1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC

61 1,3K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 369,5 KB

Nội dung

Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau 20 năm với thành tích tăng trưởngcao và rất nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo Với tưcách một quốc gia, Việt Nam ngày càng nhận được sự nể trọng và có ảnhhưởng ngày càng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế Song vẫn còn những vấn

đề cần phải giải quyết: năng lực sản xuất còn nhỏ lẻ, công nghệ yếu kém lạchậu, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao… Bên cạnh đó, có những vấn đềnhận thức cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ từ đó mới có thể định hướng hoạtđộng trong thực tiễn Một trong những vấn đề đó là hoạt động đầu tư vào tàisản vô hình trong doanh nghiệp hiện nay

Chính vì vậy, em đã nghiên cứu đề tài “Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam Thực trạng và giải pháp” nhằm làm rõ

những vấn đề đang được đặt ra hiện nay

Trong khuôn khổ hạn hẹp của bài viết, chắc hẳn sẽ khó lòng đề cập đầy

đủ các khía cạnh của vấn đề đưa ra, và những sai sót là không thể tránh khỏi.Chính vì vậy em xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu từ thầy

cô cùng các bạn Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáoLương Hương Giang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốtquá trình thực hiện đề tài này

Xin chân thành cám ơn!

Trang 2

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI SẢN

VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

I Khái niệm về đầu tư, đầu tư vào tài sản vô hình

1 Khái niệm về đầu tư.

1.1 Khái niệm về đầu tư

Đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng nhất của nền kinh tế Nó làmột thành tố không thể thiếu được trong nền sản xuất Nó cũng là mối quan tâmcủa bất kỳ doanh nghiệp nào muốn gia tăng lợi nhuận; bất kỳ cá nhân, gia đình nàomuốn gia tăng thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần Vậy đầu tư là gì?

Có khá nhiều khái niệm về đầu tư được các nhà kinh tế học đưa ra P.A.Samuelson cho rằng, đầu tư là hoạt động tạo ra tư bản thực sự Đầu tư có thểdưới dạng vô hình như đầu tư cho giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, nghiên cứu phát minh Theo ông, trong lĩnh vực tài chính, đầu tư có ýnghĩa hoàn toàn khác Còn theo Pierce Conso, đầu tư có thể xem xét theocách tiếp cận khác nhau như theo quan điểm kinh tế, tài chính và kế toán.Theo cuốn “từ điển kinh tế”, đầu tư bao gồm đầu tư tài chính và đầu tư tài sảnvật chất Đầu tư tài sản vật chất là hoạt động chi dùng vốn vào việc mua sắmcác tài sản vật chất như nhà xưởng, máy móc thiết bị (tài sản cố định) và cáctài sản tồn trữ (hàng tồn kho) Đầu tư tài sản vật chất tạo ra những tài sản mớicho nền kinh tế, trong khi đầu tư tài chính chỉ thuần túy là việc chuyển quyền

sở hữu những tài sản hiện có từ chủ này sang chủ khác

Có thể thấy khái niệm đầu tư được hiểu khá rộng Theo nghĩa rộng, đầu

tư có thể hiểu là sự hy sinh nguồn lực hiện tại để đạt được một hay tập hợpmục đích (mục tiêu) của nhà đầu tư trong tương lai Theo khái niệm này, đầu

tư là khoản chi trong hiện tại, bao trùm nhiều lĩnh vực như đầu tư tài chính,đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và phi vật chất…nhiều cấp độ như

Trang 3

cấp độ nền kinh tế, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân Do đó,mục tiêu của đầu tư cũng được hiểu là đa lĩnh vực như mục tiêu chính trị,kinh tế, văn hóa – xã hội và cũng có thể là một mục tiêu nhân đạo đơnthuần… của chủ đầu tư.

Theo nghĩa hẹp, đầu tư là việc chi dùng vốn và các nguồn lực khác tronghiện tại nhằm thu về một kết quả lớn hơn nguồn lực đã chi ra để đạt kết quả

đó, duy trì và tạo thêm những tài sản mới, năng lực mới cho nền kinh tế vàcho chủ đầu tư trong tương lai Định nghĩa này đã chỉ rõ phạm vi đầu tư là cáctài sản (vật chất và vô hình) và giúp phân biệt hoạt động đầu tư với hoạt độngmua sắm tiêu dùng, vì những hoạt động loại này không nhằm đem lại kết quảtrực tiếp lớn hơn sau chu kỳ đầu tư Phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp cũng giúpphân biệt hoạt động đầu tư với việc các tổ chức, doanh nghiệp phải chi mộtkhoản tiền khá lớn cho các hoạt động mang tính thường xuyên nhằm đảm bảocho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục Như vậy, đầu tư là hoạt động rấtcần thiết để tái sản xuất tài sản của nền kinh tế và của chủ đầu tư Với sự phântích trên, đầu tư theo nghĩa hẹp còn được hiểu là đầu tư phát triển

1.2 Phân loại đầu tư

Phần trên, ta đã thấy có rất nhiều cách tiếp cận với hoạt động đầu tư Vìthế, cũng có rất nhiều cách để phân loại hoạt động đầu tư

- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư: Đầu tư vào tài sản hữu hình,đầu tư vào tài sản vô hình

- Theo phân cấp quản lý: Đầu tư dự án nhóm A, đầu tư dự án nhóm B,đầu tư dự án nhóm C

- Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh, đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ sở hạtầng

- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản, đầu tưvận hành

Trang 4

- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sảnxuất xã hội: Đầu tư thương mại, đầu tư sản xuất.

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư:Đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn

- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: đầu tư gián tiếp, đầu tư trực tiếp

- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trongnước, đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài

-Theo quan điểm mục đích và tính chất của hoạt động đầu tư: Đầu tư tàichính, đầu tư thương mại, đầu tư phát triển

1.3 Đặc điểm của đầu tư phát triển.

Hoạt động đầu tư phát triển có 5 đặc điểm chủ yếu sau:

Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn Đầu tư phát triển là một hoạt động quan trọng của nền

kinh tế Nó là một bộ phận của tăng trưởng kinh tế Khi quy mô đầu tư tăng,

nó tạo đà cho kinh tế tăng trưởng Vậy nguồn lực để thực hiện đầu tư pháttriển là từ đâu? Đó là vốn Bản chất đầu tư phát triển được thể hiện ở vốn.Vậy vì sao cần phải có một nguồn vốn lớn dành cho đầu tư phát triển?

Vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chi phí đã chi

ra để tạo năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sản lưu động) vàcác hoạt động đầu tư khác Nguồn vốn này dùng để chi cho đầu tư xây dựng

cơ bản, chi bổ sung cho các hoạt động đầu tư phát triển Trong đó, chi xâydựng cơ bản đóng vai trò quan trọng nhất Nó là nguồn để xây dựng mới, mởrộng, xây dựng lại, hoặc khôi phục năng lực sản xuất của tài sản cố định trongnền kinh tế quốc dân Ví dụ như tạo thêm những công trình nhà máy, dâychuyền sản xuất, thiết bị máy móc mới, diện tích khai hoang, trồng rừng;những công trình thuỷ lợi, giao thông vận tải, truyền thông bưu điện; hay nhưsửa chữa, nâng cấp cầu đường, mua sắm, xây dựng lắp đặt trang thiết bị Việcchi vốn này đẩy mạnh hoạt động sản xuất của cả nền kinh tế Chính vì vậy,nguồn vốn cần thiết cho hoạt động này rất lớn Thực tế, nó chiếm trên 80%

Trang 5

tổng vốn đầu tư phát triển của một nước đang phát triển như Việt Nam Ngoài

ra còn có nguồn vốn chi bổ sung Đó là các khoản đầu tư dùng để mua sắmnguyên vật liệu, thuê mướn lao động Nguồn vốn này dùng để vận hành cáccông trình xây dựng cơ bản làm gia tăng tài sản quốc gia

Vốn chi cho đầu tư phát triển khác bao gồm tất cả các khoản đầu tưnhằm gia tăng năng lực sản xuất của xã hội: trình độ dân trí, trình độ laođộng, chất lượng môi trường Cụ thể chi cho các công trình vì sức khỏe cộngđồng, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục, y tế Các nguồn vốn này đều vì sựtăng trưởng và phát triển ổn định của một quốc gia Để đưa nền kinh tế tăngtrưởng nhanh trước hết nhất thiết phải có nguồn lực lớn mạnh Do vậy, muốnđưa đất nước đi lên cần phải có những giải pháp cho việc huy động, quản lý

và sử dụng vốn hợp lý

Lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với các dự ántrọng điểm quốc gia Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, và đãi ngộcần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từngloại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời, hạn chế đến mức thấp nhất nhữngảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động,giải quyết lao động dôi dư…

Tài nguyên, vật tư là những thành tố không thể thiếu đảm bảo cho quátrình hoạt động bình thường của dự án Nhưng điều quan trọng là cần phải cóhướng sử dụng sao cho vừa duy trì được cân bằng sinh thái, tránh khai tháccạn kiệt vừa mang lại lợi ích cho chủ đầu tư

Một đặc điểm quan trọng khác của đầu tư phát triển là thời kỳ đầu tư kéo dài Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án cho đến khi

hoàn thành và thực hiện dự án Trong đặc điểm trên, ta thấy rằng những dự ánđầu tư phát triển thường có quy mô rất lớn Quá trình chuẩn bị, thực hiện vàvận hành kết quả đầu tư cần có một khoản thời gian nhất định Ví dụ thời gianxây dựng mới một con đường quốc lộ cần ít nhất là 2 đến 3 năm, bao gồm cácthủ tục về mặt pháp lý, giải phóng mặt bằng, thi công công trình, nghiệm thu

Trang 6

công trình Thực tế có những công trình xây dựng phải mất tới hàng chụcnăm: xây một tòa nhà cao tầng, xây nhà máy lớn, công trình thủy điện… Thời kỳ đầu tư kéo dài là cần thiết đối với một dự án Nhưng vấn đềquan trọng là cần bao nhiêu thời gian Điều này cần phải được nghiên cứu kỹ

và có tính toán, tránh chạy theo thành tích mà đề ra những khoảng thời gianphi thực tế, ảnh hưởng đến chất lượng công trình Ngoài ra, như chúng ta đãbiết, nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển thường nằm khê đọng trong suốtquá trình thực hiện đầu tư Tiến độ công trình chậm bao nhiêu, thời gian hoànvốn chậm bấy nhiêu Điều đó làm giảm hiệu quả đầu tư Do vậy, việc đảmbảo thời gian thực hiện dự án cũng là yêu cầu phải được đặt lên hàng đầu

Thời gian vận hành các kết quả đầu tư thường kéo dài Thời gian vận

hành các kết quả đầu tư được tính từ khi công trình đưa vào hoạt động chođến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình Đây là một đặc điểm rấtriêng của đầu tư phát triển Thứ nhất, những sản phẩm của đầu tư phát triểnđều là bộ phận của nền sản xuất Nó tạo ra của cải vật chất cho xã hội, tạo đàtăng trưởng cho nền kinh tế, nên thời gian sử dụng dài Thứ hai, quy mô củacác công trình rất lớn, nên cần có một khoảng thời gian tương đối để thu hồivốn và có lợi nhuận Trên thực tế có rất nhiều công trình đã tồn tại vài chụcnăm, hàng trăm năm, thậm chí hàng thế kỷ như thủy điện sông Đà, cầu LongBiên, phố cổ Hội An Do tính chất này, nên trong suốt quá trình vận hành,

nó chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố bên ngoài, và đa phần là có ảnhhưởng tiêu cực đến sự thành công của dự án

Các nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư, nhất là đối với các công trình xây dựng Các công trình xây dựng nói chung thường có quy mô lớn và phát huy

tác dụng ngay tại địa phương xây dựng Do vậy quá trình đầu tư cũng nhưthời gian vận hành các công trình này chịu nhiều tác động của điều kiện tựnhiên, kinh tế, xã hội của vùng Xây dựng một công trình ở nơi có khí hậunhiệt đới gió mùa khác với xây dựng ở vùng hanh khô, hay xây dựng công

Trang 7

trình ở nơi có địa chất ổn định khác với xây dựng ở nơi hay xảy ra động đất.

Do vậy nhà đầu tư cần có tính toán hợp lý vừa để đảm bảo tính kiên cố củacông trình, vừa có thể giảm được chi phí cho doanh nghiệp Tiếp đến, sự pháttriển kinh tế của vùng có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư và quy môcủa doanh nghiệp Nó ảnh hưởng đến việc mặt hàng của doanh nghiệp có khảnăng phát triển trong điều kiện kinh tế vùng hay không? Lấy ví dụ về việc mởcon đường ở nông thôn - kinh tế còn hạn chế - và ở thành phố - kinh tế pháttriển Ở nông thôn liệu nhu cầu đi lại đã đủ lớn để xây dựng con đường đóchưa? Nếu như nó được xây dựng có cần thiết phải xây con đường lớn không?Điều này buộc nhà đầu tư phải cân nhắc Ngược lại ở thành phố, nhu cầu giaothông rất lớn, cần phải mở thêm đường để giảm bớt lưu lượng xe trên nhũngcon đường khác, tránh ùn tắc Điều kiện xã hội của vùng cũng có ảnh hưởnglớn tới công trình Việc xây dựng nhà máy liệu có đảm bảo an ninh không,sản phẩm của nhà máy có phù hợp với văn hóa địa phương hay không? Donhững ảnh hưởng trên đây, nên doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ càng môitrường đầu tư để quyết định sản xuất mặt hàng gì, công suất bao nhiêu là hợplý

Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao Đầu tư nói chung và đầu tư phát triển

nói riêng mang một đặc điểm quan trọng: độ rủi ro cao Nguồn lực cần chođầu tư phát triển là rất lớn Việc thu hồi vốn liệu có gặp thuận lợi hay không?Cùng một nguồn vốn đó, nhà đầu tư có thể đa dạng hóa đầu tư Điều này sẽlàm giảm thất bại hơn là việc dồn vốn cho một dự án Hơn thế nữa, thời gianhoàn thành dự án dài, vốn bị khê đọng trong công trình Trong khoản thờigian đó, chủ đầu tư rất có thể gặp khó khăn khi một chính sách mới ban hànhkhông có lợi cho công trình, hay những biến động về giá cả Do đo rủi ro làmột vấn để được các nhà đầu tư rất quan tâm

