Tạo cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp - bài học từ hiện tượng ''FPT'' và ''sự cố Arena'' (Trang 74 - 79)

2. Giải pháp cho doanh nghiệp FPT

2.4.Tạo cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp

Những nhân viên giỏi thường có tinh thần cầu tiến. Họ luôn khao khát tìm kiếm cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp của mình, vì họ quan niệm rằng “không tiến ắt lùi‟. Nắm bắt tâm lý này, công ty nên vạch ra những nấc thang vị trí nhảy vọt kế tiếp cho họ, đồng thời lên chương trình đào tạo phù hợp đi kèm. Dĩ nhiên, giải pháp đào tạo bao giờ cũng tốn kém, công ty có thể trăn trở liệu họ có ở lại với mình không sau khi mình đã đầu tư quá nhiều? Vấn đề không phải là nên hay không nên đào tạo, mà là công ty phải biết chọn đúng người để đầu tư, dựa vào quá trình cống hiến của họ, phẩm chất đạo đức, và cam kết của cả hai bên sau khi đào tạo.

Điều quan trọng là công ty phải biết nhân viên của mình muốn gì, sau đó xem có thể đáp ứng họ ở những vấn đề gì và ở mức độ nào, rồi từ đó chọn lựa và đưa ra các phương án phù hợp nhằm “lèo lái” nhu cầu của cá nhân đi cùng với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có chính sách sử dụng, đãi ngộ nhân viên cho thích đáng. Nhân viên được trả lương đúng với công sức mình bỏ ra thì họ mới tiếp tục làm việc và cống hiến cho công ty. Ngoài ra, nhân viên cũng cần được tạo điều kiện để thỏa sức sáng tạo, mang lại những ý tưởng mới lạ và có hiệu quả cho doanh nghiệp.

67

Việc đánh giá, xếp loại nhân viên không chỉ đơn thuần dựa vào mục tiêu và thành tích đạt được. Một hệ thống khen thưởng tối ưu cần đáp ứng các yếu tố bù đắp, phúc lợi, công nhận và tuyên dương nhân viên.

Trên thực tế, đánh giá quá trình làm việc của nhân viên tại doanh nghiệp không chỉ đơn giản là đưa ra những nhận xét. Các chuyên gia về nhân sự cho rằng, để việc đánh giá nhân viên đạt hiệu quả thiết thực, nhà quản lý cần dự tính trước và xác định được giới hạn của phạm vi đánh giá, cũng như thiết lập môi trường làm việc phù hợp để thực hiện quá trình đánh giá. Bên cạnh đó, do phần lớn các công ty đều sử dụng một hình thức đánh giá chung cho tất cả công việc trong nội bộ, nhà quản lý cần biết sử dụng những lời bình luận và giải thích để mở rộng việc đánh giá, nhằm thay đổi hình thức đánh giá theo từng công việc cụ thể.

Việc khen thưởng không chỉ nhằm mục đích đem lại… giá trị vật chất cho nhân viên mà theo các chuyên gia về nhân sự thì một hệ thống khen thưởng tối ưu cần đáp ứng các yếu tố bù đắp, phúc lợi, công nhận và tuyên dương nhân viên. Vì thế, tiền bạc chưa hẳn là yếu tố chính tạo nên… xúc cảm cho nhân viên khi nhận thưởng. Quan trọng hơn, theo các chuyên gia về nhân sự, nhân viên cần được công nhận và đánh giá cao năng lực thể hiện, thành tích đạt được… tại doanh nghiệp như một sự biết ơn. Cách làm xem ra cũng không quá phức tạp: một bản nhận xét cá nhân được người quản lý gửi trực tiếp đến nhân viên; công khai cảm ơn nhân viên này trước các đồng nghiệp vì những hành động cụ thể đã làm, có tác động tích cực đến tổ chức…

68

KẾT LUẬN

Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô lớn, là một tập hợp những con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức, quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa,... chính sự khác nhau này tạo ra một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp thậm chí có những điều trái ngược nhau. Làm thế nào để thống nhất những sự khác nhau đó ở bên trong một doanh nghiệp, cũng như dung hòa những mâu thuẫn? Và câu trả lời chính là “văn hóa doanh nghiệp”.

Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Muốn làm được những điều ấy, doanh nghiệp phải tạo cho mình một nét văn hóa riêng, mang bản sắc, nét đặc thù của chính doanh nghiệp, mà ở đó chứa đựng những tư tưởng, những triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời văn hóa doanh nghiệp còn phải thể hiện được nếp suy nghĩ, hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp. Có như vậy, doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường.

