KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC NỀN VĂN HOÁ LỚN TRÊN THẾ GIỚI
Văn hoá là một thuật ngữ đa nghĩa Theo ngôn ngữ giao tiếp thường ngày chúng ta thường nghe: văn hoá ăn, văn hoá mặc, văn hoá đọc, văn hoá kinh doanh, văn hoá điện thoại Trong ngành khoa học xã hội nhân, văn hoá mang ý nghĩa khách quan, chỉ đặc trưng của loài người, là dấu hiệu cơ bản để phân biệt con người với các loài động vật khác
Có rất nhiều cách định nghĩa về văn hoá do cách tiếp cận nghiên cứu khác
10 nhau Dưới góc độ nào thì các nhà nghiên cứu đều thừa nhận lao động sáng tạo là cội nguồn của văn hoá Trong giai đoạn thế giới mở cửa hiện nay, văn hoá được thừa nhận là cội nguồn trực tiếpcủa phát triển xã hội và điều tiết sự phát triển của xã hộiđó.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về văn hoá như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổ hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, đòi hỏi của sự sinh tồn"
- PGS TS Trần Ngọc Thêm lại cho rằng: "Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình"
Trong phạm vi nghiên cứu môn văn hoá ẩm thực, văn hoá được hiểu là:
"Văn hoá là tổ ng th ể các giá tr ị v ậ t ch ấ t và tinh th ần do con ngườ i sáng t ạ o ra trong quá trình l ị ch s ử c ủ a mình trong m ố i quan h ệ v ớ i con ngườ i, v ớ i t ự nhiên và v ớ i xã h ộ i"
-Là những giá trị văn hoá đặc trưng riêng của các dân tộc
-Là sự khác biệt về văn hoá giữa dân tộc này với dân tộc khác
VD: Cách dùng bữa của người Việt khác cách dùng bữa của người Pháp
Ngược lại với bản sắc văn hoá là sự tương đồng văn hoá, đó là đặc điểm giống hoặc tươngtựgiống nhau giữa các nền văn hoá Sự tương đồngđó có thể là ngẫu nhiên hoặc có thể do sự giao lưuvăn hoá
VD: lễ đón năm mới của người Việt với người Trung Quốc
Là sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các nền văn hoá khi có sự giao lưu văn hoá Giao lưu văn hoá đượcthựchiện dưới hai hình thức:
-Giao thoa cưỡng bức: đó là sự giao thoa theo chủ ý áp đặt của giới cầm quyyền: thường là của kẻ thống trị, kẻ xâm lược… nhưng trong lịch sử cũng cho thấy có những trường hợp ngược lại Nhìn chung, sự giao thoa này thường diễn ra chủ yếu một chiều
-Sự giao thoa tự nguyện: Đó là kết quả của sự giao lưu văn hoá giữa các vùng, các dân tộcdiễn ra trong sự hoà bình, hữu nghị, thân thiện… Sự giao thoa này diễn ra đồng thời giữa các bên, nghĩa là có sự ảnh hưởng qua lại hai chiều
1.2.Các NềnVăn Hoá Lớn Trên ThếGiới
Trên thế giới hiện nay, có thể chia thành hai khu vực văn hoá chính:
Văn hoá phương Đông xuất hiện sớm trong lịch sử nhân loại, khoảng thiên niên kỷ IV TCN Hầu như địa điểm xuất hiện các nền văn hoá này đều ở lưu vực các con sông Quá trình chinh phục điều kiện địa lý tự nhiên ở khu vực này đòi hỏi sự cấu kết chặt chẽ của cả cộng đồng, điều đó đã dẫn đến sự hình thành các cộng đồngngười và cuối cùng là sự ra đờicủa các nhà nước.Tính cộngđồngđược coi là một trong những đặc trưng của văn hoá phương Đông Văn hoá phương Đông về cơbản mang đặctrưngcủa nềnvăn hoá nông nghiệp.
Thời cổ đại, tức là từ cuối thiên kỷ IV, đầu thiên kỷ III TCN, đến những thế kỷ trước sau CN, ở phương Đông tức là châu Á và ở Đông Bắc châu Phi có bốn trung tâm văn hoá văn minh lớn, đó là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc
Có tình hình chung nổi bật là cả bốn trung tâm này đều nằm trên những vùng chảy qua của những con sông lớn; đó là sông Nil ở Ai Cập, sông Ơphrat và sông Tigrơ ở Tây Á, sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange) ở Ấn Độ, Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc Chính nhờ sự bồi đắp của những dòng sông lớn ấy nên đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nông nghiệp có điều kiện phát triển trong hoàn cảnh nông cụ còn thô sơ, dẫn đến sự xuất hiện sớm của nhà nước, do đó cư dân ởđâysớmbước vào xã hộivăn minh vô cùng rựcrỡ.
Như vậy, ở phương Đông từ thời cổ đại có bốn trung tâm văn hoá văn minh lớn là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc Thời trung đại, cả Tây Á và Ai Cập đều nằm trên bản đồ đế quốc Arập nên ở phương Đông chỉ còn ba trung tâm văn hoá văn minh lớn là Arập, Ấn Độ và Trung Quốc Trong các nền văn hoá văn minh đó thì Trung Quốc và Ấn Độ được phát triển liên tục trong tiến trình lịch sử
Ngày nay, khi tìm hiểu về văn hoá phương Đông thường nghiên cứu các nước châu Á, châu Phi, trong đóchủyếu là:
- Nền văn hoá Đông Á: gồm Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật, Việt Nam và các nước còn lại trong khối ASEAN Nềnvăn hoá này có nhữngđặctrưng sau:
+ Chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, Phật giáo
+ Trọng tình, trọngnghĩa; coi tình hơn lý - duy tình
+ Tư duy tổng hợp, nặng về xã hội
- Nền văn hoá Tây Á: gồm Ấn Độ, các nước khối Arập, Bắc Phi Nền văn hoá này có nhữngđặc trưng sau:
+ Chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và các giáo phái tôn giáo
+ Phân chia đẳng cấp mạnh mẽ Chia rẽ và phân tầng văn hoá
So với phương Đông, nền văn hóa phương Tây xuất hiện muộn hơn và được đánh dấu bằng sự xuất hiện của nền văn hoá văn minh Hy Lạp Nền văn minh Hy Lạp có cơ sở đầu tiên vào khoảng thiên kỷ III TCN, nhưng tiêu biểu cho nền văn
12 minh này là những thành tựu từ khoảng thế kỷ VII TCN trở về sau Đến thế kỷ VI TCN, nhà nước La Mã bắt đầu thành lập Kế thừa và phát triển văn minh Hy Lạp,
La Mã trở thành trung tâm văn hoá văn minh thứ hai ở phương Tây Đến thế kỷ thứ II TCN, La Mã chinh phục Hy Lạp và các nước nước chịu ảnh hưởng của văn hoá Hy Lạp ở phương Đông, trở thành đế quốc rộng lớn, hùng mạnh và duy nhất ở phương Tây Văn minh La Mã vốn chịu ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp, vốn có cùng một phong cách, giờ đây lại hoà đồng làm một, nên hai nền văn hoá này gọi chung là văn hoá Hy-La Văn hoá Hy La là cơ sở của văn hoá châu Âu sau này Nhưng sau khi đế quốc Tây La Mã diệt vong, nền văn hoá đó bị lụi tàn, mãi đến thế kỷ VI, văn hoá phương Tây mới bắt đầu được phục hưng và từ đó phát triển mạnh mẽ và liên tục đến ngày nay Ở phương Tây, thời cổ đại chỉ có nền văn minh Hy-La, đến thời trung đại chỉ có một trung tâm văn minh là Tây Âu Đến thời cận đại, do sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật, nhiều nước phương Tây đã trở thành những quốc gia phát triển về kinh tế và hùng mạnh về quân sự
Nền văn hoá phương Tây gồm các quốc gia châu Âu, Bắc Mỹ Nền văn hoá này có các đặctrưng sau:
-Là nền văn hoá của cư dân gốc du mục, ưa sự di chuyển, mạo hiểm, khám phá
-Trọng cá nhân: tôn trọng tự do, lợi ích, danh dự riêng của mỗi người
-Là nền văn hoá của những người duy lý.
