Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.
Trang 1Mục lục
Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Mở đầu 7
-Chương 1 : Lý luận chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong ngành dầu khí 9
1.1 Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 9
-1.1.1 Khái niệm của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp 9
-1.1.2 Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. 10
1.1.2.1 Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản 10
1.1.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 10
1.1.2.3 Đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ: 11
1.1.2.4 Đầu tư vào hàng tồn trữ: 11
1.1.2.5 Đầu tư vào tài sản vô hình: 12
1.1.2.6 Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp: 12
1.2 Đầu tư ra nước ngoài trong ngành công nghiệp dầu khí 13
-1.2.1 Khái niệm chung về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp 13
1.2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 13
1.2.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài 13
-1.2.2 Các công đoạn và trình tự tiến hành của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí 16
1.2.2.1 Các công đoạn của một hoạt động dầu khí 16
-1.2.2.2 Nội dung chính của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí- 17 1.2.3 Các hình thức hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí 20
1.2.3.1 Hợp đồng phân chia sản phẩm 20
1.2.3.2 Hợp đồng tô nhượng 23
1.2.3.3 Hợp đồng dịch vụ 24
Trang 2-1.2.4 Đặc trưng cơ bản của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí 24
-1.2.4.1 Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí thường mang nhiều rủi ro hơn các ngành khác 25
1.2.4.2 Dự án dầu khí đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn 26
-1.2.4.3 Hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí đòi hỏi phải sử dụng công nghệ và kĩ thuật hiện đại 27
1.2.4.4 Công tác điều hành đòi hỏi chặt chẽ và khẩn trương 27
-1.2.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ra nước ngoài 27
-1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí. 29
-Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 - 2008 31
2.1 Tổng quan về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 31
-2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn. 31
2.1.1.1 Tên gọi 31
2.1.1.2 Trụ sở chính 31
2.1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển 31
-2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 33 2.1.2.1 Chức năng 33
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tập Đoàn 33
2.1.2.3 Bộ máy điều hành trực thuộc tập đoàn 35
2.1.2.4 Các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 38
-2.1.3 Khái quát tình hình đầu tư của Tập đoàn giai đoạn 2005 - 2008 40
-2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 20052008 45
-2.2.1 Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài 45
Trang 3-2.2.2 Tình hình tổng mức vốn đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài
của Tập đoàn giai đoạn 2005 - 2008 47
-2.2.3 Tình hình thực hiện đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 – 2008 50
-2.2.4 Tổng số dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. 52
-2.2.5 Tình hình triển khai các dự án thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam 54
-2.2.5.1 Quy trình phê duyệt dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài 54
2.2.5.2 Thẩm quyền phê duyệt các dự án: 55
2.2.5.3 Tình hình triển khai cụ thể các dự án hiện có 56
-2.3 Đánh giá tình hình đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005 2008 63
-2.3.1 Kết quả và hiệu quả đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài giai đoạn 2005 - 2008 63
2.3.1.1 Kết quả đầu tư 63
2.3.1.2 Hiệu quả đầu tư 70
-2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 74
2.3.2.1 Hạn chế về năng lực tài chính và năng lực công nghệ 74
2.3.2.2 Hạn chế trong việc khai thác thông tin dự án 74
2.3.2.3 Hạn chế về công tác đánh giá dự án 75
-2.3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng loại dự án cho từng khu vực chưa được xây dựng một cách rõ ràng chi tiết 76
2.3.2.5 Thời gian và quy trình phê duyệt dự án kéo dài 76
-2.3.2.6 Khung pháp lý cho hoạt động đầu tư dầu khí ở nước ngoài chưa được hoàn thiện 76
Trang 4-Chương 3:
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài tại Tập đoàn
dầu khí Việt Nam đến năm 2015 78
-3.1 Định hướng và chiến lược phát triển của Tập đoàn giai đoạn 2008 - 2015 78
-3.1.1 Quan điểm và nguyên tắc phát triển 78
-3.1.2 Mục tiêu phát triển 79
-3.2 Phân tích Ma trận SWOT: Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức của ngành dầu khí Việt Nam 81
-3.2.1 Những điểm mạnh ( Strengths ) 81
-3.2.2 Những điểm yếu ( Weaknesses ) 82
-3.2.3 Cơ hội ( Opportunities ) 82
-3.2.4 Thách thức ( Threats ) 83
-3.2.5 Đánh giá tổng hợp 84
-3.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư thăm dò khai thác ra nước ngoài tại Tập đoàn 84
-3.3.1 Giải pháp thu hút vốn đầu tư 84
-3.3.2 Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực 86
-3.3.3 Giải pháp đầu tư phát triển khoa học công nghệ 87
-3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động khai thác thông tin 88
-3.3.5 Hoàn thiện công tác đánh giá dự án 88
-3.3.6 Hoàn thiện quy trình thẩm tra, phê duyệt và ra quyết định đầu tư 89 -3.3.7 Hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống pháp luật cho các dự án đầu tư dầu khí ra nước ngoài. 90
Kết luận 92
Danh mục tài liệu tham khảo 93
Trang 5-Danh mục bảng biểu, sơ đồ
Bảng 1.1 : Thời gian các giai đoạn trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí Bảng 1.2 : Sơ đồ dòng tiền dự án dầu khí ( Hợp đồng phân chia sản phẩm)
Bảng 1.3 : Bảng thống kê chi phí một số hạng mục của hoạt động đầu tư thăm dò
khai thác dầu khí
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tập Đoàn
Hình 2.2: Bộ máy điều hành trực thuộc Tập Đoàn
Bảng 2.4: Vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam phân theo nội dung
đầu tư
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển của Tập đoàn dầu khí Việt Nam
phân theo lĩnh vực đầu tư
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí trong nước và tại
nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Bảng 2.7: Tổng số dự án đầu tư thăm dò khai thác dầu khí trong và ngoài nước Bảng 2.8: Tổng vốn đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài hàng năm giai
đoạn 2001 – 2008
Biểu đồ 2.9: Tình hình vốn đầu tư thực hiện / kế hoạch trong hoạt động TDKT dầu
khí giai đoạn 2005 - 2008
Bảng 2.10: Tổng số dự án thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài và số nước
nhận đầu tư của Tập đoàn giai đoạn 2005 - 2008
Bảng 2.11: Tình hình cụ thể các dự án thăm dò khai thác dầu khí tại nước ngoài của
Tập đoàn
Bảng 2.12: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện các dự án thăm dò khai thác dầu khí ra
nước ngoài tại nước ngoài lũy kế đến 2008
Bảng 2.14: Sản lượng khai thác dầu khí tại nước ngoài theo tính tỷ lệ góp vốn của
