1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc

80 666 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 9,78 MB

Nội dung

Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của những con rồng Châu Á: Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc Các quốc gia này nổi bật vì đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hoá nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990 Trong thế kỷ 21, bốn con rồng châu Á đã vươn lên tư cách của nước phát triển, để đạt đến thành công này, các nước đã gia tăng lượng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế tư xã hội, chú trọng đẩy mạnh công tác thu hút vốn từ các nguồn trong và ngoài nước Vì thế, trong công cuộc phát triển thì công tác thu hút vốn đầu tư luôn chiếm giữ một vị trí quan trọng.

Vốn đầu tư là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của một đất nước và của mỗi địa phương bên cạnh những yếu tố về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực… Không phải ngẫu nhiên, để xây dựng một nền kinh tế xã hội ổn định, tăng trưởng nhanh, các địa phương luôn đặt ra những chính sách, những phương án để thu hút, huy động và sử dụng vốn đầu tư sao có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra Việc thu hút đầu tư của tỉnh Hoà Bình cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Là một tỉnh có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển kinh tế, song đến nay Hoà Bình vẫn còn là một tỉnh có nền kinh tế phát triển chậm so với các địa phương lân cận Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, và nguyên nhân chủ yếu là do không có đủ lượng vốn đầu tư cần thiết Trong những năm qua, Hoà Bình đã đề cao công tác thu hút và sử dụng vốn đầu tư trong và ngoài nước Nhưng do thực tế đặt ra, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn hẹp, vì thế để có được nguồn vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời gian tới và phát huy hết những tiềm năng sẵn có, công tác thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước đã được tỉnh đề ra như một chính sách có tính chất “bản lề”.

Trang 2

Đó cũng là cơ sở để tôi chọn đề tài “ Tình hình thu hút vốn đầu tư từ cácdoanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp”

Kết cấu của chuyên đề gồm hai chương:

Chương I: Thực trạng thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước

cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình trong thời gian qua.

Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các

doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình.

Em xin chân thành cảm ơn ThS Trần Mai Hoa và các cán bộ ở Sở Kế hoạch

và đầu tư tỉnh Hoà Bình đã giúp đỡ em hoàn thành chuyện đề thực tập này.

Trang 3

Chương I

THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TỪ CÁC DOANH NGHIỆPTRONG NƯỚC CHO HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA

TỈNH HOÀ BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA.

1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Hoà Bình.

1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên của tỉnh Hoà Bình.

1.1.1 Vị trí địa lý.

Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc tiểu vùng Tây Bắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên là 4596.4 km2, chiếm 1.41 % diện tích của cả nước Phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ; phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá; phía Đông giáp thành phố Hà Nội

Toàn tỉnh có 10 huyện, 1 thành phố và 210 xã phường, thị trấn (trong đó có 193 xã, 6 phường, 11 thị trấn), có 63 xã vùng cao thuộc huyện Mai Châu, Đà Bắc và một số xã thuộc huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Cao Phong Hiện nay các xã

Trang 4

thụ hưởng chương trình 135 là 94 xã, trong đó có 70 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn và 24 xã vùng ATK.

Hoà Bình nằm ở vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc xuống vùng đồng bằng Sông Hồng trù phú, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc lộ, có vị trí quan trọng trong chiến lược phòng thủ khu vực và cả nước Tỉnh có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thuỷ tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến đường quốc gia quan trọng đi qua như đường Hồ Chí Minh, trong tương lai là đường cao tốc đi Hoà Lạc - Hà Nội… Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và các huyện trong tỉnh khá thuận lợi.

Hoà Bình có nguồn điện lực lớn, có thuỷ điện Hoà Bình lớn nhất cả nước và hồ Hoà Bình ngoài tác dụng cung cấp năng lượng cho nhà máy, còn có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết nước cho hệ thống sông Hồng.

1.1.2 Đặc điểm địa hình.

Điểm nổi bật của địa hình Hoà Bình là núi cao, chia cắt phức tạp không có các cánh đồng rộng như Lai Châu và Sơn La độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành hai vùng rõ rệt:

Vùng núi cao (Phía Tây Bắc): độ cao trung bình từ 600-700m, nơi cao nhất là đỉnh Phu Canh (Đà Bắc) cao 1.373 m Độ dốc trung bình từ 30 - 35o, có nơi dốc trên 40o Địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn Diện tích toàn vùng là 212.740 ha, chiếm 46% diện tích toàn tỉnh.

Vùng núi thấp (phía Đông Nam): diện tích toàn vùng là 253,512 ha chiếm 54% diện tích toàn tỉnh Địa hình các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 - 25o, độ cao trung bình từ 100 - 200m, ít hiểm trở so với vùng cao.

Tóm lại địa hình có sự phân chia thành hai vùng rõ rệt, tài nguyên thế mạnh của mỗi vùng khác nhau vì vậy phải chú ý đến mối quan hệ liên vùng, để hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế, xã hội.

1.1.3 Điều kiện khí hậu.

Trang 5

Khí hậu Hoà Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình 83%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11 và tháng 12 Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt trong năm

- Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 24oC, cao nhất 38 - 39oC vào tháng 6 và tháng 7, lượng mưa trung bình từ 1.700 - 1.800 mm ( trên 90% tổng lượng mưa cả năm)

- Mùa khô: kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15 - 16oC, thấp nhất 5oC vào tháng 12 và tháng 1, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2oC, lượng mưa từ 100 - 200 mm (chiếm 10% lượng mưa cả năm).

1.1.4 Tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên đất: diện tích đất tự nhiên của Hoà Bình là 4596,4 km2, đất Hòa Bình gồm 3 nhóm chính: nhóm feralit phát triển trên đá trầm tích và biến chất kết cấu hạt thô trên các loại đá chủ yếu là sa thạch Pocfirit Spilit Nhóm đất phát triển trên đá trầm tích và biến chất có kết cấu hạt mịn trên các loại đá phiến thạch sét, diệp thạch Nhóm Feralit phát triển trên đá vôi và biến chất của đá vôi.

Đất đai Hoà Bình có độ màu mỡ cao thích hợp với nhiều loại cây trồng Với hàng trăm ngàn ha đất gồm các lô đất liền khoảnh có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau nhất là trồng rừng, trồng cây công nghiệp Phần đất trống, đồi núi trọc khó phát triển nông nghiệp và trồng rừng có diện tích khá lớn thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng các khu công nghiệp.

- Tài nguyên nước: Tỉnh Hoà Bình có mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các huyện, thành phố Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hòa Bình là sông Đà chảy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn với tổng chiều dài 151 km Hồ sông Đà với diện tích mặt nước khoảng 8.000 ha, dung tích 9.5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho vùng Đồng bằng sông Hồng.

Ngoài ra, Hòa Bình còn có 2 con sông lớn nữa là sông Bôi và sông Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh Đây cũng là nơi trữ nước,

Trang 6

điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt Chất lượng nước ngầm ở Hoà Bình được đánh giá là khá tốt, không bị ô nhiễm Đây là một tài nguyên quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.

- Tài nguyên rừng: diện tích rừng Hoà Bình đạt độ che phủ là 44% diện tích tự nhiên, tương đương 206,104 ha Trong đó rừng tự nhiên 127.882 ha, rừng trồng 78.222 ha với nhiều loại gỗ, tre, bương, luồng; cây dược liệu quý như Dứa dại, Xạ đen, củ Bình Vôi… Ngoài các khu rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích, hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn.

- Tài nguyên khoáng sản: Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, một số khoáng sản đã được tổ chức khai thác như: Amiăng, than, nước khoáng, đá vôi… Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn.

 Đá gabrodiaba trữ lượng 2.2 triệu m3  Đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3  Đá vôi: trên 700 triệu tấn.

 Nước khoáng Kim Bôi.

Ngoài ra còn có nhiều mỏ khoáng sản đa kim: đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, photphorit có trữ lượng ở các mức độ khác nhau.

Thế mạnh về khoáng sản của tỉnh là đá để sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất ximăng, nước khoáng khai thác với quy mô công nghiệp.

