1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG PT DTNT TỈNH pdf

36 3,3K 87

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Sau một thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” với việc đưa ra các “tình huống gợi vấn đề” trong một số bài dạy tôi nhậnthấy học sinh tích cực tư

Trang 1

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

“NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG PT

DTNT TỈNH

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài:

2 Mục đích nghiên cứu:

3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:

4 Phạm vi, thời gian, đối tượng nghiên cứu:

5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

PHẦN 2: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1 Cơ sở lý luận:

1.1 Khái niệm “Vấn đề” trong dạy học môn Tin học:

1.2 Khái niệm “Tình huống gợi vấn đề”:

1.3 Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”:

1.4 Những hình thức và cấp độ dạy học “Nêu vấn đề”:

2 Cơ sở pháp lý:

2.1 Trích nội dung hướng dẫn giảng dạy môn Tin học năm học

2011-2012

2.2 Trích nội dung hướng dẫn “Cách tiến hành giảng dạy môn Tin

học THPT” theo sách giáo viên Tin học Lớp 11

2.3 Trích nội dung hướng dẫn chương giảm tải của Bộ giáo dục và

đào tạo đối với bộ môn Tin học lớp 11:

2 Thực trạng đối với giáo viên:

3 Thực trạng đối với học sinh:

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

33444455557891010

11

12

131313

14

1516

17

Trang 3

1 Cách thức thực hiện phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” bằng “Tình

huống gợi vấn đề”

1.1 Chuẩn bị “Tình huống gợi vấn đề”:

1.2 Cách thức thực hiện phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”:

Những “Tình huống gợi vấn đề” áp dụng trong năm học 2012-2013:

3 Áp dụng khi giảng dạy Bài 10: Cấu trúc lặp

Trang 4

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG

“TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN

Để thực hiện mục tiêu này, trong thời gian qua ngành giáo dục đã có nhiều bướccải cách chương trình, sách giáo khoa và tổ chức áp dụng phương pháp giáo dục vớitriết lý lấy người học làm trung tâm Giáo viên nhiều bậc học đã sử dụng một cáchthành thạo các phương pháp dạy học tích cực theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của ngành.Đến nay, ngày càng nhiều học sinh chứng tỏ được năng lực tự tổ chức và quản lý cáchoạt động học tập của bản thân, khả năng làm việc độc lập và tư duy sáng tạo thể hiệnrõ qua quá trình học tập tại trường và qua kết quả học tập Điều này cho thấy công cuộccải cách giáo dục hiện nay là thực sự cần thiết và đang phát triển đúng hướng

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tin học phổ thông theo đúng chỉ đạocủa ngành, người giáo viên cần phải vận dụng những phương pháp dạy học tích cực.Phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” hay còn gọi là dạy học “Phát hiện và giải quyếtvấn đề” là một trong những phương pháp dạy học tích cực thích hợp đối với nhiều bộmôn, kể cả môn Tin học Người giáo viên khi áp dụng phương pháp dạy học này đòihỏi phải biết cách đưa ra “tình huống gợi vấn đề”

Sau một thời gian nghiên cứu cơ sở lý luận và áp dụng phương pháp dạy học

“nêu vấn đề” với việc đưa ra các “tình huống gợi vấn đề” trong một số bài dạy tôi nhậnthấy học sinh tích cực tư duy hơn, chủ động hơn trong quá trình nắm bắt kiến thức bộmôn Từ đó tôi chọn đề tài này là để ghi nhận những kinh nghiệm dạy học của mình

qua quá trình “Áp dụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” bằng “tình huống gợi

vấn đề” trong dạy học môn Tin học lớp 11 tại trường PT Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng”.

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là ghi nhận, phân tích, đánh giá quá trình ápdụng phương pháp dạy học “nêu vấn đề” của giáo viên bằng “tình huống gợi vấn đề”đối với việc giảng dạy môn tin học lớp 11 cho học sinh Phân tích tính hiệu quả khi ápdụng phương pháp dạy học này phù hợp với đặc trưng của bộ môn và phù hợp với đốitượng học sinh

3 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu:

Bản chất của dạy học “Nêu và giải quyết vấn đề” là giáo viên đặt ra trước họcsinh các “vấn đề” của khoa học (các bài toán nhận thức) và mở ra cho các em những

con đường giải quyết các vấn đề đó Vậy nên nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là

căn cứ vào bản chất của phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” để phân tích cách sử dụngcác “Tình huống gợi vấn đề” sao cho mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng nắm bắtkiến thức trong bộ môn Tin học lớp 11 của học sinh tại trường PT DTNT tỉnh LâmĐồng, trong đó có đánh giá các “Tình huống gợi vấn đề” theo các điều kiện bắt buộcđối với mỗi “Vấn đề”

Phương pháp nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu lý thuyết về phương

pháp dạy học “Nêu vấn đề”, về khái niệm “Tình huống gợi vấn đề” sau đó nghiên cứuthực nghiệm qua quá trình áp dụng và ghi nhận, phân tích, đánh giá kinh nghiệm dạyhọc

4 Phạm vi, thời gian, đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu trong đề tài là chỉ áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn

