Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vào hoạt động nghiên cứu triển

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 51 - 54)

khai công nghệ

1. Những giải pháp về phía doanh nghiệp.

Nói đến doanh nghiệp thì có nhiều loại doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ... Thực tế qua khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như trong bán hàng. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do chưa thực sự thấy được lợi ích lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết. Các vấn đề khác có liên quan đến doanh nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu của môi trường, cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn; khả năng tài chính yếu nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Hơn nữa, tại Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh nghiệp có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế.

Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ một đổi mới nào, điều đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp.

Khía cạnh chiến lược: Giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu nhất định ở một giai đoạn cụ thể: nâng cao hiệu suất, nâng cao hiệu quả, cải thiện mối quan hệ giữa sản phẩm và thị trường; đổi mới quan hệ giữa sản phẩm và thị trường hoặc định hướng đi. Kế hoạch công nghệ thông tin: Kế hoạch này đưa ra một tầm nhìn chiến lược cho việc sử dụng công nghệ thông tin. Mức độ hoà hợp giữa kế hoạch

công nghệ thông tin và kế hoạch kinh doanh có thể chia thành các giai đoạn khác nhau.

Khía cạnh tổ chức: Việc thực thi công nghệ thông tin đưa lại những thay đổi tổ chức, cả trong nội bộ lẫn bên ngoài. Điều này có những tác động đối với các mối quan hệ giữa các quy trình kinh doanh, kèm theo đó là những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm.

2. Những giải pháp về phía nhà nước.

Những biện pháp hỗ trợ vốn của Nhà nước cho DN đầu tư nghiên cứu KHCN. Do nguồn vốn hạn chế, các doanh ngiệp thường gặp khó khăn lớn để

triển khai công tác nghiên cứu hoặc thực hiện ý đồ đổi mới sản phẩm hoặc quy trình công nghệ. Bởi vậy, nhà nước cần phải có những biện pháp và chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn này.

- Tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái

phiếu, đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước:

Ngoài việc tăng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển và đầu tư cho lĩnh vực khoa học công nghệ, để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp, nhà nước cần tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư đổi mới công nghệ thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu...

- Nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay từ ngân hàng và khuyến khích các

ngân hàng cho vay đổi mới công nghệ doanh nghiệp.

Nguồn vốn cho đầu tư phát triển dài hạn và đổi mới công nghệ của các ngân hàng còn lớn, song các ngân hàng lại bị giới hạn trong việc cho vạy tối đa đối với 1 khách hàng, 1 dự án. Chính vì vậy để doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn của ngân hàng trong việc đầu tư đổi mới công nghệ, về phía Ngân hàng Nhà nước cần xem xét nâng mức giới hạn cho vay này. Đồng thời, cần có chính sách thu hút nguồn vốn để nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Khuyến khích liên doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp với các tổ chức nghiên cứu triển khai.

Đổi mới công nghệ bằng hình thức liên doanh, hợp tác với các tổ chức

nghiên cứu triển khai trong nước là hướng đi cần được đẩy mạnh và khuyến khích thực hiện. Vì hoạt động liên doanh, hợp tác gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết bị giữa các bên tham gia. Các bên tham gia có thể tiếp thu và học tập các kinh nghiệm từ đối tác liên doanh, hợp tác. Liên doanh, hợp tác ở đây bao hàm cả liên doanh giữa các đơn vị sản xuất với các đơn vị nghiên cứu triển khai và giữa các đơn vị sản xuất với nhau.

Trong tình hình thực tế hiện nay, khi các tổ chức, đơn vị nghiên cứu triển khai thiếu vốn để nghiên cứu ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để mua những máy móc thiết bị của nước ngoài thì việc liên doanh, liên kết giữa 2 tổ chức này cần được phát triển. Phát triển hình thức nghiên cứu triển khai không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm vốn khi đổi mới công nghệ mà còn giúp phát triển nền khoa học nước nhà.

Việc liên doanh, liên kết trong nước đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, nó khai thác được những lợi thế của các bên tham gia, tạo nền tảng cho việc xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh.

Nâng cao hiệu quả đánh giá công nghệ. Trong thời đại ngày nay, hiểu biết về công nghệ đóng một vai trò ngày càng quan trọng không những đối với các hoạt động sản xuất và kinh doanh mà còn đối với các hoạt động của từng cá nhân cũng như của toàn xã hội. Công nghệ là cơ sở của mọi hoạt động sản xuất vật chất. Công nghệ cũng rất cần thiết đối với các quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin. Trong việc áp dụng các công nghệ mới, hiểu biết sâu sắc về công nghệ sẽ giúp chúng ta hạn chế được những sai sót khi đưa ra những quyết định quan trọng.

Vì vậy, việc đánh giá công nghệ gắn liền với các biện pháp quản lý công nghệ, với những phương pháp tiếp cận trên quan điểm hệ thống nhằm dự báo một cách toàn diện những hệ quả diễn ra khi áp dụng một công nghệ cụ thể.

Khi ứng dụng một công nghệ, doanh nghiệp cần thường xuyên quan tâm đến khả năng nâng cấp công nghệ đó. Nói cách khác, không những cần chú ý đến việc giải quyết những vấn đề của ngày hôm nay mà doanh nghiệp còn phải xây dựng cơ sở cho quá trình phát triển của công nghệ trong tương lai. Vấn đề này thuộc phạm vi dự báo công nghệ mà doanh nghiệp cần nghiên cứu đồng thời với việc đánh giá công nghệ.

Nhà nước hỗ trợ cho các DN về hình thức hỗ trợ tư vấn: Để giúp cho

các doanh nghiệp tránh được sai lầm khi chọn lựa công nghệ cũng như giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng thiếu các chuyên viên kỹ thuật về công nghệ thì nhà nước cần phải tuyển chọn và hình thành mạng lưới các chuyên gia tư vấn kỹ thuật. Với đội ngũ này các DNV&N có thể nhận được các lời khuyên cụ thể, cả về công nghệ và kinh doanh đề giải quyết những khó khăn của cơ sở. Phần chi phí trả công cho các chuyên gia tư vấn kỹ thuật sẽ được lấy từ Quỹ hỗ trợ tư vấn dành riêng cho các DNV&N. Đội ngũ chuyên gia tư vấn phải được tuyển chọn khá chặt chẽ theo các ngành nghề chuyên môn nhất định phù hợp với cơ cấu ngành nghề được sắp xếp vào loại ưu tiên hỗ trợ trong từng giai đoạn của mỗi doanh nghiệp khác nhau.

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 51 - 54)