Thông qua “hiện tượng FPT” và “sự cố ARENA”, tác giả khóa luận muốn chỉ ra một vài sai lầm mà các doanh nghiệp thường gặp phải khi xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp riêng. Trong khóa luận, tác giả cũng đưa ra một vài giải pháp cho doanh nghiệp nói chung cũng như một vài giải pháp riêng cho doanh nghiệp FPT.

Cho dù muốn vượt lên, muốn khẳng định, muốn thể hiện bản thân thì các thành viên trong doanh nghiệp cũng không nên vượt ra khỏi phạm vi văn hóa của dân tộc, của môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, đang tồn tại. Đồng thời văn hóa doanh nghiệp cũng phải phù hợp với những nét văn hóa truyền thống của vùng, miền đó. Có như vậy, văn hóa doanh nghiệp mới thật sự trở thành động lực giúp các thành viên trong doanh nghiệp luôn phấn đấu hết mình vì mục tiêu chung, vì sự trường tồn của doanh nghiệp.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ môn Marketing trường Đại học Kinh tế Quốc dân (1991), Quảng

cáo- lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Trần Quốc Vượng (2007), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục.

3. Trần Văn Bạt (2005), Văn hóa và con người, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 4. TS. Nguyễn Mạnh Quân (2004), Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn

hóa doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội.

Trang Web:

5. Diendandoanhnghiep Homepage:

http://www.dddn.com.vn/18707cat78/Van-hoa-doanh-nghiep-yeu-to-vang-

cua-thanh-cong.htm, truy cập ngày 15/2/2009

6. Doanhnhan360 Homepage:

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Van-hoa-

360/Chuc_nang_va_noi_dung_van_hoa_doanh_nghiep/, truy cập ngày

20/3/2009

http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Van-hoa-

360/Dao_duc_kinh_doanh_cua_thi_dan_Nhat_Ban/, truy cập ngày 20/3/2009

http://www.doanhnhan360.vn/Desktop.aspx/Lanh-dao-360/Van-hoa-

360/VHDN-tiep_can_hien_dai_ve_DN/, truy cập ngày 20/3/2009

7. FPT Homepage:

http://www.fpt.com.vn/vn/, truy cập ngày 15/2/2009

8. Lanhdao Homepage:

70

http://lanhdao.net/vn/print/123632/story_printpage.aspx, truy cập ngày

15/2/2009

9. Saga Homepage:

http://www.saga.vn/Vanhoadoanhnghiep/Vaitronguoilanhdao/12255.saga,

truy cập ngày 15/2/2009

http://saga.vn/Cohoigiaothuong/Doitac/3249.saga, truy cập ngày 15/2/2009

http://www.saga.vn/Vanhoadoanhnghiep/3420.saga, truy cập ngày 20/2/2009

10.Tapchicongsan Homepage: http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&News_ID=23352133 , truy cập ngày 20/3/2009 http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=23352133, truy cập ngày 30/3/2009 11.Thesaigontimes Homepage:

http://www.thesaigontimes.vn/Home/diendan/ykien/14078, truy cập ngày

20/2/2009

http://www.thesaigontimes.vn/Home/doanhnghiep/quantri/12865, truy cập

ngày 20/2/2009

12.Vietnamweek Homepage:

http://tuanvietnam.net/vn/thegioitruyenthong/baochitruyenthongvn/5030/inde

x.aspx, truy cập ngày 20/2/2009

13. VIDS Homepage: http://www.vids.org.vn/vn/asp/News_Detail.asp?tabid=1&mid=803&ID=273, truy cập ngày 30/3/2009 14.VTC Homepage: http://vtc.vn/gioitre/to-roi-dien-ro-o-fpt---arena/191994/index.htm, truy cập ngày 20/2/2009

71

http://vtc.vn/gioitre/phongcachtre/nhung-hinh-anh-tai-halloween---fpt-

arena/195634/index.htm, truy cập ngày 20/2/2009

http://vtc.vn/gioitre/phongcachtre/phai-ky-luat-2-nam-sinh-fpt-arena-mua-

khoa-than/191596/index.htm, truy cập ngày 20/2/2009

15.Wikipedia Homepage:

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_ho%C3%A1_doanh_nghi%E1%BB %87p, truy cập ngày 15/2/2009

http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a, truy cập ngày

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp - bài học từ hiện tượng ''FPT'' và ''sự cố Arena'' (Trang 74 - 79)