đề” bằng “Tình huống gợi vấn đề” đối với các học sinh khối 11, nội dung vận dụng giới

hạn trong khung chương trình giảng dạy môn Tin học lớp 11 THPT Thời gian nghiên

cứu đề tài kéo dài trong suốt một năm học Đối tượng nghiên cứu của đề tài là áp

dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” bằng “Tình huống gợi vấn đề” phù hợp vớiđặc trưng bộ môn trên đối tượng học sinh học lớp 11 năm học 2011-2012 của trường

PT DTNT tỉnh Lâm Đồng

5 Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:

Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho học sinh phổ thông hay áp dụngphương pháp dạy học “Nêu vấn đề” không phải là điểm mới Tuy nhiên nghiên cứuphương pháp đưa ra “Tình huống gợi vấn đề” để áp dụng cho phương pháp dạy học

“Nêu vấn đề” là công việc hoàn toàn mới, đặc biệt những nghiên cứu này được đề ra để

áp dụng trong chương trình giảng dạy môn Tin học lớp 11 THPT đối với học sinhtrường PT DTNT tỉnh Lâm Đồng

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ:

1 Cơ sở lý luận:

1.1 Khái niệm “Vấn đề” trong dạy học môn Tin học:

Có thể hiểu “Vấn đề” là mâu thuẫn giữa sự hiểu biết và không hiểu biết,

nó chỉ được giải quyết bằng con đường tìm kiếm lời giải đáp cho những câu hỏi

đã nảy sinh ra Vấn đề trong học tập hình thành từ một khó khăn về lý luận haythực tiễn mà việc giải quyết khó khăn đó là kết quả của tính tích cực nghiên cứucủa bản thân học sinh

Để hiểu đúng thế nào là một “Vấn đề” và đồng thời làm rõ một vài kháiniệm có liên quan, ta bắt đầu từ khái niệm “Hệ thống”

“Hệ thống” được hiểu là một tập hợp những phần tử cùng với những quan

hệ giữa những phần tử của tập hợp đó

Một “Tình huống” được hiểu là một “Hệ thống” phức tạp gồm chủ thể vàkhách thể, trong đó chủ thể có thể là “người”, còn khách thể lại là một “Hệthống” nào đó

Ví dụ:

Cho một tình huống sư phạm như sau:

Sau buổi lao động, do một học sinh lớp báo cáo không đúng, cô giáo phê bình một học sinh nam do không mang dụng cụ lao động nhưng hoá ra em đó không có lỗi Vậy cô giáo phải xử lý tình huống đó như thế nào?

- Vậy trong “Tình huống” này, “Hệ thống” bao gồm: “Buổi lao động”,

“Học sinh báo cáo”, “Cô giáo”, “Học sinh bị phê bình”, “Lý do phêbình: không mang dụng cụ”, “học sinh không có lỗi”,…Trong “Buổilao động” còn có các “Đối tượng” khác của hệ thống như “Diễn biếntrước buổi lao động”, “Diễn biến trong buổi lao động”, “Diễn biến saubuổi lao động”,… trong “Đối tượng” của hệ thống lại tồn tại những

“Đối tượng con” khác nữa và cũng thuộc “Hệ thống” Các đối tượngnày quan hệ với nhau, có liên quan với nhau

- Vậy chủ thể của tình huống này là “Cô giáo”, là “người” còn kháchthể là các đối tượng của “Hệ thống”

Trang 7

- Nếu trong một tình huống, chủ thể còn chưa biết ít nhất một phần tử củakhách thể thì tình huống này được gọi là một “Tình huống bài toán” đốivới chủ thể

Trong một “Tình huống bài toán”, nếu chủ thể đặt ra mục tiêu tìm phần tửchưa biết nào đó dựa vào một số những phần tử cho trước trong khách thể thì ta

có một “Bài toán”

Một “Bài toán” được gọi là “Vấn đề” nếu chủ thể chưa sở hữu một

“Thuật toán” nào có thể áp dụng để tìm ra phần tử chưa biết của “Bài toán”

Một “Bài toán” yêu cầu viết chương trình cho máy tính cũng được gọi là

“Vấn đề” nếu chủ thể đã có trong tay một “Thuật toán” nhưng chưa biết cách mãhóa một cách hợp lí thuật toán đó thành chương trình cho máy tính

Ví dụ:

Cho một “Tình huống bài toán” như sau:

Cho dãy số nguyên A={a1,a2,…,an}, hãy viết chương trình cho máy tính tìm phần tử thuộc dãy A có giá trị bằng k

- Phần tử chưa biết là “chương trình tìm phần tử thuộc dãy A có giá trịbằng k”

- Giả sử yêu cầu học sinh viết chương trình cho máy tính tìm phần tửchưa biết đó thì học sinh là “chủ thể” đi tìm “Phần tử chưa biết” Lúcnày “Tình huống bài toán” được gọi là “Bài toán” Nếu học sinh chưabiết “thuật toán cho chương trình tìm phần tử thuộc dãy A có giá trịbằng k” thì đó là “Vấn đề” cần giải quyết

Theo cách hiểu như trên thì “Vấn đề” không đồng nghĩa với “Bài toán”.Khái niệm “Vấn đề” nêu trên thường được dùng trong giáo dục cần phân biệtvới “Vấn đề” trong nghiên cứu khoa học Việc “Chưa biết một số phần tử” mangtính khách quan chứ không phụ thuộc vào chủ thể tức là học sinh chưa biết chứkhông phải là nhân loại chưa biết Khi được dùng trong giáo dục thì khái niệm

