1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA - LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ

119 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Đối với Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020 của Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển con người phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam” và trên

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, vai trò của con người với tưcách là người lao động – người sản xuất lớn lao Ở mỗi nước, ngoài sự quan tâmđến sức lao động thì việc nâng cao về chất lượng, tiềm năng của con người, nhằmtạo ra nguồn lao động có chất lượng cao, có năng suất cao hơn là rất quan trọng Từ

đó việc nâng cao CLCS cho mỗi người dân luôn được coi là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế

Trong thời đại ngày nay cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạngkhoa học kĩ thuật đã làm cho nền kinh tế thế giới có nhiều bước thay đổi vượt bậc

Từ điều kiện và trình độ khác nhau nên các quốc gia trên thế giới đã hình thành mộtbức tranh tương phản giữa các nước phát triển và đang phát triển Ở các nước cónền kinh tế phát triển, CLCS của người dân là rất cao và ngược lại ở các nước đangphát triển, phần lớn dân cư đang phải đối mặt với đói nghèo

Vì thế nhiệm vụ đặt ra cho mỗi quốc gia, mỗi người dân là phải xóa đói giảmnghèo, rút ngắn sự chênh lệch về giàu nghèo, tiến tới một xã hội công bằng, dânchủ, văn minh Để thực hiện được nhiệm vụ trên thì biện pháp hữu hiệu nhất là nângcao chất lượng cuộc sống của dân cư Vậy CLCS là gì? Tiêu chí nào để đánh giáCLCS? Cần có những biện pháp nào để nâng cao CLCS? là những vấn đề cấp thiết

cả về lý luận và thực tiễn Mỗi quốc gia, mỗi tỉnh đã, đang và sẽ xây dựng cho mìnhnhững chiến lược, kế hoạch để nâng cao CLCS người dân dựa trên cơ sở khoa học

và thực tiễn cụ thể của đất nước mình

Đối với Việt Nam, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2011 – 2020

của Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển con người phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt Nam” và trên thực tế trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa – hiện

đại hóa đất nước, CLCS của người dân đã được Đảng và Nhà Nước ta xác định làmột trong những vấn đề trọng tâm quan trọng hàng đầu

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí chiến lược quan trọng

về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh quốc phòng đối với vùng Đồng bằng sôngHồng và Duyên hải Nam Trung Bộ Trong những năm qua, Đảng, chính quyền và

Trang 2

ban ngành các cấp trong tỉnh đã chú trọng hơn đến việc nâng cao CLCS cho ngườidân Nhiều năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã góp phần rấtlớn làm cải thiện đời sống nhân dân đặc biệt là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng dântộc ít người.

Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu một vấn đề cụ thể tại địa phương mình đang sống và côngtác, góp phần tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao CLCS cho người dân trong

tỉnh, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, tôi đã chọn đề tài: “Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn thạc sỹ của bản thân.

2 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Mục tiêu

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS dân cư ở trong nước và trên thếgiới, luận văn nhằm làm rõ nguyên nhân, thực trạng CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa,

từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao CLCS cho người dân các dân tộc trong tỉnh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS để vận dụng vào địa bànnghiên cứu

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa

- Phân tích thực trạng CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2000 –

2010 dựa theo những tiêu chí cụ thể

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao CLCS của người dân tỉnh Thanh Hóađến năm 2020

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu theo ba nhóm chỉ tiêu cơbản về CLCS: về kinh tế (GDP/người, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộnghèo), về giáo dục (y tế và chăm sóc sức khỏe) và một số chỉ tiêu phúc lợi như vấnnhà ở, sử dụng nước sạch, tỷ lệ các hộ dùng điện

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 – 2010

- Lãnh thổ nghiên cứu: toàn bộ tỉnh Thanh Hóa và đi sâu đến 27 huyện, thị xã

và thành phố Thanh Hóa, có so sánh với các tỉnh lân cận và vùng Bắc Trung Bộ

Trang 3

4 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Trên thế giới: đã có một số tác giả nghiên cứu đến cuộc sống dân cư như:

