GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 87 - 92)

1. Nâng cao kiến thức về marketing đa cấp cho các phân phối viên mới

Mạng lưới phân phối viên có tồn tại bên vững hay không chính là nhờ đào tạo, cần có những chương trình huấn luyện chuyên nghiệp để tạo ra mạng lưới phân phối viên có thể đại diện cho doanh nghiệp để phục vụ thật tốt khách hàng.

 Đào tạo người mới hiểu về marketing đa cấp và những nội dung liên quan. Bán hàng là ngành nghề đòi hỏi tinh thần rất lớn. Phương thức marketing đa cấp như đã nói tại Việt Nam gây ra khá nhiều dư luận không tốt. Chính vì thế mà rất nhiều người nghe đến đa cấp, biết đến đa cấp nhưng không thực sự hiểu marketing đa cấp là gì. Vì vậy, nếu không hiểu rõ marketing đa cấp là như thế nào, khi gặp những dư luận đó tinh thần của các phân phối viên rất dễ dao động và bỏ cuộc, đồng thời nghĩ rằng mình đã

bị lừa và bỏ dở công việc của mình với một thành kiến về ngành nghề này. Việc này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình kinh doanh của công ty.

 Đào tạo người mới về sản phẩm dịch vụ họ đang kinh doanh và doanh nghiệp họ đang cùng hợp tác, chính sách trả thưởng và quyền lợi của họ. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu không hiểu gì về công ty mình đang hợp tác, về sản phẩm dịch vụ mà mình đang kinh doanh sẽ không thể chia sẻ và truyền tải thông tin một cách chính xác cho người tiêu dùng khác được. Việc hiểu rõ về công ty, về các công năng tác dụng của sản phẩm cũng giúp các phân phối viên bán tốt sản phẩm của mình mà không bị ngộ nhận về công dụng thật của chúng.

 Đào tạo người mới hiểu về phương thức làm việc hiệu quả. Marketing đa cấp là một ngành nghề rất mới, chưa có một trường lớp nào tại Việt Nam đào tạo các phân phối viên bán hàng cho các doanh nghiệp marketing đa cấp, vì vậy các phân phối viên kể cả những người có học vấn về kinh tế cũng chưa thể nào có cách làm việc hiệu quả trong ngành nghề này. Hầu hết việc đào tạo tại các công ty marketing đa cấp đều dựa vào kinh nghiệm của những người đi trước. Việc đào tạo như vậy sẽ dạy phân phối viên cách nào làm việc hiệu quả nhất trong ngành nghề này. Trong tương lai, các công ty marketing đa cấp cần đào tạo các phân phối viên bài bản hơn, cụ thể và hiệu quả cao hơn trong công việc.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật

Theo điều 7 Nghị định 110 của Chính phủ thì những doanh nghiệp bán hàng đa cấp bị cấm có những hành vi sau:

 Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

 Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội, hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.

 Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.

 Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.

 Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

 Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.

 Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

 Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Các doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật. Ngoài việc đọc hiểu thật kỹ và làm theo các văn bản pháp lý quy định về ngành nghề như Nghị định 110 Chính phủ về hoạt động bán hàng đa cấp, Thông tư 19/2005/TT-BMT ngày 08/01/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 110, doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ của mình đối với xã hội và với người tiêu dùng. Ngày nay marketing đa cấp đang dần dần được chấp nhận trong xã hội, mỗi công ty cần nâng cao

trách nhiệm của mình đối với ngành nghề, nhằm đưa công ty và ngành nghề phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với Pháp luật, và phát triển bền vững trong tương lai hơn.