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HOÁ ẨM THỰC
2.1 Các nền văn hoá ẩm thực lớn trên thế giới
2.1.1 Sự hình thành văn hoá ẩm thực Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu để mọi vật tồn tại Con người trên trái đất tồn tại và phát triển nhờ có ăn uống hàng ngày Qua nghiên cứu sự hình thành nhu cầu ăn uống mang tính tự nhiên, quá trình phát triển qua hai giai đoạn chính sau:
-Giai đoạn đầu - “Giai đoạn ăn tươi nuốt sống”: Vào thời kỳ này, để đáp ứng nhu cầu ăn uống, con người hoàn toàn dựa vào những cái sẵn có trong tự nhiên qua việc qua việc thu nhặt, hái lượm,sănbắn Đó là lúc con ngườichỉbiết"ănsẵn" tước đoạt tự nhiên Giai đoạn này ăn uống hết sức đơn giản, chưa có sự chọn lọc và đặc biệt là ăn tươi nuốt sống
-Giai đoạn sau - “giai đoạn ăn chín” Bắt đầu từ khi con người tìm ra lửa Lửa được sử dụng để sưởi ấm, nấu chín thức ăn, tránh thú dữ Giai đoạn này con người không chỉ “ăn sẵn” mà còn biết gieo trồng, chăn nuôi, dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn nghĩa là con người ngày càng biết khai thác tự nhiên dưới nhiều góc độ khác nhau để phục vụ cuộc sống của mình Từ đó con người đã tổchức việc ăn uống một cách có ý thức, định hướng và theo những cách thức, nguyên tắc riêng
Từ đó các tập quán, khẩu vị ăn uống dần được hình thành, biến đổi gắn liền với điều kiện tự nhiên, các phương thức tồn tại, kiếm sống, sinh hoạt, điều kiện xã hội, kinh
13 tế Giai đoạn này con người đã chuyển từ “ăn tươi nuốt sống” sang “ăn chín, uống sôi”, từ việc ăn những gì họ kiếm được sang việc chọn lọc và sử dụng thức ăn một cách có hiệuquả.
Từnhiều thếkỷtrở lạiđây,ănuốngcủa loài người không chỉđểsống,đểtồn tại - thoả mãn nhu cầu vật chất mà ăn uống còn là phương tiện thể hiện sự khéo léo, thể hiện địa vị bản thân, thểhiện tình cảm, thểhiện khả nănghiểu biết,ngoại giao, văn hoá
2.1.2 Khái ni ệm văn hoá ẩm thực
-“Ẩm” theo tiếng Hán có nghĩa là uống
-“Thực” theo tiếng Hán có nghĩa là ăn.
Như vậy ẩm thực chính là ăn uống Ăn và uống là nhu cầu chung của nhân loại Tuy nhiên do có sự khác nhau về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử nên mỗi cộng đồng dân tộc đã có những thức ăn, đồ uống khác nhau, những quan niệm về ăn uống khác nhau từ đó dần dần hình thành nên những tâp quán, phong tục về ăn uống khác nhau
* Khái niệm văn hoá ẩm thực
Từ cách hiểu văn hoá và văn hoá ẩm thực như đã trình bày trên, khi xem xét văn hoá ẩm thực phải xem xét ở hai góc độ: văn hoá vật chất (các món ăn) và văn hoá tinh thần (là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh của các món ăn đó) Như GS.TS Trần Ngọc Thêm đã nói: “Ăn uống là văn hoá, chính xác hơn là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên của con người”
Khái niệm văn hoá ẩm thực là khái niệm khá mới mẻ Tuỳ theo quan điểm góc độ nhìn nhận ta có thể tiếp cận các khái niệm văn hoá ẩm thực khác nhau:
-“Văn hoá ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn
- “Văn hoá ẩm thực” là tổng hợp những sáng tạo của con người trong lĩnh vực ăn, uống trong suốt quá trình lịchsửđược biểuhiện qua các tập quán, thông lệ và khẩuvịănuống.
+ Tập quán là thói quen được hình thành từ lâu trong đời sống được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng Tập quán được xem như là một khía cạnh của tính dân tộc, mang bản sắc văn hoá dân tộc Có những tập quán tốt, tích cực, nhưng cũng có những tập quán lạc hậu, tiêu cực
Tập quán ăn uống là thói quen đã được hình thành trong ăn uống, được mọi người chấp nhận và làm theo Tập quán ănuống phụthuộc vào phong tụctập quán củađịaphương và điềukiện kinh tế.
