Bảng 1.1 6: Số lao động có việc làm qua các năm

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 52 - 55)

II. Theo thành phần KT

Bảng 1.1 6: Số lao động có việc làm qua các năm

Năm 1996 2000 2002 2005 2007 2008

Số lao động có việc làm

143.988 215.000 352.027 451.000 469.200 492.152

Lao động trước đây của Hoà Bình chủ yếu là thuần nông nên khi các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, cơ cấu lao động đã có những bước chuyển khá lớn, số lao động có việc làm tăng lên. Từ năm 1996 đến năm 2000 số lao động tăng lên là 171.012 lao động. Từ năm 2000 đến năm 2002 tăng thêm 137.027 lao động.

Nguyên nhân thành công.

Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hoà Bình đã kịp thời có những chính sách, cơ chế, chỉ đạo sát sao để các ngành, các cấp cùng toàn thể nhân dân chủ động trong việc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, các ngành , các cấp của tỉnh đã kịp thời tranh thủ các cơ hội thuận lợi, tận dụng các mối quan hệ để đem lại kết quả cao.

Môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh ở tỉnh đã từng bước được cải thiện.Những kết quả của quá trình đổi mới, đặc biệt là sự ổn định chính trị xã hôi, tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ ổn định của tỉnh là yếu tố quan trọng tạo nên những thành công trong công cuộc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình.

Phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia công tác xúc tiến đầu tư phục vụ phát triển kinh tế- xã hội đã được nâng lên đáng kể.

Tỉnh đã có những cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh, đặc biệt là những vùng khó khăn.

Kịp thời điều chỉnh, bổ sung và ban hành danh mục dự án kêu goi đầu tư phù hợp với tình hình thực tế. Căn cứ mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hôi của tỉnh trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010.

4.2. Hạn chế và nguyên nhân.

So với các thành phố, các tỉnh đồng bằng thì môi trường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hoà Bình chưa thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vì nhiều lý do còn tồn tại:

4.2.1. Cơ chế chính sách.

Cơ chế chính sách của tỉnh chỉ mới được đổi mới trong mấy năm gần đây, trước đó, hầu như không có một chính sách riêng nào cho hoạt động đầu tư của tỉnh, chủ yếu là làm theo những quyết định, nghị quyết của Chính phủ, của Thủ tướng.

Những chính sách đưa ra còn thiếu đồng bộ, nhiều trường hợp gây khó khăn cho nhà đầu tư trong thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư. Như trường hợp xây dựng nhà máy gạch tuynel Thành Long ở xã Thanh Nông, huyện Kim Bôi. Đây là xã nằm trong vùng ATK, tỉnh đòi hỏi phải có giấy chấp thuận đầu tư của Bộ Quốc Phòng, trong khi đó Bộ Quốc Phòng lại yêu cầu phải có đề nghị của Tỉnh. Cứ như thế, nhà đầu tư không biết xin cái nào trước, cái nào sau.

4.2.2. Công tác quy hoạch.

không theo được kế hoạch đề ra. Nhiều cụm công nghiệp của tỉnh đã được phê duyệt nhưng khi có các các dự án đầu tư ngoài cụm công nghiệp thì nhà đầu tư lại xin chuyển đổi quy hoạch để dự án của họ được nằm trong cụm công nghiệp. Do đó, quy hoạch đầu tư không có tính thống nhất.

Có những quy hoạch đầu tư không hợp lý, không sát với tình hình thực tế, không phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và xu hướng phát triển của các vùng. Dẫn đến đầu tư thiếu hợp lý, không tận dụng được hết những ưu thế của vùng, gây lãng phí trong quá trình đầu tư.

4.2.3. Thủ tục hành chính

Việc thực hiện cơ chế “một cửa” chưa thực sự đúng với ý nghĩa của nó, các doanh nghiệp được tiếp tại phòng “một cửa” của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hoà Bình nhưng vẫn phải đi các cơ quan thuế, kho bạc xin dấu và mở tài khoản…

Trong quá trình cấp giấy chứng nhận đầu tư, theo quy định khi cơ quan chủ trì xin ý kiến của các ngành về dự án, thì thời gian trả lời của các ngành là 03 ngày là việc. Nhưng thực tế, thời gian trả lời ý kiến của các ngành thường vượt quá thời gian quy định, thông thường sau một tuần thì mới có văn bản trả lời của các ngành, có trường hợp đặc biệt như Công ty cổ phần hoạt chất thiên nhiên Việt Nam xin đăng ký đầu tư thì ý kiến trả lời của Sở Tài nguyên môi trường là 16 ngày làm việc.

4.2.4. Công tác giải phóng mặt bằng

Về công tác giải phóng mặt bằng thì tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, chính sách chưa nhất quán giữa chính quyền tỉnh và chính quyền huyện. Tỉnh giao cho Sở Tài nguyên và môi trường thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng huyện và xã lại thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng. Nhiều trường hợp là nguyên nhân gây chậm trễ, dự án không thể triển khai được vì không có mặt bằng. Như Dự án trồng và phát triển cà phê nguyên liệu của Công ty TNHH và thương mại Thái Hoà ở huyện Lạc Sơn, đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương, địa điểm xây dựng dự án, sở Tài nguyên và môi trường đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2006 với diện tích 90ha , nhưng sau hơn 3 năm triển khai thực hiện thì số đất mà dự án nhận được từ chính quyền xã chỉ

là 10 ha. Ở huyện Kim Bôi thì công tác giải phóng diễn ra chậm nhất so với các huyện khác vì lý do muốn có đất để thực hiện dự án thì phải được sự đồng ý của thường vụ huyện.

Một trong những nguyên nhân là do tỉnh chưa có được hội đồng giải phóng mặt bằng cấp tỉnh, xảy ra tình trạng trên bảo dưới không nghe.

4.2.5. Cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được cơ bản nhu cầu, cón phân tán. Một số dự án hạ tầng lớn triển khai chậm, không đạt kế hoạch, không có những dự án đột phá có ảnh hưởng lớn đến phát triển của một ngành, một vùng; hạ tầng yếu kém dẫn đến chi phí sản xuất cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Phần lớn các dự án hạ tầng là nhằm mục tiêu xoá đói giảm nghèo, chưa có dự án chủ lực cho mục tiêu phảt triển kinh tế.

Hệ thống công trình phụ trợ chưa đồng bộ, đường xá, điện nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

4.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện nguồn nhân lực của tỉnh Hoà Bình chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp thì số lao động qua đào tạo cũng còn khá nhiều. Chủ yếu là lao động thủ công, không qua trường lớp đào tạo. Các doanh nghiệp có tâm lý e ngại khi tuyển dụng lao động địa phương, họ phải tốn một số tiền đào tạo nhân công, tăng chi phí đầu vào, nhất là các doanh nghiệp sử dụng công nghệ.

Chương II.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w