III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT
3. Nguyên nhân của những hạn chế
3.3. Từ góc độ người tiêu dùng
Đối với thị trường Việt Nam, phương thức marketing đa cấp còn quá mới mẻ. Khái niệm marketing đa cấp còn chưa được hiểu rõ ràng ở rất nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội. Chính sự hạn chế về nhận thức đó đã tạo điều kiện cho một số công ty kinh doanh đa cấp lợi dụng phương thức kinh doanh này để trục lợi, gây tổn hại cho xã hội, bị dư luận lên án làm mất lòng tin của xã hội vào marketing đa cấp. Một số doanh nghiệp muốn hoạt động marketing đa cấp một cách chân chính nhưng do phải áp dụng dập khuôn mô hình của nước ngoài mà không căn cứ vào điều kiện cụ thể về tâm lý, mức sống của người Việt Nam dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty đó chứa nhiều rủi ro cho người tham gia và kết quả là cũng bị báo chí lên án.
Tuy những phản ánh trên các phương tiên thông tin đại chúng có nhiều phản ánh xác thực nhưng cũng có không ít phản ánh thiếu tính khách quan nên đã gây thiệt hại cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động marketing đa cấp chân chính. Ngoài ra, ngay cả những tổ chức, các nhân có
ảnh hưởng lớn đối với xã hội như các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà kinh tế, chính trị, … thậm chí cả những người tham gia cũng chưa hiẻu đúng về hoạt động marketing đa cấp, về sự khác nhau giữa marketing đa cấp chân chính và bất chính. Vậy mà, họ đã đưa ra nhiều bình luận, thông tin sai lệch về phương thức kinh doanh này khiến phần lớn công chúng không hiểu hoặc hiểu sai về Maketing đa cấp, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho người tham gia đồng thời hạn chế sự tồn tại của phương thức maketing này.
Vậy là ở chương này chúng ta đã có cái nhìn tổng quan nhất về thực trạng hoạt động marketing đa cấp tại Việt Nam, xác định những thành quả đã đạt được và một số hạn chế cần khắc phục. Vậy xu hướng phát triển của loại hình này ở Việt Nam ra sao và giải pháp đưa ra nhằm cải thiện những hạn chế đã nêu ra như thế nào, chúng ta sẽ được biết ở chương tiếp theo của khóa luận này.
CHƢƠNG III: XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM
I. XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARKETING ĐA CẤP TẠI VIỆT NAM
Các nhà quản lý của Việt Nam ngày nay đã quan tâm hơn tới ngành nghề khá mới mẻ này ở Việt Nam, không chỉ bởi nó gây ra dư luận cả tốt lẫn không tốt mà hơn hết là bởi doanh thu nó đem lại cho đất nước ngày càng gia tăng. Sau khi Nghị định 110 và Thông tư 19 được ban hành cuối năm 2005, cơ quan quản lý các hoạt động marketing đa cấp - Cục Quản lý cạnh tranh đã tích cực triển khai thực thi các quy định về quản lý hoạt động marketing đa cấp. Nhận thức được tính chất phức tạp của hoạt động marketing đa cấp, Cục đã tăng cường phối hợp với các Sở Thương mại, Sở Thương mại du lịch tại các địa phương thông qua nhiều hình thức như văn bản, điện thoại, email … để theo dõi cập nhật diễn biến thực tế, hướng dẫn áp dụng các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp thống nhất trên toàn quốc, phổ biến kinh nghiệm quản lý của một số địa phương trọng điểm… nâng cao hiệu quả quản lý.
Một số các hoạt động cụ thể về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp do Cục thực hiện trong được như sau:
- Cùng với Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và Vụ Pháp chế - Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận kinh doanh cho các doanh nghiệp BHĐC kinh doanh thực phẩm chức năng
- Kết hợp với Cục Quản lý thị trường xây dựng nội dung quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHĐC trong khuôn khổ Nghị định sửa
đổi Nghị định 175/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/10/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại;
- Tổ chức các khoá tập huấn nghiệp vụ về quản lý hoạt động BHĐC cho các Sở TM, TMDL.