“Vấn đề” mang tính tương đối “Vấn đề” chính là nội dung học sinh cần tìmhiểu, nắm bắt để giải quyết được “Bài toán”

Thế nên, người giáo viên muốn áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấnđề” trước hết cần lựa chọn được “vấn đề” tiềm ẩn trong đơn vị bài toán Từ đótạo ra tình huống có vấn đề để thu hút sự chú ý và hưởng ứng của học sinh,chuẩn bị cho các hoạt động tiếp theo của quá trình dạy học “Nêu vấn đề”

Trang 8

1.2 Khái niệm “Tình huống gợi vấn đề”:

“Tình huống gợi vấn đề” còn gọi là “Tình huống vấn đề”, là một tìnhhuống gợi ra cho học sinh những khó khăn về lý luận hay thực tiễn mà họ thấycần thiết và có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ mộtthuật toán hay dựa theo một cách làm nào đó đã biết mà phải trải qua một quátrình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoặc điều chỉnh kiếnthức sẵn có

Muốn đưa ra “Tình huống gợi vấn đề” trong một nội dung bài học haytrong một chương, một chủ đề thì người giáo viên ngoài hiểu biết về kiến thứcchuyên môn còn cần phải nắm vững các đặc điểm của “Tình huống gợi vấn đề”

là tình huống thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tồn tại một vấn đề:

Tình huống phải bộc lộ mâu thuẫn giữa thực tiễn với trình độ nhận thức,chủ thể phải ý thức được một khó khăn trong tư duy hoặc hành động mà vốnhiểu biết sẵn có chưa đủ để vượt qua, tức là theo các giải thích nêu ở phần trênthì có ít nhất một phần tử của khách thể mà chủ thể chưa biết hoặc chưa họccách giải quyết

- Gợi nhu cầu nhận thức:

Nếu như tình huống có tồn tại vấn đề nhưng vì lý do nào đó học sinhkhông thấy có nhu cầu tìm hiểu, giải quyết; họ cảm thấy vấn đề xa lạ, không liênquan gì tới mình thì đó cũng chưa phải là một “Tình huống gợi vấn đề” Điềuquan trọng là tình huống phải gợi nhu cầu nhận thức, chẳng hạn phải làm bộc lộ

sự khiếm khuyết về kiến thức và kỹ năng của học sinh để họ cảm thấy cần thiếtphải bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện trị thức, kỹ năng bằng cách tham gia giảiquyết vấn đề nảy sinh

- Khơi dậy niềm tin ở khả năng bản thân:

Nếu như tình huống có tồn tại vấn đề và học sinh có nhu cầu giải quyếtvấn đề nhưng họ cảm thấy vấn đề vượt quá xa với khả năng của mình thì họcũng sẽ không sẵn sàng tham gia giải quyết vấn đề Tình huống cần khơi dậy ởhọc sinh cảm nghĩ là tuy họ chưa có ngay lời giải, nhưng họ đã có một số trithức, kỹ năng liên quan đến vấn đề đặt ra và nếu họ tích cực suy nghĩ, tìm hiểuthì có nhiều hi vọng giải quyết được vấn đề đó Như vậy là học sinh có đượcniềm tin ở khả năng huy động tri thức và kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đềhoặc tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề

Trang 9

1.3 Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”:

1.3.1 Thế nào là dạy học “Nêu vấn đề”:

Phương pháp này không phải là mới, nó xuất hiện từ những năm 60 của thế

kỷ XX Theo Zinaiđa Iacốplépna Rez thì: “Dạy học nêu vấn đề là một hệthống các tình huống có vấn đề liên kết với nhau và phức tạp dần lên mà quagiải quyết các tình huống đó học sinh với sự giúp đỡ và chỉ đạo của thầy sẽnắm được nội dung của môn học, cách thức học môn đó, và phát triển chomình những đức tính cần thiết để sáng tạo trong khoa học và trong cuộc sống”

Dạy học “Nêu vấn đề” hay còn được gọi bằng nhiều thuật ngữ khácnhư dạy học “đặt và giải quyết vấn đề”, “nêu và giải quyết vấn đề”, “pháthiện và giải quyết vấn đề”, “giải quyết vấn đề”… là những thuật ngữ thườngđược dùng trong lý luận dạy học các môn học khác nhau Tuy thuật ngữ cókhác nhau đôi chút nhưng đặc điểm chung của phương pháp và nêu và giảiquyết được vấn đề, kết luận vấn đề để rút ra kiến thức cần lĩnh hội hoặc ápdụng kiến thức vào thực tiễn

Nét đặc trưng chủ yếu của phương pháp dạy học này là sự lĩnh hội trithức diễn ra thông qua việc tổ chức cho học sinh hoạt động nắm bắt và giảiquyết các vấn đề mà bài toán đã đặt ra Sau khi giải quyết vấn đề, học sinh sẽthu nhận được kiến thức mới, kỹ năng mới hoặc thái độ tích cực

1.3.2 Đặc điểm của dạy học “Nêu vấn đề”