Trang 7

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Tỉnh Hoà Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú, đa dạng, bao gồm các sông, hồ; suối nước khoáng, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Hoà Bình có hệ thống sông suối phong phú, với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi Ngoài ra tỉnh còn có số lượng các hồ, đầm khá lớn, góp phần quan trọng cho việc điều hoà khí hậu trên địa bàn, đồng thời là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng Có ý nghĩa nhất đối với du lịch Hoà Bình phải kể đến hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng 10.000 ha Với dung tích nước lớn và hơn 40 đảo nổi trong hồ, đây là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ sản, du lịch tham quan, du lịch sinh thái.

Nguồn nước khoáng phong phú cũng là thế mạnh đối với việc phát triển du lịch của Hoà Bình Trong đó đáng kể nhất là suối nước khoáng Kim Bôi thuộc địa phận xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi Cho đến nay, đã phát hiện được 3 điểm nước khoáng phân bố quanh rìa khối granit Kim Bôi là Mớ Đá, Quy Hoà, Sào Bảy thuộc hai nhóm nước khoáng Bicacbonat, Sunfat canxi nguồn gốc hoà tan.

Các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Hoà Bình phải kể đến bao gồm khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, Pù Luông (chung với Thanh Hoá), Phu Canh, Ngọc Sơn, Vườn Quốc Gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hoá), Vườn Quốc Gia Ba Vì (chung với Hà Tây) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ Hoà Bình

- Tài nguyên du lịch nhân văn: có 158 di tích (mật độ 3,4 di tích /100 km2) các loại được đưa vào danh mục di tích gồm có 80 di tích khảo cổ, 44 di tích lịch sử văn hoá và 34 di tích thắng cảnh Trong đó có 31 di tích đã được Bộ Văn Hoá - Thông tin công nhận và cấp bằng xếp hạng, 6 di tích xếp hạng đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Địa bàn tỉnh Hoà Bình là nơi cư trú của 6 dân tộc anh em (Mường, Kinh, Thái, Tày, H'Mông, Dao), trong đó 69% là người dân tộc ít người Đây là yếu tố tạo nên sự đa dạng, nét độc đáo của văn hoá các dân tộc ở Hoà Bình - sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế Nét độc đáo của văn hóa

Trang 8

các dân tộc ít người Hoà Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống

Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện nay có một số bản làng khai thác phục vụ du lịch như bản Giang Mỗ - huyện Cao Phong (dân tộc Mường), bản Văn, bản Lác, Bản Tòng - huyện Mai Châu (dân tộc Thái)

1.2 Điều kiện kinh tế xã hội.

1.2.1 Kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế:

Trong giai đoạn 2001 - 2005, tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP) của tỉnh đạt mức khá cao, bình quân 5 năm là 7,9 %/năm, cao hơn nhiều so với thực hiện giai đoạn 1996 - 2000 là 7,4%/năm và xấp xỉ mục tiêu đề ra trong quy hoạch (phê duyệt năm 2001) là 8%/năm Tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, các ngành kinh tế đều tăng trưởng khá và ổn định Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ còn thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế

Trong các năm 2006 - 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt

Nông lâm thuỷ sản 818,1 1.090,2 1.214,4 5,9 5,5 Công nghiệp, xây

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2006, 2007.

Bảng 1.2: Tăng trưởng kinh tế theo thành phần kinh tế.

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu200020052007Tốc độ tăng trưởng (%)

Trang 9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2006, 2007.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp, đã có những cải thiện trong cơ cấu của từng ngành sản phẩm, cơ cấu thành phần kinh tế, xuất hiện những sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến hơn trong công nghiệp, dịch vụ ; chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp cũng có những bước tiến nhất định.

Về cơ cấu theo thành phần kinh tế, tỷ trọng khu vực kinh tế nhà nước có xu hướng giảm, khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhưng sự chuyển dịch còn chậm, tỷ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài còn quá nhỏ Năm 2000, tỷ trọng kinh tế của khu vực kinh tế nhà nước là 30.4 %, nhưng đã giảm dần qua các năm và năm 2005 là 28.2 % Khu vực kinh tế tư nhân và cá thể tăng mạnh trong tổng giá trị GDP, năm 2000 là 1256,1 tỷ đồng, năm 2005 là 2433,8 tỷ đồng và đạt giá trị 3612,4 vào năm 2007

Bảng 1.3: Cơ cấu theo thành phần kinh tế.

Trang 10

Năm 2008, dân số Hoà Bình khoảng 830.000 người Tốc độ tăng dân số chung tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2001 - 2005 khá thấp chỉ khoảng 1,01 %/năm; tuy nhiên trong các năm 2006 - 2007 tỷ lệ này tăng lên bình quân 1,19 %/năm Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm từ 1,92% năm 2000 xuống còn 1,14% năm 2005 nhưng lại tăng lên 1,18% năm 2007

Bảng 1.4: Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình

Dân số nông thôn ngàn người 667,4 685,7 703,8 0,54 1,31

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2006, 2007.

Phân bố dân cư: là tỉnh miền núi nhưng mật độ dân số Hoà Bình khá cao, khoảng 177 người/km2 (năm 2007) (mật độ dân số cả nước năm 2008 là 260 người/ km2) Trên địa bàn tỉnh, địa phương có mật độ dân số cao nhất là thành phố Hoà Bình 643,4 ngườì/km2 (tính riêng các phường nội thị khoảng 1.200 người/km2), địa phương có mật độ dân số thưa nhất là huyện vùng cao Đà Bắc 64,0 người/km2, các huyện lớn và đông dân như Kim Bôi 209.4 người/km2.

Trang 11

Phân bố dân cư giữa khu vực thành thị (các phường nội thị thành phố Hoà Bình, các thị trấn trung tâm huyện lỵ) với khu vực nông thôn, giữa các huyện vùng thấp với các huyện vùng cao có sự chênh lệch rất lớn Khu vực thành thị đất chật người đông, khu vực nông thôn mà đặc biệt là vùng núi cao huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn dân cư ít, phân tán Do đặc điểm phân bố dân cư mang tính đặc thù của khu vực nông thôn miền núi và các yếu tố liên quan khác dẫn đến phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này gặp nhiều khó khăn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất… suất đầu tư cao hơn các vùng khác, rủi ro cao, hiệu quả hạn chế.

- Nguồn nhân lực và trình độ lao động:

Trong thời gian gần đây, số lao động khu vực nông lâm thuỷ sản của tỉnh Hoà Bình vẫn tăng về giá trị tuyệt đối, tuy nhiên trong cơ cấu lao động tỷ trọng lao động khu vực nông lâm thuỷ sản đã giảm, nhưng vẫn còn khá cao chiếm 83.7% lao động của tỉnh.

Lao động trong khu vực dịch vụ, công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng nhanh cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu lao động, nhất là trong khu vực công nghiệp - xây dựng Tuy nhiên, tỷ trọng lao động khu vực phi nông nghiệp vẫn còn rất thấp.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh mặc dù tăng nhanh từ 14,8% năm 2005 lên 22% năm 2007 nhưng vẫn còn thấp so với mức bình quân chung cả nước (30% lao động qua đào tạo).

Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình.

Chỉ tiêuĐơn vịNăm2005Năm2007

Trang 12

% so dân số trong độ tuổi lao

3 Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm

4 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 14,8 22,0

Nguồn niên giám thống kê tỉnh Hoà Bình 2005, 2007

2 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vàotỉnh Hòa Bình.

2.1 Vài nét về hoạt động đầu tư phát triển tại tỉnh Hoà Bình.

2.1.1 Cơ chế chính sách hoạt động đầu tư của tỉnh Hoà Bình trong thời gianqua.

Trong giai đoạn vừa qua, tỉnh Hoà Bình đã thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nhằm tạo môi trường và sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, loại bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp trên địa bàn, có chính sách tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi Hoạt động cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp đã được cải tiến theo hướng rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục hành chính.