VD: phần lớn người châu Á dùng bữa với cơm tẻ, người châu Âu dùng bữa với xúp và bánh
+ Khẩuvịăn uống là sở thích trong việccảmnhận màu sắc, mùi vị,trạng thái, thẩm mỹ của con người trong việc ăn uống Khẩu vị gắn liền với món ăn và phản ánh nghệ thuật ăn uống của từng người, từng dân tộc Song khẩu vị là vấn đề phức tạp, nó khác nhau ởtừngnước, từng vùng và từng thời kỳ Khẩu vị phụ thuộc vào vị trí địa lý, khí hậu hay sự sẵn có của nguyên liệu tươi sống, sự phát triển của công nghệ chếbiến,bảoquản và dựtrữ; lịchsửvăn hoá xã hộicủamỗinước, mỗi vùng, của giới tính, lứa tuổi, sức khoẻ và của các luật lệ và tôn giáo
VD: ĐạoHồi kiêng ănthịtlợn,đạoPhật kiêng ănthịt chó; những vùng có khí hậu nóng hay ăn những món ăn có nhiều nước, có tính mát; những vùng có khí hậu lạnh hay ăn những món đặc nóng
VAI TRÒ CỦ A VĂN HÓ A ẨM THỰC TRONG HOAT ĐÔNG DU LICH
Đối với điểm đón khách du lịch: văn hoá ẩm thực địa phương có dịp cọ xát, nâng cao để tồn tại và giới thiệu được bản sắc văn hoá ẩm thực địa phương Mặt khác, những người làm du lịch buộc phải tìm hiểu, học tập các nền văn hoá ẩm thực của khách du lịch để phục vụ khách Đối với những người đi du lịch (khách du lịch): bản chất của họ là những người ham tìm hiểu, ưa mạo hiểm Về cơ bản nhóm người này giống với nhóm người có thu nhập cao, họ lại là những người rất cởi mở và thích thú đón nhận và thưởng thức những nền văn hoá ẩm thực mới Thông qua những chuyến đi du lịch, bản thân họ một mặt được thưởng thức các sản phẩm du lịch, khám phá, học hỏi được các nền văn hoá ẩm thực mới giúp họ mở rộng thêm kiến thức, kỹ năng về ẩm thực
Như vậy, ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống để tồn tại và phát triển, đối với du lịch văn hoá ẩm thực có ý nghĩa là phương tiện giúp con người thực hiện các hoạt động tinh thần xã hội: giao tiếp, công việc, ngoại giao, chia sẻ tình cảm giúp con người xích lại gần nhau Mặt khác ẩm thực góp phần duy trì và tạo sự ổn định cho mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội Ngoài ra, ăn uống đóng vai trò quan trọng trong thu hút khách du lịch Nó tạo ra ấn tượng đối với thực khách khi họ được thưởng thức các món ăn đặc sản, độc đáo, hấp dẫn tạinhữngnơihọđến tham quan
3 VAI TRÒ CỦ A VĂN HÓ A ẨM THỰC TRONG HOATĐÔNG DU LICH
3.1 Xu hướ ng hội nhập ẩm thực Á - Âu
Cùng với khuynh hướng hội nhập chung vào các trào lưu trên thế giới mà đặc biệt là trong lĩnh vực văn hoá như: âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điện ảnh, sân khấu văn hoá ẩm thực cũng hoà nhập vào quá trình chung đó Bởi để duy trì sự sống thì ăn uống luôn là việc quan trọng số một
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, khoa học công nghệ cuộc sống ngày càng bị cuốn hút vào công việc và nếp sống công nghiệp được hình thành, con người luôn khẩn trương,vội vã, tiết kiệmthời gian và nhu cầuăn nhanh, kịpthờicũngđược hình thành
Mặt khác, du lịch đang trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người ở mọi châu lục và càng ngày càng phát triển góp phần đẩy mạnh giao lưu văn hoá nói chung, trong đó có cả giao lưu về nếp sống, thói quen và văn hoá ẩm thực
Hội nhập văn hoá ẩm thực Á - Âu đang trở thành một khuynh hướng trong quá trình phát triển hội nhập kinh tế văn hoá trên thế giới Biểu hiện đó là một số tập quán và khẩuvị ăn uốngcủa châu Âu dần phổ biến ở châu Á và ngược lại một số tập quán và khẩu vị ăn uống của người châu Á cũng được người châu Âu biết đến
VD: các món ăn truyền thống trong các dịp lễ hội của người châu Âu như gà quay, bánh ngọt, sôcôla, rượu vang trong các lễ Noel, năm mới của châu Âu cũng đang dần phổ biến ở nhiều nước châu Á Ngược lại, một số món ăn của người châu Á như kim chi Hàn Quốc, Shushi Nhật Bản cũng được nhiều thực khách châu Âu
Hiện nay đã hình thành mộtsố khuynh hướng mang tính quốctế trong văn hoá ẩm thực
-Khuynh hướng quốc tế hoá về tập quán và khẩu vị ăn uống: từ kiểu ăn, món ăn, nguyên liệu như lượngngườisửdụng dao, dĩađểăntăng lên, khẩuvị và món ăn có sự giao lưu mạnh mẽ,nhiều loại thực phẩm, món ăn không còn là đặc sản độc đáo của riêng quốc gia hay một châu lục nào VD: người châu Á biết ăn bơ, phomát, bò bittết, hamberger , người châu Âu cũng ăn tương, mắm, phở, bánh bao, bún
-Văn hoá ẩm thực truyền thống riêng của mỗi dân tộc ngày càng bị phai nhạt đi, nhiều nơi, nhiều quốc gia chỉ còn tồn tại trong các lễ hội truyền thống dân tộc hoặc trong các dịp chiêu đãi đặc biệt
-Sự giao lưu hoà nhậpvề kỹ thuậtchếbiến, nguyên liệu, gia vị ngày càng tăng, xu hướng Âu hoá ngày càng thịnh hành
-Bữa ăn công nghiệp ngày càng phổ biến với những xuất cơm hộp, xuất ăn nhanh, thức ăn đóng gói, đồ uống đóng chai Bữa ăn hàng ngày của ngày làm việc diễn ra rất nhanh và đơn giản, đôi khi còn vừa ăn vừa làm việc
3.2 Vai trò của văn hoá ẩm thực từ các góc độ khác nhau:
-Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách đi du lịch (góp phần hoàn thiện các dịch vụ bổ sung)
-Góp phần làm tăng thêm doanh thu cho ngành du lịch
-Giới thiệu và quảng bá cho khách du lịch về các sản phẩm văn hoá đặc sắc của dân tộc.
Yêu cầu vềđánh giá kết quả học tập:
-Nôi dung đá nh giá :
+ Khái niệm văn hoá ẩm thực
+ Ẩm thực từ các góc độ
+ Các nền ẩm thưc lớn trên thế giớ i;
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực;
+ Vai trò của văn hóa ẩm thực trong hoaṭđộng du lịch
- Cách thức và phương pháp đánh giá: trả lời trắc nghiệm
- Khái niệm văn hoá ẩm thực
- Ẩm thực từcác góc độ
- Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực
- Vai trò của văn hóa ẩm thực trong hoaṭ động du lịch
1.Nêu và phân tích khái niệm văn hoá ẩm thực?
