Những sự kiện, ngày kỷ niệm hàng năm diễn ra tại công ty FPT

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp - bài học từ hiện tượng ''FPT'' và ''sự cố Arena'' (Trang 40 - 79)

2. Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT

2.2. Những sự kiện, ngày kỷ niệm hàng năm diễn ra tại công ty FPT

Lễ hội là một phần không thể thiếu được của văn hoá FPT. Hàng năm, đến các dịp lễ hội, tất cả các thành viên của Tập đoàn tụ tập cùng nhau giao lưu, vui chơi sống trong không khí đậm chất FPT.

Ngày 13/09: đây là lễ hội quan trọng nhất của Tập đoàn, được tổ chức để kỷ niệm ngày thành lập Tập đoàn (13/09/1988). Nội dung bao gồm: Olympic thể thao FPT, hội diễn văn nghệ STCo. Lễ hội này còn được mở rộng ra đối với các chi nhánh.

Hội làng: được tổ chức vào dịp cuối năm Âm lịch, theo truyền thống dân gian.

Lễ sắc phong Trạng nguyên: là buổi lễ tôn vinh cá nhân xuất sắc của công ty. Các cá nhân có kết quả cao nhất trong cuộc thi tổ chức toàn công ty hàng năm được chọn ra và sắc phong Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Nội dung bao gồm: rước rùa đá có khắc tên trạng nguyên, đọc sắc phong.

Lễ tổng kết năm kinh doanh

Nội dung bao gồm: tổng kết năm, khen thưởng, bầu chọn Hoa hậu và các Á hậu, cúng trời đất và mổ lợn liên hoan.

Hoạt động văn hoá thể thao

33

Bao gồm giải Vô địch FPT (tháng 5, tháng 6), Cúp Liên đoàn FFF (tháng 10, tháng 11). Các giải bóng đá luôn là những sự kiện thể thao hàng đầu đối với người FPT.

Các hoạt động khác: các hội diễn văn nghệ, hội quán, gặp gỡ giao lưu với các nghệ sĩ,.... các câu lạc bộ thể thao như bơi lội, khiêu vũ... và hàng ngàn hoạt động khác diễn ra thường xuyên hàng tuần, hàng tháng tại các công ty/chi nhánh.

Ấn phẩm: các ấn phẩm là kết tinh của những giá trị FPT, là nguồn

thông tin, tư liệu phong phú về FPT, về con người và lịch sử phát triển, là tình cảm của mỗi thành viên FPT gửi gắm vào đó. Các ấn phẩm gồm :

Các cuốn sử ký: Sử ký 10 năm FPT, sử ký 13 năm, sử ký 15 năm bao gồm các bài viết của người FPT. Các bộ phận FPT cũng có sử ký riêng của mình.

Các Tuyển tập nhân vật : Đỗ Cao Bảo tuyển tập, Hùng Râu, Hoàng tuyển, .. bao gồm các bài viết của các nhân vật hoặc viết về các nhân vật nổi tiếng trong FPT.

Sách Đồng đội

Báo Chúng ta : được duy trì và phát hành vào thứ 5 hàng tuần tới tất cả các thành viên của FPT

Các báo và bản tin nội bộ khác của các đơn vị cũng truyền tải những nội dung và hoạt động của các đơn vị, là món ăn tinh thần cho các thành viên của đơn vị đó.

34

3. Hiện tƣợng FPT và sự cố ARENA 3.1. Hiện tƣợng FPT

3.1.1. Phong trào Sáng tác công ty

Sáng tác công ty (STC) là phong trào sáng tác quần chúng của nhân viên FPT. Người đứng ra khởi xướng và xây dựng phong trào quần chúng này đầu tiên là anh Nguyễn Thành Nam một nhân viên của FPT. Mục đích của phong trào là vui chơi và khuyến khích những ý tưởng sáng tạo, những hành động dám vượt lên bản thân để khẳng định vị trí của mình.

STC không chỉ đơn thuần là một phong trào quần chúng ở FPT mà đã có ảnh hưởng sâu rộng đến từng thành viên của công ty và đến cả không ít bộ phận trong xã hội. Đã có thời dù đi đâu, đến đâu cũng có thể nghe thấy những bài hát, bài thơ của STC, đặc biệt trong giới sinh viên. STC từ khi ra mắt vào 13 tháng 9 năm 1992, đã thâm nhập vào khá nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau. Một trong các truyền bá hiệu quả của STC là công nghệ lên trang máy vi tính, photocopy. Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh là những nơi mà STC đã từng được biểu diễn.