Tỉnh đã tiến hành đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, đẩy mạnh phát triển công nghiệp ngoài Quốc doanh, triển khai các chính sách thu hút đầu tư, thực hiện cải cách hành chính, đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá có giá trị kinh tế cao… Nhằm thu hút các nhà đầu tư, từ năm 2002 tỉnh đã ban hành hàng loạt các chính sách, chủ trương ưu đãi như: Các chủ đầu tư có quyền lựa chọn vị trí, diện tích đất xin thuê hoặc giao, tỉnh hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, xây dựng đường điện, hệ thống cấp thoát nước đến hàng rào nhà máy, hỗ trợ kinh phí đào tạo, tư vấn quy trình và rút ngắn thủ tục, thời gian cấp giấy phép cho các chủ đầu tư…

Là tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế bởi lợi thế về tài nguyên, du lịch, lực lượng lao động dồi dào…, tuy nhiên Hoà Bình vẫn là tỉnh nghèo, hàng năm ngân sách Trung Ương phải bổ sung trên 80% Để thay đổi bộ mặt của tỉnh, Hoà Bình đã

Trang 13

thực hiện chủ trương “trải thảm đỏ để thu hút đầu tư” Năm 2002, Tỉnh uỷ Hoà

Bình ra thông báo về tăng cường thu hút đầu tư, theo đó UBND tỉnh ra quyết định cụ thể hoá chủ trương ưu đãi và thủ tục cấp phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài Để thu hút đầu tư, tỉnh đã thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, thực hiện phân cấp quản lý trong xây dựng các cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng… gắn với việc qui định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các nhà đầu tư Các thành phần kinh tế được khuyến khích đầu tư tại các vùng kinh tế động lực, địa bàn trọng điểm, ưu tiên cho các dự án phát triển thương mại du lịch, thu hút nhiều lao động.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giúp việc cấp giấy phép, quản lý và theo dõi các doanh nghiệp sau cấp phép được chặt chẽ, nhanh chóng Ưu tiên đào tạo cán bộ trực tiếp làm công tác thu hút đầu tư và lao động kỹ thuật có trình độ cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế Hoạt động xúc tiến đầu tư được đa dạng hoá Tỉnh đã xác định lĩnh vực ưu tiên và địa bàn trọng điểm, xây dựng danh mục dự án gọi vốn đầu tư, thành lập trung tâm xúc tiến đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư… để nâng cao chất lượng thực hiện dự án và hiệu quả thu hút đầu tư Các thủ tục về thuế được đơn giản hoá trong tất cả các khâu như cấp mã số thuế, cấp và bán hoát đơn tiếp nhận và xử lý tờ khai thuế… Tỉnh cũng chú trọng đến công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, xây dựng trước các khu tái định cư gắn với quy hoạch khu dân cư đô thị Tuy tiến độ xây dựng hạ tầng còn chậm, việc đền bù giải phóng mặt bằng một số nơi gặp nhiều khó khăn nhưng các nhà đầu tư bước đầu đã khai thác được tiềm năng lợi thế của tỉnh, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển, tăng năng lực sản xuất, kim ngạch xuất khẩu - nhập khẩu, giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho người lao động.

2.1.2.Vốn và cơ cấu nguồn vốn trong đầu tư phát triển tại tỉnh Hoà Bình.

Tình hình đầu tư phát triển tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư,

Trang 14

nhờ đó vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng khá nhanh, bình quân giai đoạn 2001 - 2007 đạt 29,2 %/năm (theo giá thực tế) Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng từ 24,6% năm 2000 lên 61% năm 2005 và khoảng 51,2% năm 2007

Biểu đồ 1.1: Tổng vốn đầu tư xã hội của tỉnh Hoà Bình giai đoạn

Nguồn: Xử lý từ báo cáo đầu tư hàng năm.

Nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh Hoà Bình ngày càng đa dạng hơn trước Tổng đầu tư xã hội trong 5 năm 2001 - 2005 khoảng 7.182 tỷ đồng (bình quân mỗi năm 1436 tỷ đồng), ngân sách địa phương quản lý 2.440 tỷ đồng; đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 254 tỷ đồng, dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh ước tính 2.770 tỷ đồng, đầu tư trực tiếp nước ngoài 163 tỷ đồng, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước 249 tỷ đồng Quy mô vốn đầu tư gia tăng hơn trước, tuy nhiên vốn đầu tư từ ngân sách vẫn chiếm tỷ trọng cao khoảng 52,1 % tổng đầu tư xã hội ( chứng tỏ nội lực của tỉnh còn yếu)

Trang 15

Nguồn vốn Ngân sách chủ yếu được dùng để phát triển kết cấu hạ tầng ngành công nghiệp, hạ tầng giao thông, nông nghiệp nông thôn và giáo dục y tế Các Chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu và các dự án trọng điểm

Nguồn vốn của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn, đứng thứ hai về quy mô vốn so với các nguồn vốn khác Nguồn vốn này tập trung đầu tư vào các dự án công nghiệp, chăn nuôi, một số các dự án ứng dụng công nghệ mới.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một nguồn vốn mới của tỉnh, tỷ trọng còn nhỏ, tuy nhiên vẫn đóng một vai trò quan trọng, những dự án FDI thường tập trung vào khu du lịch sinh thái, và các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm xuất khẩu…

Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước khá cao và tăng dần Đầu tư từ khu vực dân doanh tăng khá nhanh, tuy nhiên có tỷ trọng giảm Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không đáng kể.

Bảng 1.6: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn.

- Ngân sách địa phương 115.8 592.9 1070.1 37.4

Trang 16

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hoà Bình đến năm 2020

2.2 Sự cần thiết phải thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vàotỉnh Hoà Bình.

2.2.1 Đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư và sự chủ động trong phát triển kinh tế xã

Tỉnh Hoà Bình là một tỉnh gần với thủ đô Hà Nội, đường giao thông thuận lợi, có nhiều tiềm năng kinh tế, nhưng hiện nay nội lực của tỉnh vẫn còn yếu Hàng năm, một lượng lớn vốn Ngân sách Nhà nước giao cho tỉnh để phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tuy nhiên nguồn vốn đó chưa đủ để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế mà tỉnh đặt ra

Do đó để đạt được tốc độ phát triển kinh tế trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đã đặt ra (đạt tốc độ phát triển kinh tế từ 12%- 14%/năm) cần phải có một lượng vốn lớn Nhưng hàng năm vốn Ngân sách nhà nước không đủ lớn đáp ứng được nhu cầu đầu tư của tỉnh, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tỷ trọng còn nhỏ, không đủ lực để phát triển kinh tế, hơn nữa thế giới đang rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể trong những năm tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể bị giảm sút Do đó nguồn vốn huy động trong nước từ các doanh nghiệp là nguồn vốn không thể thiếu để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội hiện giờ của tỉnh

Để đáp ứng mục tiêu phát triển giai đoạn tới thì tỉnh cũng cần có một nội lực vững mạnh, chủ động trong đầu tư, không phải phụ thuộc vào vốn ngân sách, sự ràng buộc của nguồn vốn ODA, hay sự không ổn định từ vốn FDI thì nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong nước chính là nguồn vốn an toàn và đủ mạnh để tỉnh tạo được thế chủ động trong phát triển kinh tế xã hội.

2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Là một tỉnh có nền kinh tế phát triển kém hơn so với mặt bằng chung của cả nước, trong những năm vừa qua Hoà Bình chủ yếu các ngành nông nghiệp và các dịch vụ nhỏ lẻ Trong khoảng thời gian từ năm 1991- 2000, tỷ trọng nông lâm ngư

Trang 17

nghiệp từ chỗ chiếm 54,7% so với GDP năm 1991 đã giảm xuống 54,0% vào năm 1995 và còn 48,4% năm 2000 Cho thấy, ngành nông lâm ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong kinh tế tỉnh Hoà Bình tuy tỷ trọng trong GDP có phần giảm sút Sau 10 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, GDP dịch vụ đang dần tăng lên, dần trở thành một hướng ưu tiên đầu tư của tỉnh Năm 1991, tỷ trọng GDP dịch vụ là 21.7 % đã tăng dần lên 29,7% và 31,2% vào những năm 1995, 2000, tỷ trọng dịch vụ tăng trung bình 1,03% Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP chưa ổn định, chiếm 23,6 vào năm 1991 nhưng giảm xuống chỉ còn 16,3 % vào năm 1995 và tăng lên 17% trong năm 2000

Để bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế của các tỉnh bạn, Hoà Bình cần phải tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp Chính vì lý do đó nên từ năm 2000 cho đến nay, tỉnh có chủ trương tập trung phát triển ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ, đưa tốc độ tăng trưởng công nghiệp lên 23-24%, dịch vụ 14% trong những năm tới thì cần có sự tham gia đầu tư hơn nữa của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước.