2 Trình bày văn hoá ẩm thực từ các góc độ khác nhau để từ đó rút ra cách hiểu về văn hoá ẩm thực?
3.Trình bày những đặc điểm chính trong văn hoá ẩm thực Âu -Mỹ?
4.Trình bày những đặc điểm chính trong văn hoá ẩm thực châu Á?
5.Nêu và phân tích các yếutốảnhhưởngđếnvăn hoá ẩmthựccủamỗiquốc gia?
6.Hãy nêu và phân tích các xu hướng phát triển ẩm thực trên thế giới hiện nay?
VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT NAM
KHÁI QUÁT VỀ VIỆT NAM
Vị trí địa lý Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam châu Á thuộc vùng nhiệt đới gió mùa khí hậu nóng ẩm mưa nhiều có mùa nóng, mùa lạnh (ở miền Bắc) và mùa khô mùa mưa (ở miền Nam) Việt Nam có một chiều dài đường biên giới rất lớn, tiếp giáp với nhiều nước, cả trên đất liền lẫn trên biển Đất nước Việt Nam bao gồm một phần lãnh thổ trên đất liền và một phần là vùng biển và thềm lục địa với diện tích 329.600 km 2 dân số trên 80 triệu người, phân bố ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam Tất cả các yếu tố này tạo điều kiện rất cơ bản cho khẩu vị của nước ta phong phú, đa dạng, nguyên liệu thực phẩm nhiều, phong phú từ các loại thuỷ hải sản đến các loại động thực vật trên cạn nhiều nguồn gốc châu Á – châu Âu khác nhau Mặt khác do yếu tố địa lý và lịch sử cũng làm cho khẩu vị ăn ba miền khác nhau
1.1.2 Địa hình Đồi núi chiếm 2/3 diện tích, đồngbằngđa phầnbị ngậpnước, có nhiều sông ngòi kênh rạchvà bờ biển dài do đó thuận lợi phát triển nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi quy mô nhỏ và nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm Khí hậu có mùa nóng, mùa lạnh ởmiềnBắc; mùa khô, mùa mưa ởmiền Nam
Vị trí địa lý và khí hậu như vậy đã tạo điều kiện cho khẩu vị của Việt Nam phong phú, đa dạng: vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu nóng, lại vừa mang đặc điểm của vùng khí hậu lạnh; nguyên liệu thực phẩm phong phú, nhiều chủng loại
Việt Nam có lịch sử văn hoá hùng mạnh hơn 4000 dựng nước và giữ nước, lại liên tục bị giặc ngoại xâm xâm lược, trong đó sự thống trị của các triều đình phong kiến Trung Quốc nhiều nhất và kéo dài nhất
Yếu tố lịch sử văn hoá này đã chi phối đến văn hoá ăn uống của Việt Nam rất nhiều Văn hoá ẩm thực Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá ẩm thực Trung Quốc, văn hoá ẩm thực Pháp và miền Nam chịu ảnh hưởng của văn hoá ăn uống và lối sống Mỹ
Nước ta nằm ở vị trí thuận lợi giao thông đường biển, đường sông, đường không… là cơ sở phát triển giao lưu buôn bán chuyên chở hàng hoá đến các nước trên thế giới Trước đây, nước ta vốn xuất phát từ nền nông nghiệp trồng trọt lạc hậu, bị thiên nhiên chi phối, năng suất thấp nên nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu Nhu cầu ăn uống chỉ là ‘ăn no’ để tồn tại
Nền kinh tế nước ta dần thoát khỏi sự lệ thuộc và trì trệ, từ năm 1990 xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách cải cách mở cửa nền kinh tế nên đến nay đã có những bước phát triển quan trọng và khai thác được lợi thế vị trí giao thông thuận lợi Nếp sống công nghiệp được hình thành, thu nhập dân cư ngày càng ổn định và ngày càng được nâng cao, người dân không chỉ cần đòi hỏi ăn no, mặc ấm mà đã phát triển lên ăn ngon, mặc đẹp, nhu cầu giải trí và đi du lịch tăng cao
Mặt khác, lượng người nước ngoài từ nhiều quốc gia khác đến Việt Nam đầu tư, làm việc hoặc du lịch ngày càng nhiều Họ giới thiệu những món ăn và tập quán của họ Như vậy, sự giao lưu kinh tế, văn hoá góp phần tích cực giúp ẩm thực nước nhà có bước phát triển phong phú
Người Việt Nam chủ yếu theo đạo Phật và một số tôn giáo khác (đạo Cơ đốc, đạo Hoà Hảo, đạo Cao Đài ) Trừ những người ít chịu ảnh hưởng của tôn giáo đến ăn uống, những người theo các đạo khác chịu ảnh hưởng nhiều hơn đến khẩu vị và tập quán ăn uống
Tín ngưỡng: người Việt đa phần theo tín ngưỡng vật linh; các tín ngưỡng đó hầu như chỉ ảnh hưởng đến việc kiêng kỵ, chi phối việc thờ cúng… không ảnh hưởng rõ rệt đến ẩm thực.
VĂN HOÁ ẨM THỰC VIỆT NAM
2.1.1 Một số nét văn hoá ẩm thực truyền thống tiêu biểu
* Đặc điểm chung lớn nhất của ẩm thực Việt Nam mang dấu ấn của nền văn minh nông nghiệptrồng lúa nước vùng nhiệtđới.
+ Cơ cấu các bữa ăn: 3bữa/ngày: sáng-trưa-tối Hiện nay, một bộ phận nhỏ dân cư có thu nhập cao hoặc đang làm việc với người nước ngoài cơ cấu bữa ăn của họ có thay đổi, họ ăn thêm các bữa ăn phụ ngoài ba bữa chính thành 4-5 bữa/ngày.
+ Cơ cấu món ăn trong bữa ăn:
Dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn của người Việt Đó là một cơ cấu thiên vềthựcvật:CƠM - RAU - CÁ - THỊT.
