1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Hoạt động đầu tư phát triển tại tập đoàn điện lực Việt Nam thực trạng và giải pháp

79 488 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 736,92 KB

Nội dung

Hệ thống truyền tải 110 kV và 220 kV được khép kín ở cácmiền Bắc- Trung - Nam Hệ thống lưới điện trung thế và hạ thế Lưới điện phân phối : 35 kV, 6,0 kV và 0,4 kV, có nhiệm vụ cung cấp đ

Trang 1

Mục Lục

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 5

LỜI MỞ ĐẦU 6

Chương 1: 7

THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI 7

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 7

1.1 Tổng quan về EVN 7

1.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của EVN 7

1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN 12

1.1.2.1 Vị thế độc quyền của EVN 12

1.1.2.2 Hệ thống điện và đầu tư phát triển hệ thống điện 13

1.2 Thực trạng đầu tư phát triển tại EVN 14

1.2.1 Tình hình huy động vốn tại EVN 14

1.2.1.1 Nguồn vốn bên trong 15

1.2.1.2 Nguồn vốn bên ngoài 17

1.2.2 Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại EVN 22

1.2.2.1 Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện 23

1.2.2.2 Đầu tư phát triển KHKT-CN 25

1.2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 26

1.2.2.4 Đầu tư vào các lĩnh vực khác 28

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTPT tại EVN 30

1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 30

1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 31

1.3 Đánh giá khái quát tình hình đầu tư phát triển tại EVN 32

1.3.1 Thành tựu 32

1.3.1.1 Hệ thống nguồn và lưới điện đã được đầu tư đồng bộ 32

1.3.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao 40

1.3.1.3 Doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác tăng 40

1.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển tại EVN 42

1.3.2.1 Thiếu vốn đầu tư 42

1.3.2.2 ĐTPT mới công suất nguồn điện chưa đáp ứng nhu cầu 46

1.3.2.3 Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện chưa đáp ứng yêu cầu 48 1.3.2.4 Tiến độ thực hiện dự án chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 50 1.3.2.5 Nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu 53

1.3.2.6 Rào cản xuất phát từ phía các đơn vị, người dân 58

Trang 2

Chương 2 61

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 61

2.1 Định hướng phát triển và đầu tư phát triển tại EVN 61

2.1.1 Quan điểm phát triển 61

2.1.2 Mục tiêu phát triển 62

2.2 Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại EVN 63

2.2.1 Tăng cường huy động vốn từ các nguồn 63

2.2.2 Tăng cường đầu tư cho nguồn và lưới điện 65

2.2.2.1 Đầu tư phát triển nguồn điện 65

2.2.2.2 Đầu tư phát triển hệ thống truyền tải và phân phối điện 67

2.2.3 EVN cần phổ biến giải pháp tiết kiệm điện năng tới mọi người dân 67

2.2.4 Giảm tỷ lệ tổn thất điện năng 68

2.2.5 Đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án 70

2.2.6 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 71

2.2.6.1 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý 71

2.2.6.2 Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực 73

2.2.6.3 Có chính sách đãi ngộ đối với cán bộ có tay nghề cao 74

2.2.6.4 Đầu tư cho đội ngũ nhân lực phục vụ dự án nhà máy điện hạt nhân 74 2.3 Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước 75

2.3.1 Hoàn thiện các chính sách có liên quan 75

2.3.2 Phát huy vai trò của các tổ chức liên quan 77

2.3.3 Tiến tới mở cửa thị trường điện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD tại EVN 78

2.4 Các đơn vị cần hợp tác giải quyết khó khăn 79

KẾT LUẬN 81

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 3

ADB : Asia Development Bank: Ngân hàng phát triển Châu Á

ASEAN : Asociation of South East Asian Nations-Hiệp hội các nước Đông

Nam Á

BOO : Build- Operate-Own: Xây dựng- Vận hành- Sở hữu.

BOT : Build- Operate- Transfer: Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao

EVN : Electricity of Viet Nam- Tập đoàn điện lực Việt Nam

GDP : Gross Domestic Product- Tổng thu nhập quốc nội

IPP : Independent power plant- Nhà máy điện độc lập

JBIC : Japan Bank of International Cooperation- Ngân hàng hợp tác quốc tế

Nhật Bản

ODA : Official Development Assistance- Hỗ trợ phát triển chính thức

WB : World Bank- Ngân hàng Thế Giới

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

TNDN : Thu nhập doanh nghiệp

KT-XH : Kinh tế xã hội

KHCB : Khấu hao cơ bản

KHKT-CN : Khoa học kỹ thuật và công nghệ

ĐTPT : Đầu tư phát triển

CNVC : Công nhân viên chức

VĐTXD : Vốn đầu tư xây dựng

VTCC : Viễn thông công cộng

TTĐN : Tổn thất điện năng

GD& ĐT : Giáo dục và đào tạo

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂUBảng 1 : Bảng cân đối kế toán toàn Tập đoàn qua các năm

Bảng 2 : Bảng kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tập đoàn

Bảng 3 : Sản lượng điện phát ra các năm 2000-2006 theo thành phần

Bảng 4 : Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN

Bảng 5 : Nguồn vốn bên trong

Bảng 6 : Nguồn vốn bên ngoài

Bảng 7 : Các dự án vay vốn nước ngoài năm 2007- 2008

Bảng 8 : Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN

Bảng 9 : Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống điện

Bảng 10: Tỷ trọng vốn đầu tư cho KHCN trong tổng doanh thu

Bảng 11: Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho đào tạo trong tổng quỹ tiền lương qua các năm

2006-2008

Bảng 12: Báo cáo thu nhập hàng năm tại EVN qua các năm 2006-2008

Bảng 13: Tình hình đầu tư vào các công trình không thuộc lĩnh vực điện

Bảng 14: Chiều dài đường dây và dung lượng máy biến áp truyền tải qua các năm

2006-2008

Bảng 15: Công suất các nhà máy điện các năm 2006-2008

Bảng 16: Sản lượng điện thương phẩm phân phối cho các ngành KTQD qua các năm

2006-2008

Bảng 17: Doanh thu viễn thông điện lực

Bảng 18: Tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng VĐT cho nguồn điện

Bảng 19: Chỉ tiêu phát triển kinh tế và tiêu thụ điện năng ở 16 nước trên thế giới năm 2000

và dự báo cho Việt Nam năm 2020

Trang 5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Biểu đồ 2: Sản lượng điện thương phẩm

Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm

Biểu đồ 4: Tỷ lệ điện khí hóa nông thôn 2001- 2007

Biểu đồ 5: Tỷ lệ tổn thất điện năng từ 1996- 2007

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc

tế, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnhđạo đất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định hướng pháttriển kinh tế Với định hướng đúng đắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhànước ra khỏi chức năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện xây dựng các đầukéo phát triển kinh tế đất nước thông qua việc hình thành các Tổng công ty lớn Trong bốicảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/TTg củaChính phủ Sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựngtập đoàn kinh tế mạnh của đất nước, EVN tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụmới Năm 2007 là năm đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện đề

án chuyển đổi thành tập đoàn kinh tế theo các Quyết định số 147, 148/2006/QĐ- TTG ngày22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoànĐiện lực Việt Nam và thành lập Công ty mẹ -Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tập đoàn đã đóng góp những thành tựu to lớn trong việc thực hiện nhiều dự án quantrọng để xây dựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinhhoạt cho người dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội đất nước Tuy nhiên, bên cạnhnhững thành quả đạt được vẫn còn những tồn tại như: tiến độ xây dựng các công trình điệnvẫn còn chậm, sản lượng điện năng chưa đủ đáp ứng yêu cầu, tỷ lệ thất thoát điện năng cao

…Để đứng vững và phát triển hơn nữa đòi hỏi Tập đoàn phải có những giải pháp thiết thực

để khắc phục những tồn tại đó Để hiểu sâu hơn về vấn đề này em chọn đề tài: “Hoạt động

đầu tư phát triển tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam: thực trạng và giải pháp.”

Do khả năng thu thập tài liệu và hiểu biết thực tế có hạn nên bài viết của em cònnhiều hạn chế Em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo để đề tàiđược hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: PGS.TS Từ Quang Phương đã nhiệt tình

hướng dẫn em thực hiện đề tài này

Sinh viên

Trang 7

Chương 1 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về EVN

1.1.1 Sự ra đời và quá trình phát triển của EVN

Kỹ nghệ điện xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX, bắt đầu từ một số xưởng phátđiện hoạt động độc lập, cung cấp dòng điện một chiều Khi đó, điện một chiều được ưu tiêntrước điện động lực Cho đến năm 1954, tổng công suất nguồn điện toàn quốc mới đạtkhoảng 100 MW (Chợ Quán 35 MW, Yên Phụ 22 MW, Cửa Cấm 6,3 MW, Vinh 3,5 MW,Thượng Lý 10 MW, Nam Định 8 MW…), và một hệ thống lưới điện manh mún, lưới truyềntải cao nhất là 30,5 kV

Từ năm 1954, sau ngày tiếp quản, điện được sử dụng rộng rãi hơn và trở thành động lựcquan trọng thúc đẩy sự phát triển của đất nước Thời kỳ 1961- 1965, ở miền Bắc công suấtđặt tăng bình quân 20% hằng năm Cùng với một số nhà máy điện được xây dựng dưới sựgiúp đỡ của các nước XHCN, mạng lưới điện 35 kV, rồi 110 kV đã được xây dựng, nối liềncác nhà máy điện và các trung tâm phụ tải, hình thành nên hệ thống điện non trẻ của ViệtNam Thời kỳ 10 năm (1955 - 1965), ở miền Bắc, mức tăng công suất đặt trung bình là 15%.Trong giai đoạn (1966 - 1975) do chiến tranh phá hoại ác liệt nên mức tăng công suất đặtbình quân chỉ đạt 2,6%/năm