Trang 6Biểu đồ 2.15: Tỷ trọng vốn đầu tư/doanh thu trong hoạt động thăm dò khai thác dầu
khí ra nước ngoài của Tập đoàn
Biểu đồ 2.16: Gia tăng trữ lượng quy dầu trong hoạt động thăm dò khai thác dầu
khí ra nước ngoài tại Tập đoàn giai đoạn 2005 – 2008
Bảng 2.17: Trữ lượng tiềm năng các lô dầu khí tại nước ngoài
Bảng 2.18: Doanh thu tăng thêm trên 1 đồng vốn đầu tư (số liệu Lô PM 304)
Bảng 2.19: Tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện / kế hoạch trong hoạt động TDKT dầu khí ra
nước ngoài giai đoạn 2005 - 2008
Bảng 2.20: Quy mô vốn đầu tư bình quân/ dự án của Tập đoàn
giai đoạn 2005 - 2008
Bảng 3.1: Quy mô vốn dự kiến giai đoạn 2009-2015
Trang 7Mở đầu
Đất nước ta đang trong giai đoạn quá độ tiến lên XHCN, xây dựng cơ sở vậtchất cho XHCN, trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những sự thayđổi rất cơ bản Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định: Để tiến lên XHCN, chúng
ta phải thực hiện CNH-HĐH đất nước Để có một cơ cấu kinh tế hợp lý, có sứcmạnh và hoạt động có hiệu quả thì các nhân tố nội tại trong cơ cấu đó (các thànhphần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp) phải phát huy và hoạt động hết khả năngcủa mình
Dầu khí là một ngành công nghiệp non trẻ, tuy mới ra đời song đã sớmtrưởng thành và khẳng định mình trong nền kinh tế quốc dân Hiện nay ngành Dầukhí đã thực sự trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn, góp phần trong sự tăngtrưởng của nền kinh tế quốc dân
Xuất phát từ những định hướng lớn về phát triển kinh tế gian đoạn
2001-2010 mà ĐCS Việt Nam và Nhà nước đã vạch ra, Tập đoàn dầu khí Việt Nam trongnhiều năm qua luôn theo một quan điểm xuyên suốt đó là phát triển ngành Dầu khíViệt Nam trên cơ sở tăng cường sức mạnh từ bên trong Thách thức lớn nhất đặt ratrong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới là vấn đề nâng cao năng lực cạnhtranh của ngành, để làm được điều đó phải tích cực nâng cao hiệu quả các hoạt độngđầu tư của Tập đoàn nói chung và các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoànnói riêng
Trong thời kì kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, với mục tiêu đáp ứngnhu cầu an ninh năng lượng quốc gia, những năm gần đây, Tập đoàn đã khôngngừng đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài Vì vậy, nghiên cứu phân tích tìnhhình đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn là một điều cần thiết, để từ đó có thể đưa ranhững giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư này Dưới sự hướng dẫn của
thầy giáo TS Phạm Văn Hùng, em đã lựa chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam Thực trạng và giải pháp.” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Trang 8Qua đây, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáotrong Khoa Kinh Tế Đầu Tư, đặc biệt đến thầy giáo TS Phạm Văn Hùng, người đãtận tình chỉ bảo hướng dẫn em trong quá trình học tập Em cũng xin bày tỏ lòngcảm ơn chân thành tới các anh chị trong Ban Đầu Tư Phát Triển – Tập đoàn dầu khíViệt Nam, đặc biệt tới anh Hoàng Xuân Dương, người đã tạo mọi điều kiện về thờigian và số liệu, giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của thầy, cô giáo và cácbạn để khắc phục những sai sót không thể tránh khỏi do sự hạn chế về kiến thứccũng như những hiểu biết thực tế của bản thân, để em có thể hoàn thiện hơn
Trang 9Chương 1 :
Lý luận chung về hoạt động đầu tư ra nước
ngoài trong ngành dầu khí
1.1 Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Đầu tư nói chung là sự bỏ ra hay sự hi sinh các nguồn lực ở hiện tại để thựchiện các hoạt động nhằm đạt được các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn cácnguồn lực đã bỏ ra
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốntrong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sảnvật chất ( nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ ( tri thức, kĩ năng…), gia tăngnăng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển Đầu tư phát triển đòihỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư pháttriển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai,lao động, máy móc, thiết bị, tài nguyên
Đối với một doanh nghiệp, đầu tư phát triển thể hiện qua việc chi dùng vốncùng với các nguồn lực đã có trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăngthêm tài sản, tạo việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong doanhnghiệp Đó là việc doanh nghiệp bỏ tiền ra để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắmmáy móc trang thiết bị, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực nhằm duy trì năng lựcsản xuất hiện có và tạo ra năng lực sản xuất mới cho doanh nghiệp Chính hoạt độngđầu tư phát triển trong doanh nghiệp là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao chấtlượng sản phầm, chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao khả năng cạnh tranh, qua đótăng lợi nhuận của doanh nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động…
Trang 101.1.2 Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Trên góc độ nền kinh tế, đầu tư phát triển là làm gia tăng tài sản cho nền kinh
tế, nâng cao đời sống của nhân dân Trong doanh nghiệp, hoạt động đầu tư pháttriển nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnhtranh Đồng thời tăng năng suất lao động, cải tiến công nghệ và phát triển các loạihàng hoá dịch vụ mới để thoả mãn những đòi hỏi của thị trường, đáp ứng nhu cầungày càng đa dạng đòi hỏi ngày càng cao cũng như đối phó với các đối thủ cạnhtranh tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường
Nội dung của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp cụ thể ở một sốlĩnh vực sau:
1.1.2.1 Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
- Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị: mua sắm máy móc thiết bị mới Nângcấp, sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc
- Đầu tư xây dựng hệ thống của hàng: xây dựng của hàng mới, sửa chữanâng cấp cửa hang cũ
- Đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng, công trình: xây dựng mới nhà xưởngcông trình Nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà xưởng công trình cũ
1.1.2.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay các doanh nghiệp thường đầu tư vào nguồn nhân lực thông qua cáchoạt động sau:
- Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực:
Trang bị kiến thức phổ thông, chuyên nghiệp và kiến thức quản lý cho ngườilao động Việc đào tạo được thể hiện ở hai cấp độ :
Đào tạo phổ cập: nhằm phổ cập những kiến thức cơ bản cho người lao động
để họ có thể có được những hiểu biết và nắm được những thao tác cơ bản trong quátrình lao động sản xuất
Trang 11Đào tạo chuyên sâu: nhằm hình thành nên đội ngũ cán bộ giỏi, cán bộ đầungành trong từng lĩnh vực để họ có đủ năng lực, kiến thức và khả năng tư duy, suynghĩ độc lập sáng tạo và làm việc trong những tình huống khó khăn phức tạp hơn.
