Mô tả mô hình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 28 - 35)

II. CÁC MÔ HÌNH MARKETING ĐA CẤP

1.1.Mô tả mô hình

1. Mô hình bậc than g mô hình thoát ly

1.1.Mô tả mô hình

Trong mô hình bậc thang, sự phát triển dựa trên các cấp độ của thành công. Mỗi bước đi trong sự nghiệp thăng tiến, phân phối sẽ được phong tặng các tước vị danh dự khác nhau và được hưởng mức ưu đãi rất lớn. Phân phối viên càng mua nhiều hàng trong công ty hàng tháng thì càng được đẩy lên những bậc cao hơn, với các tước vị danh dự khác, đồng nghĩa vói nó là các khoản ưu đãi và các khoản hoa hồng cũng khác nhau.

Mạng lưới tầng dưới sẽ đi theo sự phát triển của bạn. Khi các nhà phân phối trong mạng lưới tầng dưới đạt tới trạng thái vượt cấp nhất định hàng tháng thì họ sẽ ra khỏi nhóm. Nhà phân phối ở tầng trên không nhận được các khoản hoa hồng trực tiếp từ sản phẩm của họ hay mạng lưới của họ bán được nữa mà chỉ nhận được một khoản hoa hồng nhỏ từ tổng khối lưựng các nhà phân phối đã tách ra và từ mạng lưới của họ. Những công ty lớn, lâu đời nhất, như Amway và Tupperware sử dụng mô hình trả thưởng này.

Sơ đồ 2: Mô hình bậc thang thoát ly

Nguồn:http://kinhdoanhtheomang.com Phân phối viên lãnh đạo Quản lý (Phân phối viên đã tách nhóm)

1.2. Ưu điểm

 Tiềm năng thu nhập không hạn chế: Trong các mô hình kinh doanh, mô hình bậc thang đảm bảo khả năng đạt được phúc lợi lớn nhất. Đặc trưng thoát ly giúp các nhà phân phối xây dựng tổ chức lớn hơn và lấy được các khoản hoa hồng nhiều hơn từ các mô hình kiểu khác.

 Phạm vi chi trả sâu: Nếu mô hình chỉ cho nhà phân phối nhận được các khoản hoa hồng 6 mức. Trong mô hình một cấp hay mô hình ma trận, điều đấy có nghĩa là công ty kinh doanh đa cấp cho phép các phân phối viên tăng thu nhập từ mức thứ 7 hoặc thấp hơn, nhưng trong mô hình bậc thang – thoát ly, nhà phân phối ở mức 6 có thể thoát khỏi nhóm, nhà phân phối ở tầng trên cùng vẫn nhận được khoản hoa hồng từ khối lượng hàng hóa của nhà phân phối này.

Một số mô hình thoát ly cho phép thu về các khoản thu nhập từ mức thứ 20, độ sâu này trong các mô hình kiểu khác không thể đạt tới.

 Mạng lưới tầng dưới rộng lớn: Mô hình bậc thang thoát ly đem đến một độ lớn không hạn chế, có thể tuyển mộ vào tầng 2 của mình bao nhiêu người tùy vào khả năng của bạn. Họ, đến lượt mình cũng có thể tuyển mộ như thế. Nhà phân phối có thể mở rộng mãi mãi khi xây dựng mạng lưới tầng dưới rộng lớn, có khi lên tới hàng chục nghìn nhà phân phối.

 Tính ổn định của công ty: Công ty sử dụng mô hình này có khả năng tồn tại lâu hơn các công ty khác nhờ lợi nhuận cao. Đa số các công ty ổn định như Amway, Shaklee, Nu Skin, Quorum và các công ty khác đều sử dụng kiểu mô hình này. Theo nghiên cứu của Leonardo Cle ments, 86% các công ty MLM tồn tại từ 7 năm trở lên đều sử dụng mô hình bậc thang thoát ly.

 Dễ dàng thực hiện việc thêm vào hoặc bỏ bớt cấp độ như người giám sát (supervisor), trợ lý quản lý (assistant manager), quản lý cấp vùng (area manager), quản lý cấp miền (regional manager), quản lý cấp quốc gia (national manager).

