Biểu đồ 1.3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn các huyện.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 30 - 34)

III Đối với dự án đầu tư mở rộng

Biểu đồ 1.3: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn các huyện.

184 80 80 58 87 30 40 51 42 22 21 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 Số lượng H.Lương Sơn H.Kỳ Sơn H.Lạc Thuỷ H.Kim Bôi H. Đà Bắc H.Mai Châu H.Tân Lạc H.Lạc Sơn H.Yên Thuỷ H.Cao Phong Huyện

Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2008

Trên địa bàn tỉnh có 10 huyện, giai đoạn trước ngành nghề chính là nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi. Những năm gần đây, nhờ có những chính sách của địa phương mà cơ cấu ngành kinh tế của các huyện đã có những chuyển biến tích cực,

giảm cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng cơ cấu ngành công nghiệp và dịch vụ. Số các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn ngày càng tăng.

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, Lương Sơn là huyện có nhiều doanh nghiệp đang hoạt động nhất với 184 doanh nghiệp. Lương Sơn nằm ở vị trí thuận lợi, là vùng có tính chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng với miền núi Hoà Bình và khu vực Tây Bắc. Là khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có nhiều hang động, di tích lịch sử, sân golf . Đây là những điều kiện thuận lợi để Lương Sơn có thể thu hút được nhiều các doanh nghiệp và nhiều dự án đầu tư vào địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhà hàng khách sạn hay doanh nghiệp khai thác đá, sản xuất xi măng. Ở đây có Hang Đá Bạc là di tích quốc gia, rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Lương Sơn có những núi đá và đất sét thuận tiện làm gạch và xi măng, hầu hết các doanh nghiệp ở huyện là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: như Nhà máy xi măng Xuân Mai với công suất 8.8 vạn tấn một năm với tổng vốn đầu tư 38 tỷ đồng, nhà máy chế biến tinh luyện quặng đa kim của công ty khoáng sản Hoà Bình THT với công suất 45.000tấn/năm, tổng vốn đầu tư 19,918 tỷ đồng.

Tổng số vốn mà các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn huyện Lương Sơn tính đến năm 2008 là 1063,985 tỷ đồng, gần bằng với tổng vốn đầu tư của thành phố Hoà Bình. Lượng vốn đầu tư vào huyện bắt đầu tăng nhanh từ năm 2003, khi mà tỉnh ban hành nghị định 31 về ưu đãi đầu tư, các doanh nghiệp sẽ được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và được miễn 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 6 năm, được hưởng thuế suất 20% và 15% với những cơ sở kinh doanh được hình thành từ dự án mới và cơ sở kinh doanh hình thành từ dự án đầu tư vào ngành nghề, lĩnh vực nhóm B. Năm 2006, Khu công nghiệp Lương Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 về định hướng đến năm 2020 với tổng diện tích là 71.2 ha. Từ đó đến nay đã có 9 dự án đầu tư vào khu công nghiệp vào tổng số vốn đăng ký là 132,9 tỷ đồng và đã có 4 dự án đi vào

Xếp sau huyện Lương Sơn về thu hút các doanh nghiệp trong nước là huyện Kim Bôi với 87 doanh nghiệp. Kim Bôi là huyện có nhiều loại gỗ quý hiếm đinh, lim sến táu, vàng tâm…, trong rừng còn có nhiều loại thú như hổ, báo, hươu, nai, vượn, khỉ, trăn, têtê… Các loại khoáng sản phong phú như: vàng, đồng chì, than, nguồn nước khoáng tự nhiên… Các loại vàng, than có trữ lượng khá lớn, nằm rải rác trong huyện, hiện nay đã và đang được khai thác. Nguồn nước khoáng tự nhiên Kim Bôi rất giàu khoáng chất, có lợi cho sức khoẻ của con người, có giá trị chữa bệnh và gần đây đã được khai thác tốt, đem lại nguồn lợi kinh tế đáng kể. Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào huyện là 360,504 tỷ đồng. Tuy con số này không lớn nhưng cũng đã phần nào phản ánh được cố gắng của địa phương. Tuy Kim Bôi rất có tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng Kim Bôi lại là huyện có 18 xã nằm trong vùng ATK nên các doanh nghiệp rất khó để có thể đầu tư vào địa bàn huyện. Các dự án đầu tư vào địa bàn huyện chủ yếu là của doanh nghiệp trong nước hầu như không có dự án đầu tư nước ngoài và thường tập trung đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái, khai thác nguồn nước khoáng tự nhiên và một số dự án sản xuất gạch. Như Công ty cổ phần Đại Lâm đầu tư vào trồng rừng, dịch vụ lữ hành và du lịch sinh thái với tổng số vốn đăng ký là 60 tỷ đồng đang đi vào khai thác sản xuất; Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và du lịch Thác mặt trời kinh doanh lữ hành nội địa quốc tế, kinh doanh khách sạn nhà nghỉ và nhiều dịch vụ khác với vốn đăng ký là 50 tỷ đồng;…Công ty cổ phần Hoà Bình có thương hiệu nước khoáng Kim Bôi nổi tiếng, có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.