- Đầu tư phát triển đời sống người lao động:
Đảm bảo chế độ trả lương hợp lý
Lập các quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm xã hội để khuyến khích cán bộcông nhân viên không ngừng nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến… từ đó nângcao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Lập các quỹ phúc lợi để hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn, để giúp họyên tâm sản xuất
1.1.2.3 Đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ:
Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ là lĩnh vực đầu tư không thể thiếuđược của các doanh nghiệp kinh doanh nói Nghiên cứu khoa học và công nghệgiúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh,đảm bảo sức mạnh và vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
Hoạt động đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ bao gồm:
- Đầu tư chuyển giao công nghệ với bên ngoài ( có thể là doanh nghiệp trongnước hoặc nước ngoài )
- Đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ trong doanh nghiệp
1.1.2.4 Đầu tư vào hàng tồn trữ:
Hàng dự trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,các chi tiết phụ tùng và sản phẩm được dự, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sảncủa doanh nghiệp Tùy theo loại hình doanh nghiệp, quy mô và cơ cấu các mặt hàngtồn trữ cũng khác nhau Việc xác định quy mô đầu tư hàng tồn trữ tối ưu cho doanhnghiệp là rất cần thiết, có như vậy mới có thể đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các
Trang 12khâu, các giai đoạn trong quá trình sản xuất; đảm bảo kịp thời nhu cầu của kháchhàng trong bất cứ thời điểm nào.
1.1.2.5 Đầu tư vào tài sản vô hình:
Đầu tư vào tài sản vô hình cũng là một trong nhưng hoạt động đầu tư quantrọng của doanh nghiệp, nó góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năngcạnh tranh, củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thương trường
Nội dung của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình bao gồm:
- Đầu tư cho thương hiệu
- Đầu tư cho quảng cáo, tiếp thị
- Đầu tư cho nghiên cứu thị trường
- Đầu tư vào quyền sử dụng đất
1.1.2.6 Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
Đối với doanh nghiệp không chỉ có đầu tư trong doanh nghiệp mà còn thựchiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp Với mục đích đầu tư vào các lĩnh vực khác nhauhoặc góp vốn với các cá nhân tổ chức nước ngoài nhằm phân tán rủi ro và để tăngtài sản, thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp Việc liên doanh liên kết đầu tư giữa cácdoanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệpnước ngoài giúp các doanh nghiệp thực hiện được những dự án lớn, những dự án
mà bản thân doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư Nhờ hình thức đầu tư này, cácdoanh nghiệp có thể cải tiến máy móc thiết bị, học tập được kinh nghiệm quản lý vànhận chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp khác, tạo điều kiện năng caonăng lực sản xuất của doanh nghiệp
Cụ thể, đối với Tập đoàn dầu khí Việt Nam, việc tăng cường hoạt động đầu
tư thăm dò khai thác ra nước ngoài, liên kết đầu tư với các quốc gia khác một mặtnhằm mục đích gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo cho hoạt động phát triển kinh tế
Trang 13của đất nước, mặt khác nhằm giảm thiểu những rủi ro trong quá trình đầu tư, họctập khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới…
1.2 Đầu tư ra nước ngoài trong ngành công nghiệp dầu khí
1.2.1 Khái niệm chung về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Theo Luật Đầu Tư Việt Nam 2005 ( có hiệu lực từ ngày 1/7/2006): Đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp phápkhác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư và tham gia quản lýhoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hoàn toàn vì mục đích lợi nhuận Nhàđầu tư trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử dụng vốn đầu tư, do đó họ trực tiếpchịu trách nhiệm trước sự thành công hay thất bại trong quyết định đầu tư của mình.Trong quá trình hợp tác đầu tư, quyền lợi của các bên tham gia phụ thuộc vào tỷ lệvốn góp, tỷ lệ mỗi bên đầu tư vào dự án
1.2.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được thực hiện qua 2 kênh chủ yếu
là : Liên minh sát nhập ( M&A) và Đầu tư mới ( GI )
- Liên minh và sát nhập ( M&A ): là hình thức chủ yếu được thực hiện ở
những nước phát triển, chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và sátnhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài Nguyên tắc cơ bản để tiến hành sápnhập và mua lại (M&A) là phải tạo ra được giá trị cho cổ đông, giá trị của công tysau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai công ty khi cònđứng riêng rẽ Ngoài ra, những công ty mạnh mua lại công ty khác nhằm tạo ra một
Trang 14công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả về chi phí, chiếm lĩnh thịphần lớn hơn, hiệu quả vận hành cao hơn…
Tại điều 107 và điều 108 Luật Doanh Nghiệp Việt Nam đã có định nghĩa rõràng về hình thức đầu tư này:
Hợp nhất doanh nghiệp là: “Hai hay một số công ty cùng loại (gọi là công ty
bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọi là công ty hợp nhất) bằngcách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợpnhất, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất”
Sáp nhập là: “Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập)
có thể sáp nhập vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cáchchuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sápnhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập”
- Đầu tư mới ( GI ): là hình thức chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài
thông qua một doanh nghiệp mới, đây là kênh đầu tư thường thấy ở các nước đangphát triển
Đầu tư mới ( GI ) được áp dụng thông qua các hình thức chủ yếu sau:
• Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên
cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hình thức này có đặc điểm:
Không thành lập pháp nhân mới
Hoạt động dựa trên văn bản ký kết giữa các bên Khi hết thời hạn hiệu lực thìcác bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý
• Hình thức doanh nghiệp liên doanh
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiềuchủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp tại nước sở tại trên cơ sởhợp đồng liên doanh Đặc điểm:
Trang 15Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.
Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi rotheo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên
• Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đây là hình thức doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn
để thành lập Đặc điểm:
Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quyđịnh của pháp luật nước sở tại Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổchức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, quản lý và chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh
Doanh nghiệp là một pháp nhân của nước nhận đầu tư
• Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh và chuyển giao.
Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại vớinhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trongmột thời gian Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoànhoặc với một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại
Các hình thức biến tướng của BOT là BT và BTO
BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nướcngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhàđầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại Chính phủ nước sở tại sẽ cùngvới nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một khoảng thời gian nhấtđịnh để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi
BT là hình thức văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tưnước ngoài về xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng song nhàđầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại Chính phủ nước sở tại tạo điều
Trang 16kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợinhuận hợp lý.