Giai đoạn 1975- 1994, hệ thống điện được phát triển mạnh với việc đưa vào vận hànhmột số nhà máy lớn với công nghệ tiên tiến như Nhiệt điện Phả Lại (440 MW), Thuỷ điệnTrị An (420 MW) và đặc biệt là Thuỷ điện Hoà Bình (1920 MW) và đồng bộ với cácnguồn phát điện, hệ thống lưới điện được phát triển rộng khắp cả nước trên cơ sở đường trục

là lưới điện 220kV

Năm 1994, việc đưa vào vận hành Hệ thống truyền tải 500 kV đã đánh dấu một bướcngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển của Hệ thống điện Việt Nam Từ đây, Việt Nam đã cómột Hệ thống điện thống nhất trong toàn quốc, làm tiền đề cho một loạt các công trình mớivới công nghệ hiện đại được đưa vào vận hành sau này

Theo tiến trình phát triển của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế,tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạođất nước bắt tay vào một thời kì đổi mới toàn diện về nhận thức và định hướng phát triểnkinh tế Hệ thống kinh tế đã có sự chuyển hướng rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực từ nôngnghiệp đến công nghiệp, từ giao thông vận tải đến thương mại dịch vụ Với định hướng đúngđắn ấy, nhà nước bắt đầu tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, thực hiện xây dựng các đầu kéo phát triển kinh tế đất nước thông

Trang 8

qua việc hình thành các tổng công ty lớn Trong bối cảnh đó, Tổng Công Ty Điện Lực ViệtNam (EVN) được thành lập theo Quyết định số 562/TTg và Điều lệ hoạt động của Tổngcông ty được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Nghị địng số 14/CP ngày27/01/1995.

Kể từ khi thành lập, Tổng công ty đã thể hiện được vị trí quan trọng của mình trong pháttriển kinh tế- xã hội đất nước Tổng công ty đã thực hiện nhiều dự án quan trọng để xâydựng nguồn điện và mạng lưới cung cấp điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt chongười dân Đến năm 2005, Tổng công ty có 56 đơn vị thành viên, phục vụ điện lực trênphạm vi toàn quốc EVN đã bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh của Nhà nước giao,sản xuất, kinh doanh luôn có lãi và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước So với năm 1995, nguyên giá tài sản cố định năm 2005 tăng 3,77 lần, đạt 105.617 tỷ đồng, vốn kinhdoanh tăng 1,64 lần, đạt 32.339 tỷ đồng So với khi mới thành lập Tổng Công ty, điện sảnxuất tăng gấp ba lần (từ 14,6 tỷ kWh tăng lên 44 tỷ kWh), tổng công suất nguồn điện tănggần hai lần (từ 4.549,7 MW tăng lên 8.843 MW)

Sau hơn 10 năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, hướng tới xây dựng tập đoànkinh tế mạnh của đất nước, EVN đã tổ chức lại sản xuất phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới.Năm 2007 là năm đầu tiên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện đề ánchuyển đổi thành tập đoàn kinh tế theo các Quyết định số 147, 148/2006/QĐ- TTG ngày22/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoànĐiện lực Việt Nam và thành lập Công ty mẹ-Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Sơ đồ tổ chức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau

Trang 9

xuất Phó TGĐ kinh Phó TGĐ kinh doanhdoanh ĐTXD NĐPhó TGĐ ĐTXD NĐPhó TGĐ Phó TGĐ ĐTXD LĐPhó TGĐ ĐTXD LĐ Phó TGĐ Phó TGĐ VT - NHVT - NH Phó TGĐ Phó TGĐ KT - TCKT - TC

Ban Kinh doanh

Văn phòng

Ban Thị trường điện

Ban Quản lý đầu tư

Ban Quản lý xây dựng

Ban Quan hệ Quốc tế

Ban Kiểm sóat Ban Tổng hợp

Ban Viễn thông và

Công nghệ thông tin

Ban Viễn thông và

Công nghệ thông tin

Ban Thanh tra

11 CTCP ĐL Khỏnh Hũa

1 Ban QLDA NMTĐ Sơn La

2 Ban QLDA thủy điện Trung Sơn

3 Ban QLDA thủy điện Sụng Bung 4

4 Ban QLDA nhiệt điện 1

5 Ban QLDA nhiệt điện 2

6 Ban QLDA nhiệt điện 3

7 Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tõn

8 Ban QLDA xõy dựng dõn dụng

9 Ban CBĐT dự ỏn ĐHN và NLTT

1 Ban QLDA NMTĐ Sơn La

2 Ban QLDA thủy điện Trung Sơn

3 Ban QLDA thủy điện Sụng Bung 4

4 Ban QLDA nhiệt điện 1

5 Ban QLDA nhiệt điện 2

6 Ban QLDA nhiệt điện 3

7 Ban QLDA nhiệt điện Vĩnh Tõn

8 Ban QLDA xõy dựng dõn dụng

4 Trường CĐ Nghề điện

Tổng công ty truyền tải điện quốc gia

Tổng công ty truyền tải

2 Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 2

3 Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 3

4 Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 4

1 Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 1

2 Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 2

3 Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 3

4 Cụng ty CP Tư vấn Xõy dựng điện 4

Viện Năng lượng

CT CP Cơ điện Thủ Đức

CT CP Cơ điện Thủ Đức

CTThông tin Viễn thông Điện ực

CTThông tin Viễn thông Điện ực

Trung tâm Thông tin điện lực

Trung tâm Thông tin điện lực

Trung tâm Công nghệ Thông tin

Trung tâm Công nghệ Thông tin

Công ty CP Cơ khí điện lực

Công ty CP Cơ khí điện lực

CT CP Cơ điện miền Trung

CT CP Cơ điện miền Trung

1.Công ty thủy điện Hòa Bình

2 Cụng ty thủy điện Trị An

3 Cụng ty thủy điện IALY

4 Cụng ty TĐ Tuyờn Quang

5 Cụng ty thủy điện Quảng Trị

6 Cụng ty thủy điện Đại Ninh

5 Cụng ty thủy điện Quảng Trị

6 Cụng ty thủy điện Đại Ninh

7 Cụng ty mua bỏn điện

1 CTCP Phỏt triển điện VN

2 Cụng ty CP Đầu tư và Phỏt triển điện Sờ San 3A

3 CTCP TĐ miền Trung

4 Cụng ty CP Điện Việt-Lào

5 Cụng ty CP EVN Quốc tế

6 Cụng ty CP DVSC Nhiệt điện miền Bắc

7 Cụng ty CP DVSC Nhiệt điện miền Nam

13 CTCP Thiờn đường Lăng Cụ

1 CTCP Phỏt triển điện VN

2 Cụng ty CP Đầu tư và Phỏt triển điện Sờ San 3A

3 CTCP TĐ miền Trung

4 Cụng ty CP Điện Việt-Lào

5 Cụng ty CP EVN Quốc tế

6 Cụng ty CP DVSC Nhiệt điện miền Bắc

7 Cụng ty CP DVSC Nhiệt điện miền Nam

13 CTCP Thiờn đường Lăng Cụ

Đ.vị trực thuộc Công ty con Đ.vị sự nghiệp Công ty liên kết

Trang 10

Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2006-2007-2008

Sau khi chuyển đổi thành mô hình Tập đoàn kinh tế, bước đầu đã tạo ra những thayđổi lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn Tổng doanh thu bán hàng vàcung cấp dịch vụ không ngừng tăng lên qua các năm:

Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh toàn Tập đoàn

Trang 11

Lợi ích của cổ đông thiểu số 358,463 380,268 480,851 Lợi ích của cổ đông chi phối 1,897,739 2,955,585 3,737,357

Nguồn: Báo cáo thường niên Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2007-2008

Như vậy, có thể nói cổ phần hóa là một bước đi đúng đắn của Tập đoàn Điện lực ViệtNam Nhờ thực hiện cổ phần hóa mà giá trị tài sản cố định của Tập đoàn năm 2008 tăng xấp

xỉ 1,49 lần năm 2006 Bên cạnh đó cổ phần hóa đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007- năm đầu tiên thực hiện cổ phần hóa- đã tăng 1.56 lần năm 2006, và đến năm 2008 thì con số này đã lên tới 73510 tỷ đồng, bằng 1.97 lần năm 2006

1.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN

1.1.2.1 Vị thế độc quyền của EVN

Kể từ khi thành lập vào ngày 27/01/1995, EVN đã thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển KT-XH của đất nước Tập đoàn đã đầu tư xây dựng rất nhiều dự án điện trọng điểm góp phần tăng khả năng cung cấp điện năng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt cho người dân trên cả nước Hiện nay, EVN đang nắm trong tay hệ thống truyền tải điện quốc gia Do vậy, trên thực tế có nhiều nguồn điện được xây dựng, lắp đặt, vận hành sản xuất theo hình thức BOO, BOT nhưng EVN vẫn đóng vai trò như một doanh nghiệp độc quyền trong ngành

Trang 12

Nguồn: Số liệu sơ bộ lấy từ Tổng cục thống kê

Qua bảng số liệu trên ta thấy: trên 90% sản lượng điện phát ra hàng năm thuộc về EVN.Thực tế này cho thấy vai trò quan trọng của EVN đối với nền kinh tế, đồng thời cũng lý giảiđược vì sao nói tới điện là nói tới EVN