1.3. Hạn chế

 Xu hướng tích trữ nhiều hàng: Nhược điểm chính của kế hoạch bậc thang ly khai là khuynh hướng lấy rất nhiều hàng để tích trữ (inventory loading). Trừ khi công ty giám sát họ chặt chẽ, những người phân phối có xu hướng huấn luyện những người phân phối ở cấp dưới tích lũy hàng để thăng cấp.

 Sự ban thưởng hạn chế: Mô hình bậc thang thoát ly đòi hỏi lao động rất vất vả. Phần lớn thu nhập đến từ các mức rất sâu, chỉ có thể đến được sau hàng loạt các cú chia tách. Điều này có nghĩa là bạn phải làm việc rất lâu, rất căng thẳng và hiệu quả trước khi bạn có thể thấy được những khoản thu nhập đáng kể của mình. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của Mô hình bậc thang thoát ly.

 Sự phân chia các khoản hoa hồng không công bằng: Một số người hoạt động trong kinh doanh theo mạng gọi mô hình bậc thang – thoát ly là “mô hình cộng hòa” bởi phần lớn tiền nằm trong các nhà phân phối xuất sắc và công ty. Quả thực, “mô hình xã hội” phân chia các khoản tiền hoa hồng công bằng hơn theo cấp, nhưng chúng có khả năng tồn tại thấp hơn vì không phải một chốc một lát mà các nhà phân phối có được lợi nhuận kếch xù ngay khi tham gia vào doanh nghiệp mà phải mất một thời gian ban đầu gây dựng. Mô hình bậc thang thoát phù hợp với những nhà phân phối xác định tư tưởng, thật kiên trì theo đuổi mục tiêu, làm việc chăm chỉ, nỗ lực, biết chờ đợi và hi vọng vào những khoản thu nhập đáng kể về sau.

2. Mô hình ma trận - Matrix

2.1. Mô tả mô hình

Mô hình ma trận cũng hạn chế số mức được chi trả như mô hình một cấp và mô hình bậc thang – thoát ly. Mô hình này khác với các sơ đồ khác ở chỗ hạn chế độ lớn và số người ở tầng một của nhà phân phối. Mô hình ma trận 3x3 có nghĩa là một người có thể có 3 người ở tầng 1 và nhận thu nhập từ 3 tầng.

Sơ đồ 3: Mô hình ma trận 3 x 3

Nguồn:http://kinhdoanhtheomang.com

2.2. Ưu điểm

 Sự chuyển qua: Bất kỳ người mới nào rơi vào ma trận đã vượt quá số người được phép ở tầng 1 sẽ bị rơi xuống tầng dưới. Ví dụ công ty marketing đa cấp áp dụng ma trận 2x12, nhà phân phối tuyển dụng được 6 người làm việc thì 4 trong số này sẽ được chuyển xuống tầng 2. Về mặt lý thuyết, điều này có nghĩa là trong mạng lưới có thể xuất hiện những người chỉ ngồi một chỗ, không làm gì cả, chờ đợi một chuyên gia đẳng cấp cao ở tầng trên, xây dựng mạng lưới cho họ.

 Tính đơn giản trong công việc: Trong hai mô hình còn lại, bậc thang thoát ly hay mô hình một cấp, trên lý thuyết, bạn có thể có 100 người hay nhiều hơn trong tầng 1 của bạn và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc đào tạo, đỡ đầu và nâng đỡ họ, ở mô hình ma trận, mỗi nhà phân phối chỉ phải đỡ đầu cho hai hay ba người trong tầng 1.

2.3. Hạn chế

 Một mạng lưới tầng dưới lười biếng: Mô hình ma trận thu hút những con người không muốn làm việc nhiều, và muốn thủ lĩnh xây dựng tổ chức cho họ thông qua “sự chuyển qua”.