R.C.Sharma với tác phẩm: “Dân số - tài nguyên – môi trường – chất lượng cuộc sống” năm 1998 đã nghiên cứu CLCS dân cư trong mối quan hệ với phát triển dân

số ở mỗi quốc gia Theo ông, chất lượng cuộc sống là sự đáp ứng đầy đủ về các yếu

tố vật chất và tinh thần cho người dân

Theo nghiên cứu của William Bell đã mở rộng toàn diện hơn khái niệm chấtlượng cuộc sống, gắn với các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, sinh thái

Năm 1990, tổ chức UNDP của Liên hiệp quốc đã đưa ra chỉ số HDI( chỉ sốphát triển con người) dựa trên những chỉ tiêu về thu nhập, sức khỏe, tri thức và đượccoi là ba mặt cơ bản phản ánh CLCS Hệ thống các chỉ tiêu này đã phản ánh cách tiếp

cận mới, có tính hệ thống hơn, đã coi: “phát triển con người là sự mở rộng phạm vi lựa chọn của con người để đạt đến một cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh và xứng đáng với con người ” Điều này bao hàm hai khía cạnh chính là mở rộng các cơ hội

lựa chọn của con người nhằm hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc, bền vững

Những nghiên cứu này đã đề cập đến các khái niệm, chỉ tiêu và thực trạngcác vấn đề về dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển, CLCS Đây là những tiền

đề lý luận và thực tiễn của nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống củadân cư ở nước ta

Ở Việt Nam, từ những năm cuối thế kỉ XX đã có nhiều công nghiên cứu trình

khoa học có liên quan đến chất lượng cuộc sống như: “các chỉ số và chỉ tiêu phát triển con người” của Nguyễn Quán (1995), “Điều tra mức sống dân cư Việt Nam

1997 – 1998”, “Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế Việt Nam, 2001” của tập thể

các tác giả Đỗ Thiên Kính, Phùng Đức Tùng, Hồ Sĩ Cúc, Nguyễn Bùi Linh, BùiThái Quyên, Hoàng Văn Kình, Lê Thị Thanh Loan, Nguyễn Phong Các công trìnhnày đã phân tích các vấn đề có liên quan đến CLCS dân cư như thu nhập của ngườidân, trình độ dân trí, chất lượng y tế, giáo dục và thông qua đó đã khẳng định về sựcải thiện CLCS của các hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 1993 – 1998

Công trình nghiên cứu:“Báo cáo phát triển con người Việt Nam 2001 – Đổi mới và sự nghiệp phát triển con người” của một tập thể gồm hơn 30 nhà khoa học

do Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học xã hội)

Trang 4

thực hiện đã tổng quan toàn bộ sự phát triển con người năm 2001, trong đó có lưutâm tới HDI theo vùng và tỉnh, thành phố

Bên cạnh đó còn có thêm nhều công trình nghiên cứu khác như: “Con người

và phát triển con người’’ (NXB Giáo dục năm 2007) của PGS.TS Hồ Sĩ Quý, Viện

Thông tin KHXH – Viện KHXH Việt Nam với những nghiên cứu mang tính triếthọc chuyên sâu đã cập nhật những tri thức mới nhất của thế giới về con người, pháttriển con người, trong đó có CLCS con người

Một số công trình khác cũng đề cập tới CLCS dân cư trong mối quan hệ dân

số - phát triển bền vững như “dân số và phát triển” (2001) của GS Tống Văn Đường chủ biên; “Dân số và phát triển kinh tế - xã hội” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ; “ Dân số và phát triển bền vững ở Việt Nam” (2004) do TS Nguyễn Thiện Trưởng

chủ biên – NXB Chính trị quốc gia

Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo cũng có một số đề tài luận án tiến sĩ và thạc

sĩ nghiên cứu về CLCS dân cư, như đề tài: “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư thành phố Hải phòng” – luận án tiến sĩ Địa lí (2004) của Nguyễn Thị Kim Thoa Một số đề tài thạc sĩ khác như: “Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Kạn” của Nông Thị Việt Tuyên (1999), “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Hòa Bình” của Nguyễn Anh Tôn (2002).