1.2.2 Các công đoạn và trình tự tiến hành của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí
1.2.2.1 Các công đoạn của một hoạt động dầu khí
Hoạt động dầu khí được chia làm 3 lĩnh vực chính:
-Lĩnh vực thượng nguồn (còn gọi là khâu đầu, hoặc upstream): là hoạt
động Thăm Dò-Khai Thác, được tính từ khi bắt đầu các hoạt động khảo sát địa vật
lý, xử lý tài liệu địa chấn, khoan thăm dò…cho tới khi khai thác để đưa dầu hoặckhí lên miệng giếng
-Lĩnh vực trung nguồn (còn gọi là khâu giữa, hoặc midstream): là hoạt
động vận chuyển-tàng trữ dầu khí, là khâu nối liền khai thác với chế biến sản
phẩm
-Lĩnh vực hạ nguồn ( còn gọi là khâu sau, hoặc downstream): bao gồm các
hoạt động lọc dầu, chế biến và xử lý dầu khí Hoạt động này được tính từ khi nhận
dầu, khí từ nơi xuất phát của khu khai thác đến quá trình lọc, chế biến, hóa dầu vàkinh doanh, phân phối của các sản phẩm dầu, khí đó
Cả 3 lĩnh vực hoạt động này có mối quan hệ phụ thuộc, chi phối lẫn nhau.Hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn là hoạt động tuy mang rủi ro lớn nhưng lạiđem lại lợi nhuận nhiều nhất nên nó có sức hấp dẫn rất lớn
THƯỢN
G NGUỒN
TRUNG NGUỒN
HẠ NGUỒN
Trang 171.2.2.2 Nội dung chính của hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí
Một quá trình đầu tư thăm dò khai thác dầu khí được chia thành 3 giai đoạn:
Bảng 1.1 : Thời gian các giai đoạn trong hoạt động thăm dò
và khai thác dầu khí
2 Giai đoạn thẩm lượng 12 - 24 tháng
3 Giai đoạn phát triển 24 - 60 tháng
Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Nội dung cụ thể của các giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn thăm dò và thẩm lượng:
Giai đoạn thăm dò: Gồm các hoạt động sau:
- Nghiên cứu địa chất :
- Tái xử lý tài liệu địa chất đã thu nổ
- Thu nổ địa chấn ( 2D, 3D)
- Xử lý tài liệu và minh giải địa chấn
- Đánh giá triển vọng dầu khí
Giai đoạn thăm
dò và thẩm lượng
Giai đoạn phát triển
Giai đoạn khai thác
Trang 18- Xác định vị trí giếng khoanXác lập và trình duyệt các báo cáo cần thiết (báo cáo đánh giá tiềm năng, xácđịnh vị trí khoan và chương trình khoan, đánh giá tác động môi trường, thiết kế chitiết giếng khoan ).
- Khoan:
- Chuẩn bị vật tư thiết bị
- Khảo sát địa chấn công trình
- Đánh giá và tính toán tiềm năng dầu khí
- Lập chương trình thăm dò tiếp theo
- Tuyên bố phát hiện
- Báo cáo hoàn trả diện tích
Giai đoạn thẩm lượng:
Giai đoạn thẩm lượng thường kéo dài 3-5 năm, với mục đích xác định chínhxác các cấp trữ lượng dầu khí, các thông số kĩ thuật tầng chứa thuộc khu vực thăm
dò nhằm làm cơ sở cho việc thiết kế phát triển khai thác mỏ Kết thúc giai đoạnthẩm lượng, Chủ đầu tư (nhà thầu) phải lập báo cáo tính toán trữ lượng trình hộiđồng có thẩm quyền (nhà nước) phê duyệt
Trang 19b) Giai đoạn phát triển:
Giai đoạn phát triển được bắt đầu khi báo cáo tính toán trữ lượng được phêduyệt Đây là giai đoạn cực kì quan trọng, đòi hỏi nhà đầu tư phải tập trung nhiềunhân lực và vốn nhất Nhà thầu phải lập kế hoạch phát triển mỏ bao gồm các nộidung:
- Trữ lượng ( phân tích cụ thể các thông số địa chất)
-Giải pháp công nghệ tối ưu ( đưa ra các phương án khai thác để lựu chọnphương án tối ưu), đánh giá tác động môi trường
- Chi phí đầu tư ( tổng mức đầu tư)
- Tổ chức triển khai ( sơ đồ tổ chức, đào tạo nhân lực )
- Tiến độ thực hiện
- Đánh giá hiệu quả kinh tế
c) Giai đoạn khai thác:
Giai đoạn khai thác bắt đầu khi có dòng dầu /khí đầu tiên Trên thực tế phảicần 1 giai đoạn chuẩn bị trước từ 6 tháng đến 1 năm cho giai đoạn này
Các công việc chính của nhà thầu trong giai đoạn này:
- Quản lý, giám sát, cập nhật thông tin trong quá trình khai thác
- Đánh giá khả năng khai thác thực tế so với kế hoạch
- Làm các thủ tục cần thiết ( cầu, cảng) đề xuất hoặc bán sản phẩm
- Kiểm soát dòng tiền, tính chi phí thu hồi, lãi, thuế
- Điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế
Trang 201.2.3 Các hình thức hợp đồng đầu tư trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí
Trong lĩnh vực đầu tư thăm dò khai thác dầu khí, các dự án dầu khí được kíkết giữa chính phủ của 1 quốc gia sở hữu tài nguyên ( thông thường là công ty dầukhí quốc gia được chính phủ giao nhiệm vụ ) và công ty hoạt động tìm kiếm thăm
dò và khai thác dầu khí trên quốc gia đó
Khác với các hình thức đầu tư thông thường, dự án dầu khí được thực hiệntheo những hợp đồng mang tính đặc trưng riêng của ngành Hợp đồng dầu khí đượcthiết lập trên cơ sở luật dầu khí, các qui định hiện hành liên quan của quốc gia đó,các quy định, thông lệ quốc tế về hợp đồng và các kết quả đàm phán về các điềukhoản kỹ thuật, kinh tế, tài chính…Mỗi một quốc gia có thể lựa chọn sử dụng loạihợp đồng dầu khí phù hợp với tiềm năng dầu khí cũng như các lợi thế khác Nộidung hợp đồng cũng thay đổi theo từng công ty khác nhau
Có 3 loại hợp đồng chính thường được áp dụng trong lĩnh vực tìm kiếm thăm
tô nhượng và hợp đồng dịch vụ, mức độ tham gia và giám sát quá trình đầu tư củanước chủ nhà cao hơn nhiều Mặc dù toàn quyền điều hành song song, nhà đầu tưphải thực hiện theo chương trình công việc và ngân sách được nước chủ nhà phê
Trang 21duyệt hàng năm Phương pháp tính toán sự phân chia thay đổi theo phần trăm củamỗi bên tham gia Các thang chia thay đổi tùy thuộc vào từng quốc gia nhận đầu tư,vào từng vị trí khu vực và từng thời điểm Thang phân chia giữa nước chủ nhà vànhà thầu được xác định bằng cách tách sản lượng khai thác thành 2 loại : sản lượngdầu khí cho thu hồi chi phí và sản lượng dầu khí lãi Dầu khí thu hồi chi phí chophép các nhà điều hành thu hồi các khoản đã chi của họ như chi phí điều hành, chiphí đầu tư quá khứ và một phần vốn đầu tư Việc thu hồi chi phí của nhà điều hànhthường được lấy trước khi áp dụng phân chia sản phẩm.