Bên cạnh đó, chính phủ còn đặt rất nhiều kì vọng vào EVN trong việc phát triển và đảmbảo sản lượng điện phục vụ nhu cầu của nền kinh tế Trong quy hoạch phát triển điện giaiđoạn 2006-2015 có xét đến năm 2020 (Tổng sơ đồ VI) sẽ có 98 dự án điện với tổng côngsuất 58000 MW được phát triển mới Trong số này, EVN được giao đảm trách 50 dự án vớitổng công suất là 32.200 MW chiếm tỷ lệ hơn 55% tổng công suất được phát triển mới

Được coi là chiếm vị thế độc quyền trong ngành điện, điều này ảnh hưởng không nhỏtới hoạt động đầu tư phát triển cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh tại EVN Hiện nay,EVN trực tiếp kí 32 hợp đồng mua bán điện (PPA) với các công ty phát điện thuộc EVN vàchủ đầu tư IPP trong và ngoài nước Năm 2007, EVN dự kiến mua của các nhà máy điệnBOT, IPP và các công ty cổ phần khoảng 33,499 tỷ kWh, chiếm tỷ lệ 49,73% tổng sản lượngđiện của EVN Điều đáng nói là các giao dịch mua bán trên đều dựa trên cơ sở mua bán nội

bộ trong EVN hoặc theo kiểu mua bán thỏa thuận đối với IPP và BOT thông qua các quychế, quyết định giao kế hoạch và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ Bên cạnh đó, giá bán điệnnội bộ của EVN áp dụng trên nguyên tắc trừ lùi từ giá bán điện bình quân và có điều hòa lợinhuận giữa các công ty điện lực mà chưa dựa trên cơ sở tính từ giá thành sản xuất điện củanhà máy cộng với chi phí truyền tải Vì thế, mặc dù là thị trường có quy mô lớn về sản lượnghàng hóa và giá trị hơp đồng nhưng hình thức mua bán còn đơn giản, chưa đáp ứng đầy đủcác yêu cầu của thị trường

Trang 13

1.1.2.2 Hệ thống điện và đầu tư phát triển hệ thống điện

Hệ thống điện là sự kết hợp liên hoàn của 3 khâu: Phát điện (Sản xuất) - Truyền tải điệnnăng trên các đường dây cao áp – Phân phối điện (Tiêu dùng) qua lưới điện trung thế và hạthế để cung cấp cho các phụ tải Với tiêu chí An toàn – Chất lượng – Liên tục

Các Nhà máy phát điện, bao gồm: Thuỷ điện, Nhiệt điện than, Nhiệt điện dầu DO (dầunặng) và FO (dầu nhẹ), tuabin khí và các trạm diesel, có nhiệm vụ sản xuất ra điện năng theonhu cầu của hệ thống (là hàng hoá không thể tích luỹ)

Các đường dây tải điện cao áp 110 kV, 220 kV và 500 kV có nhiệm vụ truyền tải điệnnăng được sản xuất ra từ các nhà máy phát điện Đường dây truyền tải cao áp 500 kV Bắc –Nam có chiều dài gần 1.500 km được đưa vào vận hành từ tháng 5/1994 để truyền tải côngsuất của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình (Công suất lắp máy 1.920 MW) qua các trạm 500 kV:

Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Pleyku, và Phú Lâm Hiện tại Hệ thống truyền tải 500 kV đã được mởrộng thêm mạch 2 và nhiều mạch rẽ, để nối với các trung tâm điện lực lớn như : Nhiệt điệnPhú Mỹ, khu công nghiệp Dung Quất, Trong tương lai gần Hệ thống truyền tải 500 kV sẽđược nối với Nhà máy thuỷ điện Sơn La (Công suất lắp máy 2.400 MW) Điều hành hệthống truyền tải 500 kV là Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc Gia, có sự giám sát củaTập đoàn Điện lực Việt Nam Hệ thống truyền tải 110 kV và 220 kV được khép kín ở cácmiền Bắc- Trung - Nam

Hệ thống lưới điện trung thế và hạ thế (Lưới điện phân phối) : 35 kV, 6,0 kV và 0,4 kV,

có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải , bao gồm: các phụ tải của sản xuất Công nghiệp,Nông nghiệp, Giao thông vận tải, Thương mại- Dịch vụ công công và phủ tải sinh hoạt củanhân dân thông qua các hợp đồng mua/bán điện

Đầu tư phát triển Hệ thống điện, đặc biệt là quản lý vận hành tốt những gì đang có,đồng thời với việc đầu tư xây dựng mới thêm các nhà máy phát điện, các đường dây truyềntải điện cao áp, lưới điện phân phối, đuợc hiểu là đầu tư để tăng cường khai thác tiềm năngcủa các nguồn năng lượng sơ cấp có sẵn, như: nguồn nước, nguồn than ở phía Bắc và nguồnkhí tự nhiên ở phía Nam cho mục đích phát điện Điều này cũng có nghĩa là để tăng thêmcông suất lắp máy cho Hệ thống điện Quốc gia, kèm theo khả năng truyền tải và phân phốiđiện có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả và kinh tế hơn cho các phụ tải

Điện phải đi trước một bước, vì điện là kết cấu hạ tầng, tham gia và đảm bảo cho cácngành công nghiệp mũi nhọn, nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và dịch vụ côngcộng phát triển Đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, có chất lượng là điều kiện cần để thúc đẩyphát triển nền kinh tế của đất nước một cách bền vững, có tăng trưởng Trong điều kiện Việt

Trang 14

Nam, đầu tư xây dựng hệ thống điện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm đảo bảo An ninhnăng lượng và cân bằng cung cầu về điện năng không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế, màcòn đáp ứng nhu cầu thiết yếu khác của cả xã hội

1.2 Thực trạng đầu tư phát triển tại EVN

1.2.1 Tình hình huy động vốn tại EVN

Đóng vai trò là Tập đoàn kinh tế mạnh, EVN đã tích cực huy động mọi nguồn vốnbên trong và bên ngoài để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời triển khai đầu tư vàomột số lĩnh vực khác nhằm tăng doanh thu cho toàn Tập đoàn Sau đây là bảng nguồn vốnhuy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN qua các năm 2006-2008

Bảng 4: Nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện ĐTXD tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy: nguồn vốn huy động cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN

đã tăng nhanh qua các năm: năm 2008 đã tăng gấp 1.5 lần năm 2006 đạt 29764388 triệuđồng Bên cạnh đó, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ nội lực trong tổng nguồn vốn đầu tưphát triển tăng lên qua các năm, năm 2006 là 40.85% và tới năm 2008 là 44.33% Điều nàychứng tỏ EVN đã có bước đi đúng đắn khi chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tập đoàn kinh

tế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, điều kiện huy động các nguồn vốn bên ngoài rất khókhăn Tuy nhiên, tỷ trọng vốn nội lực tăng lên qua các năm đồng nghĩa với tỷ trọng vốn huy

Trang 15

động được từ bên ngoài giảm xuống Thực tế này đòi hỏi EVN phải chú trọng khai thác cácnguồn vốn bên trong nhưng không được coi nhẹ vai trò của nguồn vốn bên ngoài

1.2.1.1 Nguồn vốn bên trong

Nguồn vốn bên trong đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển của EVN, nó tạo điều kiện thuận lợi cho EVN chủ động hơn trong sản xuất, bên cạnh đó nguồn vốn nội lực cũng là cơ sở để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư, các

tổ chức tài chính đối với Tập đoàn Nhận thức rõ vai trò của nguồn vốn này đối với quá trình đầu tư phát triển của, đồng thời để có thể hoàn thành nhiệm vụ nặng nề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, EVN đã tích cực huy động triệt để các nguồn vốn bên trong từ các nguồn: Vốn KHCB+ bán cổ phần; Lợi nhuận chuyển đầu tư;Vốn đơn vị vận hành thanh toán; Vốn cổ đông đóng góp; Ngân sách cấp…Trong đó, nguồnvốn KHCB+ bán cổ phần đóng vai trò quan trọng nhất, đồng thời cũng chiếm tỷ trọng caonhất trong cơ cấu nguồn vốn bên trong huy động được tại EVN

Sau đây là bảng cơ cấu nguồn vốn bên trong của EVN các năm 2006- 2008:

Bảng 5: Nguồn vốn bên trong

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện ĐTXD tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn KHCB+ bán cổ phần đóng vai trò quan trọng nhất,đồng thời cũng chiếm tỷ trọng cao nhất (90-95%) trong cơ cấu nguồn vốn bên trong huyđộng được tại EVN Kể từ khi tiến hành chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế, EVN đã tiếnhành cổ phần hóa các nhà máy và đơn vị phân phối điện Đây là kênh huy động vốn quantrọng và đã đem lại hiệu quả không nhỏ Theo thống kê, trong 3 năm 2005-2007, EVN đãhoàn thành cổ phần hóa 7 nhà máy điện nữa là nhiệt điện Phả Lại, Ninh Bình, Uông Bí, Bà