Ở Thanh Hóa cho tới thời điểm hiện tại mới chỉ có các báo cáo mang tínhchuyên đề của các Sở về mức sống: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuấtđiện của sở điện lực, Báo cáo tổng kết năm học và quy hoạch phát triển GD – ĐT vànguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa; hay kết quả điều tra dân số và nhà ở tỉnh Thanh

Hóa năm 2010

5 CÁC QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1 Các quan điểm nghiên cứu

5.1.1 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Nghiên cứu CLCS trong mối quan hệ của nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, dânsố luận văn chú trọng phân tích sự tổng hợp của các yếu tố ảnh hưởng đến CLCScủa người dân tỉnh Thanh Hóa Mặt khác cũng cần phải thấy được khả năng pháttriển kinh tế của từng huyện để từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm

Trang 5

phát triển kinh tế - xã hội một cách có hiệu quả trong thời kì Vì những yếu tố nàygắn liền với CLCS dân cư.

5.1.2 Quan điểm hệ thống

Việc nghiên cứu CLCS dân cư phải được xem xét theo quan điểm hệ thốngbởi Thanh Hóa là một trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước, là một phân hệ trong hệthống kinh tế - xã hội Việt Nam Bản thân CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa lại baogồm những phân hệ con cấp thấp hơn Các hệ thống các cấp thấp có mối quan hệvới nhau, khi nghiên cứu cần tìm hiểu sự tác động qua lại trong một hệ thống vàgiữa các hệ thống với nhau

5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Bản thân CLCS mang tính lịch sử CLCS dân cư được phân tích trong hoàncảnh cụ thể ở tỉnh Thanh Hóa và qua các giai đoạn phát triển cụ thể Quan điểm lịch

sử nhằm phát hiện sự biến đổi theo thời gian của các chỉ tiêu CLCS, giải thíchnguyên nhân biến động ở hiện tại và tương lai

5.1.4 Quan điểm phát triển bền vững

Khi nghiên cứu bất cứ một vấn đề kinh tế - xã hội nào cũng phải xem xéttrong mối quan hệ phát triển bền vững Theo quan điểm này, các yếu tố về dân số,kinh tế, tài nguyên, môi trường có liên quan chặt chẽ tới CLCS CLCS được nângcao đồng nghĩa với việc nâng cao và duy trì chất lượng môi trường sống hay nóicách khác là cân bằng tự nhiên Ngược lại, tài nguyên môi trường suy thoái phảnánh thực trạng CLCS thấp kém của mỗi vùng

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống trong thời gian dài là vấn đề phức tạp vàmang tính đa chiều, liên quan đến nhiều khía cạnh Vì vậy, tất cả các số liệu thống

kê về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội nói chung từ cấp tỉnh đến cấp huyện củaThanh Hóa là những thông tin dữ liệu đầu vào phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đạt hiệu quả cao thì các số liệu cần được hệ thốnghóa khoa học để tránh những thiếu sót sau này

Nguồn dữ liệu được thu thập bao gồm từ nhiều nguồn khác nhau như: Sốliệu qua các tài liệu báo cáo và các sổ sách lưu trữ tại các cơ quan hữu quan, từ các

Trang 6

niên giám thống kê, thống kê qua các số liệu tham khảo từ thực địa, qua các kếtquả điều tra

5.2.2 Phương pháp toán thống kê

tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học như những công cụ để tính toán cácchỉ số thành phần của CLCS, cho điểm các chỉ tiêu và đánh giá điểm tổng hợpchung về CLCS theo toàn tỉnh và từng huyện, thành phố

5.2.4 Phương pháp thực địa

Là phương pháp quan trọng của những người nghiên cứu địa lí Ngoài nhữngtài liệu thu thập được, tác giả cần có những khảo sát thực tế tại những địa bàn cụthể Ngoài ra, việc khảo sát trên một số nhóm đối tượng là những căn cứ quan trọng

để đi đến kết luận của đề tài Kết quả điều tra là một trong những căn cứ để xâydựng các giải pháp

5.2.5 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này thực hiện bằng việc tham khảo ý kiến các chuyên gia cónăng lực trong từng lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, y tế Thông qua tiếp xúc, traođổi, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học để có thêm những nhận định chính xác

về CLCS

5.2.6 Phương pháp bản đồ và GIS

Đây là phương pháp đặc trưng của Địa lí Khi tiến hành nghiên cứu Địa líthường bắt đầu bằng bản đồ và kết thúc bằng việc thể hiện các đối tượng nghiên cứutrên bản đồ Phương pháp này cho phép cụ thể hóa các đối tượng theo không gian vàxây dựng hệ thống bản đồ có liên quan đến CLCS dân cư