Dòng tiền cho 1 dự án dầu khí thực hiện theo hợp đồng phân chia sản phẩmđược thể hiện ở sơ đồ dưới đây:
Trang 22Bảng 1.2 : Sơ đồ dòng tiền dự án dầu khí ( Hợp đồng phân chia sản phẩm)
Nhà đầu tư có thể là một hoặc nhiều công ty dầu khí tạo thành, công ty có tỷ
lệ tham gia cao nhất là nhà điều hành dự án Để tăng cường quản lý, trong vài nămgần đây dạng hợp đồng chung thường được áp dụng Có thể nói về cơ bản dạng hợp
Tổng sản lượng khai thácThuế tài nguyênDầu thu hồi chi phíDầu lãi
Thuế xuất khẩu
+ +
+ -
Trang 23
-đồng này giống hợp -đồng chia sản phẩm, một điểm khác nhau duy nhất là các bêntạo thành nhà thầu tham gia vào nhà điều hành.
Những năm gần đây, hợp đồng phân chia sản phẩm là dạng hợp đồng được
áp dụng phổ biến tại Việt Nam và những nước có tiềm năng dầu khí thuộc loại vừa
và nhỏ
1.2.3.2 Hợp đồng tô nhượng
Hợp đồng tô nhượng là loại hợp đồng áp dụng phổ biến nhất đối với các khuvực có tiềm năng dầu khí thấp hoặc những vùng có điều kiện khai thác khó khăn( nước sâu, xa bờ…), tài liệu địa chất không có
Chính phủ nước chủ nhà giao toàn quyền điều hành thăm dò và phát triểntrên các khu vực cụ thể để tìm ra bất kì phát hiện dầu khí nào Đây là loại hình cósớm nhất có nhiều lợi thế làm tăng hấp dẫn cho nhà đầu tư Với dạng hợp đồng này,nhà đầu tư được toàn quyền quyết định khối lượng công việc, kế hoạch triển khai,lượng vốn đầu tư cho việc thăm dò khai thác dầu khí Nước chủ nhà chỉ thu các loạithuế:
- Thuế tài nguyên liên quan đến sản lượng khai thác tại hầu hết các quốc gia,tuy nhiên tống doanh thu lại được sử dụng đê tính tài nguyên trong một vài quốc gia
ví dự như Tây Đức Một số quốc gia thu thuế tài nguyên bằng hiện vật, tùy thuộcvào nhu cầu và mục đích của họ
Tỷ lệ thuế tài nguyên thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và thường trongphạm vi một quốc gia Thang thuế tài nguyên dao động khoảng 10% - 40% Tàinguyên cũng bị đánh thuế như là 1 khoản thuế về khai thác, ví dụ ở Canada hoặcmột vài hợp đồng chuyển nhượng trên bờ của Anh
- Thuế tài nguyên điều chỉnh làm lợi cho nước chủ nhà bằng gắn phần thuếtài nguyên theo tỷ lệ khai thác hàng năm – tăng dòng tiền khi tỷ lệ này tăng và giảmkhi sản lượng khai thác giảm Vấn đề này có khuynh hướng tăng phần dầu khí có
Trang 24thể thu hồi Các nhà điều hành theo đó bị thiệt hại bởi vì nước chủ nhà lấy phầntrăm sản lượng khai thác từ khu vực mỏ tiềm năng cao hơn, do đó thuế tài nguyên làmột khoản thuế đánh vào khai thác, không đánh vào lợi nhuận.
1.2.3.3 Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ được một số quốc gia có tiềm năng dầu khí lớn (TrungĐông ) áp dụng Theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm hay tô nhượng, cácnhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận lớn nếu kết quả thăm dò cho các phát hiện lớn.Đối với những vùng có tiềm năng dầu khí lớn, nước chủ nhà cần có hình thức hợpđồng phù hợp để khống chế lợi nhuận của nhà đầu tư, vì vậy hợp đồng dịch vụ rađời Hợp đồng dịch vụ có thể hiểu như sau: Đối với giai đoạn thăm dò, mọi điềukhoản được áp dụng như hợp đồng phân chia sản phẩm, có nghĩa là nhà thầu chịu100% rủi ro Sau đó có phát hiện thương mại, nhà thầu là dịch vụ phát triển và khaithác mỏ cho nước chủ nhà, đổi lại được thu hồi toàn bộ chi phí và một khoản lãinhất định được xác định trong hợp đồng
Khi nhà điều hành gánh chịu chi phí tìm kiếm thăm dò và phát triển, về cơbản họ nhận phí trên một thùng hoặc một tấn đơn vị dầu khí trả cho chính phủ, phíđược xác định trong hợp đồng Nhà điều hành có thể mua dầu thô với giá thị trườngđược giảm giá Phần lấy của nhà điều hành tuỳ thuộc vào điều kiện của hợp đồng,một vài công ty dầu quốc gia trả thuế thay cho nhà điều hành, các quốc gia khác yêucầu nhà điều hành tính thuế riêng
1.2.4 Đặc trưng cơ bản của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
Hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí cũng mang những đặc điểm
cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển như: Đòi hỏi một lượng vốn lớn, lượng vốnnày nằm khe đong trong suốt quá trình đầu tư; Thời gian tiến hành đầu tư và thờigian thu hồi vốn kéo dài; Các thành quả của hoạt động đầu tư có giá trị sử dụng lâudài; Thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình sẽ tồn tại và phát huy tác
Trang 25dụng ngay tại nơi đầu tư; Hoạt động đầu tư phát triển diễn ra trong thời gian dài nênphải chịu mức rủi ro rất cao.