Trong phương pháp dạy học nêu vấn đề, người thầy tạo ra những tìnhhuống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác,tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạotri thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác Dạyhọc nêu vấn đề là sự tiếp thu tri thức trong hoạt động tư duy sáng tạo cónhững đặc điểm chính như sau:

- Mục tiêu dạy học không phải chỉ là làm cho học sinh lĩnh hội kết quả củaquá trình phát hiện và giải quyết vấn đề mà còn ở chỗ làm cho họ pháttriển khả năng tiến hành những quá trình như vậy Dạy học “Nêu vấn đề”học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếmlĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị mộtnăng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyếthợp lý những vấn đề nảy sinh

- Học sinh được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải đượcthông báo tri thức dưới dạng có sẵn

Trang 10

- Học sinh chủ động, tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy độngtri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề chứkhông phải chỉ nghe thầy giảng một cách thụ động.

1.4 Những hình thức và cấp độ dạy học “Nêu vấn đề”:

- Người học độc lập phát hiện và giải quyết vấn đề:

Đây là một hình thức dạy học mà tính độc lập của người học được pháthuy cao độ Thầy giáo chỉ tạo ra tình huống gợi vấn đề, người học tự phát hiện

và giải quyết vấn đề đó Như vậy trong hình thức này, người học độc lập nghiêncứu vấn đề và thực hiện tất cả các khâu cơ bản trong quá trình học

- Người học hợp tác phát hiện và giải quyết vấn đề:

Hình thức này chỉ khác hình thức thứ nhất ở chổ quá trình phát hiện vàgiải quyết vần đề không diễn ra một cách đơn lẻ ở một người học mà là có sựhợp tác giữa những người học với nhau như học tập theo nhóm, làm dự án,…

- Thầy trò vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề:

Trong vấn đáp phát hiện và giải quyết vấn đề, học trò làm việc khônghoàn toàn độc lập mà có sự gợi ý, dẫn dắt của thầy khi cần thiết Phương tiện đểthực hiện hình thức này là những câu hỏi của thầy và những câu trả lời hoặchành động đáp lại của trò Như vậy có sự đan kết, thay đổi sự hoạt động của thầy

và trò dưới hình thức vấn đáp

Với hình thức này, ta thấy dạy học “Nêu vấn đề” có phần giống vớiphương pháp vấn đáp Tuy nhiên hai cách dạy học này thật ra không đồng nhấtvới nhau, nét quan trọng của dạy học “Nêu vấn đề” không phải là những câu hỏi

mà ở chỗ tình huống gợi vấn đề

- Giáo viên thuyết trình phát hiện và giải quyết vấn đề:

Ở hình thức này, mức độ độc lập của học sinh thấp hơn ở các hình thứcnêu trên Người thầy tạo ra tình huống gợi vấn đề, sau đó chính bản thân thầyphát hiện vấn đề và trình bày quá trình suy nghĩ, giải quyết vấn đề (không phảinêu lời giải) Trong quá trình đó có sự tìm tòi, dự đoán, có lúc thành công, có khithất bại, phải điều chỉnh phương hướng mới đi đến kết quả Như vậy tri thứcđược trình bày không phải là dưới dạng sẵn có mà là trong quá trình dạy và họcngười ta sẽ khám phá ra chúng Cách này thường áp dụng trong khi viết chươngtrình cho máy tính để giải quyết những bài toán mang tính phức tạp, cần vậndụng nhiều thuật toán phối hợp

Trang 11

Những hình thức trên đã được sắp xếp theo mức độ độc lập trong hoạtđộng học của học sinh trong quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề, vì vậy đócũng đồng thời là những cấp độ dạy học cho phương pháp “Nêu vấn đề” Nghĩa

là xét theo mức độ độc lập của học sinh thì cấp độ 1 cao hơn cấp độ 2 nhưng xéttheo phương diện mức độ giao lưu, hợp tác của học sinh thì cấp độ 2 lại cao hơncấp độ 1 Đó là khi ta giả định xem xét trên cùng một vấn đề, còn nếu xét nhữngvấn đề khác nhau thì việc người học độc lập phát hiện và giải quyết một vấn đềkhông hẳn đã được đặt cao hơn việc thầy trò vấn đáp phát hiện và giải quyết mộtvấn đề khó Vì vậy đương nhiên có sự pha trộn giữa những hình thức khác nhau

và tồn tại những nấc thang trung gian giữa các cấp độ khác nhau

2 Cơ sở pháp lý:

2.1 Trích nội dung hướng dẫn giảng dạy môn Tin học năm học 2011-2012

Mục 1.1 Đối với các lớp Trung học phổ thông:

Chương trình Tin học THPT thực hiện theo chương trình và sách giáokhoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi triển khai thực hiện cần bám sát

chương trình chuẩn kiến thức và kỹ năng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, và hướng dẫn giảm tải.