Trang 7

6 ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN VĂN

- Kế thừa, bổ sung và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về CLCS

- Làm rõ được các nhân tố chủ yếu tác động đến CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa

- Phân tích được thực trạng CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóa theo các chỉ tiêu lựachọn

- Đưa ra được một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao CLCS của ngườidân trong tỉnh

7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, các bản đồ,bảng số liệu và biểu đồ, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương sau đây:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư

- Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng chất lượng cuộc sống dân cưtỉnh Thanh Hóa

- Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sốngdân cư tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

Trang 8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm

CLCS là một khái niệm rộng và trừu tượng vì vậy đã có rất nhiều cách hiểukhác nhau về nó tùy thuộc vào trình độ phát triển, nhận thức về văn hóa xã hội,truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng

Trong tác phẩm nổi tiếng: “Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống ” của R.C.Sharma (1990) ông cho rằng: “Chất lượng cuộc sống là cảm giác được hài lòng (Hạnh phúc) hoặc (thỏa mãn ) với nhũng nhân tố của cuộc sống

mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người Thêm vào đó, CLCS là sự cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được Nó như cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống ” Quan

niệm của ông đã được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận Theo đó, mức sốngcủa mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu tố quan trọng để tạo

kỹ thuật (giao thông vận tải, khả năng chống ô nhiễm)” Trong đó, ông đã nhấn mạnh nội dung “an toàn” và khẳng định CLCS được đặc trưng bằng sự an toàn

trong môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh

CLCS là sự đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người về lương thực, thựcphẩm, về giáo dục, dịch vụ y tế, về nhà ở, vui chơi giải trí và các hưởng thụ phúc lợikhác Những nhu cầu này dễ dàng đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe mạnh

về vật chất và tinh thần

Từ đó có thể thấy khái niệm CLCS rộng hơn HDI CLCS bao gồm cả bộ phận

cơ bản là HDI song có mở rộng thêm các chỉ số hưởng thụ phúc lợi của con người

Trang 9

HDI phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của con người về bamặt: Về mức sống (Được đo bằng GDP/ người), về kiến thức (Được đo bằng tỷ lệbiết chữ của người lớn trên 15 tuổi và tỷ lệ nhập học bình quân), về sức khỏe (Tuổithọ trung bình).

Từ những phân tích trên, tác giả quan niệm về CLCS như sau: Chất lượng

cuộc sống là sự mở rộng phạm vi lựa chọn trong việc phát triển cá nhân, cộng đồng và trong hưởng thụ các vật chất, tinh thần mà xã hội đã tạo ra để đạt đến cuộc sống trường thọ, khỏe mạnh, hạnh phúc và bền vững.

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất chất lượng cuộc sống dân cư

1.1.2.1 Trình độ phát triển của nền kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế của quốc gia, dân tộc và từng vùng miền có tác độngtrực tiếp đến mức thu nhập và CLCS của con người Trình độ phát triển kinh tế, baogồm các chỉ tiêu về quy mô nền kinh tế (GDP), tốc độ tăng trưởng, cơ cấu kinh tếhiện đại Tất cả các chỉ tiêu này nếu ở mức cao sẽ bảo đảm cho nhân dân có thunhập cao và ổn định, từ đó là cơ sở để họ có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ giáodục, y tế và chăm sóc sức khỏe và hưởng thụ phúc lợi xã hội

1.1.2.2 Đường lối chính sách

Đường lối chính sách có vai trò rất quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển, baogồm các chính sách, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước

và của từng địa phương

Các đường lối chính sách phát triển kinh tế (chính sách đầu tư và cơ cấu đầu

tư, các ưu tiên phát triển, trợ giúp về vốn ) bên cạnh việc tạo đà cho kinh tế pháttriển mà còn góp phần xóa bỏ sự chênh lệch giữa các vùng miền Các chính sách xãhội (về giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa ) sẽ giúp cho con người được tiếp cận kịp thời, nhiều hơn với các dịch vụ và qua

đó sẽ góp phần cải thiện CLCS

1.1.2.3 Tiến bộ khoa học và công nghệ

Tiến bộ khoa học và công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động;năng lực cạnh tranh của từng địa phương và quốc gia, giúp cải thiện mức sống và từ

đó ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt khác của CLCS như giáo dục, y tế, các điều kiệnsống

Trang 10

Khoa học kỹ thuật và công nghệ có tác động tới hành vi, triển vọng của mỗi cánhân và toàn xã hội.

