, loài cây nào thích nghi với điều kiện ngập nước tốt nhất cho 0,8 - 1 điểm.Thích nghi trung bình cho 0,5 – 0,7 điểm và thích nghi kém cho 0,1 - 0,4 điểm

+ Cây có giá trị phòng hộ (X2): Thể hiện ở khả năng chống xói mòn sạt

lở đất Tiêu chuẩn này phụ thuộc đăc điểm về cấu tạo của hệ rễ Nếu hệ rễ chùm ăn sâu vào đất thì khả năng chống xói mòn sạt lở sẽ cao và ngược lại Tương tự nếu khả năng cao cho 0,8 – 1 điểm; trung bình cho 0,5 – 0,7 điểm; thấp cho 0,1 – 0,4 điểm

+ Sự chấp thuận của người dân (X3): Tiêu chuẩn này gắn liền với lợi ích kinh tế của người dân tại khu vực trồng rừng Loài cây trồng lựa chọn ngoài tác dụng phòng hộ chống xói mòn đất còn phải đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước, không ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp của người dân, mặt khác có thể đem lại rau quả cung cấp thực phẩm cho người hoặc chăn nuôi thủy sản Nếu loài cây được sự chấp thuận cao cho 0,8 – 1 điểm, trung bình cho 0,5 – 0,7 điểm; thấp cho 0,1 – 0,4 điểm

+ Nguồn giống và kinh nghiệm gây trồng (X4): Nếu loài cây có nguồn giống sẵn có hoặc dễ nhân giống cho 0,8 – 1 điểm, trung bình cho 0,5 – 0,7 điểm; thấp cho 0,1 – 0,4 điểm

Trang 31

Các loài cây đánh giá và xếp theo 3 cấp: cấp I là những loài đạt 0,9 – 1 điểm; cấp II là những loài cây đạt 0,7 – 0,89 điểm, còn lại là cây xếp cấp III

Phương pháp đánh giá : Theo phương pháp cho điểm các tiêu chí

Y = a1*X1+ a2+X2+ a3*X3+ a4*X4 , (0 < Y< =1) trong đó a1,a2,a3, a4 là số điểm cho tương ứng với các tiêu chí X1, X2, X3, X4.( Biểu 01 phụ lục)

* Phương pháp đánh giá sinh trưởng của các loài trồng thử nghiệm

- Bố trí các thí nghiệm:

+ Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước cây đến sinh trưởng của cây thử nghiệm.Thử nghiệm trồng Tràm Úc ở 2 kích thước khác nhau Thí nghiệm nghiên cứu bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 2 lần lặp lại Mỗi lần lặp theo dõi 30 cây Sơ đồ thí nghiệm như sau:

Trong đó: CT 1 - Tràm Úc < 85 cm

CT 2 - Tràm Úc > 120 cm + Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng độ sâu ngập nước đến sinh trưởng của cây thử nghiệm Thử nghiệm trồng 3 loài cây ở 2 độ sâu ngập nước Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần lặp lại Mỗi lần lặp theo dõi 30 cây Sơ đồ thí nghiệm như sau:

Trang 32

Trong đó:

CT1 – Loài Tràm Úc trồng trên cạn

CT2 – Loài Tràm Úc trồng dưới nước

CT3 – Loài Và nước trồng trên cạn

CT4 – Loài Và nước trồng dưới nước

CT5 – Loài Thủy tràng trồng trên cạn

CT6 – Loài Thủy tràng trồng dưới nước

+ Mật độ trồng (2 x 3) m theo hình nanh sấu, trồng thuần loài

- Dự kiến tiêu chuẩn cây con đem trồng

Cây đem trồng là cây có bầu dinh dưỡng, phẩm chất tốt Cây Tràm úc được gieo từ hạt, đường kính gốc 0,4 – 0,6 cm, chiều cao vút ngọn > 60 cm, tuổi cây > 8 tháng tuổi Cây giâm hom > 3 tháng , chiều dài chồi chính > 15

cm

- Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

1.Tỷ lệ cây sống (%) – đánh giá sau 1 mùa ngập nước

2 Chiều cao cây (cm) Đo bằng thước dây 5m

3 Đường kính gốc cây (cm) Đo bằng thước kẹp panme

Các chỉ tiêu được theo dõi định kì 2 tháng/lần

Kết quả thu được ghi vào các mẫu biểu (Phần phụ lục)