Mục 2.2 Phân phối chương trình Tin học THPT:

Thực hiện theo công văn số 1128/SGD&ĐT – GDTrH ngày04/9/2008 của Sở GD và ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình và kếhọach dạy học THCS, THPT, HNDN năm học 2008 – 2009 áp dụng từ nămhọc 2008 -2009 Công văn số 1028 /SGDĐT-GDTrH ngày 26/9/2011 về việcđiều chỉnh chương trình giảm tải năm học 2011 – 2012

- Dạy học dựa trên đề án, dự án

Chú trọng phương pháp thực hành trong dạy Tin học và tăng cườngkết hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành Bài thực hành được dạy ởphòng máy, học sinh học kiến thức mới kết hợp với thực hành ngay trên máytính Máy tính là giáo cụ trực quan, máy tính còn là phương tiện học tập –học sinh dùng máy tính kiểm nghiệm ngay kiến thức vừa được học

Trang 12

2.2Trích nội dung hướng dẫn “Cách tiến hành giảng dạy môn Tin học THPT” theo sách giáo viên Tin học Lớp 11.

Để xây dựng phương pháp dạy học đúng đắn cần phần tích hoạt động lậptrình về nhiều phương diện khác nhau

- Về phương diện ngôn ngữ: Dạy lập trình có thể áp dụng quan điểm giao tiếp

như khi dạy ngôn ngữ Theo quan điểm này người ta không thiên về mặt hệthống ngôn ngữ mà thường tạo các tình huống giao tiếp Những tình huốngnày tạo ra nhu cầu phải học những gì (từ, qui tắc, cấu trúc câu…)

- Về phương diện thuật toán: Cần hướng dẫn học sinh nắm vững những thuật

toán cơ bản về tìm kiếm, sắp xếp; hiểu 3 cấu trúc điều khiển: Cấu trúc tuần

tự, cấu trúc rẽ nhánh và cấu trúc lặp Người thầy nên trình bày thuật toán thậtrõ ràng bằng ngôn ngữ tự nhiên trước khi mã hóa thuật toán bằng chươngtrình, có như vậy sau này học sinh mới dễ tiếp thu lập trình trên ngôn ngữkhác

- Về phương diện dữ liệu: người thầy phải trình bày cho học sinh rõ hai thành

phần cốt lõi của quá trình xử lý thông tin là cách tổ chức, sắp xếp dữ liệu vàcách chọn lực các thao tác xử lý dữ liệu Đó cũng là bản chất của hoạt độnglập trình bằng máy tính điện tự Khi trình bày về chọn kiểu dữ liệu phù hợpcho một đối tượng nào đó người thầy cần nhấn mạnh ý nghĩa việc cân nhácphạm vi của đối tượng và các thao tác có thể có trên đối tượng đó Đồng thờitrong quá trình tìm kiểu dữ liệu phù hợp cho một đối tượng, người thầy nhấnmạnh tính cấu trúc của dữ liệu Nhờ tính chất này ta có thể xây dựng đượcnhiều kiểu dữ liệu thích hợp với đối tượng đa dạng trong thực tế Trong dạyhọc lập trình cần có ý thức thường xuyên rèn luyện cho học sinh những khảnăng sau đây:

 Kiểm tra dữ liệu khi nhận vào

 Xây dựng những cấu trúc dữ liệu thích hợp dựa trên các yêu cầu củabài toán

 Sử dụng những thao tác thích hợp với từng kiểu dữ liệu

- Về phương diện kết quả: Cần rèn luyện cho học sinh chú ý thích đáng đến

kết quả thực hiện chương trình Kết quả thực hiện chương trình có thể coi làkết quả cơ bản của lập trình Cần chú ý dạy học sinh cách kiểm thử chươngtrình, cách hiển thị kết quả ở một số thời điểm trong suốt quá trình lập trình,chạy thử từng phần và ở thời điểm kết thúc Chú ý hình thức giao diện đốithoại để người sử dụng dễ dàng nhận biết và hiểu rỏ kết quả Rèn luyện họcsinh có thói quen sử dụng các dòng chú thích trong chương trình Cần kiểm

Trang 13

thử mọi khâu ngay từ khi xây dựng thuật toán, gõ chương trình, nhập dữliệu… đến khâu thực hiện chương trình.

- Về phương diện quá trình: Đồng thời với chú trọng kết quả, người thầy cần

rèn luyện cho học sinh tác phong khi lập trình phải biết theo dõi mọi biến đổicủa trạng thái bài toán trong các giai đoạn khác nhau Điều đó giúp học sinhhình thành khả năng biết kiểm soát được những sự kiện dẫn đến sai sót tronglập trình và hiểu thấu đáo hơn về ý nghĩa, nội dung từng câu lệnh, từng cấutrúc điều khiển được dùng trong chương trình của mình

- Về phương diện máy tính điện tử: Qua dạy lập trình củng cố thêm cho học

sinh về nhận thức máy tính điện tử là công cụ hữu hiệu giải quyết nhiều bàitoán, đồng thời củng cố các kỹ năng dùng máy tính diện tử để lưu trữ,chuyển, xử lý, sửa đổi, xó bỏ hoặc biến đổi thông tin thông qua các tao táctrong môi trường của ngôn ngữ lập trình

- Về phương diện giải quyết vấn đề: Thông qua lập trình, người thầy có thể

rèn luyện cho học sinh rất nhiều về khả năng tư duy phát hiện và giải quyếtvấn đề Người thầy nên hướng dẫn học sinh tìm ra nguyên nhân của các lỗi,các sai sót mắc phải trong chương trình Mỗi khi tìm đúng nguyên nhân, họcsinh sẽ biết cách khắc phục, mạnh dạn bỏ phương hướng cũ, tìm ra phươnghướng mới Đó chính là cách thức làm việc có tư duy trong giải quyết vấn