Trại sáng tác STC tháng 1/1993 tổ chức tại khu biệt thự Hồ Tây đã chứng tỏ khả năng huy động quần chúng của FPT. Nhà thơ Vũ Quần Phương, chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội đã đọc diễn văn khai mạc trại. Cũng ngày hôm đó trong buổi liên hoan chiêu đãi, nhà thơ Vũ Quần Phương đã chính thức kết nạp STC làm thành viên tập thể của Hội văn nghệ Hà Nội.

Tại lần thử sức đầu tiên trên sân khấu thượng lưu cùng các ngôi sao như Thanh Lam, Duy Thanh Lập ở Nhà hát lớn, xuân 1993 và đã thu được thắng lợi nhất định. Một năm sau đó, Vở chèo Xã trưởng – Mẹ Đốp trình diễn tại nhà hát chèo Trung Ương xuân 1994 là sự có mặt và khẳng định của phong trào STC trong nghệ thuật dân gian.

Giữa và cuối năm 1994 phong trào STC rơi vào thoái trào, tuy nhiên thời điểm đó thì FPT Small – tổ chức tinh thần dành cho con em FPT ra đời,

35

trở thành một động lực mới, một sức sống cho STC. Tối ngày 13/9/1996, nhân kỷ niệm 8 năm ngày thành lập công ty, tại rạp Khăn Quàng Đỏ, Cung văn hóa thiếu nhi đã diễn ra một cuộc Marathon chưa từng thấy của STC với sự tham gia của 5 đội, thi đấu suốt hơn 3 giờ đồng hồ mà hầu như không lặp lại các tiết mục cũ. Hội diễn STC 1996 cũng là lần đầu tiên huy động được một số đông nhân viên FPT tham gia, số người có mặt trên sân khấu lên tới hàng trăm người.

Từ đó đến nay, STC trải qua nhiều biến động nhưng cứ mỗi lần kỷ niệm thành lập công ty là một lần STC được thể hiện “bản sắc” của mình. Tuy nhiên, từ năm 1995 trở đi, với sự ra đời của một số bộ phận mới như: Phòng tài vụ; Trung tâm hệ thống thông tin; Xí nghiệp giải pháp phần mềm; Phòng xuất nhập khẩu… kéo theo sự gia tăng vượt bậc về nhân sự đã gây ra một số hệ quả tất yếu. Trước hết, một số nhân viên cũ, mang đậm phong cách STC trở thành thiểu số trước lực lượng đông đảo các nhân viên mới. Sự hiểu biết, thông cảm giữa các nhân viên (cũ và mới, mới và cũ) cũng không còn được như trước nữa do có ít thời gian tiếp xúc với nhau. Thêm nữa, việc hình thành các bộ phận chức năng vô hình chung đã tạo ra sự ngăn cách nhân viên giữa các bộ phận, việc nhân viên của bộ phận này không biết đến nhân viên của bộ phận khác là chuyện bình thường. Phong trào STC giờ đây không còn thu hút được một số đông người nữa.

Hiện nay, ở công ty và các tổ chức trực thuộc đang dần dần hình thành một nét văn hóa khác gọi là “văn hóa nhóm”. Các cá nhân trong một bộ phận này hàng ngày chỉ tiếp xúc với những người thuộc bộ phận mình nên giữa họ hình thành sự hiểu biết lẫn nhau, và một thứ ngôn ngữ riêng, phân biệt họ với các bộ phận khác. Tuy nhiên, đây là một điều tất yếu cùng với sự phát triển như vũ bão của công ty. Tại các công ty lớn trên thế giới, sự tồn tại của văn hóa nhóm được thừa nhận như một điều tất nhiên. Vấn đề là phải xây dựng và

36

điều chỉnh văn hóa nhóm sao cho chúng không xung đột với nhau và về cơ bản là nhất quán với văn hóa công ty.

Hiện nay, một số những sáng tác của FPT đã được chọn lọc, tập hợp thành “sách đỏ STC”, rất phổ biến trong Tập đoàn FPT. Đó là một bộ sách gồm bốn tập: Tập 1 - “Giai điệu STC”; Tập 2 - “Thơ văn STC”; Tập 3 - “STC Tư liệu” và Tập 4 - “Di cảo STC” [6].

3.1.2. Tính hiện tượng của phong trào sáng tác công ty

Văn hoá doanh nghiệp là một nét đặc thù đầy tính bản ngã trong một doanh nghiệp song đồng thời nó vẫn phải tuân thủ và đảm bảo những yếu tố văn hoá của một cộng đồng, một xã hội, một dân tộc nơi doanh nghiệp đó tồn tại và phát triển. Mọi sự cố gắng biệt lập văn hoá doanh nghiệp để tạo thành những yếu tố rất riêng nhưng có phần đi ngược lại văn hoá dân tộc thì ít nhiều sẽ không còn là văn hoá. Chính vì thế “phong trào STC”, và những biểu hiện của phong trào này trong “sử ký FPT” của PFT là một hiện tượng khi bản thân những yếu tố được coi là văn hoá của FPT tạo nên hai luồng tiếp nhận khác nhau, vừa có sự ủng hộ nhiệt thành, vừa có sự phản kháng, lên án mạnh mẽ trong xã hội.