Rủi ro trong đầu tư cũng có rất nhiều nguyên nhân Tựu chung lại ta cóthể xét rủi ro trên hai phương diện sau: Rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan.Rủi ro chủ quan: nguyên nhân thuộc về phía các chủ đầu tư Có thể do chủ

Trang 8

đầu tư yếu kém về mặt trình độ, đã lựa chọn các phương án không hợp lý; dotrình độ quản lý thấp, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu Rủi ro kháchquan: Có thể do thay đổi pháp luật; biến động của thị trường (giá cả nguyênvật liệu, mặt hàng liên quan); máy móc hư hỏng

Để thực hiện đầu tư tốt, nhà đầu tư cần phải nghiên cứu, phân loại các rủi

ro có thể gặp trong suốt quá trình đầu tư:

- Rủi ro chính trị: do sự thay đổi về thuế theo hướng bất lợi khiến chodòng lợi nhuận của chủ đầu tư giảm trong tương lai Hay Nhà nước ban hànhcác chính sách giới hạn thương mại, hạn ngạch thuế quan khiến các doanhnghiệp phải giảm sản lượng, tăng chi phí Điều này ảnh hưởng đến những tínhtoán trước khi ra quyết định đầu tư Từ đó, công trình có nguy cơ giảm lợinhuận, thua lỗ

- Rủi ro trong quá trình xây dựng hoàn thành công trình: Rủi ro khi chiphí xây dựng vượt quá dự toán Như vậy công trình sẽ gặp khó khăn trongviệc xin cấp phép nguồn vốn bổ sung Nó ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thicông công trình, ít thì có thể là một vài tháng, nhiều có thể vài năm, thậm chícông trình bị hủy, gây lãng phí nguồn lực Rủi ro phát sinh cũng có thể làkhông hoàn thành công trình đúng thời hạn, không giải tỏa được dân cư

- Rủi ro về kỹ thuật vận hành: Khi các thiết bị trong quá trình thực hiệnđầu tư gặp vấn đề Điều này có thể gây thiệt hại kinh tế rất lớn Ví dụ nguyênliệu đang trong giai đoạn chế biến quan trọng, nếu máy móc bị hỏng toàn bộ,nguyên liệu đó không thể sử dụng được Thiệt hại của chủ đầu tư ngoài giá trịsản phẩm đó, còn các yếu tố liên quan khác: chi phí khắc phục máy móc,chậm giao sản phẩm cho khách hàng, kế hoạch làm việc của lao động

Ngoài ra, ta còn có các loại rủi ro khác như: rủi ro về môt trường xã hội;rủi ro kinh tế vĩ mô (lạm phát, tỷ giá hối đoái), vi mô (cung, cầu) Với nhữngthiệt hại mà rủi ro đem lại cho các hoạt động đầu tư phát triển, đòi hỏi các nhàđầu tư phải có những nghiên cứu để nhận diện, đánh giá rủi ro, phòng tránhrủi ro Từ đó mới đi tới quyết định đúng đắn

Trang 9

2 Khái niệm về đầu tư tài sản vô hình

2.1 Khái niệm về đầu tư tài sản vô hình

Tài sản vô hình là những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế,chúng không có cấu tạo vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đốivới người sở hữu và thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng Nóimột cách nôm na tài sản vô hình là tất cả những gì không thể dùng giác quancảm nhận được nhưng lại có thể mang lại giá trị thặng dư được tính thànhtiền

Bên cạnh những đặc điểm chung của tài sản và tài sản cố định trongdoanh nghiệp, tài sản vô hình có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Có hình thái vật chất không rõ ràng

- Rất khó đánh giá chính xác giá trị của một tài sản cố định vô hình vì nókhông tồn tại dưới dạng vật chất có thể đo đếm dễ dang Sự đánh giá đúnghay sai trị giá của tài sản cố định vô hình phụ thuộc chủ yếu vào cảm nhận và

ý kiến chủ quan của người đánh giá Tuy nhiên, sự phát triển của các thịtrường tài chính, thị trường về quyền sở hữu công nghiệp đã tạo ra điều kiệnhình thành các mức giá thị trường của tài sản vô hình Giá trị của những tàisản vô hình này được thể hiện bằng những khoản chi phí để mua tài sản đóthông qua các văn bản sở hữu được luật pháp thừa nhận như: khế ước, giấychứng nhận sở hữu, hợp đồng…

- Các tài sản vô hình chỉ có lợi ích khi nó tạo ra lợi thế thương mại,chẳng hạn như sự yêu thích của người tiêu dùng hay người sử dụng

2.2 Phân loại tài sản vô hình.

Tài sản vô hình bao gồm danh tiếng, tinh thần và văn hóa ứng xử của độingũ nhân lực, bí quyết kinh doanh và bí quyết kỹ thuật, sáng chế, giải pháp kỹthuật, kiểu dáng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa và các thành quả vô hìnhkhác

Trang 10

- Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng(know-how).

- Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật

- Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá

- Quyền kinh doanh (franchise), giấy phép (license), hợp đồng

- Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dựbáo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật

- Các thứ “tương tự” khác Một thứ được gọi là “tương tự” nếu nó tạo ragiá trị không phải nhờ vào các “thuộc tính vật chất”, mà nhờ vào “nội dung trítuệ hoặc các quyền tài sản vô hình khác của nó”

II Nội dung đầu tư vào tài sản vô hình của doanh nghiệp

1 Hoạt động đầu tư phát triển nguồn lực.

Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lựcquan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực được hiểu như lànơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển

Nó là một yếu tố tham gia trực tiêp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làtổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực,thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong củanguồn nhân lực Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ pháttriển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định Chất lượngnguồn nhân lực ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự tồn tại vàphát triển của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, nguồn nhân lực có vị trí quan trọng Đó là yếu tốduy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho doanh nghiệp Trong quátrình sản xuất kinh doanh phải có 3yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đốitượng lao động và lao động; nếu không có con người thì yếu tố tư liệu laođộng và đối tượng lao động chỉ là vật chết, chính yếu tố lao động mới làm

Trang 11

sống lại tư liệu sản xuất thông qua việc đưa chúng tham gia vào quá trình sảnxuất Người lao động là yếu tố cách mạng nhất của quá trình sản xuất Mặtkhác, nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần làm tăng năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư Do vậy cần phải đầu tư phát triểnnguồn nhân lực.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nâng cao chấtlượng nguồn lực con người, đó là quá trình trang bị kiến thức nhất định vềchuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được mộtcông việc nhất định; đó cũng là quá trinh cải thiện, nâng cao chất lượng điềukiện làm việc của người lao động

Như vậy, nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm:

- Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực

- Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế

- Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

- Trả lương đúng và đủ cho người lao động

Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động: Hoạt động đào tạo:

chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ… Giáo dục cơ bản cungcấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực cá nhân Giáo dục nghề vàgiao dục đại học (đào tạo) vừa giúp cho người học có kiến thức đồng thờicung cấp tay nghề, kỹ năng, chuyên môn Với mỗi trình độ nhất định, ngườiđược đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những công việc gì, yêu cầu kỹnăng cũng như chuyên môn nghề nghiệp phải như thế nào?

Vai trò của hoạt động giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao độngđược cụ thể như sau:

Tăng tích luỹ vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc sángtạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới Do đó, thúc đẩy quá trình tăngtrưởng dài hạn của doanh nghiệp

Tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có khả năng làm việc vớinăng suất cao, là cơ sở thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững

Trang 12

Giúp bổ sung các dịch vụ y tế.