đề Người thầy không nên vội vã làm thay cho học sinh trong tình huống cóvấn đề

Tóm lại, lập trình không chỉ đơn thuần là soạn chương trình theo mộtthuật toán mà là một hoạt động có nhiều nội dung khác nhau góp phần phát triểnnăng lực trí tuể và thực tiễn của học sinh, hình thành các tố chất cơ bản của conngười lao động mới

2.3Trích nội dung hướng dẫn chương giảm tải của Bộ giáo dục và đào tạo đối với bộ môn Tin học lớp 11:

Mục 1.1 Mục đích điều chỉnh nội dung dạy học các môn học để dạy học phù hợpvới chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông, với thời lượngdạy học và điều kiện thực tế các nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáodục

- Các nguyên tắc và định hướng: tinh giảm các nội dung quá khó, trùng lặp, chưathật sự cần thiết đối với học sinh, các câu hỏi, bài tập đòi hỏi phải khai thác quá sâukiến thức lí thuyết để giáo viên, học sinh dành thời gian cho các nội dung khác, tạothêm điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu của

Trang 14

chương trình giáo dục phổ thông trên cơ sở nhà trường và giáo viên đảm bảo yêucầu chất lượng bộ môn.

Mục 2.3 Giáo viên cần căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chương trình và điều chỉnhnội dung dạy học của Bộ GD&ĐT để sử dụng hợp lý sách giáo khoa khi soạn giáo

án, giảng bài trên lớp, tránh tình trạng gây quá tải Không ra đề kiểm tra phần đãlược giảm hoặc đã được chuyển sang đọc thêm (khác với hướng dẫn thực hiệnchương trình trước đây: phần đọc thêm vẫn nằm trong phạm vi nội dung kiểm tra)

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo yêu cầu một số môn họctheo tinh thần lồng ghép và tích hợp: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấmgương đạo đức Hồ Chí Minh; rèn luyện kỹ năng thực hành; giáo dục giá trị sống, kỹnăng sống; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường, đa dạngsinh học và bảo tồn thiên nhiên theo hướng dẫn của Bộ và các yêu cầu, nội dung,biện pháp chủ yếu đã được tập huấn

Quan tâm tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm hợp lý; rènluyện kỹ năng tự học, tạo điều kiện cho học sinh tự nghiên cứu sách giáo khoa và tàiliệu tham khảo

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG:

1 Thực trạng chung :

Việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” trong nhà trường:

Trong trường PT DTNT tỉnh Lâm Đồng, đa số các giáo viên đã đượctham gia nhiều lớp tập huấn chuyên môn về áp dụng phương pháp dạy học tíchcực, đồng thời tiêu chí áp dụng phương pháp dạy học tích cực cũng đã được nhàtrường đưa vào khung đánh giá tiết dạy Việc áp dụng các phương pháp dạy họctích cực trong trường được triển khai theo chỉ đạo chung của ngành, tùy theotừng bộ môn mà việc áp dụng những phương pháp có nhiều điểm khác nhau, cómôn học thường sử dụng phương pháp truyền thống kết hợp với các phươngpháp dạy học tích cực như thuyết trình, vấn đáp kết hợp thảo luận theo nhómhay vấn đáp kết hợp phương pháp hợp tác nhóm… Qua các tiết dự giờ, thaogiảng bản thân tôi nhận thấy việc áp dụng phương pháp “Nêu vấn đề” cũng đượcnhiều giáo viên sử dụng kết hợp với phương pháp diễn giảng, vấn đáp và thườngkết hợp với phương pháp hợp tác nhóm

Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên vẫn lúng túng trong việc áp dụngnhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực, bên cạnh đó có giáo viên vẫn

Trang 15

còn chưa nắm hết bản chất của phương pháp dẫn đến việc áp dụng phương phápdạy học tích cực nhưng vẫn chưa khai thác được các đặc điểm ưu việc củaphương pháp để mang lại hiệu quả cho tiết dạy, hiệu quả học tập tích cực chohọc sinh.

Như khi áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” thì người thầy phảichuẩn bị trước “Tình huống gợi vấn đề” để đưa ra cho học sinh tự tìm cách giảiquyết hoặc thầy trò cùng hợp tác giải quyết Nhưng thực ra một số giáo viên chỉmới sử dụng nội dung câu hỏi trong sách giáo khoa hay bài toán thay cho “vấnđề” mà học sinh phải chủ động tìm hiểu Việc làm này đôi khi đẩy học sinh vào tưthế bị ép buộc và không sẵn sàng, với đối tượng học sinh yếu còn bị lâm vào thế

bí vì không biết cách bắt đầu giải quyết một bài toán với quá nhiều “vấn đề”

Việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” đối với bộ môn Tin học:

Đối với môn Tin học đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo chính thức đưa vàochương trình phân ban cho khối THPT, bắt đầu từ năm học 2006-2007, việc triểnkhai môn học này sẽ trở thành bắt buộc trên phạm vi toàn quốc Đồng thời Bộcũng đã thiết lập khung chương trình môn Tin học là môn học tự chọn cho các cấpTiểu học và Trung học Cơ sở Đây là môn học có những tính đặc thù riêng

