Những vấn đề tồn tại trong đầu tư vào tài sản vô hình doanh

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 42 - 47)

Nếu như trước kia, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ quan tâm chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị tức tài sản hữu hình thì ngày nay, họ đã chú trọng hơn tới các hoạt động marketing quảng bá thương hiệu, đầu tư đào tạo nhân lực cũng như thay đổi công nghệ phù hợp với nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng. Hoạt dộng đầu tư vào tài sản vô hình ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp hiện nay.

Chúng ta có thể lấy một ví dụ cụ thể để chứng minh được những tác động tích cực của hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình tới tài sản hữu hình thông qua hình thức “nhượng quyền thương mại” đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp Việt Nam. Nhượng quyền thương mại

đã thể hiện được mối quan hệ tích cực giữa việc đầu tư vào tài sản vô hình đối với tài sản hữu hình trong hoạt động của doanh nghiệp. Sở dĩ như vậy vì nó sẽ đem lại một khoản doanh thu lớn cho doanh nghiệp nhượng quyền bao gồm phí chuyển nhượng quyền kinh doanh, hay phần trăm doanh thu hàng năm của doanh nghiệp nhận quyền. Chính khoản doanh thu này sẽ giúp cho các doanh nghiệp nhượng quyền có vốn đầu tư trở lại tài sản hữu hình, thông qua việc cải tiến máy móc kĩ thuật, quy trình sản xuất, xây dựng nhà xưởng… từ đó ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Thông qua franchising, danh tiếng và uy tín của bên chuyển nhượng cũng như đối tượng chuyển nhượng tăng mạnh. Khi hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được biết đến một cách rộng rãi trên thị trường thông qua các chuỗi cửa hàng đã được nhượng quyền thì sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng có chỗ đứng vững chắc đối với người tiêu dùng. Do đó, doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nâng cao từ đó doanh nghiệp có thể có vốn để đầu tư trở lại tài sản hữu hình.

Như vậy, hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đang ngày càng được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng và nó đã có những tác động tích cực, tạo tiền đề ngược trở lại đối với hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình.

Tuy vậy, mặc dù hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đã được chú trọng nhưng vẫn ở mức độ hạn chế. Điều này được thể hiện ở một số mặt như sau:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình chưa có vị thế xứng đáng

trong cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp. Một thực trạng đáng lo ngại là các

doanh nghiệp không quyết liệt xây dựng tài sản vô hình cho mình. Khi có ít nhiều tài sản vô hình không biết giữ gìn, vun vén đến lúc bán doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá lại không tính toán được giá trị của tài sản vô hình.

Có thể thấy rằng tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng. Theo thống kê của Interbrand về tỷ lệ giá trị tài sản trong tổng tài sản doanh nghiệp cho thấy thương hiệu chiếm ít nhất 1/3 giá trị cổ phiếu, có những trường hợp rất cao như McDonald’s (71%), Disney (68%),

Coca-Cola và Nokia (51%). Theo số liệu của Chính phủ Hà Lan, năm 1992, các tài sản vô hình chiếm đến 35% tổng vốn đầu tư của Nhà nước cũng như của tư nhân ở nước này. Ở Thụy Điển, tỷ lệ đó là 20%. Cũng trong năm 1992, tại Mỹ, vốn đầu tư cho các tài sản vô hình đã vượt vốn đầu tư cho các tài sản hữu hình. Một cuộc khảo sát được tiến hành năm 2003 lấy mẫu từ 284 DN của Nhật Bản cũng cho thấy, các tài sản trí tuệ chiếm tới 45,2% giá trị DN. Còn tại Việt Nam, Khi tập đòan Vina Capital mua 30% cổ phần (tương đương 3 triệu USD) của công ty Phở 24 của Việt Nam, họ đã định giá thương hiệu Phở 24 giá 7 triệu USD, tương đương 70% tổng giá trị hiện nay của chuỗi nhà hàng này.

Vai trò của thương hiệu quan trọng như vậy nhưng theo ông Lê Phụng Hào- phó tổng giám đốc công ty Kinh Đô, nhận thức cũng như khả năng xây dựng của doanh nghiệp còn yếu, yếu nhất là khả năng hoạch định chiến lược và quản trị. Thực trạng này cũng bắt nguồn từ phía quản lý nhà nước và luật pháp do cũng chưa có những hướng dẫn, quy định cụ thể về việc xét thương hiệu là một tài sản cố định vô hình cũng như việc quản lí, sử dụng và trích khấu hao đối với loại tài sản này. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – Tài sản cố định vô hình, ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản thì thương hiệu mặc dù là tài sản vô hình được tạo từ nội bộ DN nhưng không được ghi nhận là tài sản. Và cơ chế tài chính của Nhà nước hiện nay cũng chưa quy định về giá trị quyền sử dụng thương hiệu. Theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định cũng chưa quy định thương hiệu là tài sản cố định vô hình nên cũng chưa có cơ cở hướng dẫn hạch toán. Chính vì vậy, nên ngày 30/9/2006 Tổng Cục Thuế đã có công văn số 3539/TCT-PCCS không cho Công ty TNHH Kinh Đô được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu, Tổng Công ty Bưu chính viễn thông (Công ty Điện toán và truyền số liệu) cũng không được góp vốn thành lập công ty cổ phần bằng giá

trị quyền sử dụng thương hiệu. Điều này là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp và cũng đã gây nản lòng các nhà đầu tư trong việc xây dựng thương hiệu.