Do địa hình đồi núi, bị chia cắt nhiều, các nhà đầu tư nước ngoài e ngại khi đầu tư vào Hoà Bình những dự án có quy mô lớn Vì vậy, để có thể đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra thì tỉnh cần phải thu hút doanh nghiệp trong nước vào đầu tư với những dự án vừa và nhỏ, công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, bước đầu tạo tiền đề kinh tế để phát triển công nghiệp nặng, dịch vụ, đồng thời tạo ra được mặt hàng công nghiệp mũi nhọn làm đòn bẩy cho kinh tế phát triển.

2.2.3 Tạo việc làm nâng cao đời sống.

Lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp là 83,6% lao động, chiếm dại bộ phận dân cư, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 5,7% và lao động dịch vụ chiếm 10,7% Do đại bộ phận dân số của tỉnh sống bằng nghề nông, nên sản xuất nông lâm ngư nghiệp tuy không đóng góp nhiều cho Ngân sách nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong giải quyết việc làm và giữ gìn ổn định xã hội Tuy nhiên đời sống nông dân còn nhiều khó khăn, số lượng lao động thất nghiệp mùa vụ lớn,

Trang 18

việc làm cho người lao động, để nâng cao hơn nữa đời sống của nhân dân thì chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang lao động ngành công nghiệp và dịch vụ là cần thiết Muốn có được điều đó thì tỉnh phải có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

Hiện nay, tỉnh đang phấn đấu bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 16.000 lao động, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt khoảng 85%; tỷ lệ thất nghiệp đô thị giảm còn 4,8%.

Khi các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh, một mặt góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của tỉnh, mặt khác còn góp phần tạo việc làm nâng cao đời sống của người dân, tăng thu nhập cho người dân .

2.2.4 Khai thác tiềm năng của tỉnh Hoà Bình.

Hoà Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng về khai thác khoáng sản và du lịch sinh thái Nhưng hiện nay số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này rất ít và hoạt động hầu như không có hiệu quả Điều này làm Hoà Bình mất đi một lợi thế lớn, không có cơ hội quảng bá hình ảnh của mình với bạn bè trong và ngoài nước Mất đi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp và tỉnh cũng mất đi một khoản thu ngân sách đáng kể.

Hiện tỉnh chỉ có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác đá, đất sét và nước khoáng Một lượng lớn tài nguyên khoáng sản của tỉnh chưa được khai thác cao lanh, sắt, quặng đa kim… Cảnh quan thiên nhiên, những hang động nhũ đá cần được khai thác mạnh để phục vụ du lịch Những doanh nghiệp nước ngoài ít có cơ hội đầu tư vào lĩnh vực này, do ảnh hưởng của vùng ATK và những quy định trong khai thác khoáng sản của Chính phủ Vì thế, để có thể tận dụng được hết tiềm năng của tỉnh thì cần phải có sự đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.

Đẩy mạnh hoạt động thu hút các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực này thì tỉnh sẽ có nhiều nguồn lực để phát triển hơn nữa Cùng với các doanh nghiệp xây dựng một bộ mặt mới cho tỉnh, thu hút khách du lịch, quảng bá hình ảnh của tinh.

Trang 19

3 Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh HoàBình.

3.1 Cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nướctại tỉnh Hoà Bình.

3.1.1 Về thủ tục hành chính.

Về thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tỉnh đã tiến hành cải cách, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư Tất cả các dự án đầu tư trong nước, chủ đầu tư chỉ làm thủ tục (từ khâu tiếp xúc hình thành dự án, cấp giấy phép đầu tư) và nhận kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình Thủ tục cấp giấy phép đầu tư và triển khai dự án được qui định như sau:

1/ Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hoà Bình theo nguyên tắc “một cửa, một đầu mối” Các Sở, ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư quản lý các dự án nêu trên theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục liên quan trong quá trình cấp phép đầu tư được phổ biến đến các nhà đầu tư có nhu cầu và được niêm yết công khai tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để tiện cho việc quản lý và giải quyết.

2/ Thời gian cấp phép đầu tư: kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án hợp lệ (không tính thời gian nhà đầu từ phải sửa đổi bổ sung hồ sơ), thời gian cấp phép đầu tư được quy định như sau:

- Không quá 10 ngày làm việc đối với dự án đăng ký cấp giấy phép đầu tư - Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư (đối với dự án cần xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương thời gian cấp giấy phép đầu tư không quá 35 ngày làm việc).

3/ Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp xúc với các nhà đầu tư, cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm đối với các vị trí đất trong quy hoạch; các vị trí khác thống nhất với Sở Xây dựng, Sở Địa chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố; Tìm hiểu nguyện vọng nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư, Sở

Trang 20

Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm lập văn bàn xác nhận dự án đầu tư, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn các nhà đầu tư làm các thủ tục tiếp theo 4/ Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ dự án theo quy định, nghiên cứu, đề xuất, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh (đối với Dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép); Không quá 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ đầu tư (đối với dự án thẩm định cấp giấy phép) phải chuyển hồ sơ kèm theo bản đề nghị tới các cơ quan liên quan xem xét và cho ý kiến thẩm định.

5/ Các cơ quan liên quan có trách nhiệm xem xét và cho ý kiến thẩm định bằng văn bản gửi Sở Kế hoạch và đầu tư trong thời gian không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ dự án do Sở Kế hoạch và đầu tư chuyển đến Quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến bằng văn bản, được xem như đã đồng ý

Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ thời hạn quy định để các cơ quan có liên quan gửi ý kiến thẩm định Sở Kế hoạch và đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt cấp giấy phép đầu tư hoặc báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình cấp có thẩm quyền cho phép.

6/ Đối với các dự án xin ý kiến các Bộ, Ngành Trung ương thời gian xem xét cấp phép đầu tư không quá 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương (nếu có).

7/ Đối với trường hợp điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ dự án theo quy định, Sở Kế hoạch và đầu tư tổ chức thẩm tra trình Uỷ ban nhân dân tỉnh Chậm nhất là 10 ngày làm việc, Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyết dịnh điều chỉnh, bổ sung giấy phép đầu tư cho nhà đầu tư.

Trường hợp điều chỉnh bổ sung giấy phép đầu tư làm cho dự án vượt mức được phân cấp, Sở Kế hoạch và đầu tư tiếp nhận hồ sơ, dự án báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Bộ Kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thoả thuận của Bộ Kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định điều chỉnh.

Trang 21

Trong cả 2 trường hợp nêu trên, sau 05 ngày làm việc, kể từ khi hết thời hạn quy định nhưng giấy phép điều chỉnh, bổ sung chưa được cấp, Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ nhiệm cho Sở Kế hoạch và đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết lý do.

8/ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký nhân sự của nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư phải cấp giấy phép xác nhận đăng ký nhân sự cho nhà đầu tư.

- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chuyển đến, Công an tỉnh có trách nhiệm cấp giấy phép khắc dấu cho nhà đầu tư theo quy định.

- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ do Sở Kế hoạch và đầu tư chuyển đến, Ngân hàng giao dịch hoàn chỉnh việc đăng ký tài khoản cho nhà đầu tư.

Về thủ tục thuê đất, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ thuê đất hợp lệ, Sở Địa chính lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

- Cấp chứng chỉ quy hoạch: trong thời gian không quá 03 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ), Sở xây dựng cấp chứng chỉ quy hoạch.

- Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày có Quyết định thuê đất, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với các Sở, ngành có liên quan để thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng gửi Sở Tài chính thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhà đầu tư chuyển đủ tiền đền bù cho Hội đồng giải phóng mặt bằng, hội đồng giải phóng mặt bằng phải tổ chức bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.

9/ Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ theo quy định về thuê đất, đăng ký môi trường, phòng chống cháy nổ và thiết kế kỹ thuật công trình…, Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm chuyển hồ sơ đến các cơ

Trang 22

quan liên quan để thẩm tra, giải quyết; kết quả giải quyết gửi về Sở Kế hoạch và đầu tư theo quy định sau:

- Thủ tục thuê đất:

Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ thuê đất hợp lệ, Sở Địa chính lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Cấp chứng chỉ quy hoạch: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ), Sở Xây dựng cấp chứng chỉ quy hoạch.

- Đền bù, giải phóng mặt bằng:

Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thuê đất, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan để thành lập Hội đồng giải phóng mặt bằng và lập phương án đền bù, giải phóng mặt bằng gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhà đầu tư chuyển đủ tiền đền bù cho Hội đồng giải phóng mặt bằng, hội đồng giải phóng mặt bằng phải tổ chức bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.

- Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký môi trường và phòng chống cháy nổ, các cơ quan quản lý chuyên ngành xem xét, giải quyết.

- Thẩm tra thiết kế kỹ thuật công trình: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chủ đầu tư chuyển đến (không kể thời gian chủ đầu tư điều chỉnh, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu), Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành có quản lý xây dựng phải thẩm định xong thiết kế kỹ thuật dự toán, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

3.1.2 Các chính sách ưu đãi đầu tư.

Để tăng cường thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh, ngày 25 tháng 11 năm 2002 Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ra quyết định số 31/2002/QĐ-UB về việc ưu đãi đầu tư và thủ tục cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, dự án đầu tư trong nước vào tỉnh Hoà Bình.

Trang 23

Nội dung của quyết định quy định về những ưu đãi mà nhà đầu tư trong nước (thực hiện bằng nguồn vốn tự huy động, không thuộc vốn ngân sách nhà nước và vốn tín dụng ưu đãi do tỉnh quản lý) được ưu đãi khi tiến hành đầu tư vào địa bàn tỉnh Hoà Bình.

- Chủ đầu có quyền lựa chọn vị trí, diện tích thuê đất phù hợp với quy hoạch, mục đích sử dụng đất của tỉnh và giấy phép đầu tư.

- Được hưởng giá thuê đất thấp nhất theo khung giá tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh và điều kiện miễn giảm theo quy định của Bộ Tài chính.

- Được chậm nộp tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước trong thời gian 05 năm đầu kể từ khi phải nộp theo hợp đồng

- Được ngân sách tỉnh cấp, hỗ trợ số tiền tương đương số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách (không được hoàn) trong 03 năm đầu kể từ khi phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và 50% trong 03 năm tiếp theo.

- Được xem xét hỗ trợ xây dựng đường điện, hệ thống cấp, thoát nước và đường giao thông đến hàng rào nhà máy hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khác với mức tối đa không quá 3 tỷ đồng cho 1 dư án (hỗ trợ theo tiến độ bằng các khoản thuế thực nộp ngân sách tỉnh của nhà đầu tư hàng năm), đối với các dự án có một trong các điều kiện sau:

+ Sản xuất hàng hoá để xuất khẩu có giá trị xuất khẩu trên 1 triệu USD/ năm (tính trong thời gian 03 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sản xuất kinh doanh).

+ Có tổng mức đầu tư lần đầu (đã được quyết toán hoặc kiểm toán) từ 2.5 triệu USD trở lên đối với dự án đầu tư trong nước.

+ Sử dụng lao động trung bình trong năm theo hợp đồng lao động từ 500 người trở lên (tính trong thời gian 03 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sản xuất kinh doanh).

+ Có số thuế thu nhập doanh nghiệp thực nộp vào ngân sách tỉnh trên 300 triệu đồng/năm (tính trong thời gian 03 năm đầu kể từ khi dự án đưa vào sản xuất kinh doanh)

Trang 24

- Được hỗ trợ một lần kinh phí đào tạo nghề cho lao động có hộ khẩu ở địa phương được sử dụng vào dự án với mức 300.000 đồng/người (lao động phải có chứng chỉ đào tạo), đối với các dự án có 1 trong các điều kiện sau:

+ Các dự án sử dụng từ 100 lao động trở lên, trong đó có trên 50% là lao động địa phương,

+ Có tỷ lệ hàng hoá sản xuất để xuất khẩu trên 80% so với sản lượng hàng năm của doanh nghiệp.

+ Dự án phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh.

3.1.3 Những ưu đãi về thuế.

Năm 2007, tỉnh đã ban hành quyết định 03 về ưu đãi đầu tư, đề cập đến những ưu đãi mà các doanh nghiệp được hưởng khi tiến hành đầu tư vào tỉnh Hoà Bình Hoà Bình là tỉnh có nhiều vùng thuộc khu vực đặc biệt khuyến khích đầu tư nên nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi sau:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là 28% Các nhà đầu tư được ưu đãi áp dụng mức thuế suất 10%, 15%, 20% với từng thời hạn tương ứng là 10 năm, 12 năm, 15 năm tuỳ vào từng lĩnh vực và địa bàn đầu tư Miễn tiền thuê đất 3 năm, 7 năm, 9 năm, 15 năm và cả đời dự án tuỳ vào lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư.

Dưới đây là những ưu đãi mà các nhà đầu tư được hưởng khi tiến hành đầu tư vào địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Bảng 1.7: Ưu đãi đầu tư

STT Địa bàn/lĩnh vực

Thuế thu nhập doanh nghiệp (NĐ

24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007)Tiền thuê đất, thuêmặt nước (NĐ

Thời hạn miễn (năm)

IĐối với dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hòa Bình

1 Cơ sở kinh doanh mới 2822

Trang 25

IIĐối với dự án đầu tư vào huyện Đà Bắc vàhuyện Mai Châu

1 Cơ sở kinh doanh mớithành lập từ dự án đầu

Dự án đầu tư vào các huyện còn lại củatỉnh và các khu công nghiệp

1 Cơ sở kinh doanh được thành lập từ dự

án đầu tư mới 20 10 2 6 7

Trang 26

Cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động đầu tư dây truyền sản xuất mới,

Nguồn : Quyết định 03/2008/QĐ-UBND

3.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước phân bổtheo lãnh thổ.

Hoà Bình tách khỏi tỉnh Hà Sơn Bình từ năm 1991, trải qua gần 20 năm hình thành và phát triển Tỉnh đã có những thành công trong việc thu hút vốn đầu tư, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đóng góp lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.2.1 Tại Thành phố Hoà Bình.

Thành phố Hoà Bình, nằm ở vị trí thuận lợi, có giao thông đường bộ, đường thuỷ rất phát triển, có đường quốc lộ 6 nối liền Hà Nội – Xuân Mai – Lương Sơn – Thành phố Hoà Bình – Sơn La, nếu đi theo đường thuỷ có thể đi được Sơn La Phú Thọ Địa hình bằng phẳng, giao thông thuận lợi là những điều kiện thuận lợi để

Trang 27

thành phố Hoà Bình phát triển kinh tế Và thực tế cho thấy thành phố Hoà Bình là một trong hai địa bàn thu hút được nhiều các nhà đầu tư nhất trong toàn tỉnh

Thị xã Hoà Bình được công nhận là thành phố loại 3 vào năm 2006, đây là sự kiện đánh dấu cho những bước phát triển của thành phố Hoà Bình sau này Cơ sở hạ tầng được nâng cấp từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động đạt 80% trở lên và là đô thị với chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Một điều thuận lợi hơn so với các địa bàn trong tỉnh là thành phố Hoà Bình có đội ngũ nguồn nhân lực có chất lượng cao và được qua đào tạo Chính những nhân tố này đã góp phần đưa thành phố Hoà Bình đạt được những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội.

Sau 5 năm tách tỉnh nền kinh tế của tỉnh nói chung và thành phố Hoà Bình nói riêng còn nhiều khó khăn, những ảnh hưởng của những biến động kinh tế thế giới đặc biệt là cuộc khủng hoảng 1997 nên tình hình phát triển các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố không mấy thuận lợi Hầu như không có sự xuất hiện của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chỉ có một số hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nguồn chi ngân sách nhà nước Nhưng đến năm 2000, thành phố đã có những chuyển biến rõ rệt, những con số về tăng trưởng kinh tế đã khả quan hơn trước, các doanh nghiệp trong nước đã chú ý đến môi trường đầu tư của thành phố Hoà Bình Các loại hình doanh nghiệp hình thành đầy đủ, và phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô.