Ở FPT, không dưới 3 lần công ty đã tổ chức những buổi họp để luận bàn về STC với mong muốn định nghĩa cho đúng STC là gì và nên được dẫn dắt để phát triển theo hướng nào cho phù hợp với văn hóa dân tộc và biến STC thành một sức mạnh vô hình, tiếp sức cho sự phát triển của FPT. Kết luận của những buổi họp đó là: STC là STC, chưa thể định nghĩa được là gì, dù vẫn hiện hữu trong đời sống hàng ngày ở FPT.

STC ra đời với tôn chỉ là những hoạt động nhằm xóa nhòa ranh giới quyền lực giữa lãnh đạo với nhân viên, đó là keo đoàn kết để gắn kết đội ngũ và giúp người FPT cân bằng giữa áp lực công việc với sự thăng hoa về tinh thần trong cuộc sống. Hát hò kể cả hát xuyên tạc chỉ là một bộ phận dễ nhìn

37

thấy nhất của STC. STC còn có văn chương, thơ phú, câu đối, kể chuyện đêm khuya, đóng kịch, làm phim....vv.

Những nhân viên làm việc trong FPT cho rằng, STC là một phong cách sống, không bị bó buộc trong khuôn khổ của tư duy có tính chất giáo điều kinh viện, không bị kìm kẹp suy nghĩ theo cách mà lãnh đạo nghĩ. Mỗi người được tôn trọng quyền tự do suy luận, tự do tranh luận, tự do bình luận.

Phong trào STC là sự hàm chứa khát vọng để mỗi người FPT thấy được sứ mệnh của mình phải góp phần đưa FPT trở thành một tên tuổi lớn ở phạm vi toàn cầu. Họ không dám nhận mình là đại diện tinh túy của người Việt Nam nhưng khi FPT trở thành một công ty có tiếng trên toàn cầu thì họ tự hào là người Việt đang làm việc ở một công ty quốc tế có nguồn gốc Việt Nam.

FPT sẽ tiếp tục hát, tiếp tục đặt lời, tiếp tục viết truyện, viết sách, viết báo bằng nhiều cách khác nhau bởi nó là nhu cầu tự thân của mỗi người FPT. Không ai ép họ phải làm việc đó, đơn giản nó là một cách để họ giải trí, để cân bằng bản thân trong cuộc sống đầy vất vả và đòi hỏi mỗi người phải luôn luôn cố gắng như hiện nay cũng như mãi mãi về sau. Đó chính là điều mà FPT mong muốn và luôn luôn hướng tới.

Không thể phủ nhận những giá trị tinh thần mà STC mang lại cho FPT trong quá trình xây dựng văn hoá doanh nghiệp của mình. STC giúp FPT chia sẻ một cách không giấu diếm những bài học thành công, những kinh nghiệm quản trị phong phú và cả những kiến thức được hình thành từ mồ hôi, công sức, tiền bạc của 10 nghìn người FPT. Đó là những giá trị sẽ rất khó để học được ở trong nhà trường hay ở những công ty khác bởi đó có thể coi là bí mật kinh doanh. Ở FPT, từ rất lâu đã coi đó là những tài sản kiến thức cần được chia sẻ. Nhu cầu chia sẻ những giá trị đó là những nhu cầu hết sức tự nhiên không màu mè và không đao to búa lớn, nó đơn giản chỉ là thông qua những sáng tác, chế tác trong phong trào STC của mỗi thành viên FPT.

38

Tuy nhiên, khi phong trào STC có sự phát triển mạnh mẽ và đi ra ngoài tầm kiểm soát của FPT, nó tức thời gặp phải những phản kháng mạnh mẽ từ bên ngoài xã hội do những biểu hiện thái quá của phong trào này.

Tồn tại song song với sự chính diện của "sân khấu FPT" là một mảng phản diện không nhỏ, được lưu trữ trong “Sách đỏ STC”, khiến nhiều người phải “thảng thốt”. Trong tập "Sách đỏ" này có rất nhiều những bài thơ, nhiều ca khúc chính thống đã được cán bộ, nhân viên FPT sưu tầm và chế lại rất phản cảm, thiếu trân trọng nguyên tác.

