Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 27 - 34)

I. Tình hình đầu tư vào tài sản vô hình theo nội dung đầu tư

3. Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing

Theo kết quả dư án khảo sát Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006 của VCCI kết hợp với tạp chí Việt Nam Business forum, công ty truyền thông Cuộc sống và công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen Việt Nam, trong số 500 thương hiệu nổi tiếng được công bố,có tới xấp xỉ 50% thương hiệu của Việt Nam. Điều này chứng tỏ các doanh ngiệp Việt Nam gần đây đã chú trọng đến vấn đề xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm.

Một thuận lợi cho các doanh nghiệp hiện nay là việc tôn vinh quảng bá thương hiệu đã được các cơ quan chức năng và tổ chức kinh tế xã hội quan tâm. Ví dụ như chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu Quốc gia đến năm 2010 đã đươc Thủ Tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định số 253 ngày 25/11/2003, xây dựng tiềm thức trong các doanh nghiệp luôn hướng về chất lượng sản phẩm và tín nhiệm của doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh

tranh, gắn kết hơn với hệ thống phân phối,cuốn hút nhà sản xuất, người tiêu dùng. Từ đó xây dựng hình ảnh Việt Nam - quốc gia dồi dào sản phẩm hảo hạng tăng thêm sức hấp dẫn về đất nước và con người Việt Nam, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, khuyến khích du lịch và đầu tư nước ngoài. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nhận thức tầm quan trọng của thương hiệu từ đó xây dựng quảng bá và bảo vệ thương hiệu cùng tiêu chí để gắn với thương hiệu của quốc gia đối với những sản phẩm đạt chuẩn. Thủ tướng Chính phủ củng lập Hội đồng tư vấn về thương hiệu Quốc gia do Bộ trưởng bộ Thương mại là chủ tịch, các thành viên là lãnh đạo của một số ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ, hiệp hội ngành hàng và các trường Đại học.

Đầu tư vào thương hiệu: Cho đến thời điểm hiện nay, có một thực tế

chắc chắn mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều đã nhận thức được đó là nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì phải không ngừng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng chung của vền kinh tế đất nước.

Thương hiệu là gì? Vai trò của nó? Theo nhận thức chung được nhiều người chấp nhận thì thương hiệu đơn giản là một cái tên, một từ ngữ, một biểu tượng một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm người) bán và phân biệt các sản phẩm(dịch vụ)đó với đối thủ cạnh tranh khác.

Như vậy thực chất thương hiệu hiểu ngắn gọn là hình thức thể hiên tạo ra ấn tượng để thể hiện chất lượng sản phẩm và sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp thông qua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu tồn tại ngay tại sản phẩm như hình thức nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm, lô gô, biểu tượng… của doanh nghiệp và cả trong tiềm thức của khách hàng. Vì lẽ như vậy, xây dựng thương hiệu là việc làm đòi hỏi thời gian và chi phí. Nhưng quan trọng hơn, nếu doanh nghiệp biết chú trọng tới việc đầu tư công sức cho việc xây dựng thương hiệu thì tài chính không phải là vấn đề quyết định.

Đối với từng doanh nghiệp nói riêng và doanh nghiệp VN nói chung, thương hiệu là chìa khóa để có thể mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Thương hiệu là công cụ đem lại nguồn tài chính trong cả hiện tại cũng như trong tương lai cho doanh nghiệp. Cụ thể hơn, thương hiệu đem lại sự sống cho doanh nghiệp. Điều này đúng với việc kinh doanh tại thị trường VN, lại càng đúng đắn hơn khi các doanh nghiệp VN muốn chủ động hội nhập quốc tế và muốn phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thương hiệu có tầm quan trọng như vậy nên chiến lược để có được thương hiệu tốt trong hội nhập lại càng quan trọng hơn.

Chiến lược về thương hiệu là một hệ thống những công việc phản ánh mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp nhằm xác lập được một thương hiệu, khẳng định được uy tín từ phía khách hàng đối vơi sản phẩm và dịch vụ của mình.

Chiến lược thương hiệu thuộc phạm trù kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chiến lược thương hiệu là một loại chiến lược quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh chung của doanh nghiệp. Một chiến lược về thương hiệu đầy đủ phải phản ánh được một hệ các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp đồng thời phải vạch ra đựơc những việc và thời gian, không gian thực hiện chiến lược. Chẳng hạn phải xác định vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ, thực hiện việc bảo hộ trí tuệ ở khu vực hay quốc gia nào, cần phải huy động nguồn lực tài chính và nguồn lực trí tuệ như thế nào để có thể thực hiện thành công. Việc lựa chọn và xây dựng thành công chiến lược thương hiệu là thành tố quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản cho thấy,sở dĩ các công ty hàng đầu của quốc gia này thành công và phát triển bền vững được trong điều kiện cạnh tranh hết sức khốc kiệt như hiện nay là do các công ty đã có được những chiến lược về thương hiệu và bảo hộ thương hiệu chủ động và chặt chẽ, chẳng hạn các công ty như Hitachi ngay từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đã thực hiện nộp đăng ký và bảo hộ sáng chế cho 20000 nhãn hiệu hàng