Tuy nhiên hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có sự khác biệt so với các dự
án đầu tư phát triển khác ở một số đặc điểm sau:
1.2.4.1 Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí thường mang nhiều rủi
ro hơn các ngành khác
Khi quyết định đầu tư dự án, chủ đầu tư vẫn chưa khẳng định được:
- Quy mô đầu tư
- Công nghệ ứng dụng và thị trường tiêu thụ
- Công suất, chủng loại và chất lượng sản phẩm
Toàn bộ chi phí đầu tư và vận hành được thu hồi lại dưới hình thức thu hồichi phí theo luật chỉ trong điều kiện có phát hiện thương mại Và thời gian ngừngkhai thác ( đóng mỏ) chỉ được dự báo chứ không thể ấn định trước
Cụ thể, những rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành hoạt động đầu tư này là:thăm dò phát hiện có triển vọng dầu khí nhưng lại không có giá trị thương mại, cácgiếng khoan khai thác nhưng không có dầu khí ( giếng khô), hoặc có dầu nhưng dầuthô khai thác được có hàm lượng lưu huỳnh, photpho cao Những rủi ro đó dẫn tới
sự thua lỗ của các nhà đầu tư thăm dò khai thác dầu khí Hiện nay trong hoạt độngdầu khí chia ra các loại rủi ro:
- Rủi ro về địa chất: do đối tượng nghiên cứu nằm sâu dưới lòng đất nên
việc nghiên cứu để xác định xác suất tồn tại của 1 tích tụ dầu khí là rất khó khăn.Nhiều khi trên lý thuyết nghiên cứu là rất triển vọng nhưng thực tế khi tiến hànhkhoan thì lại không cho kết quả như mong muốn
- Rủi ro thương mại: đề cập đến việc khai thác tích tụ dầu khí đó trong thời
điểm hiện tại có tính thương mại hay không, nói cách khác với điều kiện hiện tạikhai thác tích tụ đó có lãi hay không
Trang 26- Rủi ro về chính trị xã hội: đối với các dự án thăm dò khai thác ra nước
ngoài thì rủi ro này rất đáng quan tâm Chế độ chính trị, tình hình an ninh xã hội,các chính sách thuế của nước sở tại, sự khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, tập tục kinhdoanh cũng có thể là rào cản rất lớn đối với các nhà đầu tư
- Rủi ro về kĩ thuật: liên quan đến điều kiện của giếng khi thử dòng sản
phẩm
1.2.4.2 Dự án dầu khí đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn
Do chi phí khoan, xử lý địa chất, xây dựng dàn khoan rất cao, do những tácđộng của rủi ro mà đặc thù của ngành mà các dự án dầu khí đòi hỏi một lượng vốnđầu tư rất lớn Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này yêu cầu phải có tiềm lực tàichính mạnh và ổn định Các dự án đầu tư cho giai đoạn thăm dò thường phải yêucầu vốn ít nhất là vài chục triệu USD Sau đây là bảng thống kê chi phí của một sốhạng mục của công tác thăm dò khai thác dầu khí :
Bảng 1.3 : Bảng thống kê chi phí một số hạng mục của hoạt động đầu tư
thăm dò khai thác dầu khí (đối với 1 mỏ trung bình từ 100-200 triệu thùng)
1 Khoan thăm dò 3-5 giếng 15-30 triệu USD/ giếng
2 Khoan thẩm lượng 3-5 giếng 70-150 triệu USD/ giếng
3 Khoan khai thác 15-25 giếng 56-120 triệu USD/ giếng
5 Thiết bị khai thác, xử lý dầu,
6 Thu nổ xử lý 1000 km địa
Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
1.2.4.3 Hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí đòi hỏi phải sử dụng công nghệ và kĩ thuật hiện đại
Trang 27Để tiến hành công tác thăm dò và khai thác dầu khí phải áp dụng 3 mônkhoa học cơ bản là : địa chất, địa vật lý và khoan sâu Tuy nhiên để tiến hành thựchiện toàn bộ các công việc cho đến khi có phát hiện dầu khí thì đòi hỏi phải ứngdụng rất nhiều các kĩ thuật tiên tiến nhất của các ngành : vật lý, tin học, phân tíchphóng xạ, quang học, hàng không, cơ khí Với các thiết bị hiện đại và yêu cầu độchính xác rất cao.
1.2.4.4 Công tác điều hành đòi hỏi chặt chẽ và khẩn trương
Dự án dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và thường đượcthực hiện ở những nơi nguy hiểm như ngoài khơi xa, hoang mạc nên muốn đạthiệu quả cao thì đòi hỏi một quy trình điều hành phải khẩn trương, chặt chẽ, vì chỉcần 1 khâu chậm trễ có thể gây thiệt hại lớn cho cả người và của
1.2.5 Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ra nước ngoài
a) Tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài
Đây là chỉ tiêu được tính trên tổng số các dự án mà một quốc gia đã tiếnhành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong một giai đoạn nhất định hay cả một quátrình đầu tư Nếu số lượng các dự án đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệpcàng lớn thì hoạt động đầu tư trực tiếp của quốc gia đo càng lớn mạnh
b) Số lượng quốc gia có các dự án FDI của quốc gia đi đầu tư
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng khai thác thị trường thế giới của các doanhnghiệp đồng thời xem xét quốc gia nào được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất và
lý do vì sao nhà đầu tư lại chọn thị trường đó
Trang 28c) Quy mô bình quân của các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Đây là chỉ tiêu phản ánh số vốn đầu tư dăng ký trung bình trên một dự án đầu
tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp và được tính theo công thức
Quy mô bình quân 1 dự án = Số vốn đầu tư / Số dự án đầu đăng kí đăng kí
d) Tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động đầu tư trực tiếp ranước ngoài của các doanh nghiệp qua các năm và được tính theo công thức sau:
( Tổng số vốn đầu tư - Tổng số vốn đầu tư ) Tốc độ tăng = năm nay năm trước * 100% vốn đầu tư Tổng số vốn đầu tư năm trước
e) Tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư/ vốn đầu tư đăng ký
Đây là chỉ tiêu để đánh giá mức độ thành công của hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của các doanh nghiệp và đước tính theo công thức sau:
Tỷ lệ vốn = Vốn đầu tư / Vốn đầu tư *100%
thực hiện thực hiện đăng ký
f) Doanh thu tăng thêm / vốn đầu tư
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư, một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động đầu tư cànghiệu quả Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
N = Doanh thu tăng thêm của năm đang xem xét so với năm trước
Vốn đầu tư của năm đang xem xét
Trang 29g) Lợi nhuận tăng thêm / vốn đầu tư
Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động đầu tư, một đồng vốn bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi Nhuận Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động đầu tư cànghiệu quả Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:
N = Lợi nhuận tăng thêm của năm đang xem xét so với năm trước
Vốn đầu tư của năm đang xem xét
1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí.
Giống như một dự án đầu tư thông thường, dự án thăm dò khai thác dầu khí
ra nước ngoài phải chịu tác động của các nhân tố như: điều kiện kinh tế vĩ mô (tốc
độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ lệ lạm phát ), tình hình cung cầu, môi trường kinh
tế pháp luật, môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách pháttriển kinh tế của đất nước… Nhưng với đặc thù của ngành dầu khí, là một ngànhkinh tế mũi nhọn, đảm bảo cho an ninh năng lượng của quốc gia, hoạt động thăm dòkhai thác của Tập đoàn còn phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nhân tố sau:
- Chính sách phát triển kinh tế của đất nước Tùy từng giai đoạn phát triển
mà chính phủ có những định hướng trong việc thăm dò và khai thác dầu khí Ví dụnhư hiện nay, do nhu cầu về năng lượng tăng cao, Tập đoàn cần đảm bảo gia tăngtrữ lượng dầu khí hàng năm cho đất nước, chính phủ đã có nhiều chính sách khuyếnkhích, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn trong việc đẩy mạnh hoạt động đầu tưthăm dò khai thác ra nước ngoài
- Hệ thống pháp luật của quốc gia nhận đầu tư, các thông lệ dầu khí quốc
tế Do hoạt động đầu tư ra nước ngoài là hoạt động mang tính quốc tế, do đó nó
chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quy định pháp luật, không chỉ cần tuân thủ các quyđịnh của nhà nước mà còn phải tuân thủ các quy định của quốc gia nhận đầu tư
Trang 30- Nhu cầu năng lượng, giá dầu thô trên thế giới Hoạt động thăm dò khai
thác của Tập đoàn dầu khí Việt Nam nói riêng và của các Công ty dầu khí thế giớinói chung đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ giá dầu thô thế giới Nếu như giá dầu biếnđộng giảm mạnh sẽ dẫn đến giảm hiệu quả của các dự án đầu tư, các nhà đầu tư sẽtạm dừng các hoạt động, hoặc kéo dài tiến trình đầu tư nhằm chờ đợi giá dầu tăngcao Tuy nhiên nếu như giá dầu biến động tăng quá cao, cũng sẽ đem lại những khókhăn cho hoạt động thăm dò khai thác Do khi đó các nhà đầu tư sẽ đẩy mạnh hoạtđộng đầu tư, dẫn đến việc khan hiếm các dịch vụ dầu khí, ảnh hưởng đến việc đảmbảo về tiến độ của các dự án đầu tư
- Mối quan hệ chính trị của Việt Nam đối với các quốc gia trên thế giới.