Trang 16

Rịa, thủy điện Thác Bà, Hàm Thuận - Đa Mi, Thác Mơ, một số điện lực và các công ty tưvấn xây dựng điện với tổng giá trị thu được (cộng cả khấu hao của các đơn vị trên) là hơn6.000 tỷ đồng Ngoài ra, EVN dang dự định tiến hành cổ phần hóa các nhà máy mới sau 1năm đưa vào vận hành là thủy điện Sê San 3, Quảng Trị, A Vương, Buôn Kuốp, Buôn TuaSrah, Đồng Nai 4 và bán tiếp cổ phần của EVN ở hai công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng

và Quảng Ninh sẽ thu được với tổng giá trị 8.273 tỷ đồng Các nguồn vốn thu được từ cổphần hóa này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho EVN giải quyết khó khăn về vốn cho đầu tư pháttriển

1.2.1.2 Nguồn vốn bên ngoài

Trước tình hình nhu cầu sử dụng điện phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhngày càng tăng cao, EVN cần tích cực đầu tư phát triển hệ thống điện, đặc biệt là cần xâydựng thêm các nhà máy điện để tạo mới công suất nguồn nhằm cung ứng đủ điện cho nềnkinh tế Để đạt được mục tiêu này, EVN cần huy động một lượng vốn khá lớn Và trong khinguồn vốn bên trong còn hạn chế thì việc huy động thêm nguồn vốn bên ngoài là rất cầnthiết Các nguồn vốn bên ngoài được EVN huy động từ các nguồn: Vốn vay nước ngoài;Vốn trái phiếu; Vốn tín dụng ưu đãi; Vốn tín dụng thương mại; Vốn khác (đền bù, địaphương ứng trước )…Sau đây là bảng thống kê các nguồn vốn EVN huy động bên ngoàiqua các năm 2006- 2008:

Bảng 6:Nguồn vốn bên ngoài

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện ĐTXD tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn vay nước ngoài và vốn tín dụng thương mại là hainguồn vốn cơ bản, hai nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn bênngoài EVN đã huy động được Nhờ nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn bên ngoài,

Trang 17

EVN đã tích cực mở rộng và phát huy công tác đối ngoại nhằm huy động vốn từ các tổ chứckinh tế, tài chính, thương mại quốc tế Năm 2007 là dấu mốc quan trọng trong hoạt động hợptác đối ngoại của Tập đoàn Bên cạnh việc củng cố, duy trì tốt mối quan hệ truyền thống vớicác tổ chức tài chính lớn, các nước như WB, ADB, Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc…EVN đãtừng bước thiết lập và triển khai nhiều hoạt động hợp tác cụ thể với nhiều quốc gia, tổ chứctài chính, Tập đoàn công nghiệp lớn trên thế giới Mặt khác, để tạo môi trường hấp dẫn đốivới các nhà đầu tư và các tổ chức tài chính cho vay, ngành Điện luôn tích cực đổi mới vàhoàn thiện mình, thể hiện qua việc phân cấp đầu tư, xây dựng đề án mô hình Tập đoàn Điệnlực với mục đích tăng cường tính hiệu quả của EVN Bằng việc làm cụ thể này, EVN đã giữđược lòng tin của các tổ chức hỗ trợ ODA như WB, ADB, JBIC… Các tổ chức này đã camkết tài trợ cho EVN hàng loạt dự án mới với những khoản vay rất lớn, góp phần giảm gánhnặng về vốn đầu tư đối với EVN trong những năm tới Nhờ đó, uy tín, vị thế của Tập đoàn

đã không ngừng được nâng cao, giúp EVN tiếp cận và thu hút được nhiều nguồn vốn vaylớn cho các dự án quan trọng

Bên cạnh đó, EVN còn tham gia tích cực vào các sinh hoạt, hoạt động với các nướctrong khu vực ASEAN, nhất là các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Trung Quốc.Đặc biệt, trong khuôn khổ hợp tác những người đứng đầu ngành Điện các nước ASEAN(Hapua), EVN đã đăng cai tổ chức thành công cuộc họp của Hội đồng HAPUA 23 tại ĐàNẵng Cũng tại đây, EVN đã phối hợp với Ngân hàng phát triển châu á (ADB) tổ chức diễnđàn sinh hoạt trong khuôn khổ Tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS), APEC Đồng thời phốihợp với các bộ, ngành để thu xếp khoản tín dụng 100 triệu USD cho dự án viễn thông nôngthôn và hiện đang trao đổi với CSG để cùng khai thác hệ thống cáp quang OPGW trên cácđường dây 220 kV qua Lào Cai và Hà Giang, nhằm tiếp tục tăng cường và mở rộng các cổngthông tin quốc tế của EVN Tại Lào và Campuchia đã xúc tiến đầu tư xây dựng các nhà máythuỷ điện Sê San 1 (90 MW), Hạ Sê San 2 (420 MW), chuẩn bị chương trình hội thảo báocáo EIA sông Sêrêpok trên lãnh thổ Campuchia, đẩy mạnh hợp tác với Liên Bang Nga vàUcraina để cung cấp thiết bị cho các dự án Sê San 3, Pleikrông, A Vương, Buôn Kuốp.Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế, mở rộng các mối quan hệ đối ngoại, thiết lậpcác hoạt động hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia và các tổ chức tài chínhquốc tế, EVN đã thu hút được khối lượng vốn hỗ trợ phát triển khá lớn Hàng nghìn tỷ đồng

từ các dự án ODA của Ngân hàng phát triển châu á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) vàmột số quốc gia… được EVN sử dụng hiệu quả: thực hiện xây dựng hàng loạt nhà máy điện

có hiệu suất cao, góp phần tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường; Các cụm tuốc bin khí chu

Trang 18

trình hỗn hợp kịp thời phát triển để sử dụng nguồn khí thiên nhiên và khí đồng hành ở khuvực phía Nam rất hiệu quả; Các nhà máy điện xây dựng mới cũng như đang vận hành đượctrang bị hệ thống điều khiển, điều tốc hiện đại nâng cao hiệu quả phát điện; Lưới điện truyềntải và phân phối đã được đầu tư, mở rộng, hiện đại hóa, đặc biệt hệ thống bảo vệ tự độngđiều khiển đã góp phần giảm đáng kể những sự cố lưới điện trong thời gian gần đây, mặc dùchế độ vận hành hệ thống ngày càng đòi hỏi khắt khe do nhu cầu phụ tải tăng cao Hàng loạt các dự án đã được ký kết hiệp định vay vốn góp phấn giải quyết áp lực nguồn vốn đầu

tư phát triển tại EVN Các dự án đã được ký kết hiệp định vay hoặc đang được thu xếp vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế trong năm 2007-2008 như:

tổ máy 2x300MW có tổng mức đầu tư là 723 triệu USD trong vốn vay Cơ quan hợptác quốc tế Nhật Bản (JICA) là 72.359 triệu Yên Hiệp định vay tài khóa 2006 đãđược ký kết với 20,943 triệu Yên

JICA là 10.906 triệu Yên cho tài khóa 2007 gồm các tiểu dự án thuộc hệ thống lướiđiện phân phối thuộc các Công ty Điện lực 1, Hà Nội, TP HCM, Hải phòng, HảiDương, Đà Nẵng, Đồng Nai

Quảng Nam, với tổng mức đầu tư là 223 triệu USD trong đó vay nguồn Tín dụngthông thường của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) là 196 triệu USD Hiệp địnhkhoản vay và Hiệp định dự án đã được ký vào ngày 6/10/2008 Đi kèm với dự án,ADB cũng đã phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 2 triệu USD cho tỉnhQuảng Nam nhằm nâng cao đời sống dân sinh cho cộng đồng dân tộc thiểu số bị ảnhhưởng bởi dự án Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án, EVN đang xúc tiến Cơchế phát triển sạch (CDM) cho dự án

tỉnh Quảng Ninh, có tổng mức đầu tư khoảng 1,099 tỷ USD đã được ADB cam kếtcho vay 930,71 triệu USD từ nguồn vốn Tín dụng thông thường (OCR) Hiệp địnhkhoản vay lần 1 (27,86 triệu USD) đã được ký vào ngày 9/10/2007

tư khoảng 600 triệu USD, trong đó phần thiết bị dự kiến vay Cơ quan Phát triển Pháp(AFD) với tổng giá trị 100 triệu USD, EVN đang thu xếp vốn cho phần còn lại vớicác tổ chức tài chính quốc tế khác cũng như các ngân hàng thương mại trong nước

Trang 19

Đây là khoản vay trực tiếp đầu tiên của AFD đối với EVN không qua bảo lãnh củaChính phủ Thoả ước vay của dự án dự kiến sẽ được AFD phê duyệt vào cuối năm

2008 và ký hiệp định tài trợ với EVN trong năm 2009

Thế giới (WB) với mục tiêu nâng cấp và mở rộng lưới phân phối điện 110 kV; 35 kV

và 22 kV được ký kết Hiệp định tài trợ vào tháng 10/2008

260MW đang được xem xét sử dụng nguồn vốn vay Ngân hàng Tái thiết và Phát triểnQuốc tế (IBRD-WB) với giá trị khoảng 330 triệu USD Công tác thẩm định dự án,đàm phán và ký kết hiệp định sẽ được thực hiện vào đầu năm 2009

khoảng 200 triệu USD và cũng bổ sung khoảng 200 triệu USD cho dự án Truyền tải

và Phân phối II vào tài khoá năm 2009

Sau đây là bảng số liệu thống kê các dự án vay vốn từ các tổ chức tài chính nướcngoài:

Trang 20

Bảng 7: Các dự án vay vốn nước ngoài năm 2007- 2008

WB

ADB

JBIC

Song phương

Nguồn: Báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh tại EVN

Trang 21

1.2.2 Tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại EVN

Nhờ huy động mọi nguồn vốn nội lực và vốn vay, tài trợ bên ngoài, nguồn vốn chođầu tư phát triển tại EVN đã không ngừng tăng lên qua các năm Theo đó, EVN đã tích cựcđầu tư phát triển hệ thống điện đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra Bên cạnh đó, EVN đangtích cực đầu tư ra ngoài ngành : viễn thông, tài chính, bất động sản…Sau đây là bảng báocáo tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển tại EVN:

Bảng 8:Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN

Nguồn: Báo cáo thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh tại EVN

Qua bảng trên ta thấy, trên 92% nguồn vốn đầu tư phát triển tại EVN được dùng để đầu tư xây dựng các công trình thuộc lĩnh vực điện Điều này cho thấy EVN

đã nhận thức rõ nhiệm vụ quan trọng của Tập đoàn trong việc cung ứng đủ điện cho nền kinh tế Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn đầu tư cho NC-PT; vốn ĐTPT nguồn nhân lực cũng tăng lên qua các năm Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng các công trình điện trong tổng vốn đầu tư phát triển tại EVN năm 2008 có xu hướng giảm xuống, trong khi đó tỷ trọng vốn đầu tư các công trình viễn thông lại có xu hướng tăng lên qua các năm Thực tế này đòi hỏi EVN cần xem xét lại vấn đề phân bổ vốn đầu tư phát triển sao cho đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn hoàn thành nhiệm vụ đề ra Sau đây sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN.