1.1.2.4 Dân cư, dân tộc

a Dân cư

- Quy mô dân số: Quy mô dân số trong mỗi cộng đồng và các quốc gia có tác

động lớn tới việc nâng cao CLCS của dân cư Nếu dân số quá đông sẽ gây khó khăncho việc đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần vốn hạn chế của xã hội, dân

số quá ít sẽ làm khan hiếm nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế vốn làđộng lực chính để nâng cao CLCS

- Gia tăng dân số tự nhiên: Trong pham vi của một quốc gia, nếu tỷ lệ này quá

cao, trên 3,0%/năm thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc nâng cao chất lượngcuộc sống do lượng của cải làm ra hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùngcủa người dân ngày càng nhiều lên Ngược lại, tốc độ gia tăng dân số quá cao hoặcquá thấp đều dẫn tới tình trạng mất cân đối về cơ cấu lứa tuổi, từ đó nảy sinh nhiềuvấn đề nâng cao CLCS của dân cư

- Cơ cấu độ tuổi: Cũng là một trong những nhân tố tác động tới CLCS Cơ

cấu độ tuổi trẻ do tốc độ gia tăng nhanh sẽ nảy sinh nhiều vấn đề có liên quan tớiviệc cải thiện CLCS như tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, tình trạng suy dinhdưỡng, tử vong ở trẻ em do thiếu điều kiện chăm sóc về y tế, nạn thất học do thiếuđiều kiện về giáo dục Ngược lại, dân số quá già sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nguồnnhân lực, cuộc sống của những người già sẽ rơi vào khủng hoảng do thiếu sự chămsóc, vấn đề an sinh xã hội

- Di dân cũng có tác động không nhỏ tới việc nâng cao CLCS Những người di

dân thường có CLCS tương đối thấp trong một thời gian dài và gây khó khăn chochính quyền các nước, các địa phương có người nhập cư Do vậy, CLCS chỉ thực sựđảm bảo khi quá trình di dân phải được đặt dưới sự tổ chức, hướng dẫn của của cơquan đại diện cho chủ thể quản lý của cộng đồng hay quốc gia

b Dân tộc

Đồng bào các dân tộc ít người thường cư trú ở những địa bàn vùng sâu, vùng

xa, có sự đa dạng về phong tục tập quán nhưng lại tồn tại nhiều phong tục tập quánlạc hậu và trình độ phát triển sản xuất tuy đa dạng nhưng còn kém phát triển Bêncạnh đó trình độ nhận thức cũng như việc tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật

Trang 11

còn nhiều hạn chế nên CLCS còn gặp nhiều khó khăn Do vậy, sự đa dạng về dântộc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới CLCS của dân cư nói chung và chênh lệch mứcsống giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số nói riêng.

1.1.2.5 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quantrọng, tiền đề cho sự phát triển kinh tế, mang lại thu nhập cao và ổn định cuộc sống

và từ đó đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, giáo dục Mặc dù vậy đây khôngphải là nhân tố quyết định tới việc nâng cao CLCS dân cư

Các nhân tố tự nhiên bao gồm: địa hình, đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,khoáng sản

1.1.2.6 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cở hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc,cung ứng điện, cấp và thoát nước có ảnh hưởng đến trao đổi kinh tế, văn hóa từ

đó ảnh hưởng đến CLCS và bình đẳng về cuộc sống

mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe chocon người

Ngoài các yếu tố nêu trên, để đánh giá CLCS dân cư trên bình diện quốc tế,quốc gia, từ năm 1990, UNDP đã đưa ra một loạt các tiêu chí, trong đó có 3 chỉ số cơbản là: chỉ số kinh tế được đo bằng GDP/người tính theo PPP (sức mua tươngđương); chỉ số về sức khỏe được đo bằng tuổi thọ trung bình và chỉ số về giáo dụcđược đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học tổng hợp Ngoài ra còn chú ýthêm đến các chỉ số phúc lợi như điều kiện về nhà ở, về sử dụng điện và nước sạch Đối với lãnh thổ cấp dưới quốc gia (tỉnh hoặc huyện) do thống kê về thunhập, tuổi thọ, giáo dục gặp nhiều khó khăn nên các tiêu chí đánh giá có sự vậndụng cho phù hợp

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư cho cấp tỉnh.