Đầu tư dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cải thiện chất lượng lao động:

Sức khoẻ có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai Người

có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián tiếp bằngviệc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao Vì vậy nhanhchóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng qua giáo dục – đào tạo

Trả lương đúng và đủ cho người lao động: Làm cho người lao động

nhận thức đúng đắn công việc và vai trò của mình trong doanh nghiệp

Lương phù hợp với khả năng khiến người lao động vững tâm và phấnđấu hơn trong công việc

Như vậy, đầu tư vào các hoạt động trên có tác động hỗ trợ nhau, bổ sungcho nhau trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

2 Hoạt động đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.

Cùng với đà phát triển của cơ chế thị trường hiện nay, nhu cầu của conngười càng đa dạng, đòi hỏi cao không những về mặt số lượng mà còn về mặtchất lượng Vì vậy, doanh nghiệp muốn có một chỗ đững vững chắc trên thịtrường và nâng cao khả năng với các doanh nghiệp khác thì doanh nghiệpphải không ngừng cải tiến, đổi mới sản phẩm, đổi mới phương thức sản xuất,đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm Vì vậy, hoạt động đàu

tư nghiên cứu khoa học là thực sự quan trọng, đóng vai trò quyết định sự sốngcòn của doanh nghiệp

Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ có thể là đầu tư nghiêncứu công nghệ mới hoặc là đầu tư mua sắm công nghệ từ nước ngoài

Mua công nghệ tức là công nghệ thuộc quyền sở hữu độc quyền củadoanh nghiệp, doanh nghiệp là người duy nhất có quyền quyết định về côngnghệ đó Từ đó doanh nghiệp có khả năng sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụhiệu quả nhất, tốt nhất, tạo lợi thế cạnh tranh cao nhất cho doanh nghiệp Tuynhiên trong thực tế các doanh nghiệp nước ta hiện nay thực thi điều này là rất

Trang 13

khó, mặt khác việc mua công nghệ thường gặp rủi ro lớn vì chưa hẳn côngnghệ là tốt nhất Nếu trong tương lai doanh nghiệp chưa kịp khấu hao hếtcông nghệ thì đã xuất hiện công nghệ mới tốt hơn…chính vì thế mà người tathường chỉ mua những công nghệ ít biến động, sản xuất hàng hoá đặc biệt,hay với công nghệ xuất hiện lần đầu trong một loại sản phẩm dịch vụ cấpthiết, nhu cầu thị trường là rất lớn.

Mua quyền sử dụng công nghệ: doanh nghiệp thường áp dụng hình thứcnày bởi hình thức này có ít rủi ro hơn và tốn ít chi phí hơn Tuy nhiên doanhnghiệp phải chấp nhận đối thủ của mình cũng sở hữu công nghệ như mình vàsức ép cạnh tranh là rất lớn Nhưng ít ra nó cũng giúp cho doanh nghiệp cónhững lợi thế hơn so với những sản phẩm không có công nghệ đó hoặc lợi thếgiá thành do công nghệ giúp khai thác tối đa những nguồn lực mà đối thủkhông có

Và ngoài ra doanh nghiệp còn có thể đầu tư vào nghiên cứu phát minh racông nghệ mới hay có sự cải tiến trong việc sử dụng hay tăng năng lực sảnxuất của doanh nghiệp

Đầu tư nghiên cứu hoặc mua công nghệ đòi hỏi một lượng vốn lớn và độrủi ro cao Công nghệ được sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sảnphẩm tạo ra Vì vậy, đầu tư vào khoa học công nghệ cần phải đầu tư một cáchcẩn trọng Hiện nay khả năng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khaikhoa học và công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn khá khiêm tốn Cùngvới đà phát triển của kinh tế đất nước và doanh nghiệp, trong tương lai tỷ lệchi cho hoạt động đầu tư này sẽ càng tăng, tương ứng với nhu cầu và khảnăng của doanh nghiệp

3 Hoạt động đầu tư Marketing

Hoạt động marketing là một trong những hoạt động quan trọng củadoanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinhdoanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế Cơ thể đó cần có sự trao đổi chấtvới môi trường bên ngoài – thị trường Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra

Trang 14

thường xuyên, liên tục, với quy mô càng lớn thì cơ thể đó càng khoẻ mạnh.Ngược lại, sự trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì cơ thể đó có thể quặt quẹo và chếtyểu Chỉ có marketing mới có vai trò quyết định và điều phối sự kết nối vớithị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệphướng theo thị trường, biết lấy thị trường – nhu cầu và ước muốn của kháchhàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh Như vậyđầu tư vào hoạt động marketing, doanh nghiệp sẽ tăng cường được vị thế củamình, ngoài ra doanh nghiệp còn xác định được các bước đi tiếp theo trong kếhoạch chiến lược của mình

Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm:

- Đầu tư cho hoạt động quảng cáo: là hoạt động đầu tư vào những hìnhthức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua cácphương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chiphí Theo quan điểm của nhà quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chấtchiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường.Trong nhiều trường hợp, đầu tư cho quảng cáo là một sự đầu tư dài hạn

- Xúc tiến thương mại

- Xây dựng thương hiệu…

Đầu tư cho các hoạt động marketing cần chiếm một tỷ trọng hợp lý trongtổng vốn đầu tư của doanh nghiệp

4 Đầu tư vào tài sản vô hình khác

Tài sản vô hình khác: Bao gồm những loại tài sản vô hình khác chưa quiđịnh phản ánh ở trên như: quyền đặc nhượng; quyền thuê nhà; quyền sử dụnghợp đồng; công thức và cách pha chế, kiểu mẫu, thiết kế và vật mẫu; tài sản

vô hình đang triển khai…

Trang 15

III Vai trò của đầu tư tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Như trên chúng ta thấy, hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình là nội dungcực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp Nhất là đốivới các doanh nghiệp dịch vụ và công nghệ thì để tồn tại và phát triển cầnphải xây dựng được một thương hiệu mạnh

Vậy đầu tư vào tài sản hữu hình có tác động thế nào đến sự phát triển củadoanh nghiệp, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu

Đầu tư vào tài sản vô hình tác động tới tới đầu tư vào tài sản hữu hình Một khi doanh nghiệp đã đầu tư tốt vào tài sản vô hình, xây dựng cho

mình được một thương hiệu mạnh, có uy tín với người tiêu dùng thì điều đó

sẽ góp phần làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp Từ đódoanh nghiệp sẽ có vốn để đầu tư ngược trở lại tài sản hữu hình thông quaviệc mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm trang thiết bị mới, xây dựng thêmcác nhà xưởng…

Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp xây dựng được một đội ngũ nhân lực cókhả năng và kinh nghiệm, có tâm huyết với công việc thì điều này đã trởthành một lợi thế cạnh tranh lơn cho doanh nghiệp Hay khi doanh nghiệptriển khai nghiên cứu một công nghệ mới thành công, có tác dụng nâng caonăng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm thì nó sẽ giúp nâng cao mứclợi nhuận của doanh nghiệp, tạo cơ sở cho doanh nghiệp đầu tư trở lại tài sảnhữu hình

Mặc dù đầu tư vào tài sản vô hình có thể tác động tích cực song cũng có

thể tác động tiêu cưc tới hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình Nếu doanh

nghiệp không xác định được tỉ trọng đầu tư hợp lí vào tài sản vô hình thì sẽgây cản trở cho việc đầu tư vào tài sản hữu hình Vì nguồn lực của các doanhnghiệp là hạn chế, nhất là đối với những doanh nghiệp Việt Nam như hiệnnay- chủ yếu là những doanh nghiệp nhỏ, lẻ, quy mô vốn thấp Chính vì vậy,nếu không sử dụng nguồn vốn hạn chế đó một cách có hiệu quả, phân bổ hợp

Trang 16

lí vào từng danh mục đầu tư thì nếu đầu tư quá nhiều vào tài sản vô hình thì sẽảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình.