Trang 22

1.2.2.1 Đầu tư phát triển nguồn và lưới điện

Điện bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ cuối thập niên 70 của thế kỷ thứ 19 nhưngđến năm 1975, sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà, tổng côngsuất các nguồn điện trong cả nước mới đạt 1.326,3MW; tổng sản lượng điện đạt 2,95 tỷkWh Trong đó miền Bắc đạt 1,271 tỷ kWh, miền Nam có 1,614 tỷ kWh và miền Trung chỉ

có 65 triệu kWh Cả nguồn và lưới điện của nước ta ở thời điểm đó còn quá thấp, chưa kếtnối thành hệ thống điện thống nhất, luôn phải đối mặt với sự thiếu điện nghiêm trọng và khókhăn Để thực hiện thành công tổng sơ đồ phát triển điện lực đã được Chính phủ phê duyệt,ngành điện đã đồng tâm, hợp lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, đẩy mạnh tiến độ xâydựng các nhà máy điện: Phả Lại, Hòa Bình, Trị An, Thác Mơ, Vĩnh Sơn, tua-bin khí hỗnhợp Bà Rịa Ngành điện cũng khẩn trương xây lắp và đưa vào vận hành các tuyến đường dây

và trạm đồng bộ với các nhà máy điện mới như đường dãy 220 kV Vinh- Đồng Hới, đườngdây 110 kV Đồng Hới- Huế- Đà Nẵng, đồng thời cải tạo nâng cấp một loạt hệ thống lướiđiện cũ từ 66 kV lên 110 kV Đặc biệt, sau hai năm khẩn trương xây dựng, ngày 27-5-1994,

hệ thống điện cao áp 500 kV Bắc Nam mạch 1, dài 1.487 km chính thức đi vào hoạt động,đánh dấu bước ngoặt lịch sử phát triển của điện lực Việt Nam Kể từ thời điểm này, hệ thống điện cả nước Việt Nam chính thức hợp nhất và được chỉ huy điều độ từ một trung tâmđiều khiển Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia Hệ thống điện 500 kV xuyên Việt còn

là nền tảng để hệ thống điện Việt Nam có khả năng kết nối với hệ thống điện của các nướcĐông-Nam Á và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực Từ đây, vị thế củaEVN không ngừng được tăng cao trong tiến trình hội nhập một cách đầy đủ thị trường khuvực và quốc tế

Cùng với những khởi sắc của kinh tế đất nước, nhu cầu tiêu thụ điện năng ngày cànglớn hơn Thông qua những cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý của Chính phủ như cơ chế ưutiên huy động vốn đầu tư, các chính sách đặc biệt dành cho các công trình điện như cơ chế

797, 400, 1195, EVN đã có những thuận lợi nhất định trong việc đầu tư phát triển các côngtrình nguồn và lưới điện Tân dụng cơ hội đó, EVN đã không ngừng đầu tư phát triển đồng

bộ nguồn và lưới điện Sau đây là số liệu thống kê qua các năm:

Bảng 9: Tình hình sử dụng vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống điện

Trang 23

Năm

Triệu đồng

% trong tổng VĐTPT

Triệu đồng

% trong tổng VĐTPT

Triệu đồng

% trong tổng VĐTPT

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện đầu tư xây dựng tại EVN

Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm nay, tổng số vốn Tập đoàn đầu tư vào xâydựng hạ tầng cơ sở là 21.047 tỷ đồng Trong đó đầu tư nguồn điện 12.397 tỷ, đầu tư lướiđiện truyền tải và phân phối 5.351 tỷ

Đặt trong bối cảnh huy động vốn chật vật bởi tác động của khủng hoảng kinh tế toàncầu và hàng loạt những khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng các công trình nguồn

và lưới, ta thấy rõ đây chính là kết quả của sự nỗ lực vượt bậc của EVN

1.2.2.2 Đầu tư phát triển KHKT-CN

Đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển KHKT là hình thức của ĐTPT nhằm hiện đạihoá dây chuyền công nghệ và trang thiết bị cũng như trình độ nhân lực, có tác dụng làm tăngnăng lực sản xuất kinh doanh cũng như cải tiến đổi mới sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, đâycũng là hoạt động đầu tư vào lĩnh vực phần mềm của công nghệ như thông tin, thương hiệu

Trang 24

và thể chế doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của hình thức đầu tư này, hàngnăm, EVN luôn dành một nguồn vốn thích hợp cho hoạt động nghiên cứu, triển khai và ứngdụng KHCN-KT Đầu tư đổi mới công nghệ và phát triển KHKT tại EVN bao gồm đầu tưcho phần cứng của KHKT-CN và đầu tư cho phần mềm của KHKT-CN

Về ĐTPT phần cứng của KHKT-CN, EVN đã triển khai ĐTPT những dây chuyền máymóc, trang thiết bị hiện đại Trước tiên là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận dâychuyền máy móc thiết bị mới Thứ hai: thực hiện đầu tư vào việc nhập khẩu dây chuyền sảnxuất phù hợp Ba là thực hiện việc tiếp nhận công nghệ của dây chuyền máy móc trang thiết

bị Bốn là thực hiện việc nghiên cứu triển khai để có thể sản xuất dây chuyền máy móc dựavào công nghệ được tiếp nhận

Về ĐTPT phần mềm của KHKT-CN tại EVN bao gồm ĐTPT nguồn nhân lực, pháttriển công nghệ bao gồm thương hiệu, bí quyết kinh doanh, uy tín…và phát triển cơ cấu thểchế tổ chức

Bảng 10: Tỷ trọng vốn đầu tư cho KHCN trong tổng doanh thu

Vốn đầu tư đổi mới

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo thường niên tại EVN qua các năm 2006-2008

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ đầu tư nghiên cứu phát triển /đầu tư đổi mới thiết bị côngnghệ là 6%/ 94% Tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển tại EVN qua các năm vào khoảng0.08% trên tổng doanh thu Trong khi đó, tỷ lệ đầu tư cho nghiên cứu phát triển tại cácdoanh nghiệp trên thế giới trung bình vào khoảng 5%- 6% Như vậy, tỷ lệ này còn rất thấpđòi hỏi EVN cần nỗ lực hơn nữa cho công tác nghiên cứu- phát triển để nâng cao hiệu quảsản xuất và tăng năng lực cạnh tranh của mình trên trường quốc tế Sau đây là bảng tỷ lệ vốnđầu tư cho nghiên cứu phát triển trên tổng doanh thu

Trang 25

1.2.2.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là một trong những nội lực quan trọng nhất quyết định kết quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp nói chung và EVN nói riêng Đó chính

là động lực để cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ đã có những quyết định đầu tư vào việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên và công nhân trên từng lĩnh vực cụ thể Nhận thức rõ vấn đề này, EVN đã ban hành quy chế mới về đào tạo phát triểnnguồn nhân lực nhằm phân cấp quản lý rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn giữa EVN - đơn

vị trong các hoạt động về đào tạo Các hình thức đào tạo được EVN tích cực áp dụng vàtriển khai: EVN đã phối hợp với Tổng cục dạy nghề và các trường trực thuộc tổ chức xâydựng; Tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chochương trình phát triển điện hạt nhân do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì Các trường thuộcEVN được định hướng tự chủ về tài chính, nghiên cứu phương án thí điểm cổ phần hoá vàtriển khai mạnh mẽ việc đào tạo theo nhu cầu của EVN và xã hội Ngoài ra, EVN tiếp tục tổchức và điều phối các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn thuộc các dự án lớn, đào tạo

về công nghệ mới và các chức danh do EVN quản lý EVN đã thực hiện các kế hoạch đàotạo hàng năm với kinh phí chiếm khoảng 2% quỹ lương

Bảng 11: Tỷ trọng kinh phí đầu tư cho đào tạo trong tổng quỹ tiền lương qua các năm

2006- 2008

Tỷ trọng kinh phí đào tạo trong tổng quỹ

Nguồn: Báo cáo thường niên tại EVN qua các năm 2006-2008

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng kinh phí đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực trong tổng quỹ lương tăng lên qua các năm Điều này chứng tỏ EVN đã chú trọng đến vấn