1.1.3.1 Chỉ số về kinh tế

a GDP/người và thu nhập bình quân đầu người

GDP/người là tương quan giữa GDP (tính theo giá thực tế) so với dân số trungbình ở cùng thời điểm GDP/người có thể tính bằng tiền nội địa và bằng USD/người

Trang 12

GDP/người ở nước ta được tính cho cả nước và theo từng tỉnh, thành phố.Thông qua chỉ số này có thể đánh giá mức sống qua các năm và giữa các địa phương.

- Thu nhập bình quân đầu người: là mức trả công lao động mà người lao độngnhận được trong thời gian nhất định (tháng hoặc năm) và được tính bằngVNĐ/tháng hoặc VNĐ/năm

- Thu nhập bình quân của hộ gia đình là toàn bộ tiền và giá trị hiện vật mà hộ

và thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (thường làmột năm), gồm:

+ Thu từ tiền công, tiền lương

+ Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản (đã trì chi phí và thuế sảnxuất)

+ Thu từ sản xuất ngành nghề

+ Thu khác

b Chuẩn nghèo và tỷ lệ hộ nghèo

Chuẩn nghèo: theo quy định của Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội,chuẩn nghèo là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng làmtiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo Những người hoặc hộ có thunhâp (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo được coi là ngườinghèo hoặc hộ nghèo

Bảng 1.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015

(VNĐ/ tháng)

2011- 2015 (VNĐ/ tháng)

b Tỷ lệ nhập học tổng hợp

Trang 13

Là tỷ lệ phần trăm số học sinh ở tất cả các bậc học (từ tiểu học đên THPT) sovới tổng số người trong độ tuổi đi học.

c.Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông/ tổng số học sinh

Là tỷ lệ phần trăm số học sinh hệ THPT so với tổng số học sinh Chỉ số nàyphản ánh chất lượng giáo dục và liên quan chặt chẽ với mức thu nhập, mức sống củacác hộ gia đình

d Chi tiêu cho giáo dục/ 1 học sinh phổ thông

Là tương quan giữa tổng ngân sách dành cho giáo dục so với tổng số học sinh

đi học Chỉ số này phản ánh chất lượng giáo dục

b Số cán bộ y tế, giường bệnh/ 1 vạn dân

Số cán bộ y tế (bao gồm bác sĩ, y sĩ, y tá) trên một vạn dân là tương quan giữa

số cán bộ y tế so với số dân trong cùng thời điểm

1.1.3.4 Chỉ số về hưởng thụ phúc lợi

a Về điều kiện nhà ở

Khi đánh giá điều kiện nhà ở, người ta thường căn cứ vào hai chỉ tiêu là diện

liền với chỉ tiêu về diện tích nhà ở là chất lượng nhà ở Hiện nay, trong các cuộcđiều tra về nhà ở, chất lượng nhà ở thường được chia thành 4 loại: nhà ở kiên cố,nhà ở bán kiên cố, nhà ở thiếu kiên cố và nhà tạm

b Về sử dụng điện

Trang 14

Vấn đề sử dụng năng lượng điện trong sinh hoạt cũng là yếu tố quan trọng tạo

ra CLCS trong thời đại hiện nay

Trong các tài liệu thống kê có thể thấy các chỉ tiêu phản ánh điều kiện sửdụng điện là: tỷ lệ các xã có điện, tỷ lệ số hộ dùng điện, số kwh tiêu thụ tính bìnhquân một người/ tháng

c Về sử dụng nước sạch

Sử dụng nước sạch luôn là một nhu cầu bức thiết và cơ bản của con người Đây

là yếu tố quan trọng để xem xét CLCS dân cư

Tiêu chuẩn để xem xét điều kiện nước sạch có ảnh hưởng tới CLCS là tỷ lệngười dân được sử dụng nguồn nước sạch (bao gồm nguồn nước máy, nước ngầm),nước khai thác từ nguồn lộ thiên đã qua xử lý