Ngay trong tập 1 - “Giai điệu STC”, Chương I – "Những bài hát truyền thống FPT", ca khúc “Đoàn Vệ Quốc Quân” của nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu đã được biến thành “FPT ca”. Trong đó phần nhạc được giữ nguyên và phần lời thì được chế: “Đoàn FPT một lần ra đi/ Dù có gian nguy nhưng lòng không nề/ Ra đi ra đi áo quần không có/ Ra đi ra đi sạch bách mới thôi…”

Theo cuốn “Sách đỏ STC” thì ca khúc này được một lãnh đạo nhân sự chế năm 1989, sau đó nó được bổ sung hoàn thiện dần. “FPT ca” được sử dụng trong rất nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ của FPT, cả những cuộc vui lẫn những dịp trang trọng.

Không khó để mời các nhạc sĩ sáng tác riêng một ca khúc chính thống và có ý nghĩa làm "công ty ca" như rất nhiều doanh nghiệp vẫn làm, còn FPT dùng nhạc của một ca khúc đã đi cùng tinh thần dân tộc biết bao năm tháng nhại lời xuyên tạc rồi tự công nhận đó là "FPT ca".

Chưa dừng lại tại đó, một số nhân sự có uy tín của FPT cũng tham gia sưu tầm và viết lời nhằm cổ xuý cho phong trào STC. Đầu tiên là phong trào chế nhạc Nga diễn ra khá rầm rộ. Từ ca khúc "Tình ca du mục" biến thành ca khúc "Đi buôn ở Nga" được chế vào khoảng 1988 - 1990 trong giai đoạn buôn bán máy tính FPT tại Nga [6]. Đặc biệt trong chương VII – “Những bài hát cấm trẻ em” của tập 1 này, sự phản cảm lộ ra rõ nét, những ca khúc nổi tiếng như “Tình đất đỏ miền đông” của Nhạc sĩ Trần Long Ẩn,

39

"Tiếng chày trên sóc Bom Bo" của Xuân Hồng, và nhiều ca khúc khác đã được cán bộ nhân viên FPT nhại lại lời không thương tiếc.

Ca khúc "Hò kéo pháo" của nhạc sĩ Hoàng Vân được in trong "Sách đỏ STC" như sau: "Hò dô ta nào, kéo cái chân này ra nào/Hai ba này/Hò dô ta nào, kéo tay đặt lên đây nhé/ Hai ba này/ Dốc núi cao cao/ Nhưng lòng khát khao còn cao hơn núi/ Hai ba này/ Vực sâu thăm thẳm Vực nào sâu bằng

cái chỗ này/ Vực nào sâu bằng cái chỗ này. Lặp lại Hò hò hò (nhỏ dần, yếu

hẳn).

Ca khúc cách mạng không những là sáng tạo văn hóa nghệ thuật mà còn là chứng tích lịch sử được ghi lại bằng âm nhạc cho đời sau mãi mãi ngợi ca. Có lẽ vì sáng tạo thái quá, FPT đã quên mất sự trân trọng đối với những ca khúc đã một thời là nguồn cổ vũ động viên tinh thần của bao lớp thanh niên Việt Nam trên chiến trường ác liệt.

Cũng tương tự như vậy, thơ ca và âm nhạc dân gian là hồn dân tộc, là cái để phân biệt “Ta” với “Người” khi có sự giao lưu, giới thiệu, không thể sử dụng vốn dân gian đã bị chế hoặc tự chế để tuyên truyền, và tự hào một cách thiếu hiểu biết như vậy.

Mặt khác, sử dụng ca khúc khi chưa có sự đồng ý của tác giả đã là vi phạm bản quyền. Chế tác và xuyên tạc ca khúc theo hình thức, nội dung đi ngược lại mục đích của nguyên tác, đồng thời tuyên truyền phổ biến những chế tác ấy thì chắc chắn không thể chỉ là vi phạm bản quyền mà còn là sự xúc phạm đến nhạc sĩ.

Phong trào "văn hóa" STC qua những bài thơ, văn, âm nhạc của FPT theo thời gian càng ngày càng phát triển và được phô trương rộng rãi, in thành sách (4 tập), được tái bản nhiều lần.

Tuy ấn bản đó chỉ để lưu hành nội bộ, nhưng lãnh đạo của FPT đã không lường hết sự lan truyền bằng tốc độ Internet trên các diễn đàn mạng, rất

40

nhiều người tò mò (đặc biệt là các bạn trẻ) đã cố công đọc và truyền bá các cuốn sách này.

Sự tồn tại và phát triển "văn hoá STC" bên kia bức tường văn hoá FPT đã loang ra bên ngoài, với một tầm ảnh hưởng không nhỏ và đương nhiên là không tốt tới văn hóa Việt, dẫn đến sự lệch lạc, nhố nhăng trong nhận

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp - bài học từ hiện tượng ''FPT'' và ''sự cố Arena'' (Trang 40 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)