- Sinh khối của cây có đường kính từ: 20cm – 35cm biến động từ: 326.72 kg - 548.72 kg
- thân chiếm từ: 50.13% - 57.07% so với tổng trọng lượng của cây - lá chiếm từ: 6.54% - 7.69% so với tổng trọng lượng của cây - gốc rể chiếm từ: 27.15% - 31.29% so với tổng trọng lượng cây - cành ngọn: 5.71% - 13.26% so với tổng trọng lượng của cây
5.2. Đề nghị
Do địa bàn nghiên cứu cách xa và thời gian nghiên cứu hạn hẹp (thực tập ở Huế, địa bàn nghiên cứu ở Thừa Thiên Huế) địa bàn nghiên cứu khá rộng nên dù tôi đã cố gắng nghiên cứu, thu thập xử lí số liệu nhằm làm rõ một số vấn đề liên quan, song không thể tránh khỏi một số tồn tại:
- Đó là chưa nghiên cứu về tỉ lệ sống và tỉ lệ chết của các loại keo để đánh giá loài keo nào giữ được mật độ ổn định nhất trên vùng cát ven biển.
- Chưa có thời gian nghiên cứu và so sánh với cây trồng xung quanh mô hình trồng thí nghiệm này với các cây bên ngoài để làm cho đề tài thêm phần sinh động.
- Chính vì vậy cần tiếp tục điều tra sâu rộng đối tượng nghiên cứu cả về diện tích và chất lượng, nghiên cứu sâu sắc hơn về mật độ và các giai đoạn phát triển để rút ra những kết luận chính xác, đề ra những biện pháp nhằm đảm bảo các quy trình kỹ thuật trong việc chăm sóc giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cần tiếp tục điều tra các khu vực khác, so sánh với cây trồng bên ngoài trong những năm tới để theo dõi so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng nhằm chỉnh lý thêm vào kết quả điều tra của đề tài.
- Cần có nhiều công trình nghiên cứu về các loài keo để đưa ra được những dòng keo có khả năng sinh trưởng tốt nhất trên vùng các
TÀI LIỆU THAM KHẢO--- --- --- ---
[1]. Huỳnh Kim Hiếu, Nghiên cứ quy luật sinh trưởng lâm phần Keo tai tượng ( Acacia Mangium Wild) trồng thuần loài tuổi 7, phục vụ công tác điều tra, nuôi dưỡng rừng tại Thừa Thiên Huế, Huế 2009
[2]. Trần Xuân Dưỡng, Nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng lâm phần, làm cơ sở lập biểu cấp đất tạm thời rừng Keo lai ( Acacia Hybrid) tại Quảng Trị, phục vụ công tác điều tra dự toán sản lượng rừng, Huế 2008
[3]. Hoàng Văn Dưỡng , Nghiên cứu cấu trúc và sản lượng làm cơ sở ứng dụng trong điều tra rừng và nuôi dưỡng rừng Keo lá tràm ( Acacia Auriculiformis A. Cunn Ex Benth), tại một số tỉnh khu vực miền trung Việt Nam, Hà Tây 2001
[4]. Đặng Thái Dương, Bài giảng kỷ thuật trồng rừng, Trường Đại học Nông Lâm Huế 1992
[5]. Vũ Tiến Hinh, Điều tra rừng, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 1996
[6]. Cao Thọ Ứng, Keo lá tràm, NXBNN 1996
[7]. Trung tâm KHSX Lâm nghiệp ĐNB năm 1998, Chọn giống và nhân giống cây keo lai bằng hom.
[8]. Nguyễn Hải Tuất, Thống kê toán học trong Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp 1982
[9]. Trần Kiên, Phan Nguyên Hồng Sinh thái học đại cương, NXBGD 1990