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Về chỉ tiêu kinh tế

1.2.1.1 GDP và GDP bình quân đầu người

Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển đất nước, CLCS củangười dân cơ bản đã được cải thiện trên tất cả các chỉ tiêu: thu nhập, giáo dục, y tế

và các vấn đề an ninh xã hội khác

Từ năm 2000 đến năm 2010, GDP của nước ta đã tăng liên tục qua các nămvới tốc độ tăng hơn 7,5%/ năm Nếu như năm 2000, quy mô GDP của nước ta chỉ là441.646 tỷ đồng (giá thực tế) thì đến năm 2010 đã tăng lên đến 1.980.821 tỷ đồng(giá thực tế), tăng 4,49 lần

B ng 1.2:GDP v GDP/ ng ảng 1.2:GDP và GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ười ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 i Vi t Nam giai o n 1990 – 2010 ệt Nam giai đoạn 1990 – 2010 đoạn 1990 – 2010 ạn 1990 – 2010

Trang 15

Mặc dù đã có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng GDP và GDP/người có sự phânhóa giữa các vùng và khoảng cách chênh lệch còn khá lớn, thể hiện CLCS còn có sựkhác biệt.

B ng 1.3: GDP/ng ảng 1.2:GDP và GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ười ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 i theo các vùng giai o n 2000 – 2010 đoạn 1990 – 2010 ạn 1990 – 2010

Các vùng

GDP/người (triệu đồng)

1.2.1.2 Thu nhập bình quân đầu người

Ở Việt Nam, chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người có ý nghĩa quan trọng vìđây là mức thụ hưởng thật sự của cá nhân và hộ gia đình Thu nhập bình quân đầungười được tính bằng tiền và theo tháng hoặc theo năm

Thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện rõ rệt, song còn có sự chênhlệch lớn giữa các vùng và theo nhóm thu nhập

Bảng 1.4: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở Việt Nam và các vùng

Trang 16

Nông thôn 225 378 762 1070

Theo vùng

(Nguồn: [21, 24])

nghìn năm 2010 (gấp 4,7 lần) Ở khu vực thành thị thu nhập bình quân đầu ngườicao hơn hẳn so với vùng nông thôn (gấp 1,99 lần năm 2010) Trong các vùng trên cảnước, thu nhập bình quân đầu người ở Đông Nam Bộ là cao nhất (2304 nghìn đồng)năm 2010 và Đồng bằng sông Hồng (1580 nghìn đồng), thấp nhất là vùng Trung du

và miền núi Bắc Bộ (1.032 nghìn đồng) năm 2010

1.2.1.3 Tỷ lệ hộ nghèo.

Chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành vàthường xuyên thay đổi theo mặt bằng thu nhập quốc gia Từ năm 1993 đến nay,chuẩn nghèo quốc gia đã 5 lần thay đổi và chuẩn nghèo mới nhất cho giai đoạn

2011 – 2015 vừa được ban hành

Bảng 1.5: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và theo vùng giai đoạn 2002 – 2010

Trang 17

Đông Nam Bộ 8,2 4,6 3,1 2,5 2,3

(Nguồn: [24])

1.2.2 Về y tế chăm sóc sức khỏe

Hiện nay tuổi thọ bình quân của cả nước và từng vùng lãnh thổ ngày càng cao

do điều kiện sống ngày càng được cải thiện, các dịch vụ bảo vệ và chăm sóc sứckhỏe ngày càng tốt hơn

Bảng 1.6 Tuổi thọ trung bình toàn quốc và theo vùng giai đoạn 1989 – 2009

(Nguồn: Tổng điều tra dân số 1989, 1999, 2009)

Theo bảng số liệu trên cho thấy về tuổi thọ trung bình, trong vòng 20 năm(1989 – 1999) của cả nước tăng được 7,5 tuổi Cho đến 10 năm sau (1999 – 2009)tăng 4,2 tuổi Trong đó tuổi thọ trung bình tăng cao nhất ở các vùng Tây Nguyên(10,6 năm) và Tây Bắc (7,6 năm)