Bảng 1.8: Các loại hình doanh nghiệp trong nước đầu tư vào địa

Trang 28

Công ty TNHH 1 TV 6 21 53

Chi nhánh và VP đại

Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2008

Trước năm 2000, tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh là 22 với 4 loại hình doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH Nhưng đến năm 2008, sau gần 10 năm trưởng thành và phát triển, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn thành phố hiện là 463 doanh nghiệp, trong đó: Công ty tư nhân là 45 công ty; Công ty TNHH có 230 công ty chiếm gần 50% số doanh nghiệp có mặt trên địa bàn; Công ty cổ phần với 132 công ty chiếm 28.5% Tổng số vốn đầu tư mà các doanh nghiệp đã đầu tư vào địa bàn thành phố từ trước đến nay là 1.972.802 tỷ đồng, trong đó công ty cổ phần là 1.205.647 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhiều nhất 61% tổng số vốn các doanh nghiệp, công ty TNHH có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất nhưng số vốn đầu tư 726.615 chỉ chiếm vị trí thứ hai, công ty tư nhân đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 40.540 tỷ đồng Năm 2008 tỉnh có 498 doanh nghiệp tăng 127% so với năm 2007, đây là kết quả của việc đẩy mạnh công tác thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước thành phố.

Hiện nay, thành phố Hoà Bình có khu công nghiệp bờ trái Sông Đà đã được quy hoạch với diện tích 86 ha và đang có kế hoạch mở rộng hơn nữa Khu công nghiệp đã hoàn thành xong xây dựng cơ sở hạ tầng và có nhiều doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời gian tới, đây chính là địa điểm sẽ thu hút được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào địa bàn thành phố Hoà Bình, sẽ là động lực để thúc đẩy các vùng khác phát triển.

Thành phố Hoà Bình là một địa điểm đầu tư thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Từ chỗ, mỗi năm thành phố chỉ có vài dự án tiến hành đăng ký đầu tư thì đến nay, mỗi năm thành phố đã tiếp nhận khoảng 40 dự án xin tiến hành khảo sát địa điểm và trình bày ý tưởng đầu tư nhưng trong công tác xin cấp giấy chứng nhận đầu tư thì chỉ có gần một nửa số đó được cấp phép đầu tư Năm

Trang 29

2008, là năm thành công trong công tác thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn thành phố Hoà Bình, có 12 dự án với tổng số vốn là 561.782 tỷ đồng chiếm 50% tổng số vốn đầu tư vào thành phố từ năm 2003 đến nay Lượng vốn đầu tư cho từng dự án cũng tăng đáng kể, từ năm 2000, mỗi dự án trung bình 5,2 tỷ đồng một dự án thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên 46.8 tỷ đồng Quy mô dự án tăng cho thấy thành phố Hoà Bình là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy, các nhà đầu tư tin tưởng rằng, số vốn mà họ bỏ ra khi đầu tư ở đây sẽ mang về lợi nhuận cao hơn khi đầu tư ở các địa điểm khác.

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Có được sự thành công này phải kể đến những cố gắng của chính quyền thành phố khi tạo những cơ chế chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào địa bàn thành phố Các doanh nghiệp khi đầu tư

Trang 30

vào địa bàn thành phố luôn được sự ủng hộ của Uỷ ban nhân dân thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất, được những uu đãi của tỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp, về tiền thuê đất và tiền hỗ hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

3.2.2 Tại các huyện trong địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Biểu đồ 1.3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn các huyện.

Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2008

Trên địa bàn tỉnh có 10 huyện, giai đoạn trước ngành nghề chính là nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi Những năm gần đây, nhờ có những chính sách của địa phương mà cơ cấu ngành kinh tế của các huyện đã có những chuyển biến tích cực, giảm cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ Số các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn ngày càng tăng

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Lương Sơn là huyện có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động nhất với 184 doanh nghiệp Lương Sơn nằm ở vị trí thuận lợi, là vùng có

Trang 31

tính chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với miền núi Hoà Bình và khu vực Tây Bắc Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nhiều hang động, di tích lịch sử, sân golf Đây là những điều kiện thuận lợi để Lương Sơn có thể thu hút được nhiều các doanh nghiệp và nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn hay doanh nghiệp khai thác đá, sản xuất xi măng Ở đây có Hang Đá Bạc là di tích quốc gia, rất nhiều khách du lịch đến tham quan Lương Sơn có những núi đá và đất sét thuận tiện làm gạch và xi măng, hầu hết các doanh nghiệp ở huyện là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: như Nhà máy xi măng Xuân Mai với công suất 8.8 vạn tấn một năm với tổng vốn đầu tư 38 tỷ đồng, nhà máy chế biến tinh luyện quặng đa kim của công ty khoáng sản Hoà Bình THT với công suất 45.000tấn/năm, tổng vốn đầu tư 19,918 tỷ đồng

Tổng số vốn mà các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện Lương Sơn tính đến năm 2008 là 1063,985 tỷ đồng, gần bằng với tổng vốn đầu tư của thành phố Hoà Bình Lượng vốn đầu tư vào huyện bắt đầu tăng nhanh từ năm 2003, khi mà tỉnh ban hành nghị định 31 về ưu đãi đầu tư, các doanh nghiệp sẽ được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và được miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 6 năm, được hưởng thuế suất 20% và 15% với những cơ sở kinh doanh được hình thành từ dự án mới và cơ sở kinh doanh hình thành từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực nhóm B Năm 2006, Khu công nghiệp Lương Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 về định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích là 71.2 ha Từ đó đến nay đã có 9 dự án đầu tư vào khu công nghiệp vào tổng số vốn đăng ký là 132,9 tỷ đồng và đã có 4 dự án đi vào hoạt động.

Xếp sau huyện Lương Sơn về thu hút các doanh nghiệp trong nước là huyện Kim Bôi với 87 doanh nghiệp Kim Bôi là huyện có nhiều loại gỗ quý hiếm đinh, lim sến táu, vàng tâm…, trong rừng còn có nhiều loại thú như hổ, báo, hươu, nai, vượn, khỉ, trăn, têtê… Các loại khoáng sản phong phú như: vàng, đồng chì, than,

Trang 32

nguồn nước khoáng tự nhiên… Các loại vàng, than có trữ lượng khá lớn, nằm rải rác trong huyện, hiện nay đã và đang được khai thác Nguồn nước khoáng tự nhiên Kim Bôi rất giàu khoáng chất, có lợi cho sức khoẻ của con người, có giá trị chữa bệnh và gần đây đã được khai thác tốt, đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào huyện là 360,504 tỷ đồng Tuy con số này không lớn nhưng cũng đã phần nào phản ánh được cố gắng của địa phương Tuy Kim Bôi rất có tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng Kim Bôi lại là huyện có 18 xã nằm trong vùng ATK nên các doanh nghiệp rất khó để có thể đầu tư vào địa bàn huyện Các dự án đầu tư vào địa bàn huyện chủ yếu là của doanh nghiệp trong nước hầu như không có dự án đầu tư nước ngoài và thường tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái, khai thác nguồn nước khoáng tự nhiên và một số dự án sản xuất gạch Như Công ty cổ phần Đại Lâm đầu tư vào trồng rừng, dịch vụ lữ hành và du lịch sinh thái với tổng số vốn đăng ký là 60 tỷ đồng đang đi vào khai thác sản xuất; Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Thác mặt trời kinh doanh lữ hành nội địa quốc tế, kinh doanh khách sạn nhà nghỉ và nhiều dịch vụ khác với vốn đăng ký là 50 tỷ đồng;…Công ty cổ phần Hoà Bình có thương hiệu nước khoáng Kim Bôi nổi tiếng, có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước

Là huyện miền núi thấp diện tích tự nhiên là 202 km2, dân số 34.800 Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống Có nhiều cảnh quan môi trường với nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có thể phát triển du lịch Hiện Kỳ Sơn có 80 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến nông sản với tổng số vốn 587,586 tỷ đồng Với số lượng 50 công ty, công ty TNHH đã chiếm hơn nửa số doanh nghiệp có mặt trên địa bàn huyện nhưng tổng số vốn hoạt động của các công ty là 141,812 tỷ đồng, điều này chứng tỏ quy mô của các công ty còn hạn chế, trung bình vốn hoạt động của mỗi công ty chỉ khoảng 2,8 tỷ đồng Để có nền kinh tế mạnh hơn nữa, chủ động hơn

Trang 33

nữa thì chính quyền huyện cần phải có những chính sách huy động sao cho có ngày càng nhiều hơn nữa các công ty lớn đầu tư vào địa bàn huyện

Các huyện khác trên địa bàn cũng đang bước vào thời kỳ chuyển đổi Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân công và các yếu tố khác cần thiết cho công tác thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước Chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thành các hình thức khác như công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên Những hoạt động này cũng đã cho được những thành công bước đầu Vốn đầu tư trong thời kỳ 1996-2000 chỉ đạt được 500 tỷ đồng thì đến giai đoạn 2000-2008 con số này là 1129,680 tỷ đồng Điều này cho thấy sự gia tăng về vốn đầu tư qua các giai đoạn Đặc biệt, từ năm 2005 nay, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đã có những doanh nghiệp hoạt động với lượng vốn lớn trên 100 tỷ đồng như công ty cổ phần phát triển Phú Thành với tổng vốn là 108 tỷ đồng hay công ty cổ phần AVE xây dựng điều hành sân golf Đồng Tâm vốn đăng ký 105 tỷ đồng Hay như ở huyện Cao Phong đang triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Hoà Bình của Công ty cổ phần đầu tư VINASHIN-Hoà Bình, với số vốn là 234,8 tỷ đồng và một số dự án khác.