Thứ hai, việc định giá tài sản vô hình ở các doanh nghiệp đang gặp nhiều

khó khăn. Hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước lớn như Vietcombank hay

Bảo Minh đều gặp khó khăn trong cổ phần hoá vì không định giá được tài sản vô hình, trong đó có thương hiệu. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong các ngành dịch vụ như Bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn – ngành mà yếu tố thương hiệu phụ thuộc vào uy tín, sự cam kết và lòng tin của khách hàng. Mặc dù Bộ tài chính đã đưa ra hai phương án để định giá tài sản vô hình nhưng các doanh nghiệp vẫn lúng túng khi việc sử dụng hai phương pháp này lại đưa ra các kết quả khác nhau và không phản ánh được chính xác giá trị thật sự của tài sản vô hình. Do đó đã xảy ra nhiều vụ việc bất cập liên quan đến định giá thương hiệu trên thị trường Việt Nam. Vào đầu thập niên 90, một công ty nước ngoài đã mua thương hiệu kem đánh răng P/S của Việt Nam với giá trên 5 triệu USD, một số tiền khổng lồ thời bấy giờ. Nếu biết rằng kem đánh răng chi phối đên 70% thị trường Việt Nam lúc bấy giờ thì giá đó không đắt chút nào. Tuy nhiên, khi xác định giá trị doanh nghiệp thời điểm năm 2004, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX cũng đã thuê hai công ty kiểm toán có uy tín xác định giá trị doanh nghiệp để tiến hành cổ phần hoá. Trong tổng giá trị tài sản gần 3700 tỷ đồng thì lợi thế kinh doanh tạm tính được là 3.18 tỷ, giá trị thương hiệu là 3.5 tỷ đồng. Theo ông Trần Việt Hùng – phó cục trưởng cục sở hữu trí tuệ, con số đó chưa thể hiện được đúng giá trị thương hiệu của một tổng công ty lớn, hoạt động lâu năm về xây dựng cả trong và ngoài nước như VINACONEX. Cái giá này chỉ tương đương với 200 ngàn USD, không bằng 1/10 số tiền 2.5 triệu USD mà Colgate ( Hoa Kỳ ) bỏ ra để mua thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan ở thành phố Hồ Chí Minh cách đây hơn 10 năm. Sở dĩ có hiện tượng bất cập này là do chúng ta còn thiếu các hướng dẫn xung quanh

vấn đề định giá thương hiệu, việc tính toán đưa ra các giá trị thương hiệu và các tài sản sở hữu trí tuệ khác vào Cổ phần hoá. Như vậy, tầm quan trọng của việc đầu tư xây dựng thương hiệu vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Và chính việc khó khăn trong định giá thương hiệu này đã làm thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, do không “ quên” hay định giá quá thấp giá trị tài sản vô hình.

Thứ ba, trong quá trình cổ phần hóa, nhiều doanh nghiệp không xét tới giá trị tài sản vô hình, làm hạ thấp giá trị cổ phiếu xuống dưới giá trị thực sự của nó, gây ra hiện tượng thất thoát vốn nhà nước và tạo cơ hội làm giàu bất chính cho một số cá nhân. Khảo sát nhiều bảng thống kê tài sản của doanh

nghiệp đưa vào cổ phần hoá ta có thể nhận thấy các tài sản hữu hình như: nhà xưởng, máy móc, xe cộ…được định giá rất rõ ràng và cụ thể, nhưng tuyệt nhiên không có một mục nào liệt kê các giá trị quyền sở hữu trí tụê về: nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, các sáng chế…Và chúng ta có thể mất những tài sản rất lớn khi bỏ quên các giá trị tài sản trí tuệ như thế.

Như vậy, hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình trong thời gian qua mặc dù đã được các doanh nghiệp chú trọng hơn song nó vẫn chưa có vị thế xứng đáng trong cơ cấu đầu tư của các doanh nghiệp. Điều đó không chỉ xuất phát từ nhận thức của các doanh nghiệp mà còn từ phía cơ quan quản lí Nhà nước và hệ thống pháp luật chưa có những quy định, hướng dẫn cụ thể về việc đầu tư vào tài sản vô hình. Do đó, trong thời gian tới chúng ta phải có những biện pháp thiết thực nhằm giải quyết những vấn đề này.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w