1.2.1 Các đặc thù quan trọng của môn Tin học trong trường phổ thông:

- Thực hành trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lýthuyết

- Nhiều kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành

và thao tác cụ thể trên máy tính

- Kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay đổi rất nhanh trên thếgiới

- Khái niệm "tay nghề" Tin học có thể được hiểu và đánh giá theo nhiềucách và quan điểm đa dạng khác nhau

- Môi trường thực hành rất đa dạng và không thống nhất

- Là một môn học mới chưa có nhiều kinh nghiệm và về lý luận cũng nhưthực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông

1.2.2 Thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” đối với bộ môn Tin học:

Từ các đặc thù quan trọng đã nêu trên có thể rút ra một vài nhận định liênquan đến việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”

Trang 16

- “Vấn đề” có thể rất đa dạng liên quan đến cả kiến thức lý thuyết lẫn kỹnăng thực hành Ngoài ra “Vấn đề” còn có lúc phải mang tính thời sựhay mang tính giáo dục “Văn hóa sử dụng máy tính”

- Dạy học “Nêu vấn đề” cần được nghiên cứu sâu hơn về lý luận cũng nhưthực tế cho việc giảng dạy môn Tin học trong nhà trường phổ thông

- Người giáo viên cần phát triển kỹ năng vận dụng phương pháp dạy học

“Nêu vấn đề” sao cho phù hợp với bài học nói riêng, môn học nói chung

để mang lại hiệu quả

Cũng như các môn học khác, việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêuvấn đề” trong việc dạy học môn Tin học còn có nhiều hạn chế, có thể nói là có

áp dụng chứ chưa phải đào sâu khai thác các ưu, khuyết điểm của phương pháp

và chưa thể hiện rõ đặc trưng của phương pháp khi áp dụng

Mặt khác giáo viên cũng còn chưa có thói quen đặt ra trước cho học sinh

“Tình huống gợi vấn đề” mà mới chỉ là nêu yêu cầu nghiên cứu hoặc thực hành

2 Thực trạng đối với giáo viên :

Trong năm học 2011-2012, tôi được phân công giảng dạy các lớp khối 11.Đây là một điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu áp dụng phương pháp dạy học

“Nêu vấn đề” vì theo chương trình Tin học phổ thông, học sinh tiếp cận với ngônngữ lập trình và bắt đầu học cách viết chương trình cho máy tính (học cách giải bàitoán bằng máy tính), bắt buộc người thầy phải cung cấp cho học sinh đầy đủ nhữngkiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của bộ môn bằng cách dẫn dắt học sinh vào cáchoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học và vận dụng vào thực tế Ápdụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” cũng chính là thách thức to lớn đối vớingười dạy môn Tin học lớp 11, đòi hỏi người thầy phải nắm thật vững phươngpháp, hiểu rõ những đặc tính ưu việt của phương pháp, nắm vững đặc trưng củaphương pháp và vận dụng phương pháp phù hợp trong từng chương, bài, nội dunghay vấn đề của bài học

Phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” là một phương pháp cần được áp dụngnhiều, thường xuyên khi giảng dạy môn Tin học lớp 11 vì một lý do học sinh cầnphải hoạt động một cách tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để phát hiện và giảiquyết vấn đề Người thầy không thể nào áp đặt cho học sinh về vấn đề của bài toán

và hướng dẫn cho học sinh một cách giải quyết trọn vẹn vấn đề, nếu làm như vậy sẽkhông phát huy được tư duy lập trình, làm cho học sinh bị bó hẹp trong một khuônkhổ kiến thức hạn chế, không phát huy tính sáng tạo cho học sinh,… nghĩa là đingược lại với tinh thần của phương pháp dạy học tích cực

Trang 17

Theo những phương pháp mà tôi đã từng áp dụng trong các năm học trước,hiệu quả mang lại tuy đạt được theo chỉ tiêu bản thân đề ra nhưng vẫn còn nhiềuthiếu sót như học sinh còn mau quên kiến thức, vận dụng kém,… Ở đây, với mongmuốn học sinh độc lập hơn khi tìm hiểu kiến thức môn học, học sinh có kỹ năngthành thạo hơn về lập trình cho máy tính thì cần phải dùng đến phương pháp dạyhọc phù hợp Việc dạy học môn Tin học lớp 11 trong năm học này, tôi đã mạnh dạnnghiên cứu trên một số bài dạy để đưa ra được những “Tình huống gợi vấn đề” và

áp dụng ngay với phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”, những “Tình huống” đượcnghiên cứu trong đề tài này sẽ được chứng minh là “Tình huống gợi vấn đề” theocác điều kiện bắt buộc Trong các bài học không được nêu ra trong đề tài, tôi đã kếthợp nhiều phương pháp dạy học tích cực, đôi khi cũng áp dụng dạy học “Nêu vấnđề” phối hợp với các phương pháp khác nhưng tôi không phân tích trong đề tài này

