MỤC LỤC
- Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án thẩm định cấp giấy phép đầu tư (đối với dự án cần xin ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương thời gian cấp giấy phép đầu tư không quá 35 ngày làm việc). 3/ Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tiếp xúc với các nhà đầu tư, cung cấp thông tin, giới thiệu địa điểm đối với các vị trí đất trong quy hoạch; các vị trí khác thống nhất với Sở Xây dựng, Sở Địa chính và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố;. Tìm hiểu nguyện vọng nhà đầu tư, nếu nhà đầu tư có nguyện vọng đầu tư, Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm lập văn bàn xác nhận dự án đầu tư, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định và hướng dẫn các nhà đầu tư làm các thủ tục tiếp theo. 4/ Sở Kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án. Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ dự án theo. đăng ký cấp giấy phép); Không quá 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ đầu tư (đối với dự án thẩm định cấp giấy phép) phải chuyển hồ sơ kèm theo bản đề nghị tới các cơ quan liên quan xem xét và cho ý kiến thẩm định. - Thẩm tra thiết kế kỹ thuật công trình: trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do chủ đầu tư chuyển đến (không kể thời gian chủ đầu tư điều chỉnh, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu), Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành có quản lý xây dựng phải thẩm định xong thiết kế kỹ thuật dự toán, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
Quy mô dự án tăng cho thấy thành phố Hoà Bình là một địa điểm đầu tư đáng tin cậy, các nhà đầu tư tin tưởng rằng, số vốn mà họ bỏ ra khi đầu tư ở đây sẽ mang về lợi nhuận cao hơn khi đầu tư ở các địa điểm khác.
Có được sự thành công này phải kể đến những cố gắng của chính quyền thành phố khi tạo những cơ chế chính sách thông thoáng cho các nhà đầu tư, các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vào địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp khi đầu tư vào địa bàn thành phố luôn được sự ủng hộ của Uỷ ban nhân dân thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhà đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng thu hồi đất, được những uu đãi của tỉnh về thuế thu nhập doanh nghiệp, về tiền thuê đất và tiền hỗ hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Khi đất nước đang tiến dần trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá thì công nghiệp là lĩnh vực được tỉnh Hoà Bình chú trọng đầu tư trong những năm gần đây. Củng cố phát triển các hình thức hợp tác đa dạng, liên doanh, liên kết, tạo điều kiện về cơ chế chính sách để phát huy vai trò tự chủ của kinh tế.
Lượng vốn đầu tư cho nông lâm nghiệp tăng dần qua các năm 2000 - 2003, nhưng đến năm 2004 thì lượng vốn đầu tư lại có sự sụt giảm so với các năm trước, và bắt đầu tăng từ năm 2005 có sự sụt giảm này là do những thiên tai xảy ra làm giảm mức đầu tư của các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp. Như dự án trồng rừng, bảo vệ thực vật và du lịch sinh thái của công ty TNHH trồng rừng và du lịch sinh thái thác Liên Sơn được cấp phép đầu tư năm 2003, với tổng số vốn đăng ký là 130 tỷ đồng đã đi vào hoạt động vào năm 2007, thu hút mỗi.
Các chỉ tiêu về diện tích nuôi, sản lượng, giá trị của ngành, thuỷ sản năm sau luôn tăng hơn năm trước, tốc độ tăng sản lượng nuôi cao hơn nhiều, do nuôi trồng thuỷ sản được các nhà đầu tư chú trọng, xu thế được đầu tư cao dần, áp dụng công nghệ ngày càng hiện đại. Năm 2000 là năm tăng 1131.06 tỷ đồng, tăng dần vào các năm sau, mỗi năm tăng trung bình 100 tỷ đồng, điều này chứng tỏ lượng vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình mang lại kết quả cao.