đề này Bên cạnh việc đầu tư cho đào tao phát triển nguồn nhân lực thì dưới góc độ tầm nhìn của một nhà đầu tư, trả lương cho người lao động chính là cách họ đầu tư rất hiệu quả Mức lương hấp dẫn trở thành một trong các tiêu chí hàng đầu để hấp dẫn các chất xám Nhận thức rõ điều này, EVN cũng như các doanh nghiệp ngành điện khác đã có những chính sách ưu đãi về thu nhập cho cán bộ công nhân viên giúp họ yên tâm công tác, nâng cao hiệu quả làm việc, đồng thời cũng là một biện pháp để thu

Trang 26

TNBQ (Tr / người)

Nguồn: Báo cáo Lao động- Thu nhập các năm 2006-2008

1.2.2.4 Đầu tư vào các lĩnh vực khác

Sau khi chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý thành Tập đoàn kinh tế, EVN đã không ngừng đầu tư ra ngoài lĩnh vực điện nhằm nâng cao vị thế của Tập đoàn, đồng thời cũng tạo cơ hội huy động thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển Các lĩnh vực được EVN chú trọng đầu tư sau nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống điện là viễn thông, tài chính, bất động sản Trong đó, EVN đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, bất động sản dưới dạng đầu tư vào công ty liên kết Riêng với lĩnh vực viễn thông thì EVN Telecom là một đơn vị trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chuyên kinh doanh trên lĩnh vực viễn thông với các chức năng:

Quản lý vận hành và khai thác mạng Thông tin viễn thông điện lực Đảm bảo vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng phục vụ cao cho công tác chỉ đạo, điều hành sản xuất, vận hành hệ thống điện và kinh doanh của EVN

Trang 27

 Kinh doanh các dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế

 Tư vấn, thiết kế, lập dự toán các công trình thông tin viễn thông.

 Lắp đặt các công trình thông tin viễn thông, các công trình điện 35kV trở xuống

 Sản xuất, lắp ráp và cung ứng các thiết bị thông tin viễn thông , tủ bảng điện điều khiển và các thiết bị điện-điện tử chuyên dùng.

 Trong bối cảnh thị trường viễn thông trong nước phát triển mạnh mẽ, kinh doanh viễn thông được xác định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam Sau đây là bảng số liệu về tình hình đầu

tư các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực điện tại EVN thời gian qua:

Bảng 13:Tình hình đầu tư vào các công trình không thuộc lĩnh vực điện

Trang 28

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thống kê chính thức tại EVN năm 2006-2008

Ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển hệ thống điện đảm bảo mục tiêu đã đề ra, EVN còn mạnh dạn đầu tư sang các lĩnh vực viễn thông, tài chính, BĐS…Qua bảng

số liệu trên ta nhận thấy tỷ trọng vốn đầu tư phát triển mà EVN đầu tư ra ngoài ngành đang có xu hướng tăng lên Cụ thể năm 2006 là 7.09%, năm 2008 đã tăng lên 7.22% Điều đó chứng tỏ sự lớn mạnh về vị thế của EVN trong các lĩnh vực đầu tư kinh doanh Trong đó, kinh doanh viễn thông đã được xác định là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của EVN Tỷ trọng vốn đầu tư vào các công trình viễn thông đang tăng lên trong tổng VĐTXD tại EVN: năm 2006 là 3.886% và đến năm 2008 là 3.919% Bên cạnh

đó, EVN còn góp vốn đầu tư vào các công ty liên kết thuộc các lĩnh vực tài chính, bất động sản Tuy nhiên trong điều kiện nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển còn khó khăn, mụctiêu cung ứng đủ điện cho nền kinh tế còn chưa thực hiện được thì việc tỷ trọng nguồn vốn EVN dành đầu tư ra ngoài ngành lại có xu hướng tăng lên đã gây nhiều ý kiến phản đối Thực tế này đòi hỏi EVN cần xem xét lại việc phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTPT tại EVN

1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

Các nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động đầu tư tại EVN nói riêng Các nhân tố ảnh hưởng rói hoạt động đầu tư phát triển tại EVN bao gồm:

 Lãi suất vốn vay: Trong quy hoạch phát triển điện VI, EVN được giao trọng trách nặng nề trong việc đảm bảo đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh Do vậy, EVN phải tăng cường huy động vốn từ mọi nguồn để đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư phát triển hệ thống điện Và trong khi nguồn vốn huy động bên trong không đủ thì nguồn vốn vay bên ngoài đóng vai trò đặc biệt quan trọng Theo

đó, lãi suất vốn vay có ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn bên ngoài của EVN.

Trang 29

kể, và trong điều kiện nguồn vốn còn có phần hạn hẹp thì lạm phát đã làm gia tăng sự khó khăn về vốn tại EVN.

 Tiền lương bình quân: Đầu tư vào tiền lương là cách đầu tư rất hiệu quả trong doanh nghiệp Tiền lương giúp người lao động có được nguồn thu nhập ổn định, từ đó họ yên tâm công tác và nâng cao hiệu quả làm việc Bên cạnh đó, tiền lương còn đóng vai trò là thảm đỏ để thu hút chất xám nhất là trong điều kiện thị trường lao động tự do như hiện nay Tuy nhiên, xét ở góc độ các doanh nghiệp nói chung và EVN nói riêng thì tiền lương đóng vai trò là khoản chi Do vậy, tiền lương bình quân tăng đồng nghĩa với quỹ tiền lương tăng sẽ ảnh hưởng tới nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN cũng như các daonh nghiệp khác

 Tỷ giá hối đoái: Hiện nay, trình độ sản xuất còn hạn chế, các doanh nghiệp trong nước còn chưa tự sản xuất được các thiết bị điện, do vậy phần lớn các thiết bị điện là đầu vào cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN đều phải nhập khẩu Theo đó, tỷ giá hối đoái cao hay thấp đóng vai trò kìm hãm hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN.

 Những lợi thế so sánh của khu vực so với những nơi khác: Đầu tư phát triển hệ thống điện mang tầm cỡ quốc gia và có phạm vi đầu tư rộng lớn Hiện nay trên

cả nước, hầu hết các địa phương có tiềm năng đều được khai thác nhằm huy động tối đa nguồn điện có thể đưa vào sử dụng Những lợi thế về tự nhiên, vị trí cũng như các lợi thế về điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng không nhỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển tại EVN.

 Sự thay đổi của một trong số các nhân tố này dù ít hay nhiều cũng tác động đến hoạt động đầu tư phát triển tại EVN Do đó, trước khi ra quyết định đầu tư phải đánh giá cụ thể các yếu tố này để đảm bảo hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp.

Trang 30

Các chính sách của nhà nước có liên quan: Đóng vai trò chủ chốt trong việc cung ứng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt trên cả nước, do vậy hơn bất kì các ngành khác, chiến lược đầu tư phát triển tại EVN có sự chi phối từ các yếu tố chính trị và các quy hoạch của nhà nước Theo đó, quá trình hoạt động đầu tư của EVN cần phải bám sát các chính sách, quy hoạch của nhà nước: các thủ tục hành chính khi lập và thực hiện dự án, các chính sách thuế, các biện pháp hỗ trợ các DN từ phía nhà nước về khả năng tiếp cận vốn vay, các quy định pháp luật về đầu tư có liên quan.

Các nhân tố về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội: Các công trình điện sẽ được phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được xây dựng Do vậy trong quá trình xây dựng và triển khai các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án nguồn và lưới điện không thể không chú trọng đến các điều kiện tự nhiên Nếu như điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thi công xây dựng và vận hành của dự án Bên cạnh

đó, khía cạnh văn hóa xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới các dự án đầu tư trong

cả giai đoạn xây dựng và vận hành Do đó, cần phân tích một các kỹ lưỡng trước khi

ra quyết định đầu tư nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra gây cản trở cho dự án.

1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Khả năng tài chính: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu đòi hỏi các doanh nghiệp nói

chung và EVN nói riêng phải xác định đúng khả năng tài chính của mình trước khi ra quyếtđịnh đầu tư Năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cung cấp vốn, nguyên vậtliệu, máy móc thiết bị cho dự án…và do đó ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án, khả năngvận hành dự án

Năng lực tổ chức quản lý: Đây cũng là một trong số các nhân tố quan trọng nhất, ảnh

hưởng nhiều nhất đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Năng lực tổ chức quản lý tốt sẽ gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và vận hành có hiệu quảhơn

Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho dự án: Mọi kết quả đạt được của hoạt động đầu

tư đều được quyết định bởi con người Trình độ và thể lực của nhân lực có tốt thì hoạt độngđầu tư mới đạt được hiệu quả như mong muốn Điều này đòi hỏi EVN cần có chính sách đầu

Trang 31

tư cho nguồn nhân lực cả về trình độ và thể chất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh

Trình độ khoa học – công nghệ: có ảnh hưởng lớn tới quá trình xây dựng và vận hành

của dự án, đặc biệt là các dự án điện được vận hành trong thời gian dài, do vậy chất lượngcông trình có thể sẽ bị suy giảm theo thời gian Việc nghiên cứu, ứng dụng và triển khaikhoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình là rất cần thiết

1.3 Đánh giá khái quát tình hình đầu tư phát triển tại EVN

1.3.1 Thành tựu

1.3.1.1 Hệ thống nguồn và lưới điện đã được đầu tư đồng bộ

a) Nguồn và lưới điện đã được đầu tư đồng bộ

Hệ thống vận 500 kV Bắc Nam vận hành ổn định, an toàn liên tục trong hơn 10 năm qua