hóa và sáng chế của mình tại Nhật và nhiều quốc gia khác như Mỹ và Tây Âu; kết quả là công ty này đã trở thành một trong những chủ thể thu được giá trị tài chính từ hoạt động bảo hộ này lên tới con số 365 triệu USD năm 1996; công ty NEC đã đăng ký bảo hộ cho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Mỹ trong riêng năm 1998 và doanh nghiệp này đac dành ra 91 triệu USD cho các hoạt đông liên quan đến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của mình, hoạt động đầu tư này đã đưa NEC đã đăng ký bảo hộ cho 2500 sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa tại thị trường Mỹ trong riêng năm 1998 và doanh nghiệp này đã dành ra 91 triệu USD cho các hoạt động kiên quan dến lập chiến lược thương hiệu và bảo hộ thương hiệu của mình, hoạtt động đầu tư này đã đưa NEC trở thành một tập đoàn kinh tế có sức mạnh hàng đầu tại Nhật và trên thế giới về lĩnh vực chiến lược thương hiệu và bảo hộ sáng chế chỉ sau IBM và CANON.

Trong 500 doanh nghiệp được điều tra của báo Sài Gòn tiếp thị, kết quả cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng xây dựng thương hiệu là mối quan tâm thứ hai sau việc đẩy mạnh tiêu thụ. Trong tổng số các doanh nghiệp được điều tra thì chỉ có 4,2% cho rằng thương hiệu là vũ khí quan trọng trong hội nhập và cạnh tranh. 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, chỉ có 30% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán hàng được giá cao hơn. Và hầu hết các doanh nghiệp đều không nhận thức rõ vai trò của thương hiệu đối với hội nhập, và một chiến lược cho thương hiệu nhìn chung chưa được đặt ra.

Tỷ lệ đầu tư cho thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam Đơn vị tính: % Tỷ lệ đầu tư trên doanh thu DN khu vực tư nhân DN khu vực NN

Không đầu tư 18 16

Đầu tư dưới 5% 56 73

Đầu tư từ 5% - 10% 10 8

Đầu tư trên 10% 16 3

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 41-2005

Đầu tư sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp: Hiện nay, trước xu thế

toành cầu hoá, chúng ta đang chứng kiến đồng thời hai xu hướng: quá trình tự do hoá thương mại phát triển mạnh mẽ với việc dỡ bỏ các rào cản thương mại, tạo một sân chơi chung toàn cầu với luật lệ chung, bình đẳng trong khuôn khổ của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và xu thế tăng cường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với những đòi hỏi chặt chẽ, khắt khe hơn nhằm bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ.

Theo hội doanh nhân trẻ TP.HCM, thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước,nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, thách thức đặt ra cho doanh nghiệp là làm thế nào để hoà nhập và bảo vệ được tài sản trí tuệ như thương hiệu, logo, sologan… Do vậy, một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp ngoài việc tăng cường khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần là bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ.

Mặc dù, lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một vấn đề mới đối với Việt Nam (mới được vài chục năm so với hàng trăm năm trên thế giới). Sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề sở hữu trí tuệ đã được cải thiện, nhất là trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, kết qủa khảo sát nghiên cứu gần đây cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức việc phát triển, bảo hộ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ là nguồn lực kinh tế.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn thiếu đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, để từ đó thương mại hoá các sản phẩm được bảo hộ sáng chế độc quyền. Doanh nghiệp cũng không nhận thức được ý nghĩa hay giá trị của việc

đăng lý các thủ tục xin cấp bằng sáng chế. Số doanh nghiệp Việt Nam nộp đơn đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ một số hướng dẫn về Sở Hữu Công Nghiệp cũng chiếm tỷ lệ thấp so với các soanh nghiệp nước ngoài, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển.