Giá trị nông nghiệp gia tăng nhanh chóng qua các năm là do có nhiều doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng những khu chăn nuôi tập trung, với mục đích chăn nuôi một lượng lớn gia súc, gia cầm với những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm có sẵn, ổn định đầu ra. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2007 đạt 23.2 triệu USD; Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm các mặt hàng nông sản chế biến (dưa chuột, gừng, ớt muối), hàng mây tre đan.
Không những thế những ưu đãi về đầu tư như miễn thuế đất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế nhập khẩu, trợ cấp tín dụng, hỗ trợ tiền đền bù giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí đào tạo nhân công cho những dự án đáp ứng yêu cầu của tỉnh đề ra đã góp phần định hướng đầu tư cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này, nhưng có hai nguyên nhân chủ yếu: nguyên nhân thứ nhất là do các doanh nghiệp nhà nước đang có xu hướng cổ phần hoá doanh nghiệp, thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp thường dùng nguồn vốn tự có của mình để đầu tư chứ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn ngân sách của nhà nước, chỉ còn một số ít doanh nghiệp giữ kiểu tổ chức doanh nghiệp cũ (những doanh nghiệp kinh doanh ngành, lĩnh vực có liên quan đến an ninh quốc gia), và nguyên nhân thứ hai là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng tăng lên mạnh, với chính sách cởi mở, cơ chế thông thoáng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài coi Hoà Bình là điểm đến tiềm năng của họ trong giai đoạn tới.
Nguồn : Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm Nhìn vào bảng số liệu thống kê thì nguồn vốn trong nước vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đặc biệt là nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nước (bao gồm vốn của Doanh nghiệp nhà nước và vốn của các doanh nghiệp ngoài nhà nước) có cơ cấu ngày càng tăng trong tổng vốn đầu tư của tỉnh.
Môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh ở tỉnh đã từng bước được cải thiện.Những kết quả của quá trình đổi mới, đặc biệt là sự ổn định chính trị xã hôi, tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ ổn định của tỉnh là yếu tố quan trọng tạo nên những thành công trong công cuộc thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước vào tỉnh Hoà Bình. Như Dự án trồng và phát triển cà phê nguyên liệu của Công ty TNHH và thương mại Thái Hoà ở huyện Lạc Sơn, đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương, địa điểm xây dựng dự án, sở Tài nguyên và môi trường đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào năm 2006 với diện tích 90ha , nhưng sau hơn 3 năm triển khai thực hiện thì số đất mà dự án nhận được từ chính quyền xã chỉ.
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hôị. Phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình đặt trong tổng thể phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc bộ, vùng thủ đô Hà Nội, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Huy động cao nhất các nguồn nội lực kết hợp tranh thủ với các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển với tốc độ tăng trưởng nhanh, nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm chênh lệch phát triển xã hội giữa các khu vực, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ với khai thác tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững và cảnh quan, môi trường cho phát triển du lịch. Trên cơ sở đánh giả những kết quả đạt được và dự báo xu hướng phát triển trong những năm tới, tỉnh Hoà Bình đã xác định mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đọan tới:. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng tăng trưởng; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. hiện đại hoá, đẩy mạnh công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn. Chủ động hội nhập kinh tế với các vùng lân cận, trong nước và quốc tế, khai thác có hiệu quả thị trường và các nguồn lực từ bên ngoài. Coi nhiệm vụ phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, tiếp tục thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng gặp nhiều khó khăn. Xây dựng nền tảng cần thiết cho sự nghiệp phát triển công nghiệp trên địa bàn, phát huy tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, ưu tiên phát. triển nguồn nhân lực, giáo dục – đào tạo, đào tạo nghề nhằm nâng cao một bước về chất lượng công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế. Phát triển và hoàn thiện từng bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát triển kinh tế xã hội gắn với cải thiện môi trường, duy trì cơ hội và các nguồn lực cho thế hệ mai sau, đảm bảo phát triển bền vững. Đẩy mạnh cải cách hành chính bộ máy nhà nước một cách kiên quyết, tạo bước chuyển toàn diện và thực sự hiệu quả. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế- xã hội với an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Nông nghiệp ngư nghiệp: 16%. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực. * Định hướng phát triển chung của nền kinh tế. - Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm cao hơn kế hoạch 5 năm trước và có bước chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm tiếp theo. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nhanh hàm lượng cụng nghệ trong sản phẩm. Tạo bước tiến rừ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; nâng cao vai trò của khoa học và công nghệ, đóng góp vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. - Tạo điều kiện cho phát triển các loại thị trường vốn, bất động sản, lao động, khoa học và công nghệ. Hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới, cổ phần hoá các loại doanh nghiệp nhà nước; phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực kinh tế nhà nước, đồng thời phát triển mạnh mẽ không hạn chế quy mô các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác. - Chủ động hội nhập, khai thác thị trường và các nguồn lực bên ngoài tỉnh, bao gồm các tỉnh, vùng lân cận nhất là khu đô thị Hà Nội và đồng bằng sông Hồng. Tăng cường xúc tiến, quảng bá thương mại, du lịch gắn kinh tế tỉnh với khu vực, cả nước và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư, tạo ra chuyển biến lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhân tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. - Tiếp tục đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo các vùng đặc biệt khó khăn, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng. Phát triển kinh tế đồng thời với phát triển xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, duy trì các nhân tố phát triển ổn định, bền vững. - Đảm bảo ổn định và phát triển thu, chi ngân sách, huy động các nguồn tăng chi cho đầu tư phát triển, xây dựng kế hoạch chủ động cân đối vốn đầu tư, không để xảy ra biến động thừa, thiếu vốn cục bộ, hạn chế tình trạng các dự án kéo dài thời gian quy định. - Đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, xã hội hoá và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho cho sự nghiệp công nghiệp hoá, chú trọng nhân lực có trình độ cao, cán bộ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, nhân lực cho nông thôn để thực hiện. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học, bậc học. - Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn; tiếp tục giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới, nhất là tại các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống an sinh xã hội trợ giúp các đối tượng nghèo và yếu thế; xây dựng kết cấu xã hội công bằng, bền vững. - Phát triển sự nghiệp y tế thể thao và văn hoá thông tin theo hướng xã hội hoá, cải thiện đáng kể các chỉ tiêu sức khoẻ cho người dân; phát triển văn hóa tiên tiến trên cơ sở bảo tồn và phát triển những tình hoa của văn hoá dân tộc; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc như tình trạng tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, tai nạn giao thông thực hiện bình đẳng và tiến bộ phụ nữ. - Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương kỷ luật, củng cố khối đoàn kết trong nhân dân các dân tộc; đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. * Định hướng phát triển công nghiệp, đô thị, thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa:. Đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt tăng trưởng bình quân 28%/năm, xây dựng 13%; cơ cấu công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 26.5%. Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng, công nghiệp công nghệ cao. Phấn đấu một số sản phẩm truyền thống của địa phương như ximăng, đá xây dựng, điện thương phẩm, sản phẩm may mặc, giấy và bột giấy… đạt sản lượng cao. Phát triển mạnh các sản phẩm mới, các sản phẩm công nghệ cao, có thị trường tiêu thụ, xuất khẩu rộng lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh phát triển đô thị, quy hoạch mở rộng Thành phố Hoà Bình, tập trung. công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ cơ bản có đủ điều kiện để đưa Lương Sơn lên thành thị xã. Phát triển hạ tầng, nâng cấp các thị trấn; nâng cấp một số thị tứ lên thành thị trấn. Tiếp nhận phát triển đô thị Tiến Xuân, tận dụng các điều kiện để mở mang dịch vụ, công nghiệp thu hút đầu tư tạo công ăn việc làm cho nhân dân. * Định hướng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống nhân dân:. Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác, phát triển sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch, nền nông nghiệp hàng hoá có sức cạnh tranh cao, nhiều sản phẩm có thương hiệu, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nhất là công nghệ sinh học và cơ giới hoá để nâng ca năng suất lao động và thu nhập cho nhân dân. Đẩy mạnh liên kết nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại nông sản. Phát triển mạnh lâm nghiệp, đảm bảo người dân có thể sống và và có thu nhập khá từ nghề trồng rừng. Tập trung phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng nhanh tỷ trọng hai ngành này, GDP ngành chăn nuôi tăng 12%/năm , tỷ trọng ngành trong cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng mạnh và đạt được 30% năm 2015, chăn nuôi trở thành ngành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng hạ tầng nông thôn, đô thị hoá, phát triển ngành nghề, nhất là các ngành có giá trị gia tăng và giá trị xuất khẩu cao. * Phát triển thương mại:. Phát triển ngành thương mại tỉnh Hoà Bình tương xứng với tiềm năng và khai thác tối đa lợi thế của các tiểu vùng trong toàn tỉnh. Phát triển thương mại trở thành đòn bẩy để phát triển ngành sản xuất và dịch vụ khác, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội. Phát triển kinh tế thương mại trên cơ sở khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất kinh doanh và xây. dựng cơ sở hạ tầng thương mại. Xác định các loại hình dịch vụ và mặt hàng mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh để ưu tiên đầu tư. Phát triển thương mại theo hướng chú trọng tới hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đồng thời đảm bảo yêu cầu xã hôi. Đi theo hướng công nghiệp hoá và văn minh thương nghiệp , áp dụng phát triển các hình thức thương mại dịch vụ tiên tiến, chú trọng đầu tư nâng cấp mạng lưới cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh thương mại. * Phát triển các ngành du lịch. Khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh, nhất là vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hóa, môi trường sinh thái để đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng. Phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Gắn phát triển du lịch với giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và đặc thù địa phương, tồn tạo các khu di tích lịch sử. Phát triển mạnh thương mại và dịch vụ, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hơn nưa vai trò quản lý của nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ, ngành dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu đa dạng trong sản xuất và đời sống nhân dân. Tiếp tục phát triển mạnh các ngành dịch vụ du lịch, thương mại, vận tải, tư vấn, bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, đồng thời mở mang, gia nhập các sản phẩm dịch vụ mới vào địa bàn tỉnh. * Định hướng hoạt động xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế:. Phát triển xuất khẩu với tốc độ cao và bền vững. Đẩy mạnh các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu mới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô. Tăng cường xuất khẩu lao động, phấn đấu dân số lao động ở nước ngoài tăng tối thiểu 20%.năm, đến giai đoạn tới số lao động ở nước ngoài đạt trên 10. xuất khẩu dịch vụ lao động và du lịch khoảng 33 triệu USD). Hoạt động nhập khẩu tập trung chủ yếu vào mặt hàng máy móc, nguyên nhiên liệu phục vụ cho sản xuất và các mặt hàng thiết yếu trong nước chưa sản xuất với chi phí cao hơn.
Các điều kiện vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh tuy đạt được những bước tiến bộ nhất định, song vẫn còn thiếu hụt và lạc hậu về nhiều mặt cả về giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, bưu điện lẫn điện nước, cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục…Để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải có những đầu tư lớn cho việc cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống và đổi mới thiết bị kỹ thuật ở khu vực này. Các ngành, các huyện, thành phố cần nhanh chóng rà soát quy hoạch các ngành và địa phương, xác định các sản phẩm chủ yếu phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hôi đến năm 2020, phù hợp với thị trường trong nước cũng như xuất khẩu hiện nay và sắp tới, xỏc định rừ nhu cầu từng loại vốn đầu tư cần thu hỳt từ cỏc thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đồng thời với việc thực thi đầy đủ các chính sách và pháp luật do trung ương quy định, cần rà soát, xây dựng những quy định.