đã tăng cường hỗ trợ giữa các hệ thống điện ở cả ba miền của đất nước, nhất là việc duy trìmức công suất dự phòng hợp lý toàn hệ thống điện quốc gia tùy theo mùa và từng thời điểm

cụ thể trong năm; nâng cao sự ổn định và tin cậy của các hệ thống điện miền do tổ máy tănglên, kết lưới mạnh hơn, kể cả trong trường hợp bình thường và khi có sự cố; đồng thời tăngcường tính kinh tế của cả hệ thống

Bên cạnh đó, cùng với việc củng cố nguồn nhân lực quản lý, triển khai các dự án, từ

1997 đến 2006, hàng chục nghìn công trình nguồn và lưới điện lớn, nhỏ đã được EVN triểnkhai xây dựng và đưa vào vận hành trong đó có một số công trình điện tiêu biểu đem lại lợiích kinh tế lớn, khẳng định hướng đầu tư đúng đắn và kịp thời của EVN như: Các nhà máynhiệt điện Phú Mỹ 1, 2 mở rộng, 4 (nằm trong Trung tâm Nhiệt điện Phú Mỹ), Nhiệt điệnPhả Lại 2, Thủy điện Yaly, TĐ Hàm Thuận - Đa Mi, TĐ Sêsan 3, Đường dây 500 kV Bắc Nam mạch 2, các Đường dây 220 kV và 110 kV mua điện của Trung Quốc qua Lào Cai và

Hà Giang Những công trình trọng điểm này, ngày càng khẳng định vai trò quan trọngtrong hệ thống điện quốc gia, đảm bảo cho lưới điện Việt Nam vận hành an toàn và đạt hiệuquả kinh tế cao Sau đây là bảng số liệu thể hiện những thành quả đạt được tại EVN qua cácnăm 2006- 2008:

Bảng 14: Chiều dài đường dây và dung lượng máy biến áp truyền tải

Trang 32

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thực hiện đầu tư xây dựng tại EVN

Như vậy, qua tỷ trọng công suất đặt các nhà máy điện ta có thể thấy EVN đã phân bổvốn khai thác các nguồn diện một cách hơp lý Công suất nguồn của các nhà máy thủy điệnđang chiếm tỷ trọng lớn nhất ( trên 40%) trong tổng công suất nguồn tại EVN Sau đó là cácTuabin chạy khí chiếm khoảng 24% công suất nguồn, và các đuôi hơi chiếm khoảng 13%tổng công suất nguồn Hiện nay, EVN vẫn đang tích cực tìm kiếm nguồn năng lượng tựnhiên trên cả nước nhằm khai thác triệt để các dạng năng lượng này, đáp ứng đủ điện chonền kinh tế Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Quy hoạch điện VI, 6 tháng đầu năm 2009, EVN

đã đưa vào vận hành 4 tổ máy với tổng công suất 694 MW (gồm tổ máy 1 nhiệt điện Ô 330MW; Tổ máy 1 Thủy điện Buôn Kuốp-140 MW; Tổ máy 2 Thủy điện Sông Ba Hạ - 110MW; khôi phục Tổ máy 2 Thủy điện Tuyên Quang - 114 MW); hòa lưới lần đầu và chạy thửnghiệm 3 tổ máy với tổng công suất thiết kế 650 MW; đóng điện 25 công trình lưới điệntruyền tải; chống quá tải hoặc nâng công suất cho một số công trình như đường dây 220 kVQuảng Ninh - Hoành Bồ, Trạm 220 kV Phố Nối, đường dây 220 kV Cà Mau - Bạc Liêu,nâng công suất Trạm 220 kV Thái Nguyên

Trang 33

Mục tiêu 6 tháng cuối năm 2009: EVN hoàn thành và đưa vào vận hành 13 tổ máy với công suất 1.612 MW gồm: Tổ máy 1, 2 Thủy điện Plei Krông, Tổ máy1, 2 Thủy điện sông

Ba Hạ, Nhiệt điện Quảng Ninh 1, Nhiệt điện (NĐ) Hải Phòng 1, Thủy điện Sê san 4, tổ máy

2 Thủy điện (TĐ) Buôn Kuốp, TĐ Buôn Tua Srah, TĐ Bản Vẽ… Đóng điện 49 công trình

220 – 500 kV (gồm 5 công trình 500 kV, 44 công trình 220 kV) Khởi công 32 công trình

220 – 500 kV (gồm 11 công trình 500 kV, 21 công trình 220 kV)

b) Sản lượng điện thương phẩm không ngừng tăng qua các năm

Với vai trò của một ngành kinh tế “xương sống”, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đãkhông ngừng nỗ lực để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế đất nước với tốc độ tăngtrưởng điện năng bình quân giai đoạn 2000-2005 đạt 15% năm (tăng gấp 2 lần GDP) và giaiđoạn 2006-2009 đạt 13.68%

Pow er sales (MWh)

Trang 34

Nguồn: Báo cáo thường niên tại EVN năm 2008-2009

Năm 2008, sản lượng điện thương phẩm của EVN là 65929.98MWh tăng 12.82% Tính

từ đầu năm 2009 đến nay, nhìn chung EVN đã đảm bảo cung cấp điện ổn định, góp phầnphục hồi và phát triển kinh tế xã hội của cả nước 7 tháng đầu năm 2009, điện do EVN sảnxuất là 31,419 tỷ kWh, riêng trong tháng 7 đạt 5,316 tỷ kWh, tăng 11,3% Mục tiêu Tậpđoàn Điện lực phấn đấu đến năm 2010 đạt sản lượng từ khoảng 88 đến 93 tỷ kWh và năm

2020 đạt sản lượng từ 201 đến 250 tỷ kWh Đến nay, Tổng số khách hàng trực tiếp ký hợpđồng mua điện với EVN là 9,5 triệu tăng 5 lần so với năm 1995 (1,9 triệu) Các hoạt độngsản xuất kinh doanh và dịch vụ khách hàng của ngành đang diễn ra sôi động, hàng loạt cácdịch vụ đa tiện ích đã được triển khai rộng khắp khiến cho khách hàng ngày càng hài lòng.Nhìn nhận từ thực tế, với quan hệ cung cầu về điện còn mất cân đối, với cơ sở vật chất kỹthuật trải rộng trên địa bàn toàn quốc, vừa khai thác, vừa hoàn thiện, vừa phải phát triển vớitốc độ nhanh chóng, thì có thể nói thành tích nói trên là thành quả của một nỗ lực bền bỉ, đầynhiệt huyết và sự sáng tạo của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Tập đoàn

Bên cạnh đó, cơ cấu tiêu thụ điện đã chuyển biến tích cực và phù hợp với định hướng phát triển kin tế xã hội đất nước Điện cung cấp cho công nghiệp không ngừng tăng trong tỷ trọng cung cấp điện cho các ngành kinh tế quốc dân Bên cạnh đó, sản tỷ

%

Năm (Year) Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm Electricity consumption growth rate (%)

Trang 35

Nguồn: Báo cáo thường niên tại EVN năm 2008-2009

c) Điện đã được đưa tới mọi miền của đất nước

EVN không ngừng chương trình đầu tư cho điện nông thôn và tiếp nhận lưới điện

hạ áp nông thôn Năm 2006, EVN đã bán điện trực tiếp đến hơn 9,1 triệu khách hàng Trong đó cung cấp đến 100% huyện, 96% số xã và 91,5% số hộ nông thôn Năm

2008, số khách hàng bán điện đến 31/12/2008 đạt 12,47 triệu khách hàng, tăng 3,37 triệu khách hàng (37%) so với năm 2006, các Công ty Điện lực đã hoàn thành tiếp nhận để bán lẻ trên 550 xã với gần 0,77 triệu hộ dân nông thôn

Tính đến 30/6/2009, EVN đã đưa điện về 100% số huyện trong cả nước đã có điện lưới

và điện tại chỗ; 97,26% số xã và 94,03% số hộ dân nông thôn có điện, chỉ tiêu này cao hơnnhiều so với các nước trong khu vực…

============================================================Sinh viên: Kim Thị Quý Lớp: Đầu Tư 48B

Tỷ lệ điện khí hoá nông thôn 2001-2007

Electrification

77.5 81.4

90.4 96.491.5 97.092.7 95.9

94.6 92.7 90.6

0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0

Năm (Year) %

Trang 36

Nguồn: Báo cáo thường niên tại EVN năm 2008-2009

Theo thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, trong 9 tháng đầu năm 2009,EVN đã tiếp nhận lưới điện hạ áp tại 2.188 xã và bán điện trực tiếp cho 2.369.839 hộ dânnông thôn (đạt 73,28% kế hoạch năm).Tập đoàn đang tiếp tục thực hiện các dự án điện nôngthôn lớn như Dự án năng lượng nông thôn GDD2 (vốn vay Ngân hàng thế giới- WB), tổngvốn đầu tư 220 triệu USD (triển khai trên 26 tỉnh); Dự án lưới điện phân phối nông thôn(vốn vay WB), tổng vốn 150 triệu USD; Dự án cấp điện thôn buôn 5 tỉnh Tây Nguyên, tổngnức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, cấp điện cho gần 1.340 buôn thôn; hoàn thành phê duyệt Dự

án ĐT cấp điện cho 20.000 hộ đồng bào Khơ me tại tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng…