Là huyện miền núi thấp diện tích tự nhiên là 202 km2, dân số 34.800. Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống. Có nhiều cảnh quan môi trường với nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp có thể phát triển du lịch. Hiện Kỳ Sơn có 80 doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực chế biến nông sản với tổng số vốn 587,586 tỷ đồng. Với số lượng 50 công ty, công ty TNHH đã chiếm hơn nửa số doanh nghiệp có mặt trên địa bàn huyện

nhưng tổng số vốn hoạt động của các công ty là 141,812 tỷ đồng, điều này chứng tỏ quy mô của các công ty còn hạn chế, trung bình vốn hoạt động của mỗi công ty chỉ khoảng 2,8 tỷ đồng. Để có nền kinh tế mạnh hơn nữa, chủ động hơn nữa thì chính quyền huyện cần phải có những chính sách huy động sao cho có ngày càng nhiều hơn nữa các công ty lớn đầu tư vào địa bàn huyện.

Các huyện khác trên địa bàn cũng đang bước vào thời kỳ chuyển đổi. Nâng cấp cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân công và các yếu tố khác cần thiết cho công tác thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước. Chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trên địa bàn tỉnh thành các hình thức khác như công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên. Những hoạt động này cũng đã cho được những thành công bước đầu. Vốn đầu tư trong thời kỳ 1996-2000 chỉ đạt được 500 tỷ đồng thì đến giai đoạn 2000-2008 con số này là 1129,680 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự gia tăng về vốn đầu tư qua các giai đoạn. Đặc biệt, từ năm 2005 nay, trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ đã có những doanh nghiệp hoạt động với lượng vốn lớn trên 100 tỷ đồng như công ty cổ phần phát triển Phú Thành với tổng vốn là 108 tỷ đồng hay công ty cổ phần AVE xây dựng điều hành sân golf Đồng Tâm vốn đăng ký 105 tỷ đồng. Hay như ở huyện Cao Phong đang triển khai dự án đầu tư xây dựng nhà máy đóng tàu Hoà Bình của Công ty cổ phần đầu tư VINASHIN-Hoà Bình, với số vốn là 234,8 tỷ đồng và một số dự án khác.

3.3. Tình hình thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước theo ngành và lĩnh vực. và lĩnh vực.

3.3.1. Trong lĩnh vực công nghiệp.

Khi đất nước đang tiến dần trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì công nghiệp là lĩnh vực được tỉnh Hoà Bình chú trọng đầu tư trong những năm gần đây. Củng cố phát triển các hình thức hợp tác đa dạng, liên doanh, liên kết, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát huy vai trò tự chủ của kinh tế. Khuyến khích các thành phàn kinh tế và các tổ chức, cá nhân có vốn, có kinh nghiệm quản lý sản xuất

triển làng nghề, dạy nghề mới; những chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng làng nghề tập trung, ưu đãi về vốn là những cách thức mà tỉnh đã áp dụng để đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước vào địa bàn tỉnh ngày càng tăng mạnh. Từ chỗ tỉnh chỉ thu hút được 113,986 tỷ đồng từ các doanh nghiệp vào năm 2000 thì chỉ hai năm sau, vào năm 2002 thì lượng vốn đầu tư đã tăng lên gấp 2.5 lần là 269,810 tỷ đồng. Sau 5 năm, lượng vốn thu hút được đã là 482.050 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh trong những năm về sau. Chỉ trong vòng 5 năm 2003-2008, đã có 90 dự án công nghiệp đầu tư vào địa bàn tỉnh với tổng số vốn đăng ký là 3398,958 tỷ đồng, trung bình mỗi dự án có giá trị khoảng 37,776 tỷ đồng. Năm 2007, 2008 là bước đột phá trong công tác thu hút vốn từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình, lượng vốn thu hút được trong năm 2007 là 700,2 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là 76,86 tỷ đồng, năm 2008 tăng hơn so với năm 2007 là 105,9 tỷ đồng gần bằng lượng vốn đầu tư cả năm 2000. Và theo đà phát triển, dự kiến năm 2009 sẽ thu hút được 932,6 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp ngày càng chiếm đa số. Năm 2000, từ chỗ toàn tỉnh chỉ mới có khoảng 5 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, thì đến nay toàn tỉnh có 108 dự án đầu tư vào lĩnh vực này. Các dự án chủ yếu là đầu tư xây dựng sản xuất nhà máy gạch và chế biến nông lâm sản. Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 nhà máy gạch đang hoạt động trên địa bàn, đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng trong tỉnh, và các tỉnh lân cận. Những dự án sử dụng công nghệ cao như Ximăng lò đứng đang ở bước hoàn thành.

Một phần của tài liệu Tình hình thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình - Thực trạng và giải pháp.doc (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w