 Hiệu ứng “con đỉa”: Trong mạng lưới dễ phát sinh ra cách nghĩ ỷ lại. Vì ở tầng thứ nhất chỉ có thể bố trí một số lượng người nhất định, cho nên những phân phối viên tích cực đỡ đầu nhiều người sẽ sắp xếp những người đó vào tầng dưới. Vấn đề nảy sinh khi việc này được sử dụng như một công cụ để tuyển người. Các phân phối viên mới được lôi kéo vào mạng lưới để ăn phần trăm từ những người dôi ra này. Xuất hiện rất nhiều các phân phối viên ở tầng dưới lười biếng. Khác với mô hình ly khai, khi muốn kết thúc với ai đó trong số những phân phối viên tầng 1 của bạn – một người không làm gì cả, bạn có thể xây dựng một nhánh người khác, còn trong ma trận này, việc loại bỏ một người ra khỏi mạng lưới phân phối viên tầng 1 khó khăn hơn nhiều.

 Hạn chế sự phát triển; Các mô hình ma trận hạn chế quy mô tổ chức của bạn. Ví dụ trong ma trận 2 x 4, bạn không bao giờ có thể có quá 120 người trong mạng lưới của mình.

 Sự kiểm tra của chính phủ: Chính phủ thường có các biện pháp kiểm tra đối với các mô hình ma trận do nhận thấy sự bất ổn trong kết cấu mô hình này. Ngày nay, các công ty trả thưởng theo kiểu ma trận cho phép

chính các phân phối viên tự xác định vị trí mỗi phân phối viên mới trong mạng lưới.

3. Mô hình một cấp - Unilevel

3.1. Mô tả mô hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình này chỉ có một cấp độ nhưng thực tế được trả thưởng từ 5- 10 cấp độ của mạng lưới. Trong mô hình này không có sự ly khai. Nhà phân phối có thể phát triển chiều rộng bao nhiêu tùy ý nhưng chỉ nhận được thù lao từ số lượng tầng dưới hạn chế. Ví dụ mô hình trả thưởng từ 5 tầng về chiều sâu có thể được coi là mô hình ma trận có dạng “vô tận x5”

3.2. Ưu điểm

Đơn giản: Không có sự thoát ly, dễ dàng giải thích cho người mới.

Độ rộng không hạn chế: Giống như trong mô hình bậc thang thoát ly, mô hình một cấp cho phép tiếp nhận số người vào làm việc không hạn chế trong tầng một.

Đơn giản: Do không có sự thoát ly và khối lượng buôn bán thường xuyên tính trong hạn ngạch hàng tháng nên nhà phân phối không lo bị mất đi thu nhập khi ai đó rút ra khỏi nhóm như trong mô hình bậc thang thoát ly.

3.3. Hạn chế

Kìm hãm sự phát triển: vì không có sự thoát ly nên mô hình một cấp chỉ trả một cho nhà phân phối ở một số tầng xác định. Về mặt lý thuyết, bạn có thể bổ sung vào sự thiếu sót này bằng cách tuyển dụng một số lượng người lớn vào tầng 1 của mình.

Tuy không có hạn chế về số lượng người đỡ đầu nhưng vẫn có sự hạn chế cơ học về tính hiệu quả của việc đỡ đầu. Tất cả các yếu tố còn lại tương tự như các yếu tố trong các mô hình khác. Các công ty sử dụng mô hình

một cấp thường có khuynh hướng nhỏ hơn các công ty sử dụng mô hình bậc thang - thoát ly.

Lười biếng: Do có sự hạn chế phát triển nên mô hình một cấp rất hấp dẫn với các nhà phân phối chỉ muốn mua xỉ hơn là mở rộng mạng lưới của mình. Đa phần các mô hình trả thưởng một tầng tồn tại ngày nay đều thuộc loại "có lợi cho tân binh" hoặc "quá tải cho tầng dưới". Những phân phối viên mới vào nghề thích mô hình dạng này vì chúng sớm mang lại thu nhập cho họ, nhưng khi mạng lưới phát triển, họ nhanh chóng thất vọng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp cho các tình huống Marketing đa cấp tại Việt Nam (Trang 28 - 35)