Mối quan hệ này có một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm các cơ hội đầu tư.Khi Việt Nam có một mối quan hệ hữu hảo đối với các quốc gia khác thì đó là điềukiện thuận lợi trong việc thỏa thuận kí kết các hợp đồng dầu khí, trong việc liên kếtđầu tư thăm dò khai thác dầu khí
- Tình hình ổn định chính trị của quốc gia nhận đầu tư Có thể nói nhân
tố này có quyết định rất lớn đến việc quyết định đầu tư một dự án Khi quốc gianhận đầu tư có một nền chính trị ổn định thì việc quyết định có đầu tư vào dự ánhay không chỉ phụ thuộc vào việc đánh giá các tiêu chuẩn về tài chính và kĩ thuậtcủa dự án Nhưng khi quốc gia nhận đầu tư có một nền chính trị bất ổn, xảy ra chiếntranh thì mặc dù dự án có mang lại lợi nhuận lớn thì cũng cần xem xét với điều kiệnchính trị như vậy thì có thể tiến hành đầu tư hay không, quốc gia nhận đầu tư liệu cóđảm bảo cho hoạt động đầu tư được tiến hành thuận lợi và an toàn hay không
Trang 31Chương 2:
Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt
Nam giai đoạn 2005-2008
2.1 Tổng quan về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn.
Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ( sau đây gọi là Tập đoàn dầu khíViệt Nam – PVN )là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân được thành lập theoquyết định của chính phủ số 199/2006/QD-TTg ngày 29/8/2006
2.1.1.1 Tên gọi
Tên gọi đầy đủ : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt làPETROVIETNAM, viết tắt là PVN
ty Dầu khí Việt Nam ( Petrovietnam ) như hiện nay là cả một quá trình phát triểnliên tục gắn với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước
Trang 32Tháng 9/1975: Thành lập tổng cục dầu khí Việt Nam trên cơ sở Liên đoànĐịa chất Dầu khí 36 của Tổng cục Địa chất và ban dầu thuộc Tổng cục Hóa chất.
Tháng 9/1977: Thành lập Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt làPetrovietnam trực thuộc Tổng cục dầu khí với nhiệm vụ hợp tác tìm kiếm – thăm dò– khai thác dầu khí với nước ngoài tại Việt Nam
Tháng 4/1990 - Tổng cục Dầu khí Việt Nam được sáp nhập vào Bộ Côngnghiệp nặng
Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil & GasCorporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cụcDầu khí Việt Nam
Tháng 5/1992 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tách khỏi Bộ Công nghiệpnặng và trực thuộc Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trở thành Tổngcông ty Dầu khí quốc gia với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam
Năm 1993, Luật Dầu khí được ban hành Cũng trong năm này Petrovietnambắt đầu triển khai xây dựng hệ thống thu gom và vận chuyển khí đồng hành từ mỏBạch Hổ vào đất liền phục vụ trước tiên cho Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa - VũngTàu và sau này cho Phú Mỹ
Ngày 29/5/1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam quyếtđịnh thành lập Tổng Công ty Nhà nước với tên giao dịch quốc tế là Petrovietnam
Năm 2001 cột mốc xuất khẩu 100 triệu tấn dầu thô
Tháng 8/2006 - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủnước CHXHCN Việt Nam quyết định là Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam(gọi là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29
tháng 8 năm 2006 Tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP;
gọi tắt là Petrovietnam, viết tắt là PVN
Trang 332.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam
2.1.2.1 Chức năng
Tập đoàn dầu khí Việt Nam là công ty nhà nước, có chức năng kí kết vàgiám sát việc thực hiện các hợp đồng dầu khí với nước ngoài; thực hiện các dự ántrọng điểm quốc gia về dầu khí; đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữquyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài sản được nhà nước giao quản lý,công nghệ, thương hiệu và thị trường; được hình thành trên cơ sở tổ chức lại bộmáy quản lý, điều hành, tham mưu giúp việc và các ban quản lý dự án của TổngCông ty dầu khí Việt Nam
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tập Đoàn
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tập đoàn dầu khí Việt Nam gồm:
- Hội đồng quản trị, ban kiểm soát
- Tổng giám đốc và các phòng ban của tập đoàn
- Các đơn vị thành viên của tập đoàn
Cơ cấu tổ chức của tập đoàn được biểu hiện ở sơ đồ sau:
Trang 34Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tập Đoàn
a) Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đại diện trực tiếp chủ sởhữu nhà nước tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, có tối đa 09 thành viên Trong đó, 01đại diện lãnh đạo Bộ Công nghiệp, 01 đại diện lãnh đạo Bộ Tài chính là thành viênkiêm nhiệm Thành viên Hội đồng quản trị do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo
đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp
b) Ban kiểm soát Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do Hội đồng quản trị Tập đoànDầu khí Việt Nam bổ nhiệm, có tối đa 05 thành viên, trong đó Trưởng ban kiểmsoát là thành viên Hội đồng quản trị
c) Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam do Hội đồng quản trị Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợpđồng sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận
d) Giúp việc Tổng giám đốc có các Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng doHội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ nhiệm theo đề nghị của Tổnggiám đốc
Ban kiểm soát
PVN Các phòng ban
của Tập đoàn
Ban Tổng Giám đốc
Các
Tổng
Công
ty cổ phần
Các Công
ty cổ phần
Các ban quản lý
dự án
Các đơn vị khác
Hội đồng quản trị
Trang 35e) Bộ máy giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khíViệt Nam có văn phòng và các ban chức năng tham mưu.