3 Thực trạng đối với học sinh:

Học sinh bắt đầu tiếp cận với ngôn ngữ lập trình, học cách viết chương trình chomáy tính, học cách giải bài toán bằng máy tính Như vậy đòi hỏi học sinh phải có thái

độ, hành vi thích hợp khi học tập như lối tư duy tự nhiên, làm việc chính xác, khả năng

dự đoán,… trước tiên học sinh phải biết rõ là máy tính tự động thực hiện nhưng là dochính con người lập chương trình cho máy Đặc biệt, khi học sinh biết lựa chọn thuậttoán đúng đắn, sử dụng thành thạo được các loại dữ liệu và biết viết chương trình hoànchỉnh cho máy tính làm việc theo đúng yêu cầu thì điều mà học sinh sẽ đạt được trongthực tế là sẵn sàng chấp nhận mọi hoàn cảnh trong cuộc sống, tự lựa chọn được chomình một đường hướng đúng đắn và sẽ giải quyết được những khó khăn gặp phải từnhững công cụ hiện có bằng tư duy khoa học, chính xác, nhanh chóng Một điều màhọc sinh được rèn luyện và nâng cao nữa khi học lập trình là kỹ năng hợp tác nhóm

Học sinh lớp 11 mặc dù đã được tập huấn và làm quen với phương pháp tự họcnhưng vẫn chưa được hình thành đầy đủ các kỹ năng hoạt động tự giác, tích cực, chủđộng trong việc học tập bộ môn Tin học Đặc biệt với phương pháp dạy học “Nêu vấnđề” thì học sinh vẫn chưa có thói quen chủ động nhận biết “Vấn đề” Khi giải quyếtvấn đề thì chỉ có những học sinh khá giỏi mới có hành động tích cực tìm hiểu kiến thứctrong sách giáo khoa, vận dụng kiến thức đã học, còn học sinh trung bình trở xuống thìvẫn còn thụ động, chờ bạn hoặc chờ thầy giải quyết rồi ghi chép lại

Hiện nay, học sinh vẫn còn trong tình trạng học thuộc lòng Đối với môn lậptrình, việc học thuộc bài phải gắn liền với vận dụng và thực hành, khi học sinh chưa tựgiác thực hiện kết hợp các yêu cầu này thì chỉ mới đạt được mức biết kiến thức màchưa đạt đến mức hiểu và vận dụng theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn

Trang 18

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1 Cách thức thực hiện phương pháp dạy học “Nêu vấn đề” bằng “Tình huống gợi vấn đề”.

1.1 Chuẩn bị “Tình huống gợi vấn đề”:

Đây là hoạt động của giáo viên trước khi áp dụng phương pháp trong tiếthọc Trước tiên, người thầy cần nắm vững các cách thức thông dụng để tạo ra tìnhhuống gợi vấn đề, vì thông thường giáo viên sẽ nghĩ rằng ít có cơ hội áp dụngphương pháp dạy học “Nêu vấn đề” vì không phải bài học nào cũng có thể tìm được

“Tình huống gợi vấn đề” nhưng thực ra có nhiều cách để tạo ra tình huống như vậytheo những cách sau:

- Chuyển bài toán học sinh đã biết các giải chưa được mô tả dưới dạng thuậttoán thành chương trình: Vấn đề đặt ra cho học sinh ở đây là mô tả thuật toán phùhợp theo cách giải đã biết

- Lật ngược vấn đề: Vấn đề đặt ra cho học sinh là làm ngược lại với một vấn

đề học sinh đã biết cách giải quyết

- Xem xét tương tự: Trong các vấn đề học sinh đã biết cách giải quyết ta đặt

ra cho học sinh tình huống gợi vấn đề là một vấn đề tương tự

- Khái quát hóa: Khái quát hóa có thể dẫn tới việc tạo “Tình huống gợi vấnđề”, học sinh có thể biết cách giải quyết vấn đề cho một số bộ số cụ thể nhưng việcgiải quyết một bài toán khái quát lại là một vấn đề

- Giải các bài tập mà học sinh chưa biết thuật toán: Đây là tình huống luônnảy sinh vấn đề để đặt ra cho học sinh

- Tìm sai lầm trong lời giải: Giáo viên nêu ra một cách giải quyết vấn đề vàhọc sinh sẽ phải tìm điểm sai trong lời giải đó

- Phát hiện nguyên nhân sai lầm và sửa chữa sai lầm: Vấn đề là học sinh phảiphát hiện đúng nguyên nhân gây lỗi sai (cú pháp, ngữ nghĩa) từ đó tìm cách giảiquyết

Hoạt động chuẩn bị “Tình huống gợi vấn đề” có thể chia thành 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Lựa chọn tình huống tồn tại vấn đề:

Theo mục đích yêu cầu của bài học, theo các cách thông dụng tạo ra

“Tình huống gợi vấn đề” giáo viên chọn tình huống trong bài học, bài toán phùhợp với việc áp dụng phương pháp dạy học “Nêu vấn đề”

Ngày đăng: 23/03/2014, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành giải pháp - ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC “NÊU VẤN ĐỀ” BẰNG “TÌNH HUỐNG GỢI VẤN ĐỀ” TRONG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC LỚP 11 TẠI TRƯỜNG PT DTNT TỈNH pdf
Hình th ành giải pháp (Trang 20)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w