3.3 Tình hình thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước theo ngànhvà lĩnh vực.

3.3.1 Trong lĩnh vực công nghiệp.

Khi đất nước đang tiến dần trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì công nghiệp là lĩnh vực được tỉnh Hoà Bình chú trọng đầu tư trong những năm gần đây Củng cố phát triển các hình thức hợp tác đa dạng, liên doanh, liên kết, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát huy vai trò tự chủ của kinh tế Khuyến khích các thành phàn kinh tế và các tổ chức, cá nhân có vốn, có kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh tự đầu tư hoặc liên doanh, liên kết với mọi hình thức để khôi phục, phát triển làng nghề, dạy nghề mới; những chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề tập trung, ưu đãi về vốn là những cách thức mà tỉnh đã áp dụng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trang 34

Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh ngày càng tăng mạnh Từ chỗ tỉnh chỉ thu hút được 113,986 tỷ đồng từ các doanh nghiệp vào năm 2000 thì chỉ hai năm sau, vào năm 2002 thì lượng vốn đầu tư đã tăng lên gấp 2.5 lần là 269,810 tỷ đồng Sau 5 năm, lượng vốn thu hút được đã là 482.050 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh trong những năm về sau Chỉ trong vòng 5 năm 2003-2008, đã có 90 dự án công nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 3398,958 tỷ đồng, trung bình mỗi dự án có giá trị khoảng 37,776 tỷ đồng Năm 2007, 2008 là bước đột phá trong công tác thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình, lượng vốn thu hút được trong năm 2007 là 700,2 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là 76,86 tỷ đồng, năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 105,9 tỷ đồng gần bằng lượng vốn đầu tư cả năm 2000 Và theo đà phát triển, dự kiến năm 2009 sẽ thu hút được 932,6 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng chiếm đa số Năm 2000, từ chỗ toàn tỉnh chỉ mới có khoảng 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thì đến nay toàn tỉnh có 108 dự án đầu tư vào lĩnh vực này Các dự án chủ yếu là đầu tư xây dựng sản xuất nhà máy gạch và chế biến nông lâm sản Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 nhà máy gạch đang hoạt động trên địa bàn, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong tỉnh, và các tỉnh lân cận Những dự án sử dụng công nghệ cao như Ximăng lò đứng đang ở bước hoàn thành.

Biểu đồ 1.4: Vốn đầu tư vào ngành công nghiệp qua các năm

Trang 35

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Hoà Bình

Sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực công nghiệp đã phát huy những kết quả rất tích cực trong những năm qua Từ một tỉnh Giai đoạn trước năm 2000, tỷ trọng công nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 17%, rất thấp so với mặt bằng chung lúc bấy giờ Nhưng nhờ có sự tập trung đầu tư vào những ngành công nghiệp thế mạnh nên trong năm 2007, công nghiệp của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá cao, đạt bình quân 15.7%/năm, cơ cấu trong GDP tăng lên 21,6% Phân ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất là công nghiệp khai thác, bình quân đạt 41.9%/năm do trong giai đoạn 1996-2000 đã xây dựng một số nhà máy sản xuất xi măng, đá xây dựng, gạch ngói… đến giai đoạn 2001- 2005, bên cạnh việc khai thác nâng cao công suất sản xuất của các cơ sở trên, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh và kêu gọi các dự án đầu tư từ bên ngoài tiếp tục.

Trang 36

Bảng 1.9: Một số chỉ tiêu tăng trưởng công nghiệp tỉnh Hoà Bình

I Phân theo ngành

1 Công nghiệp khai thác 9.2 12,9 35.6 73,8 90,2 2 Công nghiệp chế biến 95.1 106,2 158.3 226,5 320,3

2 Ngoài quốc doanh 24.6 46,2 90.5 148,0 286,1 3 Đầu tư nước ngoài 1.7 7,6 20.1 30,6 54,2

Nguồn: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005-2010

Như ta thấy, trong lượng giá trị gia tăng của công nghiệp thì thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng ngày càng lớn: từ chỗ chiếm 20% năm 1996 đến nay thành phần kinh tế này đã tăng lên và chiếm 68.9% giá trị gia tăng công nghiệp trong năm 2007 với giá trị là 286.1 tỷ đồng Một con số đáng kể so với nền công nghiệp chưa phát triển mạnh của tỉnh Hoà Bình Lượng giá trị mà các doanh nghiệp trong nước tạo ra chiếm 94.8 % tổng giá trị tạo ra trong ngành công nghiệp của tỉnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 7 cụm công nghiệp và 2 khu công nghiệp đang đi vào hoạt động Việc quy hoạch các cụm công nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh Đầu tư vào cụm công nghiệp, nhà đầu tư được nhanh chóng chấp thuận chủ trương, hỗ trợ giải phóng mặt bằng… có thể nhanh chóng triển khai dự án và đưa dự án đi vào hoạt động

Ngày 31 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng chính phủ đã ký văn bản số 2350/TTg-KTN về việc điều chỉn và bổ sung các khi công nghiệp của tỉnh Hoà Bình vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam

Trang 37

Danh mục các khu công nghiệp thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:

Mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn, diện tích từ 72 ha lên 230ha; - Khu công nghiệp Bờ trái sông Đà diện tích 86 ha;

- Khu công nghiệp Yên Quang diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Thanh Hà, diện tích 300ha; - Khu công nghiệp Mông Hoá diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Nam Lương Sơn, diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Nhuận Trạch, diện tích 200ha; - Khu công nghiệp Lạc Thanh, diện tích 200ha;

Đây là một trong những tiền đề để Hoà Bình có thể thu hút nhiều hơn nữa các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào địa bàn.

Nhìn chung, tổng giá trị của công nghiệp Hoà Bình đã có một bước phát triển mới nhưng trong mặt bằng tăng trưởng chung của kinh tế Hoà Bình thì sự tăng trưởng của công nghiệp còn đứng sau sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ Công nghiệp Hoà Bình đang cần có sự liên kết với các ngành công ngiệp trong và ngoài nước, khẩn trương thực hiện mở cửa, tạo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi cho sự quảng bá đầu tư vào kêu gọi đầu tư vốn từ trong và ngoài nước Thực hiện tốt sự liên kết trên thì Hoà Bình sẽ giải quyết được khó khăn trong công cuộc hiện đại hoá, công nghiệp hoá.

