Đánh giá tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 34 - 37)

I. Tình hình đầu tư vào tài sản vô hình theo nội dung đầu tư

1.Đánh giá tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Chế độ đãi ngộ công nhân viên còn chưa thoả đáng. Mặc dù hiện nay,

các doanh nghiệp đang ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nhưng trên thực tế, họ vẫn chưa có những biện pháp nhằm nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm của người lao động, tạo ra sự gắn kết người lao động đối với tổ chức, doanh nghiệp của mình. Chúng ta có thể đơn cử một ví dụ điển hình là chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động- vốn là điều bắt buộc thì hiện nay vẫn chưa được các doanh nghiệp thực hiện một cách nghiêm túc. Theo số liệu thu thập được, thì đến năm 2005 mới chỉ có 20,8% số doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, còn thấp hơn tỷ lệ năm 2004 là 23,1%; trong đó doanh nghiệp nhà nước là 99,0%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh 10,7%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 81,0%. Nếu so với số doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên (là doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động) thì cũng chỉ

đạt 40,0% (năm 2004 là 45,6%). Trong đó; doanh nghiệp nhà nước thực hiện 100%; doanh nghiệp ngoài quốc doanh 23,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 87,3%, Như vậy vẫn còn 60,0% số doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc nhưng chưa thực hiện Luật Lao động quy định về bảo hiểm xã hội cho người lao động. Ðiều đáng lưu ý hơn là tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động so với tổng quỹ lương vốn đã thấp, song lại có xu hướng thấp dần, năm 2004 là 8,68%; năm 2005 còn 7,37% (kể cả bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm xã hội).

Bên cạnh đó, chế độ tiền lương tiền thưởng cho người lao động vẫn còn rất nhiều bất cập. Trong khi tiền lương hiện nay được điều chỉnh với xu hướng tăng lên một cách chậm chạp thì giá cả lại ngày càng leo thang, trong đó lương thực thực phẩm – vốn là mặt hàng thiết yếu của người lao động thì lại là mặt hàng có tỉ lệ tăng giá cao nhất hiện nay. Chính điều đó đã gây ra rất nhiều khó khăn cho đời sống của người lao động.

Những vấn đề bất cập liên quan đến hoạt động đào tạo và đào tạo lại trong doanh nghiệp. Mặc dù nhu cầu đào tạo nhân lực của các doanh nghiệp

vừa và nhỏ tại Việt Nam hiện nay là rất lớn nhưng do không xác định được nhu cầu đào tạo, phương pháp và nội dung đào tạo nên mức độ đầu tư cho đào tạo nhân lực của nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả thỏa đáng.

Một thực trạng đáng buồn là chất lượng đào tạo ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất cập. Theo kết quả khảo sát trong 2 năm (2004-2006) trên gần 5.500 người tham gia theo hình thức trả lời theo phiếu điều tra được Bộ GD-ĐT công bố ngày 4/1/2008 cho thấy, trên 50% số SV tốt nghiệp phải đào tạo lại với lý do chủ yếu là do chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng. 36,3% số doanh nghiệp đã trả lời SV phải được đào tạo lại các kỹ năng, 28,3% phải đào tạo lại chuyên môn và 33,6% phải đào tạo lại cả kỹ năng và chuyên môn. Với mục đích đào tạo nhân lực cho xã hội, việc làm của SV tốt nghiệp là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động đào tạo của các trường

ĐH tuy nhiên đa số các trường hiện nay chưa có bộ phận theo dõi về vấn đề này.

Hay như trong một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI phối hợp với hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội tổ chức trên 679 nhà doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực về vấn đề đào tạo nhân lực và đào tạo quản lý thì phần lớn các doanh nghiệp đều khẳng định, đào tạo nhân lực có thể góp phần đáng kể vào việc giải quyết khó khăn mang tính chiến lược. 84,4% số doanh nghiệp cho rằng, dịch vụ đào tạo quản lý là rất cần thiết và sẵn sàng tham gia các khóa đào tạo. Thế nhưng, số doanh nghiệp đã tham gia đào tạo chỉ chiếm 40,9% và chỉ có 44,9% doanh nghiệp tham gia hai khóa đào tạo trở lên. Điều này phần nào cho thấy, chất lượng đào tạo các trung tâm chưa thuyết phục và tạo được ấn tượng với các doanh nghiệp.

Phần lớn các doanh nghiệp phải tự đào tạo tay nghề cho người lao động (chiếm 85,06%), chứ không phải lao động được đào tạo qua hệ thống trường dạy nghề tập trung. Điều này dẫn đến chi phí đào tạo cho lao động cao, nhưng trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lao động thấp. Trong một khảo sát về lĩnh vực này, tỷ lệ đào tạo giữa Đại học, Trung cấp, Công nhân kỹ thuật là 110,8310,6. Một vấn đề thuộc chiến lược giai đoạn - đào tạo quốc gia được đặt ra là sớm khắc phục mô hình "hình tháp lộn ngược" này để lao động Việt Nam được đào tạo lành nghề, có năng suất cao chứ không phải chỉ vì "giá rẻ", thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực.

Thiếu nhân sự quản lý cấp cao và công nhân kĩ thuật có tay nghề. Có

thể khẳng định rằng nhân lực quản lí cấp cao và công nhân kĩ thuật có tay nghề cao chính là 2 bài toán hết sức nan giải đối với bất cứ một doanh nghiệp nào trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay.

Lực lượng lao động của Việt Nam hiện nay chỉ đảm bảo về mặt số lượng, còn về chất lượng thì đang có rất nhiều hạn chế. Trình độ văn hoá của người lao động thấp, thể hiện : tỉ lệ người lao động chưa biết chữ chiếm 4,04%, chưa tốt nghiệp tiểu học 13,09%, tốt nghiệp tiểu học 29,08%, tốt

nghiệp trung học cơ sở 32,57%, tốt nghiệp trung học phổ thông 21,23% ( 2003). Trình độ chuyên môn, kỹ thuật non yếu, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp: tỷ lệ chưa qua đào tạo 74,67%, công nhân kỹ thuật không có bằng 10,59%, công nhân kỹ thuật có bằng và chứng chỉ 3,54%, sơ cấp 0,97%, trung học chuyên nghiệp 4,73%, cao đẳng và đại học trở lên 5,5%

Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, trình độ dân trí của lao động Việt Nam cao, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, khéo tay, nhanh trí... nhưng trên thực tế năng suất lao động của chúng ta lại chỉ ở mức trung bình và thấp (trên 60%), chủ yếu lại là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Do đó nếu so sánh lao động Việt Nam với lao động các nước trong khu vực thì có thể nói đây là điểm yếu của Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu xét chi phí lao động thì chi phí lao động của Việt Nam cao hơn nhiều so với Inđônêxia, nếu xét tới lao động có trình độ kỹ thuật và có năng suất cao thì lao động Việt Nam lại không thể so sánh với Thái Lan, Malaixia, Singapo.

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 34 - 37)