3. Chính sách sản phẩm

Về chất lượng: Doanh nghiệp phải cung cấp sản phẩm đa dạng về chủng loại, đảm bảo về chất lượng để đảm bảo uy tín đối với người tiêu dùng, có như vậy doanh nghiệp mới tạo được uy tín trên thị trường, mới có thể phát triển lâu dài và bền vững. Sản phẩm của doanh nghiệp phải được ghi rõ ngày tháng sản xuất, các chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng. Đồng thời phải được công khai về các đặc tính và công dụng để người tiêu dùng nắm được các thông tin cần thiết trong việc lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải thành lập một đội ngũ các chuyên gia để nghiên cứu và phát triển sản phẩm theo thị hiếu của người tiêu dùng, đồng thời xây dựng chính sách hậu mãi tốt để chăm sóc khách hàng.

Kinh doanh đa cấp là loại hình kinh doanh siêu quảng cáo chứ không có quảng cáo, nó sử dụng chính hình ảnh người tiêu dùng làm người quảng cáo, người này sử dụng thấy tốt sẽ giới thiệu cho người khác. Vì vậy, để tồn tại và phát triển lâu dài, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải nâng cao chất lượng sản phẩm để những phân phối viên cũng như những người không phải là phân phối viên cũng thích mua chúng, để từ đó xây dựng niềm tin với người tiêu dùng khác.

Về giá cả: Doanh nghiệp phải căn cứ vào giá gốc (nhập khẩu hoặc sản xuất) để xác định được giá bán lẻ hợp lý và tỷ lệ hoa hồng trả cho mạng lưới. Giá cả hợp lý, tương xứng với chất lượng sản phẩm là yêu cầu quan trọng với một doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, quyết định khả năng thành bại của một doanh nghiệp có áp dụng marketing đa cấp. Nếu

doanh nghiệp làm được điều đó, cả các phân phối viên cũng dễ làm việc, phát triển mạng lưới mà doanh nghiệp cũng có thu lại được phần lợi nhuận hợp lý không nhỏ.

4. Xây dựng chính sách trả thƣởng hợp lý

Chính sách trả thưởng hợp lý, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp cũng như thu nhập cho phân phối viên.

Doanh nghiệp cần quy định cấu trúc, phương pháp tính hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác của phân phối viên hợp lý. Nếu hoa hồng trả thưởng thấp thì sẽ không hấp dẫn nhà phân phối tham gia hoạt động marketing đa cấp. Nếu hoa hồng trả thưởng cao, đội giá sản phẩm lên, số lượng người tiêu dùng sẽ ít đi và doanh nghiệp không mở rộng được quy mô.

Doanh nghiệp cần hạn chế việc rập khuôn theo mô hình trả thưởng của công ty nước ngoài. Khi mang sản phẩm vào kinh doanh tại Việt Nam, cần xây dựng chính sách trả thưởng dựa vào quy mô doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm và điều kiện của Việt Nam.

5. Thành lập Hiệp hội các doanh nghiệp marketing đa cấp Việt Nam

Để tạo được sự đồng thuận của xã hội, các doanh nghiệp kinh doanh đã cấp trước hết phải thoả thuận với nhau để cùng đưa ra những bằng chứng thuyết phục về mức độ tin cậy của phương thức kinh doanh và của doanh nghiệp. Để làm được điều này, các doanh nghiệp thực hiện Marketing đa cấp phải hợp tác để cùng phát triển, tránh trường hợp tiêu cực như cạnh tranh không lành mạnh, lôi kéo mạng lưới của nhau, gây cản trở cho sự phát triển chung của ngành marketing đa cấp. Các doanh nghiệp cần sớm liên kết với nhau để thành lập hiệp hội kinh doanh đa cấp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, người tham gia và người tiêu dùng. Đồng

thời, cần hỗ trợ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý hoạt động kinh doanh đa cấp, sớm phát hiện và xử lý những doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bắt chính, lành mạnh hoá môi trường cho hoạt động kinh doanh đa cấp ở Việt Nam. Hiệp hội sẽ tạo ra tiếng nói chung cho tất cả các doanh nghiệp sử dụng phương thức Marketing đa cấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 87 - 92)