Bên cạnh đó, bất cứ một doanh nghiệp nào nếu chỉ tìm mọi cách để đánhbóng thương hiệu của mình trong con mắt người tiêu dùng( tức đầu tư vào tàisản vô hình- thương hiệu) mà không đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm,

mở rộng quy mô sản xuất thì tất yếu sẽ dẫn tới việc phá sản, thất bại trong nềnkinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi mà sản phảm đangngày càng phong phú đa dạng cả về chủng loại và chất lượng và yêu cầu củangười tiêu dùng thì ngày càng khắt khe hơn Do đó, nếu doanh nghiệp không

có chiến lược đầu tư tốt cho tài sản vô hình thì sẽ gây khó khăn, ảnh hưởngtiêu cực tới việc đầu tư vào tài sản hữu hình

Mặt khác, nếu doanh nghiệp sai lầm trong việc đầu tư vào tài sản vôhình- ví dụ như tốn quá nhiều chi phí trong việc nghiên cứu triển khai mộtcông nghệ không phù hợp, hoặc chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm gâytác dụng ngược, phản cảm trong công chúng thì điều đó sẽ làm xấu đi hìnhảnh của doanh nghiệp, giảm doanh thu cũng như thị phần của doanh nghiệp

và điều đó sẽ tác động trực tiếp tới việc đầu tư vào tài sản hữu hình của doanhnghiệp đó

Đầu tư vào tài sản vô hình tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.

Như chúng ta đã biêt, tài sản vô hình là thành phần không thể thiếu của doanhnghiệp, là phần xương sống của doanh nghiệp Vậy hoạt động đầu tư vào tàisản vô hình có tác động thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp Chúng ta cóthể thấy:

Đầu tư vào tài sản vô hình là không thể thiếu đối với hoạt động một doanh nghiệp trong cơ chế thị trường Trước đây khi chúng ta duy trì cơ chế

tập trung quan liêu bao cấp thì các doanh nghiệp chỉ cần đầu tư vào tài sảnhữu hình bởi vì mỗi doanh nghiệp đã được giao định mức sản xuất, còn việctiêu thụ sản phẩm là do Nhà Nước quản lý Do vậy một doanh nghiệp có thểtồn tại hay không là phụ thuộc vào Nhà nước Còn hiện nay, một doanh

Trang 17

nghiệp muốn tồn tại không chỉ có cơ sở vật chất để sản xuất ra sản phẩm (tứctài sản hữu hình) mà nó còn phải có vị trí trên thị trường Tức là sản phẩmdoanh nghiệp phải được người tiêu dùng biết đến, lựa chọn và có một vị thếnhất định trong con mắt của người tiêu dùng Để làm được điều đó thì doanhnghiệp còn phải đầu tư vào tài sản vô hình, tạo nên hình ảnh cho doanhnghiệp mình.

Đầu tư vào tài sản vô hình một cách hợp lý có tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp không để ý đầu tư vào tài sản

hữu hình thì sẽ khó có chỗ đứng trên thị trường Bởi vì chúng ta đang hoạtđộng trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnthì phải khẳng định được hình ảnh của mình Xu thế ngày nay đó là các doanhnghiệp tăng cường cho việc đầu tư vào tài sản vô hình nhiều Điều quan trọng

là các doanh nghiệp phải định vị sản phẩm của mình trên thị trường để cóđược chiến lược đầu tư đồng bộ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình nhằmmang lại hiệu quả tốt nhất

Trang 18

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG

I Tình hình đầu tư vào tài sản vô hình theo nội dung đầu tư

1 Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Thứ nhất, về đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực.

Hiện nay, hoạt động đào tạo này đang theo hướng cầu của thị trường laođộng

Với việc hoàn thiện Luật doanh nghiệp, mỗi năm có hàng chục ngàn cơ

sở sản xuất kinh doanh được thành lập với nhiều loại hình sở hữu và hìnhthức hoạt động Theo Tổng cục thống kê, đến nay đã có trên 240.000 doanhnghiệp đăng ký hoạt động với số lao động làm việc đạt gần 12 triệu người Đểnâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượngnguồn nhân lực của mình, dẫn tới nhu cầc về lao động qua đào tạo nghề cũngnhư của các ngành kinh tế là rất lớn Nhận thức được vai trò của việc đầu tưcho hoạt động này, để đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật cho các doanhnghiệp, công tác dạy nghề đã từng bước được đổi mới và phát triển Có thểnêu một số kết quả đạt được:

Hệ thống dạy nghề đã bắt đầu được đổi mới, chuyển từ hệ thống dạynghề hai cấp trình độ đào tạo sang hệ thống dạy nghề với ba cấp trình độ: sơcấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, coi trọng dạy nghề trình độ caođáp ứng nhu cầu

Mạng lưới các cơ sở dạy nghề được phát triển theo quy hoạch rộng khắptrên toàn quốc, đa dạng về loại hình sở hữu và đào tạo Đến nay trong cả nước

có 2052 cơ sở dạy nghề Số lượng dạy nghề tư thục tăng nhanh, đã có một số

cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài Hiện có 789 cơ sở dạy nghề ngoàicông lập

Trang 19

Năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề đã được nâng lên Quy mô đàotạo nghề tăng nhanh, năm 2007 ước tính tuyển sinh được 1.436.500 người,trong đó trung cấp nghề là 151.000 và cao đẳng nghề là 29.500 người.

Cơ cấu ngành nghề được đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơcấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các doanh nghiệp.Các cơ sở dạy nghề đã mở rộng thêm nhiều ngành nghề mà doanh nghiệp cónhu cầu

Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có từng bước chuyển tích cực Hàngnăm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; trong đó loại khá giỏi chiếm 29%;khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốtnghiệp ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tại doanh nghiệp, tỷ lệ nàyđạt trên 90% Qua điều tra của tổng cục dạy nghề tại gần 3.000 doanh nghiệp,

đa số lao động qua đào tạo nghề đang làm việc trong các doanh nghiệp đãđược sử dụng có hiệu quả Đa số lao động qua đào tạo nghề được các doanhnghiệp sử dụng phù hợp với trình độ đào tạo cua họ (khoang 85% so với sốlao động qua đào tạo nghề đang làm việc tại doanh nghiệp) Theo đánh giácủa người sử dụng lao động, khoảng 30% số lao động qua đào tạo nghề có kỹnăng nghề đạt loại khá trở lên

Nhìn chung dạy nghề đã từng bước đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuậttrực tiếp trong sản xuất của doanh nghiệp; lao động Việt Nam đã đảm nhiệmđược hầu hết những vị trí quan trọng trong các ngành sản xuất, kể cả cácngành đòi hỏi kỹ thuật cao, công nghệ phức tạp, góp phần tăng năng suất laođộng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá

Việc dạy nghề được phát triển với các mô hình dạy nghề năng động, linhhoạt gắn đào tạo với sử dụng lao động theo hướng cầu của thị trường lao động

để đáp ứng nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp Đặc biệt mô hình dạy nghềtại doanh nghiệp được triển khai trong những năm qua đã đạt được những kếtquả bước đầu Đến nay, cả nước có 143 cơ sở dạy nghề thuộc các doanhnghiệp; hầu hết các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế mạnh đều có trường

Trang 20

dạy nghề để chủ động tạo nguồn nhân lực cho xã hội Các doanh nghiệp, nhất

là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân có quy

mô lớn đã tổ chức dạy nghề, bổ túc nghề, bồi dưỡng kỹ năng, chuyển giaocông nghệ cho người lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp Nhiều doanhnghiệp cũng đã đào tạo nghề tại chỗ khá tốt, không những đáp ứng được nhucầu về tác động kỹ thuật phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề sảnxuất kinh doanh và trình độ công nghệ của doanh nghiệp, mà còn chia sẻtrách nhiệm đối với Nhà nước, thực hiện xã hội hoá trong đào tạo nghề nhằmnâng cao chất lượng và tay nghề của đội ngũ lao động nước ta

Ngoài việc tuyển dụng lao động có tay nghề, đào tạo nâng cao kỹ năngnghề cho lao động sau khi tuyển dụng là một vấn đề cần thiết Qua khảo sátgần 10.000 lao động trong các doanh nghiệp; có 36,6% số lao động được đàotạo, đào tạo lại sau khi tuyển dụng để phù hợp với công nghệ sản xuất củadoanh nghiệp Điều này không có nghĩa là dạy nghề chưa đáp ứng được mà vì

để thích ứng với công nghệ, nên các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại chophù hợp

Điều đáng chú ý là trong thời gian qua, bước đầu đã có sự gắn kết giữanhà trường và doanh nghiệp trong dạy nghề, như: Thành phố Hồ Chí Minh có

10 trung tâm đào tạo công nghệ thông tin liên kết với nước ngoài; trung tâmthiết kế điện tử EDTC hợp tác với tập đoàn Cadence; trung tâm đào tạo Javavới tập đoàn Sanmicrosgten Nhiều công ty tập đoàn lớn đã có kế hoạch tìmnhân tài ngay từ khi những đối tượng này còn ngồi trên ghế nhà trường, như:

từ năm 2000, công ty Unilever đã thường niên tổ chức ngày hội quản trị viêntập sự, thu hút khoang 2.000 sinh viên; Proter & Gamble co chương trinhCareercamp, huấn luyện nghề nghiệp và học bổng học tập; công tyPricewaterhousr Coopers tổ chức ngày hội giao lưu với sinh viên năm cuối.Tuy nhiên, việc dạy nghề theo địa chỉ và tại doanh nghiệp vẫn còn nhữngtồn tại, hạn chế như: cơ cấu nganh, nghề đào tạo vẫn chưa phù hợp với cơ cấungành nghề của yêu cầu; chưa bổ sung thường xuyên các nghề đào tạo mới,

Trang 21

thiếu lao động kỹ thuật cao cung cấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngànhkinh tế mũi nhọn, kinh tế trọng điểm Chất lượng dạy nghề vẫn còn thấp chưaphù hợp với sự thay đổi nhanh công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Mốiquan hệ trường và doanh nghiệp chưa chặt chẽ cả về pháp lý và trách nhiệm

xã hội

Hàng năm có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp ra trường song chỉmột phần nhỏ có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng nhân lực trung, caocấp của thị trường lao động Nguồn lao động chất lượng cao, hiện vừa thiếu

về số lượng, vừa thiếu về chất lượng, gần 70% lao động chưa qua đào tạo,một bộ phận lao động đã qua đào tạo hoặc sử dụng không đúng ngành nghềđào tạo hoặc phải đào tạo lại mới có thể đào tạo trong các doanh nghiệp, thiếunghiêm trọng lao động dịch vụ cao cấp (tài chính, ngân hàng…) Mặt khác,hầu hết lao động của nước ta còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ,thiếu năng động và sáng tạo, ý thức kỷ luật tác phong công nghiệp kém, kiếnthức kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻkinh nghiệm làm việc

Nguồn nhân lực bậc cao mới chỉ đáp ứng được 30 – 40% nhu cầu củacác công ty Nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính muốn mở rộng sảnxuất, kinh doanh nhưng nguồn lao động hiện hành không thể đáp ứng đượcnhu cầu, còn việc tuyển dụng người lao động chất lượng cao từ bên ngoài khókhăn Do thiếu lao động nên một người phải đảm nhiệm công việc nhiều hơndẫn đến chất lượng công việc giảm

Điều kiện, môi trường làm việc: Các doanh nghiệp chưa ý thức được

tầm quan trọng của công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực, thiếu hẳn

cơ chế tổ chức rõ ràng để thu hút và giữ chân nhân tài dẫn tới hiện tượng chảymáu chất xám Lúng túng trong việc xử lý những tranh chấp lao động phátsinh do khung pháp lý chưa hoàn thiện, do cơ chế và quá trình giải quyếttranh chấp chưa thật rõ ràng, chưa phát huy vai trò của các tổ chức trung gian

Trang 22

Về hệ thống giao dịch việc làm, chủ yếu vẫn là hình thức trực tiếp giữa ngườilao động và người sử dụng lao động (chiếm trên 80% tổng số giao dịch).

Chế độ đãi ngộ và trả lương: Cách trả lương của một số doanh nghiệp

không theo tiêu chí rõ ràng và không theo kết quả công việc nên hạn chế vềmức độ cống hiến của nhân viên trong doanh nghiệp Cách chính sách về tiềnlương, tiền công nói chung chưa phản ánh được giá trị theo quy luật của thịtrường, chưa khuyến khích người lao động phát huy hết khả năng và chưathực hiện được chức năng kích cầu để sản xuất phát triển

Theo số liệu thu thập được, thì đến năm 2005 mới chỉ có 20,8% số doanhnghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, còn thấp hơn tỷ lệnăm 2004 là 23,1%; trong đó doanh nghiệp nhà nước là 99,0%; doanh nghiệpngoài quốc doanh 10,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 81,0% Nếu

so với số doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên (là doanh nghiệp bắt buộcphải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động) thì cũng chỉ đạt 40,0% (năm

2004 là 45,6%) Trong đó; doanh nghiệp nhà nước thực hiện 100%; doanhnghiệp ngoài quốc doanh 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 87,3%,Như vậy vẫn còn 60,0% số doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc nhưng chưathực hiện Luật Lao động quy định về bảo hiểm xã hội cho người lao động.Ðiều đáng lưu ý hơn là tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động so vớitổng quỹ lương vốn đã thấp, song lại có xu hướng thấp dần, năm 2004 là8,68%; năm 2005 còn 7,37% (kể cả bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảohiểm xã hội)

Bên cạnh đó, chế độ tiền lương tiền thưởng cho người lao động vẫn cònrất nhiều bất cập Trong khi tiền lương hiện nay được điều chỉnh với xuhướng tăng lên một cách chậm chạp thì giá cả lại ngày càng leo thang, trong