2.1.2.3 Bộ máy điều hành trực thuộc tập đoàn
a) Nhiệm vụ chung của các Ban trực thuộc Tập Đoàn
Trong phạm vi chức năng của Ban mình và theo các quy định về phân cấptrong các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn, các Ban có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn vàngắn hạn của Tập đoàn
- Xây dưng các quy chế, quy định, các văn bản mang tính pháp quy về cácvấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban
- Tổ chức xử lý, giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ và theo thẩm quyềncủa Ban; đề xuất giải pháp thực hiện các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ củaBan
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và hỗ trợ các đơn vị thực hiện
- Phân tích, tổng hợp, cập nhật thông tin và đánh giá tình hình hoạt độngtrong Tập đoàn dầu khí Việt Nam và ở từng đơn vị theo định kì và yêu cầu củaLãnh đạo Tập đoàn
- Tham gia phối hợp với các Ban liên quan để giải quyết các vấn đề thuộcchức năng nhiệm vụ của Ban
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao
Trang 36b) Quyền hạn chung của các Ban
Hình 2.2: Bộ máy điều hành trực thuộc Tập Đoàn
Hội đồng quản trị
Ban Tổng Giám đốc
Ban phát triển thị trường
Ban thanh traBan đầu tư phát triển
Ban đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Ban chế biến dầu khí
Ban khoa họccông nghệ
Ban quản lý đấu thầu
Ban khai thác dầu khí
Ban tìm kiếm thăm
dò dầu khí
Ban xây dựngBan kế hoạch
Ban tài chính kế toán
Trung tâm lưu trữ dầu
khíCác ban quản lý dự án
Trang 37- Các Ban là cơ quan nghiệp vụ của Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên
và đơn vị trực thuộc Tập đoàn theo các lĩnh vực quản lý của các Ban và các quyđịnh chung cua Tập đoàn
- Có quyền kiến nghị, đề xuất việc khen thưởng, kỉ luật, nâng bậc lương, xếplương chức danh, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử đi đào tạo,công tác trong và ngoài nước đối với CBCNV của Ban
- Lãnh đạo Ban được quyền quan hệ công tác trực tiếp với các cơ quannghiệp vụ nhà nước theo ngành dọc và được thừa lệnh Tổng giám đốc Tập đoàn kýmột số văn bản có tình hướng dẫn, thông báo, đôn đốc, trả lời hay giải thích thuộclĩnh vực công tác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Ban
- Các phòng trực thuộc Ban: tham mưu giúp việc cho Trưởng ban trong một
số lĩnh vực của Ban; mọi ý kiến đề xuất khi trình Lãnh đạo Tập đoàn hay xử lýcông việc, liên hệ với các đơn vị thành viên và các Ban thuộc Bộ máy cơ quan Tậpđoàn đều lấy danh nghĩa của Ban
c) Chức năng và nhiệm vụ của Ban đầu tư phát triển:
Ban đầu tư phát triển có chức năng quản lý công tác đầu tư phát triển tại Tậpđoàn
Nhiệm vụ chính là: tổ chức quản lý, thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thựchiện những nhiệm vụ sau:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn vàhàng năm của Tập đoàn
- Tìm kiếm đánh giá cơ hội đầu tư và phương án đầu tư của Tập đoàn
- Đầu mối quản lý các chương trình hợp tác của Tập đoàn với các địa phương
và tổ chức trong nước
- Quản lý công tác đầu tư của đơn vị có vốn góp của Tập đoàn
Trang 38- Thẩm định các dự án đầu tư, quản lý, đánh giá hiệu quả thực hiện đầu tưcủa các dự án.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của Tập đoàn và các đơn vị có vốn gópcủa Tập đoàn
- Các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc phân công
2.1.2.4 Các công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
a) Các tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong
đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữa 100% vốn điều lệ:
- Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (được hình thành trên cơ sở tổchức, sắp xếp lại các đơn vị hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí);
- Tổng công ty khí (được hình thành trên cơ sở tổ chức lại Công ty Chế biến
và Kinh doanh các sản phẩm khí và các đơn vị sản xuất, kinh doanh bán buôn khí,các xí nghiệp liên doanh, các ban quản lý dự án khí);
- Tổng công ty Sản xuất và Kinh doanh điện (thành lập mới khi các nhà máyđiện do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư đi vào hoạt động);
- Tổng công ty Lọc, hóa dầu (thành lập mới khi các nhà máy lọc, hóa dầu doTập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư đi vào hoạt động)
Cơ cấu quản lý của các tổng công ty nêu trên gồm: Chủ tịch Tổng công ty,Tổng giám đốc Tổng công ty, các Phó tổng giám đốc Tổng công ty, Kế toán trưởngTổng công ty và bộ máy giúp việc
b) Các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Dầu khíViệt Nam sở hữu 100% vốn điều lệ (thực hiện trong năm 2006-2007):
- Công ty Tài chính dầu khí;
- Công ty Thương mại dầu khí;
- Công ty Chế biến và Kinh doanh sản phẩm dầu mỏ;
Trang 39- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cung ứng và Xuất khẩu laođộng dầu khí (thành lập mới).
c) Các công ty do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điềulệ:
- Các công ty cổ phần:
- Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí;
- Công ty cổ phần Dịch vụ du lịch dầu khí;
- Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí;
- Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí;
- Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí;
- Công ty cổ phần Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí
- Các công ty thực hiện cổ phần hóa năm 2006-2007:
- Công ty Bảo hiểm dầu khí;
- Công ty Vận tải Dầu khí;
- Công ty phân đạm và Hóa chất dầu khí
d) Các doanh nghiệp liên doanh:
- Xí nghiệp liên doanh dầu khí Việt - Xô;
- Công ty liên doanh dầu khí Mekong
e) Các doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật:
Trang 40- Công ty Kinh doanh khí hóa lỏng miền Bắc;
- Công ty Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam
Các công ty khác được hình thành theo quy định của pháp luật
g) Doanh nghiệp khoa học công nghệ: hình thành trên cơ sở tổ chức lại ViệnDầu khí và các đơn vị nghiên cứu trong Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
Các cơ sở đào tạo:
- Trường Đào tạo nhân lực dầu khí;
- Trường Đại học Dầu khí (thành lập khi có đủ điều kiện, hoạt động theo cơchế kinh doanh)
Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bổ sung thêm công ty con,công ty liên kết và các đơn vị thành viên khác theo quy định của pháp luật
2.1.3 Khái quát tình hình đầu tư của Tập đoàn giai đoạn 2005 - 2008
Trong giai đoạn 2005-2008, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã trải qua nhiềumốc quan trọng, đánh dấu sự chuyển đổi cũng như phát triển của Tập đoàn để thíchnghi với tình hình mới Thực hiện chiến lược phát triển của ngành, trong nhiều nămqua Tập đoàn đã tiến hành đầu tư với quy mô lớn đa dạng về hình thức và mức độđầu tư trên nhiều lĩnh vực như:
- Đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vậnchuyển dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu
- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩmdầu khí
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phươngtiện phục vụ dầu khí, dân dụng