- Xuất bản một số tài liệu, ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền pháp luật liên quan đến quản lý bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, Cục tổ chức một loạt các buổi tập huấn, đơn cử như Tập huấn về quản lý bán hàng đa cấp tại đồng bằng sông Cửu Long do Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với Sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang tổ chức khóa Tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý bán hàng đa cấp cho cán bộ thương mại và quản lý thị trường các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tại Thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Tham gia buổi tập huấn có đông đảo đại diện lãnh đạo và cán bộ chuyên viên Sở Thương mại, Sở Thương mại Du lịch các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng và Vĩnh Long; đại diện lãnh đạo Chi Cục Quản lý thị trường và đội trưởng, đội phó các đội Quản lý thị trường địa phương. Về phía Cục Quản lý cạnh tranh, Phó Cục trưởng Trần Anh Sơn và các chuyên viên trong Ban Điều tra và xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh đã thực hiện các bài giảng.
Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, công tác quản lý được phân cấp cho các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch địa phương. Đây là lĩnh vực mới và diễn biến phức tạp, đòi hỏi có sự quan tâm theo dõi, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý. Tại khoá đào tạo, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh đã trình bày các nội dung về Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bán hàng đa cấp, Các quy định pháp luật của Việt nam về Bán hàng đa cấp, và Quản lý nhà nước về
bán hàng đa cấp. Bên cạnh các bài trình bày là phần hỏi đáp, trao đổi kinh nghiệm giữa Cục Quản lý cạnh tranh và các Sở về các vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý, đáp ứng được nhu cầu thiết thực của địa phương.
Bên cạnh đó, vào năm 2008 một số hội nghị, hội thảo được tổ chức nhằm tổng kết hoạt động, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng tổ chức cho loại hình này trong thời gian tới. Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía Bắc và phía Nam Ngày 19/9 tại Hà Nội, Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía bắc. Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích tổng kết 03 năm thực thi công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo Luật Cạnh tranh và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ và đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả quản lý đối với hoạt động này.
Sau khi hệ thống các quy định về quản lý bán hàng đa cấp được ban hành cuối năm 2005 và được phân cấp quản lý về các địa phương, hoạt động bán hàng đa cấp đã đi vào quy củ, ổn định hơn so với trước đây. Các cơ quan chức năng đã có cơ sở để quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trong kinh doanh đa cấp; nhiều doanh nghiệp đã tự giác chấp hành các thủ tục về đăng ký, bổ sung đăng ký tổ chức BHĐC tại các Sở Công Thương và thực hiện nghĩa vụ báo cáo hoạt động khi có yêu cầu. Hiện nay trên toàn quốc đã có 37 doanh nghiệp đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, trong đó có 33 doanh nghiệp đang hoạt động.
Tại Hội nghị, đại diện của các Sở đã báo cáo tình hình quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương giai đoạn 2005-2008, những bất cập còn tồn tại trong hoạt động cuả các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; những khó khăn vướng mắc trong quá trình quản lý và một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nêu lên một số thực trạng của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam: những thuận lợi và khó khăn, về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tổ chức bán hàng đa cấp đồng thời đưa ra một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Với xu hướng ngày càng nhiều công ty, tập đoàn bán hàng đa cấp lớn trên thế giới thành lập công ty trực thuộc tại Việt Nam, hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp là một sự kiện quan trọng để nhìn nhận đánh giá một số thực tiễn, qua đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý BHĐC tại Việt Nam, góp phần hạn chế những mặt trái tiêu cực, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Tiếp theo hội nghị ngày 19/9 tại Hà Nội, ngày 25/9 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp khu vực phía nam.
Tham dự hội nghị có đại diện của các Sở Công Thương khu vực phía nam, Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM và đại diện các doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.
Hiện nay, nhiều địa phương tại miền Nam có các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoạt động, trong đó có TP.HCM với 19 đăng ký tổ chức BHĐC (trong đó có 5 doanh nghiệp mới đăng ký hoạt động trong năm 2008), Đồng Nai với 2 doanh nghiệp đăng ký và Bình Dương với 1 doanh nghiệp. Nhiều địa phương khác cũng đã tiếp nhận thông báo mở rộng mạng lưới bán hàng đa cấp.
Tại Hội nghị, đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, các Sở Công Thương TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Long An, Bình Định… đã có báo cáo về công tác quản lý bán hàng đa cấp tại trung ương và địa phương. Hội nghị
cũng lắng nghe ý kiến phản hồi từ một số doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý lĩnh vực này.
Tất cả những hoạt động trên chứng tỏ Nhà nước đang rất quan tâm chú trọng đào tạo và hướng ngành nghề phát triển theo đúng hướng và đem lại nguồn lợi lớn hơn cho nền kinh tế đất nước.