đó lương thực thực phẩm – vốn là mặt hàng thiết yếu của người lao động thìlại là mặt hàng có tỉ lệ tăng giá cao nhất hiện nay Chính điều đó đã gây ra rấtnhiều khó khăn cho đời sống của người lao động

Trang 23

2 Tình hình đầu tư nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học và công nghệ.

Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việcứng dụng công nghệ thông tin tại 217 doanh nghiệp và những con số có được

đã khiến mọi người không khỏi bất ngờ Hiện các doanh nghiệp Việt Nammới chỉ đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08% doanh thu cho côngnghệ thông tin, trong khi ở Mỹ con số trung bình là 1,5% Chính sách đầu tưcho công nghệ thông tin của doanh nghiệp còn nhiều bất cập

Đa phần doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần cho hệ thống thông tin và nângcấp các ứng dụng, do đó đầu tư đã thấp và hiệu quả của nó còn thấp hơn.Cuộc khảo sát còn cho thấy đến thời điểm này vẫn có những doanh nghiệpchưa có một ứng dụng công nghệ thông tin nào Khối doanh nghiệp nhà nướccòn 10%, trong khi các thành phần doanh nghiệp khác thì có đến 60% chưađưa công nghệ thông tin vào công việc của mình 40% doanh nghiệp chưadám đầu tư mạnh vào công nghệ thông tin vì không đủ nhân viên có trình độ

để quản lý và khai thác Các doanh nghiệp tuy đã có nhận thức bước đầu vềtầm quan trọng của công nghệ thông tin nhưng số lượng các doanh nghiệp cóthể khai thác được sâu khả năng của công nghệ thông tin mới chỉ dừng lại ởcon số ít ỏi

Một doanh nghiệp phát biểu: “Nhiều nơi đã dùng máy tính làm các loạivăn bản từ khá lâu, nhưng máy tính có thể ứng dụng được vào công việc gìnữa và làm như thế nào để thật sự hiệu quả, thì có lẽ đến 80% vẫn rất lúngtúng”

Không có gì đáng ngạc nhiên khi chương trình quan trọng nhất, được sửdụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp là quản lý tài chính, kế toán.Khoảng 88% số doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin có sử dụng phầnmềm kế toán tài chính, nhưng ngay cả đối với những doanh nghiệp đã ứngdụng công nghệ thông tin, chỉ có khoảng 20% các phần mềm thoả mãn đượcyêu cầu của họ

Trang 24

53% phần mềm cài đặt trên máy tính trong năm 2003 là phần mềmkhông có bản quyền, gây tổn thất khoảng 7,5 tỷ USD cho các nhà sản xuất.Việt Nam có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm được công bố là 92%theo điều tra của BSA, song mức thiệt hại về tài chính chỉ khoảng 40,8 triệuUSD, thua xa so với các nước trong khu vực và thế giới như Trung Quốc(3.822,5 triệu USD), Hàn Quốc (1.633 triệu USD), Thái Lan (140,9 triệuUSD), hay Mỹ (1,96 tỷ USD).

Những năm gần đây, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đangngày càng có chiều hướng gia tăng trên thế giới và ở Việt Nam

Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hải quan thế giới thì giá trị hàng giả,hàng nhái của thế giới năm 2006 vào khoảng 500 tỷ USD, chiếm 5 - 7% giátrị khối lượng hàng hóa thế giới

Cũng theo thông tin của vị Đại diện khu vực CA-TBD, Hội điện ảnh(MPA) trong một cuộc hội thảo về thực thi quyền sở hữu trí tuệ được tổ chứcgần đây tại Hà Nội đã đưa ra dẫn chứng về việc xâm phạm quyền sở hữu trítuệ (bản quyền) của hơn 10 nước trong khu vực, trong đó tình trạng xâmphạm ở mức cao nhất là Trung Quốc (trên 95%), Malaysia (90%), Thái Lan,Philippins (xấp xỉ 80%) và thấp nhất khu vực là Hàn Quốc (6%), HồngCông (9%), Australia (11%), Nhật Bản (12%)

Đầu tư vào bản quyền sáng chế: Tỷ lệ vi phạm bản quyền PM của Việt

Nam năm 2004 là 92% - là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyềnphần mềm cao nhất thế giới với giá trị vi phạm 55 triệu USD

Số bằng Việt Nam xin cấp bằng sáng chế cũng vô cùng thấp Vào cácnăm 2002, 2003, và 2004 lần lượt là 2, 7, và 2

Trong khi đó năm 2005, Trung Quốc đang tiến mạnh về bằng sáng chế.Các nhà khoa học Trung Quốc có 2.452 đơn xin cấp bằng sáng chế So vớinăm 2004, số lượng đơn của Trung Quốc tăng hơn 43%, khiến nước này từ vịtrí 13 vượt lên đứng thứ 10 trong các nước có số bằng sáng chế lớn nhất thếgiới

Trang 25

Theo WIPO, vào năm 2005, đã có hơn 134 000 đơn đăng ký cấp bằngsáng chế thuộc các lĩnh vực, tăng 9,4% so với năm 2004 5 quốc gia dẫn đầutrong việc đăng ký bằng sáng chế vẫn không thay đổi là các nước Mỹ, Nhật,Đức, Pháp và Anh

Các nhà sáng chế và ngành công nghiệp của Mỹ đã nộp 45.111đơn xincấp bằng sáng chế, chiếm 33,6% tổng số đơn của năm 2005 Trong lúc Nhật,đứng thứ hai, chiếm 18,8%

Bên cạnh đó, theo thống kê của WIPO, đây là năm thứ hai liên tiếp, tỉ lệ

đơn tăng cao nhất đến từ các nước Đông Bắc Á, tức Nhật Bản, Hàn Quốc vàTrung Quốc Tất cả chiếm 24,1% tổng số đơn Số đơn của Nam Hàn chiếm3,5%, và Trung Quốc chiếm 1,8% trong tổng số đơn xin cấp bằng sáng chế

Số đơn của một số nước Đông Nam Á năm 2005: Brunei: 13, Indonesia: 12,Malaysia: 33, Philippines: 34, Singapore: 438, Thái Lan: 10

"Tốc độ gia tăng từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tiếp tụctrở thành những trường hợp đặc biệt Điều đó phản ánh sự phát triển mạnh mẽcủa sức mạnh công nghệ ở các nước này Từ năm 2000, đơn xin cấp bằngsáng chế của các nước Nhật, Hàn Quốc, và Trung Quốc đã tăng lần lượt162%, 200% và 212%," Ông Francis Gurry, Phó tổng giám đốc WIPO, nhậnxét

Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN

Trang 26

Ðơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp từ 1981 đến 2004

Năm

Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế đã được nộp bởi

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

Trang 27

Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp từ 1984 đến 2004

Năm

Số Bằng độc quyền sáng chế đã được cấp cho

Người nộp đơn Việt Nam

Người nộp đơn nước ngoài

(Nguồn: Cục Sở hữu Trí tuệ)

3 Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing

Theo kết quả dư án khảo sát Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm

2006 của VCCI kết hợp với tạp chí Việt Nam Business forum, công ty truyềnthông Cuộc sống và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen Việt Nam,trong số 500 thương hiệu nổi tiếng được công bố,có tới xấp xỉ 50% thươnghiệu của Việt Nam Điều này chứng tỏ các doanh ngiệp Việt Nam gần đây đãchú trọng đến vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm

Một thuận lợi cho các doanh nghiệp hiện nay là việc tôn vinh quảng báthương hiệu đã được các cơ quan chức năng và tổ chức kinh tế xã hội quantâm Ví dụ như chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia đếnnăm 2010 đã đươc Thủ Tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 253ngày 25/11/2003, xây dựng tiềm thức trong các doanh nghiệp luôn hướng vềchất lượng sản phẩm và tín nhiệm của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh

Trang 28

tranh, gắn kết hơn với hệ thống phân phối,cuốn hút nhà sản xuất, người tiêudùng Từ đó xây dựng hình ảnh Việt Nam - quốc gia dồi dào sản phẩm hảohạng tăng thêm sức hấp dẫn về đất nước và con người Việt Nam, góp phầnđẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích du lịch và đầu tư nước ngoài Chươngtrình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu

từ đó xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu cùng tiêu chí để gắn vớithương hiệu của quốc gia đối với những sản phẩm đạt chuẩn Thủ tướngChính phủ củng lập Hội đồng tư vấn về thương hiệu Quốc gia do Bộ trưởng

bộ Thương mại là chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo của một số ngành, cơquan trực thuộc Chính phủ, hiệp hội ngành hàng và các trường Đại học

Đầu tư vào thương hiệu: Cho đến thời điểm hiện nay, có một thực tế

chắc chắn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thức được đó

là nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải không ngừng chủ động hộinhập kinh tế quốc tế theo xu hướng chung của vền kinh tế đất nước

Thương hiệu là gì? Vai trò của nó? Theo nhận thức chung được nhiềungười chấp nhận thì thương hiệu đơn giản là một cái tên, một từ ngữ, mộtbiểu tượng một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác địnhmột sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm người) bán và phân biệtcác sản phẩm(dịch vụ)đó với đối thủ cạnh tranh khác

Như vậy thực chất thương hiệu hiểu ngắn gọn là hình thức thể hiên tạo ra

ấn tượng để thể hiện chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng đốivới doanh nghiệp thông qua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Thươnghiệu tồn tại ngay tại sản phẩm như hình thức nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm,

lô gô, biểu tượng… của doanh nghiệp và cả trong tiềm thức của khách hàng

Vì lẽ như vậy, xây dựng thương hiệu là việc làm đòi hỏi thời gian và chi phí.Nhưng quan trọng hơn, nếu doanh nghiệp biết chú trọng tới việc đầu tư côngsức cho việc xây dựng thương hiệu thì tài chính không phải là vấn đề quyếtđịnh

Trang 29

Đối với từng doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp VN nói chung,thương hiệu là chìa khóa để có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới.Thương hiệu là công cụ đem lại nguồn tài chính trong cả hiện tại cũng nhưtrong tương lai cho doanh nghiệp Cụ thể hơn, thương hiệu đem lại sự sốngcho doanh nghiệp Điều này đúng với việc kinh doanh tại thị trường VN, lạicàng đúng đắn hơn khi các doanh nghiệp VN muốn chủ động hội nhập quốc

tế và muốn phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt

Thương hiệu có tầm quan trọng như vậy nên chiến lược để có đượcthương hiệu tốt trong hội nhập lại càng quan trọng hơn

Chiến lược về thương hiệu là một hệ thống những công việc phản ánhmục tiêu dài hạn của doanh nghiệp nhằm xác lập được một thương hiệu,khẳng định được uy tín từ phía khách hàng đối vơi sản phẩm và dịch vụ củamình

Chiến lược thương hiệu thuộc phạm trù kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chiến lược thương hiệu là một loại chiếnlược quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp Một chiến lược về thương hiệu đầy đủ phải phản ánh được một hệ các mụctiêu dài hạn của doanh nghiệp đồng thời phải vạch ra đựơc những việc và thờigian, không gian thực hiện chiến lược Chẳng hạn phải xác định vấn đề bảo

hộ sở hữu trí tuệ, thực hiện việc bảo hộ trí tuệ ở khu vực hay quốc gia nào,cần phải huy động nguồn lực tài chính và nguồn lực trí tuệ như thế nào để cóthể thực hiện thành công Việc lựa chọn và xây dựng thành công chiến lượcthương hiệu là thành tố quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của doanhnghiệp Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy,sở dĩ các công

ty hàng đầu của quốc gia này thành công và phát triển bền vững được trongđiều kiện cạnh tranh hết sức khốc kiệt như hiện nay là do các công ty đã cóđược những chiến lược về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu chủ động vàchặt chẽ, chẳng hạn các công ty như Hitachi ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷtrước đã thực hiện nộp đăng ký và bảo hộ sáng chế cho 20000 nhãn hiệu hàng

Trang 30

hóa và sáng chế của mình tại Nhật và nhiều quốc gia khác như Mỹ và TâyÂu; kết quả là công ty này đã trở thành một trong những chủ thể thu được giátrị tài chính từ hoạt động bảo hộ này lên tới con số 365 triệu USD năm 1996;công ty NEC đã đăng ký bảo hộ cho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thịtrường Mỹ trong riêng năm 1998 và doanh nghiệp này đac dành ra 91 triệuUSD cho các hoạt đông liên quan đến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộthương hiệu của mình, hoạt động đầu tư này đã đưa NEC đã đăng ký bảo hộcho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Mỹ trong riêng năm

1998 và doanh nghiệp này đã dành ra 91 triệu USD cho các hoạt động kiênquan dến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của mình, hoạttđộng đầu tư này đã đưa NEC trở thành một tập đoàn kinh tế có sức mạnhhàng đầu tại Nhật và trên thế giới về lĩnh vực chiến lược thương hiệu và bảo

hộ sáng chế chỉ sau IBM và CANON

Trong 500 doanh nghiệp được điều tra của báo Sài Gòn tiếp thị, kết quảcho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng xây dựng thương hiệu là mốiquan tâm thứ hai sau việc đẩy mạnh tiêu thụ Trong tổng số các doanh nghiệpđược điều tra thì chỉ có 4,2% cho rằng thương hiệu là vũ khí quan trọng tronghội nhập và cạnh tranh 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanhnghiệp, chỉ có 30% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán hàngđược giá cao hơn Và hầu hết các doanh nghiệp đều không nhận thức rõ vaitrò của thương hiệu đối với hội nhập, và một chiến lược cho thương hiệu nhìnchung chưa được đặt ra

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư, PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS Từ Quang Phương, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế đầu tư
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
2. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 19/11/2005 3. Tạp chí lao động và xã hội, số 292 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu kinh tế," số 19/11/2005 3. "Tạp chí lao động và xã hội
5. Trang web của Tổng cục thống kê: www.gso.gov.vn 6. Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn 7. Trang web của báo Đầu tư: www.vir.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.gso.gov.vn"6. Trang web của Bộ Kế hoạch và đầu tư: "www.mpi.gov.vn"7. Trang web của báo Đầu tư
8. Trang web của báo Tiền phong: www.tienphong.vn 9. Trang web của tạp chí Tia sáng: www.tiasang.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.tienphong.vn"9. Trang web của tạp chí Tia sáng
4. Trang web của Ngân hàng thế giới: www.worldbank.com.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Số liệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN - Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC
li ệu về tình hình nộp đơn yêu cầu bảo hộ và cấp bằng sáng chế ở VN (Trang 26)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w