2.5.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu về thí nghiệm trồng thu được dùng phần mềm Excel, SPSS để xử

lí Tỷ lệ cây sống = Số cây sống /Tổng số cây trồng thí nghiệm x 100%

*Phân tích phương sai và kiểm tra ảnh hưởng của nhân tố đến kết quả thí nghiệm

Dùng đường lệnh: Analyze\Genaral liner Model\ Univariate…

Bảng Dependent: Sig < 0.05 Có ảnh hưởng, có sự sai khác Sig >0.05 Không có sự sai khác giữa các kết quả thí nghiệm

Trang 33

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1 Vị trí địa lý, ranh giới

Huyện Quỳnh Nhai nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn La, trung tâm huyện lỵ mới nằm tại thị trấn Phiêng Lanh xã Mường Giàng, cách thành phố Sơn La khoảng 60km (khu vực huyện lỵ nằm tại xã Mường Chiên cũ dọc lên thượng lưu sông đà khoảng 30 km)

- Toạ độ địa lý: 20°15' - 20°42' vĩ Độ Bắc;

103°38' - 103°45' kinh độ Đông

+ Phía Bắc giáp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu

+ Phía Tây giáp tỉnh Điện Biên

+ Phía Đông giáp huyện Than Uyên tỉnh Lai Châu

+ Phía Nam giáp huyện Mường La và huyện Thuận Châu

3.1.2 Địa hình, địa mạo

- Quỳnh Nhai có 3 dãy núi chính chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, xen giữa các dãy núi và những đồi bát úp Các sườn núi thấp dần về phía lòng hồ thuỷ điện Sơn

La, tạo nên 3 vùng rõ rệt

- Vùng cao gồm 2 xã Mường Giôn và Chiềng Khay có độ cao trung bình

800 - 900 m so với mặt nước biển, có đỉnh núi cao nhất là Khau Pùm cao 1.823

m

- Vùng dọc lòng hồ gồm 6 xã: Cà Nàng, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khinh, Chiềng Ơn, Mường Giàng và xã Chiềng Bằng có độ cao trung bình

300 - 400 m so với mực nước biển

- Vùng đồi thấp gồm 3 xã: Chiềng Khoang, Mường Sại và Nậm Ét có

độ cao trung bình 400 - 500 m so với mặt nước biển chia cắt mạnh bởi những con suối, chủ yếu là diện tích có độ dốc từ 25 trở lên

Trang 34

- Vùng cao gồm 2 xã: Chiềng Khay và Mường Giôn mang đặc trưng khí

hậu á nhiệt đới, thời tiết mát lạnh (Có sương muối vào tháng 1,2)

- Vùng thấp (9 xã còn lại) mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm,

Trang 35

- Nhiệt độ thấp nhất: 18,10C

- Nhiệt độ cao nhất: 28,40C

- Lượng mưa bình quân 1.718 mm/năm, mưa chủ yếu vào tháng 7,8,9 chiếm 85 % lượng mưa cả năm Độ ẩm trung bình 85%, độ ẩm bình quân 78%

- Nhìn chung, trong những năm gần đây nhiệt độ có xu hướng tăng, độ

ẩm giảm so với những năm trước đây, khí hậu vẫn thuận lợi cho sản xuất nhất

là sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên có những bất lợi cần khắc phục, như xảy

ra hạn hán, nắng nóng kéo dài, thỉnh thoảng có dông, mưa đá, sạt lở đất, gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống

3.1.5 Tài nguyên nước

Nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện được lấy từ hai nguồn:

- Nguồn nước mặt: Lượng nước hàng năm vào khoảng 5 tỷ m3 chủ yếu

từ nguồn nước mưa tích trữ vào lòng hồ công trình thủy điện Sơn La là 10.745 ha đất mặt nước Bên cạnh đó huyện Quỳnh Nhai còn có 5 con suối lớn như: Suối Cà Nàng, Suối Mường Chiên, Suối Pắc Ma, Suối Nặm Giôn, Suối Muội và nhiều con suối nhỏ nằm trên địa hình dốc với nhiều thác nước Hiện tại trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai có 10.745 ha đất mặt nước có khả năng khai thác, nuôi trồng thủy sản Nhìn chung chất lượng nước mặt trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai còn tương đối tốt, chỉ bị ô nhiễm nhẹ do hàm lượng cặn lơ lửng hơi cao, các chỉ tiêu gây ô nhiễm đến chất lượng nước khác như hàm lượng các chất hữu cơ: BOD, COD, hàm lượng vi khuẩn đều nằm trong tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A cho phép Chất lượng nguồn nước mặt

đủ tiêu chuẩn cấp cho tưới và nuôi trồng thủy sản, nếu sử dụng để cấp cho sinh hoạt thì cần xử lý hàm lượng cặn lơ lửng trước khi cấp Tuy nhiên mặt