\ Cơm: trong thực vật thì lúa gạo là đầu bảng Việt Nam nằm trong vùng Đông Nam Á nắng ẩm mưa nhiều nên cây lúa rất phát triển Có nhiều thứ gạo, nhưng thông thường gạo được chia làm hai loại chính: gạo nếp và gạo tẻ Gạo tẻ: được nấu làm thực phẩm thông thường, đó là cơm của người Việt Gạo này còn được xay nhỏ để làm bún, bánh tẻ như bánh lá, bánh đúc, bánh tráng Gạo nếp: có nhiều loại như nếp cái hoa vàng, nếp hương, nếp cẩm… dùng đồ xôi, làm oản… là các đồ cúng trong các lễ tế Được xay thành bột để làm nhiều thứ bánh như trôi, chay, dày, tét…
Ngoài ra ở một số vùng nông thôn nghèo còn dùng ngô, khoai, sắn trộn vào cơm
Rau quả: trong bữa cơm của người Việt, sau lúa gạo thì đến rau quả Nằm trong khu vực của một trong những trung tâm trồng trọt, Việt Nam có một danh mục rau quả mùa nào thức ấy, rất phong phú Đối với người Việt Nam “đói ăn rau, đau uống thuốc”, “ăn cơm không rau như đánh nhau không người gỡ” Ngoài ra có một số loại như đỗ, đậu, các giống cải, xà lách, bầu, bí, mướp, dưa chuột… Nước ta có rất nhiều thứ quả: chuối có chuối tiêu, chuối ngự, chuối lá, chuối hột…, cam, quýt, bưởi, na, vải, măng cụt, xoài, hồng, dứa, mít…
\ Cá: đứng thứ ba trong cơ cấu ăn và đứng đầu hàng thức ăn động vật của người Việt Nam là các loại thuỷ sản Cá sông ngòi, hồ, ao, đầm, ruộng và đặc biệt là nguồn hải sản như tôm, cua, mực, ốc, ngao, sò… Đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Việt Nam là nước mắm Nước mắm được khẳng định là dạng đặc biệt của gia vị vì nó đặc biệt trong cách chế biến và sử dụng Đây là thứ đồ chấm rất phổ biến, có mắm tôm, mắm tép, mắm ruốc, mắm cá…Nó làm tăng sự hấp dẫn của món ăn, góp phần tạo nên hương vị riêng của món ăn.
\ Thịt: ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam là thịt Phổ biến có thịt gia cầm (gà, vịt, ngan…) và thịt gia súc (trâu, bò, lợn, ngựa, dê…) Người Việt xưa rất ít ăn thịt, gà vịt hay lợn chỉ giết vào những ngày lễ tết Trâu bò chỉ mổ trong các dịp long trọng vì chúng là những con vật phụ trợ quan trọng trong canh tác đất đai
\ Đồ uống: truyền thống rượu gạo, nước chè, nước vối Đó đều là các sản vật cổ truyền củanghềtrồngtrọt Đông Nam Á
+ Dụng cụ dùng để chế biến truyền thống là các dụng cụ chế tạo bằng đồng, đất nung, gỗ đẽo: nồi, chảo, xanh đồng; nồi, chõ đất nung; chõ hấp bằng gỗ đẽo Dao làm bằng sắt: dao bầu, dao rựa, dao phay, dao bài, dao phở Ngày nay sử dụngnhiềudụngcụbằng thép không rỉ.
+ Dụng cụ dùng trong bữa ăn:
Mâm hình tròn làm bằngđồng, nhôm, inox
Bát hình tròn có nhiều kích cỡ khác nhau dùng để đựng thức ăn (ăn chung) có nước: bát tô, bát thắt đáy và bát cho cá nhân để đựng cơm (bát ăn cơm) Đũa - một cặp thanh có chiều dài bằng nhau, khoảng 15-20cm, là dụng cụ ăn uốngcổ truyềnơt khu vực Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam) hay còn goi là các nước dùng đũa Đũa thường làm bằng gỗ, tre, kim loại, xương, ngà voi và ngày nay bằng cả chất dẻo Ngoài ra đôi đũa làm bằng bạc, cây kim giao còn được dùng cho vua quan để phát hiện chất độc trong thứcăn;nếu có chất độc, đũa sẽ có màu xỉn hay đen đi
- Nguyên li ệ u ch ế bi ế n trong ăn u ố ng
+ Gạo là lương thực chính dùng ở dạng nguyên hạt để nấu cơm Cơm chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong bữa ăn của người Việt Nam nên bữa ăn gọi là bữa cơm Cơm chỉ nấu với nước theo tỉ lệ xấp xỉ 1/1 Các lươngthực phụ khác (gọi là màu) như sắn, ngô, khoai dùng ở dạng nguyên hạt, nguyên củ để luộc, hấp, bung: khoai luộc, ngô bung, ngô luôc, sắn hấp Dùng ởdạngbộtcũngđượcsửdụng: bột gạo,bột ngô, sắn nhưngchỉ dùng đểchếbiến cho bữa ănphụ(phở, bún) hoặcăn tráng miệng, ăn nhẹ hoặc dùng vào các dịp quan trọng: bánh gai, bánh phu thê, bánh ít, bánh dày, bánh tai lợn, bánh hỏi Tuy thế xu hướng dùng bột mỳ làm một số loại bánh cũng đang được sử dụng phổ biến và có xu hướng tăng lên: bánh bao, bánh mì, các loại bánh ngọt kiểu Âu
+ Thực phẩm: người Việt Nam sử dụng tất cả các thực phẩm có gốc trong nước như: thịt, cá, trứng, các loại rau củ quả; ngoài ra còn dùng các thực phẩm có nguồn gốc từ nước ngoài: bắp cải, xúplơ, su hào, gà tây ít sử dụng sữa và các các sản phẩm chế biến sữa Những người có tín ngưỡng tôn giáo thì họ tuân thủ theo những quy định riêng của tôn giáo
+ Gia vị: Do vị trí địa lý thuận lợi giao thông buôn bán phát triển nên từ rất sớm dân ta đã biết du nhập và sử dụng nhiều loại gia vị có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau: ớt, hạt tiêu, hành tỏi, cần tây ; các gia vị đã qua chế biến như xì dầu, magi, tương ; gia vị qua pha trộn, phối hợp như cari, húng lìu ; gia vị ở nguyên dạng như hồi, quế, đinh hương, thảo quả, hành, gừng, nghệ, sả
Người Việt Nam sử dụng chủ yếu gia vị thực vật ở dạng tươi, khô; gia vị động vật ở dạng lên men - mắm – là gia vị độc đáo và sử dụng rộng rãi ở nước ta Mắm có nhiều loại: mắm cá, mắm tép, mắm tôm, mắm cáy, mắm nêm dùng để tẩm ướp hoặc ăn kèm ở dạng nguyên chất hoặc cho thêm một số gia khác tạo thành những loại nước chấm đặc biệt
+ Chế biến qua lửa: là kiểu dùng nhiệt năng làm chín thức ăn và được người dân Việt Nam áp dụng theo 16 cách: nướng, lam, luộc, đồ, nấu, hấp, hầm, xào, sáo, om, rán, rang, kho, rim, nấu canh
+ Chế biến không qua lửa: đây là cách thức chế biến theo kiểu làm sạch, muối xổi và làm lên men với 5 cách : làm sống, làm gỏi, làm xổi (dầm dấm), làm mắm (mắm tôm, mắm tép), làm chua (muối dưa cà)
+ Sự kết hợp của hai phương thức trên: làm tái, làm tiết canh, nộm, làm tương
- Cách trình bày bữa ăn
+ Cách phục vụ bữa ăn: phục vụ theo mâm, thức ăn được bày trên mâm, mọi người cùng lấy thức ăn chung trên cùng một bát, đĩa và dụng cụ ăn chính vẫn là bát đĩa.