3.3.2 Trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp.

Lượng vốn đầu tư cho nông lâm nghiệp tăng dần qua các năm 2000 - 2003, nhưng đến năm 2004 thì lượng vốn đầu tư lại có sự sụt giảm so với các năm trước, và bắt đầu tăng từ năm 2005 có sự sụt giảm này là do những thiên tai xảy ra làm giảm mức đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp Bắt đầu từ năm 2005, lượng vốn đầu tư cho ngành bắt đầu gia tăng ổn định Nhìn chung thì lượng vốn đầu tư tăng đều, năm 2007 lượng vốn đầu tư tăng thêm là 47.44 tỷ đồng, đến năm 2008 thì giá trị tăng thêm của vốn là nhiều nhất, cao hơn năm 2007 là 92.7 tỷ đồng

Trang 38

Trong ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp thì ngành lâm nghiệp được tập trung phát triển nhất Hiện toàn tỉnh có 21 dự án đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp chủ yếu tập trung vào trồng và khai thác sản phẩm từ rừng như trồng rừng nguyên liệu giấy, trồng cây dược liệu… Tổng số vốn đăng ký đầu tư từ trước đến nay trong lĩnh vực trồng rừng là 1.232,713 tỷ đồng, các dự án đang trong giai đoạn hoàn thành Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Hoà Bình khá lớn, đất không có mục đích sử dụng cũng rất nhiều, tận dụng được điều này, các nhà đầu tư đã tiến hành rất nhiều dự án đầu tư trồng rừng kết hợp du lịch sinh thái, và du lịch văn hoá Những dự án này rất được tỉnh ủng hộ, không gây ô nhiễm môi trường, không phá hoại cảnh quan xung quanh, tạo việc làm cho những lao động không có trình độ, giải quyết khó khăn cho tỉnh

Như dự án trồng rừng, bảo vệ thực vật và du lịch sinh thái của công ty TNHH trồng rừng và du lịch sinh thái thác Liên Sơn được cấp phép đầu tư năm 2003, với tổng số vốn đăng ký là 130 tỷ đồng đã đi vào hoạt động vào năm 2007, thu hút mỗi năm một lượng lớn khách du lịch đến huyện Lương Sơn, tăng nguồn thu cho ngân sách Hay như dự án trồng rừng, du lịch sinh thái và văn hoá dân tộc với tổng số vốn đầu tư là 300 tỷ đồng đang từng bước triển khai để dự án sớm đi vào hoạt động Ngành nông nghiệp hiện có 13 dự án với tổng số vốn đăng ký là 310 tỷ đồng, số vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp nhỏ hơn rất nhiều so với ngành lâm nghiệp Chủ yếu là dự án trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc, gia cầm Lĩnh vực này không thu hút được nhiều vốn đầu tư do khả năng đầu ra hạn chế, thị trường không ổn định Vùng cao ở Hoà Bình có khí hậu khắc nghiệt, chủ yếu là đất đồi khó có thể trồng cây đạt năng suất cao trừ cam và mía

Về ngư nghiệp thì có ít dự án đầu tư, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hay hộ gia đình nuôi thả cá trên lòng hồ Sông Đà Chưa có dự án nào lớn đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Biểu đồ 1.5: Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp qua cácnăm

Trang 39

Trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thuỷ sản đạt khá cao, bình quân 5.9%/năm; trong đó tốc độ tăng trưởng của ngành thuỷ sản đạt cao nhất, bình quân 12.3%/năm Tuy nhiên do tỷ trọng của ngành thuỷ sản nhỏ nên tác động đến tăng trưởng sản xuất khu vực nông lâm thuỷ sản của tỉnh không lớn.

Trong các năm 2006-2007, tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thuỷ sản giảm so với giai đoạn trước, đạt bình quân 5.5%/năm.

Bảng 1.10: Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản

Trang 40

Nhìn vào bảng trên ta thấy tuy lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm -thuỷ sản tăng mạnh Giá trị nông nghiệp gia tăng nhanh chóng qua các năm là do có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng những khu chăn nuôi tập trung, với mục đích chăn nuôi một lượng lớn gia súc, gia cầm với những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có sẵn, ổn định đầu ra.

Nghề nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có sự tăng trưởng khá nhanh Các chỉ tiêu về diện tích nuôi, sản lượng, giá trị của ngành, thuỷ sản năm sau luôn tăng hơn năm trước, tốc độ tăng sản lượng nuôi cao hơn nhiều, do nuôi trồng thuỷ sản được các nhà đầu tư chú trọng, xu thế được đầu tư cao dần, áp dụng công nghệ ngày càng hiện đại

Giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nông – lâm - thuỷ sản trung bình hàng năm khoảng 700 tỷ đồng vào GDP của tỉnh, đóng góp cho ngân sách khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm Giá trị tăng thêm của lĩnh cực này tăng dần qua các năm Năm 2000 là năm tăng 1131.06 tỷ đồng, tăng dần vào các năm sau, mỗi năm tăng trung bình 100 tỷ đồng, điều này chứng tỏ lượng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình mang lại kết quả cao

Bảng 1.11 Giá trị tăng thêm của lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. NămNăm2000Năm2001Năm2002Năm2003Năm2004Năm2005Năm2006Năm2007Năm2008GTTT1131.061188.051338.691439.0617091808.81973.892120.552276.52

Nguồn : Tổng hợp qua các năm3.3.3 Trong lĩnh vực thương mai dịch vụ.

Biểu đồ 1.6: Vốn đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ

Ngày đăng: 25/09/2012, 17:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

ít người Hoà Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống... - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
t người Hoà Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát, thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống (Trang 8)
Bảng 1.1 :  Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.1 Tăng trưởng kinh tế theo ngành kinh tế (Trang 8)
Bảng 1.3: Cơ cấu theo thành phần kinh tế. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.3 Cơ cấu theo thành phần kinh tế (Trang 9)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
huy ển dịch cơ cấu kinh tế (Trang 9)
Bảng 1.4: Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.4 Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình (Trang 10)
Bảng 1.4: Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.4 Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình (Trang 10)
Bảng 1.4: Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.4 Hiện trạng dân số tỉnh Hoà Bình (Trang 10)
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.5 Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình (Trang 11)
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.5 Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình (Trang 11)
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.5 Một số chỉ tiêu lao động tỉnh Hoà Bình (Trang 11)
Bảng 1.6: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.6 Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn (Trang 15)
Bảng 1.6: Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.6 Vốn đầu tư phát triển phân theo nguồn vốn (Trang 15)
Bảng 1.7: Ưu đãi đầu tư - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.7 Ưu đãi đầu tư (Trang 24)
Bảng 1.7: Ưu đãi đầu tư - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.7 Ưu đãi đầu tư (Trang 24)
Bảng 1.10: Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.10 Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản (Trang 39)
Bảng 1.10: Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.10 Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản (Trang 39)
Bảng 1.10: Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.10 Tăng trưởng GTTT nông lâm thuỷ sản (Trang 39)
Nhìn vào bảng trên ta thấy tuy lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm - thuỷ sản tăng mạnh - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
h ìn vào bảng trên ta thấy tuy lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông – lâm - thuỷ sản tăng mạnh (Trang 40)
Bảng 1.11. Giá trị tăng thêm của lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.11. Giá trị tăng thêm của lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp (Trang 40)
TNHH 20 45 65 64 82 45 93 126 157 606 Cty cổ  - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
20 45 65 64 82 45 93 126 157 606 Cty cổ (Trang 44)
hình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số DN Tổng số 3871108122164121210283279 1.112 - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
hình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số DN Tổng số 3871108122164121210283279 1.112 (Trang 44)
Hình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số DN - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Hình 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số DN (Trang 44)
4.1.2. Quy mô thu hút - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
4.1.2. Quy mô thu hút (Trang 46)
Bảng 1.13: Cơ cấu nguồn vốn qua các giai đoạn - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.13 Cơ cấu nguồn vốn qua các giai đoạn (Trang 46)
Bảng 1.13: Cơ cấu nguồn vốn qua các giai đoạn - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.13 Cơ cấu nguồn vốn qua các giai đoạn (Trang 46)
Nhìn vào bảng số liệu thống kê thì nguồn vốn trong nước vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
h ìn vào bảng số liệu thống kê thì nguồn vốn trong nước vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (Trang 47)
Bảng 1.14: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991-2005 - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.14 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991-2005 (Trang 50)
Bảng 1.14: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991-2005 - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.14 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991-2005 (Trang 50)
Bảng 1.14: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991-2005 - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.14 Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thời kỳ 1991-2005 (Trang 50)
Bảng 1.15: Cơ cấu theo ngành kinh tế - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.15 Cơ cấu theo ngành kinh tế (Trang 51)
Bảng 1.15: Cơ cấu theo ngành kinh tế - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.15 Cơ cấu theo ngành kinh tế (Trang 51)
Bảng 1.1 6: Số lao động có việc làm qua các năm - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 1.1 6: Số lao động có việc làm qua các năm (Trang 52)
Bảng 2.1: Dự báo huy động vốn đầu tư - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.1 Dự báo huy động vốn đầu tư (Trang 62)
Bảng 2.1: Dự báo huy động vốn đầu tư - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.1 Dự báo huy động vốn đầu tư (Trang 62)
Bảng 2.2. Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.2. Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư (Trang 77)
Bảng 2.2. Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư - Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc
Bảng 2.2. Danh mục các dự án gọi vốn đầu tư (Trang 77)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w