Trong 3 năm gần đây số lượng doanh nghiệp Việt Nam đăng kí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (tài sản trí tuệ) tăng gấp 4 lần so với trước. Từ năm 2002 trở về trước hầu hết các đơn xin bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là của doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước thì vẫn dửng dưng. Theo số liệu thống kê tư cục sở hữu trí tuệ, trong 2006 này đã có khoảng 20000 đơn xin cục bảo hộ sở hữu công nghiệp, tăng hơn 10% so với năm 2005(18.000 đơn). Một con số cũng khá thú vị là tổng số doanh nghiệp đăng kí bảo hộ sở hữu trí tuệ tại TP.HCM cao gấp 2 lần doanh nghiệp tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, số doanh nhân là lãnh đạo doanh nghiệp thông hiểu biết về sở hữu trí tuệ nói chung còn ít. Rất it doanh nghiệp thông hiểu về sở hữu trí tuệ nói chung còn ít. Rất ít doanh nghiệp có phòng, ban, bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Sự quan tâm chưa thoả đáng đối với vấn đề sở hữu trí tuệ. Sự quan tâm chưa thoả đáng đối với vấn đề sở hữu trí tuệ còn thể hiện ở chính sách đầu tư của các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đầu tư rất lớn cho lĩnh vực tài sản vật chất như nhà xưởng máy móc, thiết bị… nhưng hầu như không đầu tư gì cho lĩnh vực tài sản trí tuệ, không đầu tư cho viêc tạo ra, đăng ký xác lập quyền khai thác sử dụng và phát triển tài sản trí tuệ của mình.

Ông Trần Quang Huy, Chuyên viên kỹ thuật Công ty cổ phần Xi măng Bắc Giang cho biết:” Không chỉ riêng công ty này, mà đa số các công ty thuộc tỉnh Bắc Giang đều chưa quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ. Nguyên nhân chính là do công ty chỉ hoạt động kinh doanh trong địa bàn tỉnh, sản lượng làm ra được tiêu thụ hết chứ không để tồn kho nên chưa quan tâm đến vấn đề này.

Hiện nay, công ty có ý định mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ, nên bắt đầu quan tâm tới vấn đề sở hữu trí tuệ”

Cũng vấn đề này, ông Trần Duy Chiến, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế nói: “Đa số doanh nghiệp trong tỉnh đều là những doanh nghiệp nhỏ và vừa nên quy mô sản xuất , vốn đầu tư, hiểu biết về văn hoá doanh nghiệp… còn hạn chế. Từ đó, dẫn đến sự thiếu hiểu biết về sở hữu trí tuệ, mặc dù sở đã có nhiều hoạt động tuyên truyền, đào tạo nhằm nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp đối với vấn đề này.

Đầu tư vào nhãn hiệu hàng hóa: Nhãn hiệu có vị trí đặc biệt quan trọng và trở thành “linh hồn” của mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển. Hiện nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam. Mỗi năm, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được không dưới 17.000 đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá từ các doanh nghiệp trong nước và hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, trong số hơn 110.000 nhãn hiệu được đăng ký và bảo hộ ở Việt Nam thì chủ yếu là của doanh nghiệp nước ngoài (chiếm tới 75%) và còn lại là của doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù trong những năm qua, lượng đơn đăng ký từ doanh nghiệp trong nước đã tăng lên đáng kể nhưng cũng còn không ít doanh nghiệp Việt Nam còn thờ ơ với việc bảo hộ nhãn của mình.

Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhãn hiệu bị nhái, bị đánh cắp, tranh chấp. Thực tế ở Việt Nam mỗi năm đã có tới trên 3.000 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp bị xử lý bằng các biện pháp hành chính, hàng trăm vụ làm hàng giả và vi phạm nhãn hiệu bị xử tại toà hình sự.

Đặc biệt, số vụ vi phạm sở hữu công nghiệp mỗi năm một tăng mạnh. Nếu như năm 2000, mới chỉ có 176 vụ vi phạm thì đến năm 2002 đã tăng lên 395 vụ và năm 2004 là 404 vụ.

Theo ông Lê Văn Kiều, Chánh thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ, hàng năm, thanh tra Bộ đã kết hợp cùng công an kinh tế phát hiện, xử lý hàng trăm vụ vi phạm kiểu dáng, nhãn mác, nhãn hiệu hàng hoá. Không phủ nhận đã có nhiều doanh nghiệp xây dựng, quan tâm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình nhưng cũng vẫn còn không ít đơn vị không đầu tư tạo dựng thương hiệu mà ăn cắp, nhái nhãn mác hàng hoá... để làm hàng giả, hàng kém chất lượng.

Tại Việt Nam, đã có một số nhãn hiệu được định giá trong quá trình chuyển nhượng và góp vốn kinh doanh như: “P/S” (được định giá 5 triệu USD năm 1996), “Dạ Lan” (được định giá 2,5 triệu USD vào năm 1997). Mặc dù mức này còn khiêm tốn so với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng nó là khá cao ở Việt Nam và là minh chứng cho giá trị của nhãn hiệu các doanh nghiệp cần phải gìn giữ, bảo vệ.

II. Đánh giá tình hình đầu tư tài sản vô hình đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đầu tư vào tài sản vô hình trong các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng và giải pháp.DOC (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w