+ Tư thế ăn: vùng nông thôn vẫn ngồi ăn như truyền thống: ngồi khoanh chân quanh mâm trên chiếu, giường, phản, sập Ở thành thị, các nhà hàng hầu hết dùng bàn ghế ngồi ăn; chỉ một số cơ sở kinh doanh các món ăn đặc sản dân tộc thì vẫn duy trì kiểungồiăntruyềnthống.
- Ứng xử trong ăn uống
MỘT SỐ NỀN VĂN HOÁ ẨM THỰC QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI
TRUNG QUỐC
Trung Quốc nằm ở Trung và Đông Á, chiếm một phần rất lớn lãnh địa Trung Đông Á, với diện tích khoảng 9,7 triệu km 2 (đứng thứ 4 thế giới sau Nga, Canađa, Hoa Kỳ), tức là chiếm 1/4 châu Á
Trung Quốc có biên giới giáp với 15 quốc gia khác: (phía Đông giáp Nhật, Triều Tiên; phía Bắc giáp Mông Cổ, Liên Bang Nga; phía Tây giáp Ấn Độ,Afghanistan; phía Nam giáp Việt Nam, Lào, Myanma, Nepal
Bờ biển kéo dài 13.920km, tiếp giáp với biển Bột Hải, Hoàng Hải, biển Đông và biển Nam Trung Hoa
Do có lãnh thổ rộng lớn và trải rộng từ Đông sang Tây, trải dài từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của Trung Quốc cũng rất đa dạng Trung Quốc nằm trong 3 vùng khí hậu ôn đới, á nhiệt đới và nhiệt đới với sự chênh lệch nhiệt độ không khí rất lớn vào mùa đông Nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam, lượng mưa tăng dần từ tây bắc sang đông nam Vùng Đông Bắc có khí hậu lục địa, mùa hè ấm và ẩm, mùa đông lạnh kéo dài, lượng mưa dưới 750mm Vùng trung tâm Trung Quốc có khí hậu nóng nhất, lượng mưa từ 750-1100mm Vùng phía Nam có khí hậu ẩm ướt hơn Vùng cận nhiệt đới phía Nam có gió mùa Vùng cao nguyên hoàng thổ có mùa đông lạnh, mùa hè ấm, lượng mưa dưới 500mm Vùng tây bắc đất đai khô cằn, khí hậu có tính chất lục địa, mùa đông lạnh Vùng phía tây gồm Tây Tạng, Tân Cương U-gu và Nội Mông có khí hậu không ôn hoà do nằm ở độ cao lớn và cách xa biển, lượngmưathấp.Phầnlớn Tây Tạngchịu 10 tháng băng giá trong mộtnăm.
Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, điều kiện tự nhiên phong phú, địa hình phức tạp, nhiều dạng địa hình nhưng núi là chủ yếu Núi non vô cùng hiểm trở, kỳ vĩ ẩn chứa nhiều huyền bí, nhất là vùng Tây và Nam Trung Quốc Vùng này cung cấp cho nền y học và ẩm thực Trung Quốc nhiều loại thảo dược, cây gia vị, nhiều loại thực phẩm độc đáo rất có giá trị làm nền tảng cho nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc ngon nổi tiếng khắp thế giới
Sau giải phóng (1949), nền kinh tế Trung Quốc được tập thể hoá, kinh tế tăng trưởng chậm vì sản xuất công nghiệp và nông nghiệp bị trì trệ
Trong những năm 1980, Trung Quốc cải cách kinh tế nhằm tạo ra thị trường kinh tế xã hộichủnghĩa Sau 13 nămcải cách đờisống nhân dân Trung Quốc về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầuthiết yếu Đến những năm 1992, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt đến con số 12%
Trong thời gian gần đây quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam Trung Quốc phát triển mạnh, đặc biệt là trong du lịch Lượng khách Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng tăng
Trung Quốc là quê hương của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới Lịch sử và văn hoá của Trung Quốc là quốc gia có lịch sử kiêu hùng đầy huyền bí Nền văn hoá văn minh phát triển lâu đời và có ảnh hưởng nhiều đến các quốc gia khác trong khu vực và đóng góp cho nền văn minh nhân loại rất nhiều công trình khoa học, kiến trúc, hội hoạ Với bề dày lịch sử và văn hoá phát triển Trung Quốc đã trở thành cái nôi của nghệ thuật ẩm thực cả khu vực châu Á, từ đây ảnh hưởng sâu rộng đếntập quán và khẩuvịăn uốngcủa khu vực châu Á
Từ năm 1949, Trung Quốc trở thành nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa dưới sự lãnh đạocủa Đảng Cộng sản Hiện nay Trung Quốc đang tiến hành những cuộccải cách sâu rộng và mởcửa giao lưuvới các nước trên thếgiới.
Tại Trung Quốc, đa phần dân chúng là vô thần, số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng:
Lão giáo: xuất hiện dưới nhiều trạng thái khác biệt và khó phân ranh rõ ràng vớinhững tôn giáo khác nên người ta không nắm rõ sốngười theo
Phật giáo: khoảng 8%, bắt đầu du nhập vào Trung Quốc khoảng từ thế kỷ thứ nhất Công nguyên
Cơ Đốc giáo: khoảng 1 đến 4% tùy nguồn, một số nhánh của đạo này được truyền rải rác vào Trung Quốc thành nhiều đợtbắtđầutừthếkỷ thứ 8 Ngoài ra còn có nhữngngười Trung Quốcgốc Nga ở phía bắc và tây bắc Trung Quốc theo Chính Thống giáo với số lượng tương đối nhỏ
Nho giáo: không rõ số người theo, đây là tôn giáo xuất phát từ Khổng Tử mà các triều đại Trung Quốc cố gắng truyền bá theo chiều hướng có lợi cho chính quyền, tuy nhiên theo nhiều họcgiả thì bản chấtcủa nó không phảinhưvậy.
Hồi giáo: 1% đến 2%, có ở Vân Nam và các vùng có người Hồi sinh sống Đạo này phát triển mạnh vào thời nhà Nguyên (1271-1368)
Tôn giáo cổ truyền Trung Quốc: tôn giáo đa thần của phần lớn dân Trung Quốc trước năm 1949, là kiểu tín ngưỡng pha trộn giữa một số trường phái Đạo giáo và Phật giáo và các tín ngưỡngkhác Những giáo huấn của đạo này liên quan đến cuộc sống hài hoà giữa con người với thiên nhiên Chính sự kết hợp của các tín ngưỡng tôn giáo này mà trong văn hoá ẩm thực của người Trung Quốc chịu ảnh hưởng của rất nhiều triết lý như triết lý âm dương ngũ hành, những kiêng kỵ của đạo Phật
1.2Văn hoá ẩmthực Trung Quốc.
