Làm tốt công tác quy hoạch.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 69 - 72)

III. Vốn đầu tư trực tiếp

2. Một số giải pháp thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới.

2.2. Làm tốt công tác quy hoạch.

Tỉnh cần có những định hướng rõ ràng trong công tác đầu tư, cần quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, quy hoạch cụm, khu công nghiệp để có những kế hoạch phát triển cụ thể, tránh tình trạng đầu tư trùng lắp. Tập trung làm tốt quy hoạch, bao gồm cả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết… đặc

biệt là quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp để tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư.

Công tác quy hoạch đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế sau này của một địa phương. Công tác quy hoạch phải đi trước một bước để làm cơ sở xác định kế hoạch đầu tư phát triển cho từng thời kỳ và cho từng năm, tạo môi trường thu hút đầu tư nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho đầu tư phát triển. Có làm tốt công tác quy hoạch vùng, lãnh thổ thì mới có thể xác định được ngành kinh tế trọng điểm của từng vùng và từ đó có hướng tập trung phát triển cho vùng đó. Tỉnh Hoà Bình đã làm tốt công tác quy hoạch vùng lãnh thổ nhưng công tác quy hoạch đầu tư thì lại chưa được chú trọng nhiều, vì thế cần phát triển đồng bộ các vùng kinh tế, các ngành kinh tế của ngành của tỉnh. Xây dựng và hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp đã được Thủ tướng phê duyệt.

. Công tác quy hoạch đầu tư phải gắn liền với bức tranh kinh tế của tỉnh và cần được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thông qua công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản, làm căn cứ xây dựng cơ chế chính sách, các chương trình đầu tư phát triển phù hợp với từng vùng. Hoà Bình đã có định hướng phát triển cho ba tiểu vùng kinh tế:

* Vùng thấp phía Đông Nam tỉnh thuộc các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn. Tập trung phát triển tiểu vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12B. Quy hoạch và xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Tập trung xây dựng các cụm, điểm công nghiệp ở dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản ở Lạc Sơn, Yên Thuỷ. Quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn.

Tập trung phát triển nông nghiệp hàng hoá, kết hợp với phát triển công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp. Duy trí diện tích, nâng cao năng suất lúa, ngô. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, hình thành các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả hàng hoá; phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn nhằm tạo ra bước đột phá trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh.

Phát triển thương mại dịch vụ, du lịch, hình thành các trung tâm thương mại dịch vụ tại các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã làm động lực phát triển cho từng khu vực. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã; xây dựng chợ đầu mối nông sản ở các thị trấn làm đầu mối lưu thông nông sản hàng hoá cho nhân dân; phát triển hạ tầng du lịch.

Hoàn thành đầu tư các dự án lớn như Dự án phân lũ sông Đáy, thuỷ lợi vùng Cầu Đường Kim bôi, xây dựng nâng cấp các tuyến đường 21, đường 12B.

* Tiểu vùng phía Tây và Tây Bắc tỉnh bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Cao Phong, phát triển tiểu vùng gắn với việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường quốc lộ 21, 15. Khu vực này tập trung phát triển lâm nghiệp, chủ yếu trồng rừng phòng hộ kết hợp với khai thác thuỷ sản, phát triển du lịch, vận tải thuỷ. Tiếp tục đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các dự án sản xuất để ổn định, nâng cao đời sống nhân dân vùng hồ. Phát triển lâm nghiệp đảm bảo cho người dân có thể sống được bằng nghề rừng. Kết hợp giữa trồng, bảo vệ rừng với phát triển du lịch, chăn nuôi. Đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng du lịch lòng hồ Sông Đà trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia, đồng thời tăng cường quảng bá thu hút khách du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tiểu vùng. Phát triển vận tải thuỷ, chú trọng đầu tư xây dựng càng, các tuyến đường vào cảng, các đội tàu thuyền nhằm tăng cường lưu thông hàng hoá với tỉnh Sơn La và phục vụ xây dựng Thuỷ điện Sơn La.

Lồng ghép các nguồn vốn, trong đó chủ yếu là vốn đầu tư lại cho vùng hồ thuỷ điện, vốn dự án hạ tầng du lịch, vốn của các dự án đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn để phát triển mạnh kết cấu hạ tầng, trong đó ưu tiên các tuyến đường, cảng, hạ tầng du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế xã hội.

* Vùng đô thị - công nghiệp thành phố Hoà Bình - Kỳ Sơn - Lương Sơn, đây là vùng tập trung đông dân cư, hệ thống hạ tầng, dịch vụ, công nghiệp tương đối phát triển. Tỉnh nên tập trung phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ tạo thành trục phát triển của tỉnh, là động lực kéo theo các vùng khác phát triển. Tỉnh và nhà nước nên cùng phối hợp xây dựng khu Công nghiệp Lương Sơn, khu công nghiệp bờ trái Sông

đường Hồ Chí Minh để phục vụ cho phát triển công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng tuyến đường kéo dài đường Láng Hoà Lạc đến Kỳ Sơn, thành phố Hoà Bình, xây dựng 2 cầu vượt Sông Đà.

Phát triển thành phố Hoà Bình trở thành thành phố công nghiệp, du lịch, thương mại. dịch vụ cơ bản có đủ các yếu tố của một thành phố hiện đại. Quy hoạch và chuẩn bị tốt các điều kiện để đưa Lương Sơn lên thành thị xã. Đây là các trung tâm của tiểu vùng cũng như của cả tỉnh, một trong các trung tâm của vùng Tây Bắc.

Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp sau khi đã hoàn thành cơ bản việc xây dựng kết cấu hạ tầng nhằm tạo ra đột phá trong cơ cấu sản xuất của vùng và của cả tỉnh. Chú trọng công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, tiến tiến đảm bảo khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển công nghiệp dựa trên những tiềm năng, thế mạnh của khu vực và của tỉnh, quan tâm đến những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động và sử dụng tài nguyên bền vững.

Phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ thương mại, du lịch, vui chơi giải trí bưu chính viễn thông, tư vấn, tin học, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ và các dịch vụ công nghệ cao, dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao.

Phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) theo hướng coi trọng chất lượng, sản phẩm sạch, hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp với nhu cầu đô thị và phục vụ xuất khẩu. Phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ cho công nghiệp chế biến phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w