Trang 36

nước lòng hồ, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác và khu dân cư nên hạn chế đáng kể đến khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống

- Nguồn nước ngầm: Huyện Quỳnh Nhai là trong những vùng địa tầng nghèo nước ngầm, hệ thống nước ngầm của huyện phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn Nước ngầm tồn tại dưới hai dạng

+ Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá: Được hình thành do đá bị phong hóa mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào các kẻ nứt trên bề mặt của các loại đá, nhiều nguồn nước ngầm đã lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động mạnh theo mùa Nguồn nước ngầm này xuất hiện nhiều ở địa bàn xã Chiềng Khoang, Chiềng Bằng, Mường Chiên,

+ Nguồn nước Kaster: Được dự trữ trong các hang động Kaster hình thành từ núi đá vôi Nước Kaster thường phân bố sâu, ít vận động, các mạch xuất lộ từ nguồn Kaster thường có lưu lượng lớn, động thái không ổn định Nước Kaster là loại nước cứng, khi sử dụng trong sinh hoạt cần phải xử lý

- Ngoài ra, còn có nguồn nước nóng, nước khoáng được phát hiện ở nhiều điểm như: Bản Bon thuộc xã Mường Chiên nhưng mức độ khai thác còn hạn chế do ở xã trung tâm huyện, giao thông đi lại chưa thuận tiện

3.1.6 Tài nguyên rừng

Là huyện có diện tích đất có rừng khá lớn với 45.560 ha chiếm tới 72.67% tổng diện tích đất nông nghiệp, độ che phủ của rừng đạt 43%, có điều kiện để xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và rừng kinh tế Tài nguyên rừng Quỳnh Nhai không còn phong phú Thực vật có nhiều loài cây đặc trưng như: Nghiến, Đinh hương, Thồ lộ,Tậy… các loài tre trúc và dược liệu Động vật có các loài Lợn rừng, Hoẵng, Nhím, Khỉ, các loài bò sát như: Trăn, Rắn và hàng nghìn loài côn trùng tạo nên một quần thể sinh học khá đa dạng

Tuy nhiên, do việc phá rừng làm nương trong thời gian qua đã làm cho tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng của huyện nghèo đi, chất lượng rừng bị

Trang 37

suy giảm Hiện nay phần lớn diện tích rừng là rừng phục hồi, rừng nghèo,

rừng tre nứa và rừng hỗn giao trữ lượng thấp

3.1.7 Tài nguyên khoáng sản

Theo quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Sơn La được lập năm 2007 Trên địa bàn huyện Quỳnh Nhai có những loại khoáng sản sau:

+ Than đá: Tập trung ở các xã Pá Ma Pha Kinh, Mường Chiên, có trữ lượng cấp C1 + C2 khoảng 273 nghìn tấn

+ Vàng: Tập trung ở Mường Giôn và Chiềng Khay, có trữ lượng cấp P2

3.550 kg (hàm lượng Au trên 5g/t)

+ Quặng Đồng: Tập trung ở xã Chiềng Ơn, Chiềng Bằng, Chiềng Khoang,

có trữ lượng khai thác khoảng 120 nghìn tấn

3.1.8 Tài nguyên nhân văn

Cộng đồng các dân tộc gồm 7 dân tộc anh em đoàn kết, gắn bó chung sống lâu đời, trong đó đông nhất là dân tộc Thái, dân tộc Kháng, dân tộc H’Mông, dân tộc La Ha, dân tộc Kinh và ít nhất là dân tộc Khơ Mú Mỗi dân tộc đều giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hóa truyền thống, hòa nhập làm phong phú đa dạng bản sắc dân tộc, bao gồm văn hóa nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng Đến nay cộng đồng dân tộc của huyện vẫn bảo tồn và lưu giữ được các điệu múa, hát và các hoạt động văn hoá truyền thống như: Múa xoè, hát đối, ném còn, kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy,

3.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.2.1 Dân số, dân tộc

- Huyện Quỳnh Nhai có 8.435 hộ với 58.498 nhân khẩu, có 7 dân tộc anh em sinh sống Thái, Kháng, H’mông, La Ha, Kinh, Khơ Mú Đông nhất là dân tộc Thái có 47,732 chiếm 81,65 %

Trang 38

- Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh và triển khai ở các địa bàn cấp xã, tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm

3.2.2 Cở sở hạ tầng

- Giao thông:

Huyện Quỳnh Nhai có tỉnh lộ 107 dài 37 km nối với quốc lộ 279 Trong 5 năm vừa qua giai đoạn 2010 – 2015 huyện năm trong chương trình 30a của của Chính phủ và thuộc 61 huyện nghèo của cả nước Đặc biệt, huyện phải di dời dân đi chỗ ở mới trong công cuộc thủy điện Sơn La Các tuyến đường liên xã, liên bản được đẩy mạnh và đầu tư, khởi công nhựa hóa các tuyến đường Hiện nay, có chương trình nông thôn mới các tuyến đường nhựa được giải cấp phối đến bản, tạo điều kiện thuận lợi giao thương buôn bán với các xã, huyện, hơn nữa đảm bảo thông tuyến đường từ trung tâm thành phố Sơn La đến huyện Than Uyên tỉnh Lào Cai đó là trục chính giao thông của huyện nhằm mở mang giao lưu buôn bán với các huyện Tuy nhiên, vào mùa mưa các tuyến đường hay sạt lở cản trở việc đi lại rất khó khăn, nhất là việc tích nước ở vùng lòng hồ thủy điện Sơn La

- Đường thủy: Quỳnh Nhai có 72 km chiều dài lòng hồ thuỷ điện Sơn

La dọc 8 xã dọc sông, là tuyến có vị trí quan trọng trong việc vận tải đường thủy giữa huyện Quỳnh Nhai với huyện Mường La và ngược lên huyện Tủa Chùa tỉnh Điện Biên

- Điện và thông tin liên lạc:

Điện được đầu tư và đẩy mạnh, 100% các xãcó điện lưới quốc gia, giúp người dân ổn định đời sống sinh hoạt, tạo điều kiện thuận đợi để người dân yên tâm phát triển kinh tế Đến nay, 11/11 xã trong huyện được phủ sóng điện thoại di động cơ bản đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin cho phát triển kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng

- Y tế, giáo dục

Trang 39

Hiện tại trên địa bàn các xã đều có các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và bậc trung học phổ thông đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập cho các con em Các chương trình khuyến học, trung tâm khuyến học cộng đồng được quan tâm và từng bước được đẩy mạnh, tạo điều kiện cho con em có cơ hội giao lưu học hỏi

Các trạm y tế xã được nâng cấp và có các đội ngũ y bác sỹ, trang thiết bị y tế được đảm bảo Y tế thôn bản ở những khu vực vùng sâu vùng xa xã cũng được chú trọng và từng bước hoàn thiện để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào

Tóm lại, công tác y tế giáo dục trong nông thôn từng bước được quan tâm, các chương trình MTQG về tiêm chủng mở rộng, phòng chống lao, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, kiên cố trường, lớp học, đào tạo nghề cho con em nông thôn đã có bước chuyển biến tích cực Một bộ phận con em

hộ nghèo, con nông dân đã được đi học, đi học nghề, được phát thuốc và khám chữa bệnh miễn phí Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, điều kiện tinh thần và vật chất không ngừng được nâng lên

3.3 Nhận xét và đánh giá chung

3.3.1 Thuận lợi

Huyện Quỳnh Nhai có những lợi thế nhất định để phát triển kinh tế xã hội, có nguồn nhân lực quỹ đất dồi dào để phát triển kinh tế nông nghiệp Vị trí giao thông thuận lợi cho giao thương bằng đường bộ và đường thủy Huyện được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, dự án tái định cư thủy điện Sơn La là cơ hội tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế, sắp xếp lại dân cư tạo ra bước đột biến tốc độ tăng trưởng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, cơ sở hạ tầng và dịch vụ

Trang 40

3.3.2 Khó khăn

Địa hình có nhiều đồi núi cao, phần lớn diện tích canh tác chủ yếu là đất dốc, đất canh tác dễ bị xói mòn, rửa trôi, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng Mặt đất canh tác thường cao hơn so với mặt nước sông suối, khó làm thủy lợi phục vụ tưới tiêu Mùa khô hanh kéo dài hơn 6 tháng, lượng mưa

phân bố không đều làm cho cây cối hoa màu trở nên thiếu nước vào mùa khô

Trình độ dân trí còn nhiều hạn chế việc đầu tư sử dụng cơ cấu giống mới, đầu tư thâm canh tăng năng suất sản lượng cây trồng chưa được người dân quan tâm Phong tục tập quán vẫn còn nan giải trong vấn đề sử dụng đất, một số hủ tục lạc hậu vẫn còn lưu giữ trong dân tộc Tình hình di cư tự do trái pháp luật, khai thác lâm sản trái phép, phát rừng phòng hộ làm nương rẫy vẫn còn xảy ra

Ngày đăng: 10/11/2016, 17:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w