Với bề dày lịch sử và văn hoá phát triển Trung Quốc đã trở thành cái nôi của nghệ thuật ẩm thực cả khu vực châu Á Từ đây ảnh hưởng sâu rộng đến tập quán và khẩuvịănuống chung củacả khu vực châu Á
Món ăn và khẩu vị của người Trung Quốc chia làm 4 vùng chính:
* Vùng phía Bắc (Bắc Kinh) Đây là vùng thuộc khí hậu ôn đới, khí hậu lạnh của Trung Quốc nên đặc điểm nổi bật về khẩu vị của vùng này có sự khác biệt các vùng khác Vùng này dùng nhiều bột hơn, dùng nhiều bột mỳ và bột các loại ngũ cốc khác, gạo cũng chỉ là một loại lương thực, ở đây ưa dùng loại bánh kếp, bánh mì hấp thay cơm Các món ănnhiềuchất béo, đạm và ănnhiềuvừng,tỏi, tiêu, ớt
Người Bắc Kinh ăn những món ăn được gia thêm nhiều tỏi và ớt Đồ ăn thường tẩm đẫm dầu và nước tương, thêm rượu, muối và đường Ở miền Bắc, người ta ít ăn cơmhơn vì đất đaiở đây khô hanh, chỉthuận tiện cho việc trồng lúa mì Bánh bao hấp (màn thầu) và bánh mỳ là đồ ăn chính, thêm một vài đĩa đồ ăn gồm thịt thái nhỏ xào, rán hay ninh nhừ và rau Bánh bao nhân thịt băm và rau cũng là món ăn chính, nhất là vào mùa đông
Món ăn Bắc Kinh còn có nhiều món xuất xứ từ vùng Mông Cổ gần đó Một trong những món ăn phổ biến nhất là thịt cừu xiên nướng Chúng được bán ngay trên hè phố, những xâu thịt cừu tẩm dầu lăn qua ớt và rắc thì là được nướng trên than hồng Món cừu thái kiểu Mông Cổ cũng được dùng rộng rãi Các thực khách ngồi thành vòng tròn quanh cái lẩu đốt bằng than, họ nhúng những lát thịt cừu thái mỏng vào trong nước dùng nóng rồi thưởng thức món ăn này Thịt tái được chấm thứnướcchấmbằngđậu nành lên men, ănvới rau bắpcải và mỳsợi.
* Vùng phía Nam (Quảng Đông).
ẨM THỰC VÀ TÔN GIÁO
KHÁI QUÁT CHUNG
1.1 Mộtsố tôn giáo lớn trên thếgiới
Người sáng lập Phật giáo là Siddhartha Gatama (phiên âm tiếng Việt là Tất Đạt Đa) Ông sinh năm 563 TCN, là hoàng tử nước Capilavatu (ngày nay là vùng đất bao gồm một phần miền Nam nước Nêpan và một phần ấn Độ ngày nay)
-Tiểu thừa (cỗ xe nhỏ): những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt
-Đại thừa (cỗ xe lớn): không chỉngười đi tu hành mà cả nhữngngười quy y theo Phật cũng được cứu vớt và ai cũng có thể thành Phật
Có gốc tích từ Bắc Ấn Độ và theo Phật lịch thì năm 544 TCN là năm mở đầu của kỷ nguyên Phật giáo Về giới luật, tín đồ phật giáo phải kiêng 5 thứ:
Không uống rượu
Trong đó,giớiluật ''không sát sinh'' là không đượcgiếtngười, còn giết các con vật khác luậtcấm không khắt khe lắm.
Người sáng lập ra đạo Hồi là Mohamed Ông sinh năm 570, xuất thân trong gia đình quý tộc sa sút ở Mecca-bán đảo Arập và qua đời vào 8/6/632 tại Mađina- thành phố tiên tri sau mấy chục năm đi truyền đạo
Tên thật của đạo Hồi là Ixlam nghĩa là “phục tùng”, đây là đạo thờ nhất thánh tuyệt đối Vịthần duy nhất mà họ tôn thờ là thánh Ala Tên gọi đạo Hồi là cách gọi của người Trung Quốc và ngườiViệt Nam gọi, do nhóm dân tộcthiểu số củangườiHồicủa Trung Quốc theo đạo này Đạo Hồi là quốc đạo của nhiều nước vùng Trung Đông Tín đồ đạo Hồi rất đông, khoảng 900 triệu người ở rải rác hơn 50 quốc gia trong đó 20 quốc gia là Quốcđạo.
Hiện nay Hồi giáo được truyền bá rộng rãi trên thế giới, đã thành quốc giáo của một số nước: Inđônêxia, Malaysia, Afganistan, Bănglađét, Pakixtan, Iran, Irắc, Arập,ThổNhĩKỳ, Ai Cập, Libi, Angieri, Marốc…
1.1.3Sơlươc về Do Thái giáo Đạo Do Thái ra đời sớm hơn các tôn giáo khác như Cơ đốc giáo, Hồi giáo… Đạo Do Thái gắn liền với lịch sử dân tộc Ixraen và theo những giáo lý của dân tộc này Họ theo tín ngưỡng một thần đó là thần Yauây-thần dân tộc ý định, mục đích của thần được thể hiện trong pháp luật của đạo Do Thái
Một trong những đặc điểm nổi bật của những người theo đạo Do Thái là không bài xích các tôn giáo khác
Những người theo đạo Do Thái có những cuốn sách như: “Ngũ kinh”, sách tiên tri, sách Thánh… với những nội dung hết sức phong phú và những lời răn dạy con người phải sống như thế nào cho đúng
Trước đây đạo Hinđu còn được gọi là đạo Balamôn Đây là đạo chính của người ấn Độ, phát triển mạnh ở vùng Bắc ấn Những người theo Đạo Hinđu thờ đa thần nổi tiếng nhất là 3 thần: Brama, Siva, Visnu Ngoài các vị thần nói trên, các loài động vật như khỉ, bò, rắn, hổ, cá sấu, chim công, vẹt, chuột, cũng là các thần đang thờ của đạo Hinđu, trong đó được tôn sùng hơn cả là thần bò và thần khỉ
1.1.5Sơlươc về Thiên Chúa giáo
Kitô giáo hình thành ở vùng Trung Cận Đông thuộc quốc gia Palextin hiện đại (thực ra là vùng đan chéo giữa Palextin và Israel ở thời cổ đại) Đạo Kitô - Tiếng Anh, Pháp ghi là “Christianisme”, tiếng Hán Việt đọc là Cơ đốc giáo – là một tôn giáo lớn do Jesus Christ sáng lập Đạo Kitô cho đến nay gồm 4 nhóm tôn giáo:
-Nhóm công giáo: tên gọi này có nghĩa là phổ quát Công giáo chính là giáo hội La Mã
-Nhóm chính thống giáo: một nhóm tôn giáo được tách ra từ Kitô giáo vào đầu thế kỷ XI (năm 1054) Chính thống giáo gọi là giáo hội Hi Lạp hay giáo hội phươngĐông.