Với mục đích để người dân nông thôn được hưởng lợi từ chính sách giá điện củachính phủ, đồng thời có điều kiện cải tạo lưới điện nông thôn nhằm nâng cao chất lượngđiện, giảm tổn thất điện năng chung, với sự ủng hộ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương, từ tháng 6/2008 EVN đang triển khai đề án tiếp nhận lướiđiện hạ áp và bán điện trực tiếp đến hộ trên toàn quốc với mục tiêu tiếp nhận gần 5.000 xãvới 7,4 triệu hộ dân nông thôn, dự kiến đến năm 2010 sẽ hoàn thành

d) Tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm đáng kể

Tỷ lệ tổn thất điện năng chính là thước đo cho chất lượng hạ tầng hệ thống điện và hiệuquả của việc cung ứng điện Nếu tỷ lệ tổn thất điện năng cao thì lượng điện bị hao hụtlớn trong quá trình truyền tải phân phối Nếu tỷ lệ này nhỏ thì lượng điện thất thoát thấp, độtin cậy cấp điện cao Vì vậy, giảm được tỷ lệ tổn thất điện năng có ý nghĩa rất quan trọng cả

về lợi ích kinh tế và chất lượng cung cấp điện.Giảm mức tổn thất điện năng cũng là một cơ

sở để tạo địa dư cho giảm giá thành điện

Chiến lược đầu tư mới và nâng cấp hệ thống phân phối và truyền tải điện năng kết hợpvới xây dựng các nhà máy điện đã làm cho sản lượng điện thương phẩm không ngừng tănglên, bên cạnh đó thì tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm xuống một cách rõ rệt EVN đã triểnkhai hiệu quả chương trình giảm TTĐN qua các năm Bình quân mỗi năm EVN giảm đượctrên 1% Đây là kết quả của sự nỗ lực rất lớn của EVN và các đơn vị thành viên trong công

Trang 37

xuống 9,21% năm 2008, bình quân mỗi năm giảm được 0,93%, trung bình làm lợi 200 tỷđồng/năm

Nguồn: Báo cáo thường niên tại EVN năm 2008-2009

e) Làm chủ công nghệ tiên tiến hiện đại

Đồng hành với sự phát triển của hệ thống lưới điện là hệ thống thông tin điện lực Đểđiều độ quá trình sản xuất, truyền tải và cung cấp điện năng trong hệ thống cần phải có một

hệ thống trang thiết bi kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu: thông tin liên lạc, đo lường tínhiệu xa, truyền các thông tin tín hiệu cho bảo vệ đường dây tải điện phục vụ cho điều hành

hệ thống an toàn, tin cậy Chính vì vậy, EVN luôn quan tâm đầu tư xây dựng một mạng lướithông tin đồng bộ với sự phát triển của hệ thống điện Hiện nay, EVN là một trong nhữngtập đoàn kinh tế mạnh hàng đầu của Việt Nam, phát triển và ứng dụng công nghệ thông tintiên tiến, hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý, điều hành có hiệu qụả Thànhtựu đầu tiên phải kế đến là hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh bán điện, kinh doanhviễn thông của EVN đã được tin học hóa Các hệ thống thông tin trong các lĩnh vực tàichính, kế toán, quản lý vật tư, sản xuất kinh doanh điện và kinh doanh viễn thông đã đượcthực hiện đồng bộ trên phạm vi 64 tỉnh, thành phố trong cả nước và tại tất cả các đơn vịthành viên của EVN với các phần mềm dùng chung

Để nhanh chóng ổn định, hoạt động hiệu quả, tiết kiệm, đặc biệt là đảm bảo tiến độ các côngtrình lưới điện đồng bộ với các công trình nguồn điện, EVN không ngừng nghiên cứu, triểnkhai ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác truyền tải và phân phối điện Với những nỗ

Tỉ lệ tổn thất điện năng từ 1996 - 2007

Power loss rate

18.1 16.1

15.3

14.5 14.2

13.41 12.23 12.09 11.78

11.05 10.56

0 2 4 6 8 10

Trang 38

Bên cạnh đó, EVN đã sử dụng công nghệ kiểm tra nhiệt độ bằng thiết bị chụp ảnh nhiệt thermal imaging, thiết bị dùng đo nhiệt độ các mối nối, tiếp xúc đang mang điện cao thế mà không phải cắt điện, từ đó kịp thời xử lý, ngăn chặn các hư hỏng do phát nóng gây ra Các đơn vị quản lý đường dây được trang bị thiết bị Corocam để ghi hình vầng quang điện trên các chuỗi sứ nhằm kịp thời xử lý, ngăn chặn sự cố do phóng điện bề mặt sứ Đồng thời, áp dụng công nghệ lắp đặt hệ thống trụ dự phòng khẩn cấp (trụ Kema) trong các trường hợp lắp đặt đoạn đường dây thay thế vận hành trong một thời gian ngắn cho đoạn đường dây hiện hữu bị sự cố cũng như công nghệ giám sát dầu online và phóng điện cục bộ máy biến áp nhằm phát hiện sớm nguy cơ gây sự cố để có biện pháp xử lý kịp thời Mặt khác, việc ứng dụng thành công công nghệ sửa chữa đường dây 500kV đang mang điện đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước do không phải cắt điện.

Bằng sự cố gắng nỗ lực và sáng tạo của mình, đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và triển khai KHCN đã đem lại cho EVN những thành quả tốt đẹp Qua đó càng khẳng định rõ vị thế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trang 39

1.3.1.2 Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao

Với các quy chế mới về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và các hình thức đào tạođược EVN tích cực triển khai, trình độ nguồn nhân lực tại EVN đã tăng đáng kể.Hiện nay,tổng số nhân lực của EVN gần 94.000 cán bộ công nhân viên, trong đó số lượng trên đạihọc chiếm 0,65%, đại học chiếm trên 23%, trình độ trung học- cao đẳng chiếm 15%, trình độcông nhân kỹ thuật chiếm khoảng 50% Đội ngũ lao động của EVN được đánh giá là trẻ,năng động, tiếp thu nhanh công nghệ mới…Theo dự kiến của EVN, đến năm 2010 tổng sốlao động của EVN là 91.815 người và đến 2015 là 100.568 người, trong đó tỷ lệ sau đại học

là 1,5 – 2,5%; đại học là 30-35%, cao đẳng và trung học : 22 - 24%, công nhân kỹ thuật là 35

- 37%; lao động khác 2 - 3%

1.3.1.3 Doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác tăng

Với một lượng vốn không nhỏ (khoảng 7.22% tổng vốn đầu tư phát triển) đầu tư vào cáclĩnh vực viễn thông, tài chính, bất động sản…hàng năm EVN đã thu về một khoản lợi nhuậnlớn, góp phần giảm bớt tình trạng khan hiếm vốn hiện nay Trong bối cảnh thị trường viễnthông trong nước đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, kinh doanh viễn thông đã được xácđịnh là một trong những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của EVN Tỷ trọng vốn đầu tư vàocác công trình viễn thông không ngừng tăng trong tổng VĐTXD tại EVN Công ty Thôngtin Viễn thông Điện lực( EVN Telecom) là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc TổngCông ty Điện lực Việt nam, được thành lập theo quyết định số 380/NL/TCCBLĐ ngày8/7/1995 của Bộ Năng Lượng Công ty chuyên sản xuất, lắp ráp và cung ứng các thiết bị thông tin viễn thông, tủ bảng điện điều khiển và các thiết bị điện - điện tử chuyên dùng EVNTelecom từ khi thành lập cho tới nay đã ngày càng lớn mạnh và khẳng định được

vị thế là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu của Việt Nam Trongnhững năm qua, cùng với sự hỗ trợ và phối hợp của các đơn vị trong Tập đoàn, công táckinh doanh của EVNTelecom đã có những bước phát triển mới Tổng số thuê bao tính đếntháng 6/2008 đã đạt trên 3,1 triệu khách hàng, trong đó dịch vụ điện thoại cố định không dâyvới trên 2 triệu khách hàng khẳng định là dịch vụ chiếm lợi thế lớn nhất Các dịch vụInternet, thuê kênh riêng đều phát triển, riêng dịch vụ Internet (qua truyền hình cáp) tínhđến tháng 6/2008 đạt gần 70.000 khách hàng Sự lớn mạnh trong hoạt động củaEVNTelecom đã đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ, đóng góp vào nguồn vốn đầu tư pháttriển hệ thống điện, góp phần giảm khó khăn về vốn cho Tập đoàn.Tổng doanh thu kinhdoanh VTCC năm 2007 đạt hơn 2.402 tỷ đồng, tăng 265% so với năm 2006, lợi nhuận đạt

Ngày đăng: 06/07/2016, 14:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt và PGS.TS Từ Quang Phương 2. Giáo trình lập dự án đầu tư - PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt Khác
5. Các bài viết từ trang Web của Tập đoàn Điện Lực Việt Nam Khác
6. Tập đoàn điện lực Việt Nam( 2006- 2008)- Báo cáo thực hiện đầu tư xây dựng của EVN các năm 2005-2008 Khác
7. Tập đoàn điện lực Việt Nam( 2006- 2008)- Báo cáo thực hiện lao động thu nhập của EVN các năm 2006-2008 Khác
8. Tập đoàn điện lực Việt Nam( 2006- 2008)- Báo cáo Tài chính năm 2006- 2008 cảu EVN 9. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2000- 2008, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội Khác
10. NHTG(1998), Bảo đảm năng lượng cho sự phát triển của Việt Nam, những thách thức đối với ngành năng lượng, Hà Nội.11. Các trang Web Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w