-Tin lành: là một nhóm tôn giáo được tách ra từ Kitô giáo vào đầu thế kỷ XVI do quá trình cải cách tôn giáo ở Châu Âu Người ta còn gọi Tin lành hay đạo Cải cách
-Anh giáo: cũng được hình thành trong quá trình cải cách tôn giáo nhưng chỉ ở nước Anh và các thuộc địa của Anh
Trung tâm tổ chức giáo hội của đạo kitô là toà thánh Vaticang
1.2Mộtsố quan niệm tôn giáo vềẩmthực
- Hồi giáo quan niệm: Nhịn ăn trong tháng Ramadan: Trong tháng Ramadan, tháng thứ 9 trong lịch Hồi giáo, tín đồ phải tuyệt đối tránh chuyện tình dục, không ăn không uống từ bình minh cho đến hoàng hôn mỗi ngày Nói khác, ăn chay là nguyên tắc thứ tư trong hệ thống triết lý của tôn giáo Ixlam, đó là chấp nhận, cầu nguyện, bố thí và ăn chay Khái niệm ăn chay của mỗi tôn giáo đều khác nhau và đặcbiệt càng khác ởđạo Ixlam Tín đồ Ixlam ăn chay trong tháng Ramadal bằngcách kiêng ăn, kiêng uống, kiêng hút thuốc, kiêng các nhu cầu xác thịt… Mục đích của việc kiêngkhem ăn uống này giúp tín đồ Ixlam tiết chế bớt những nhu cầu về vật chất, tập làm quen vói đói, khát để rèn luyện chí, tĩnh dưỡng tinh thần…Ngoài ra là để trai giới cho tâm hồn thanh tịnh mà tưởng niệm Thiên Chúa, lại cũng để hiểu thấu nỗi khổ đau của những kẻ nghèo đói lang thang không có cái ăn, từ đó mà biết thương người hơn
-Theo quan niệmcủaPhật giáo: Thực hành việcăn chay thường được cho là mộtyếutốđểcó được sự thanh tịnh, từ bi Người xa lánh việc ăn cá, thịt được xem như là người thánh thiện Sự thanh tịnh tùy thuộc vào tâm của con người, chứ không tùy thuộc điều gì bên ngoài Sự thanh tịnh của một người có thể được đánh giá bằng "sự hạn chế và đoạn trừ lòng ham muốn thực phẩm", chứ không quan niệm từ thực phẩm mà người đó ăn
2 MỘTSỐ HÌNH THỨCẨMTHỰC TÔN GIÁO
Phật giáo lúc đầu không cấm các tín đồăn thịt Tục ăn chay không được ăn thịt động vật là do vua LươngVũĐế (502-549) của Trung Quốc đặt ra vào thời kỳđạo Phật thịnh hành ở nước này Hiện nay ở các nước châu Á: Trung Quốc, Việt Nam, Nêpan, Mianma, Nhật Bản, Triều Tiên có nhiều phật tử nhưng chỉ có những tăng ni thực hiện việc ăn chay hoàn toàn, còn những phật tử thì tuỳ theo từng người có thể ăn chay vào các ngày 1 và 15 hoặc ăn chay bán nguyệt Các món ăn chay rất phong phú được chế biến chủ yếu bằng đậu, đỗ, vừng, lạc và các loại rau, nấm, các loại thảo mộc khác
2.2ẨmthựcHồi giáo Đạo Hồi có những luật lệ rất nghiêm ngặt Lễ hội Hồi giáo là ngày sinh của thánh Mohamed vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 Trong lễ hội, rượu và thịt lợn bị cấm trong bữa ăn của họ Họ chỉ được ăn thịt các loại động vật khi được chuẩn bị theo những quy định nghiêm ngặt của luật đạo Họ thường chỉ định cụ thể những người hoặc cơ sở cụ thể được sản xuất, chế biến các loại động vật mà họ sử dụng trong bữa ăn Ở các nước khác, ngườiHồi giáo cũngchỉđiănởnhững nhà hàng không bán những món ăn được chế biến từ thịt lợn và họ chỉ yên tâm khi trong nhà hàng có đầu bếp người Hồi giáo, nhưng bếp ăn này cũng chỉ được nhập thực phẩm từ cơ sở giết mổ đã tuân theo luật đạo Hồi
Tháng Ramadan hay còn gọi là lễ tuần chay là tháng thứ 9 theo luật Hồi giáo ( từ 17/4 đến 17/5 theo dương lịch) là tháng lễ quan trọng nhất và cũng là dịp lễ tết năm mới của tín đồ Hồi giáo Vào những ngày của tháng này, các tín đồ phải nhịn ăn, nhịn uống, không hút thuốc, không yêu đương vào lúc mặt trời mọc Các tín đồ chỉ được phép ăn uống khi tắt ánh nắng mặttrời, tuy nhiên cả lúc này cũng phải ăn uống thanh tịch và uống nước trong (chỉ miến trừ cho phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ em, binh lính đang làm nhiệm vụ) Ban ngày mọi tiệm ăn phải đóng cửa, Cảnh sát các nước lấy đạo Hồi làm quốc đạo sẵn sàng can thiệp vào các tiệm ăn không tuân thủ vào những tín đồ không tuân thủ sẽ bị bắt và xử theo luật rất nghiêm Thời gian cuối của tháng chay là lễ hội lớn với bữa tiệc gọi là Idd-ul – Fita có những món ăn đặc biệt theo kiểu đạo Hồi Sau tháng chay này các tín đồ đều coi là chính thức bước sang năm mới
Người Hồi giáo thực hiện rất nghiêm ngặt và tự giác theo những quy định của thánh kinh Coran Hầu như bất cứ người Hồi giáo nào cũng không ăn thịt lợn, thịt chó, thịt các con vật bị chết vì bệnh tật, thịt đã cúng thần, không uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích gây nghiện… có người cho rằng chính vì thế những người đàn ông Arập rất khỏe Món ăn thường dùng của họ là thịt cừu, cơm nấu cary…