Ở nước ta, do những thành tựu về phát triển kinh tế, GDP/người ngày càng caonên các chương trình quốc gia về chăm sóc sức khỏe đã được triển khai rộng rãi và

có tác động sâu sắc tới mọi tầng lớp nhân dân ở cả nông thôn và thành thị Mạnglưới y tế ở nước ta đã phát triển rộng khắp, số lượng giường bệnh, cán bộ y tế ngàycàng tăng Tuy nhiên do điều kiện khách quan hạn chế (gia tăng dân số, mức thunhập ) nên mặc dù hệ thống y tế phát triển nhưng mức độ cải thiện còn chậm sovới mức bình quân về đảm bảo y tế trên 1 vạn dân của thế giới còn thấp

Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu y tế trên 1 vạn dân của Việt Nam

giai o n 1995 – 2010 đoạn 1990 – 2010 ạn 1990 – 2010

Trang 18

Bảng 1.8: Tỷ lệ biết chữ theo giới tính và theo vùng ở Việt Nam năm 2009

( 11,7 điểm phần trăm), tiếp theo là vùng Tây Nguyên ( 10,7% điểm phần trăm)

1.2.3.2 Tỉ lệ học sinh/1 giáo viên

Trang 19

Quy mô học sinh ở nước ta vẫn tiếp tục tăng ở tất cả các cấp học, ngành học.Điều đó phản ánh nhu cầu học tập và đào tạo ngày càng lớn của nhân dân.

B ng 1.9: S h c sinh, sinh viên trên 1 v n dân v s l ảng 1.2:GDP và GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ố học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên ọc sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên ạn 1990 – 2010 à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ố học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên ượng học sinh trên ng h c sinh trên ọc sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên

1 giáo viên (tính đoạn 1990 – 2010ến năm 2010) n n m 2010) ăm 2010)

Các vùng

Số HSPT/1 vạn dân

Số HS trung cấp,CĐ, ĐH/1 vạn dân

Số HS/1 giáo viên Chung Tiểu

1.2.4 Về HDI của Việt Nam

HDI của Việt Nam là kết quả tổng hợp của ba chỉ số gồm kinh tế, giáo dục

Thứ bậc HDI của Việt Nam tăng lên chủ yếu là do hai chỉ tiêu gồm giáo dục

và y tế, chăm sóc sức khỏe Còn chỉ số GDP/người ở nước ta vẫn còn ở mức thấp dovậy ở Việt Nam thứ bậc về HDI cao hơn thứ bậc về GDP/người

Tuy nhiên chỉ số HDI lại có sự phân hóa giữa các vùng Cao nhất là hai vùngĐồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, thấp nhất là hai vùng Tây Bắc và TâyNguyên

B ng 1.11: HDI c a Vi t Nam giai o n 2000 – 2009 ảng 1.2:GDP và GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ủa Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 ệt Nam giai đoạn 1990 – 2010 đoạn 1990 – 2010 ạn 1990 – 2010

Trang 20

1.2.5 Về nhà ở, nước sạch và điện sinh hoạt

Ở Việt Nam, trong thời gian qua các điều kiện về nhà ở, cấp nước sạch, điệnsinh hoạt, vệ sinh môi trường đã được cải thiện đáng kể Tuy nhiên do đặc điểm dân

số đông và gia tăng liên tục nên việc giải quyết vấn đề nhà ở, điện nước cho nhândân trở nên nan giải và cấp bách hơn bao giờ hết

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 thì 49,2% số hộ có nhàkiên cố; 37,8% số hộ có nhà bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố là 7,5% và nhà đơn sơ là5,6% Tuy nhiên tỷ lệ này cũng có sự chênh lệch giữa các nhóm dân cư và các vùngtrong cả nước Tỷ lệ số hộ có nhà kiên cố ở Đồng bằng sông Hồng là cao nhất(91,1%), trong khi đó tại các vùng Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long vàĐông Nam Bộ lại thấp hơn nhiều với tỷ lệ tương ứng là 20,0%; 9,3% và 14,6% Tỉ

lệ hộ có nhà kiên cố của nhóm nghèo nhất là 41,3% trong khi của nhóm giàu nhất là51,7% Ngược lại, tỉ lệ hộ có nhà đơn sơ của nhóm nghèo nhất cao gấp 12,9 lầnnhóm giàu nhất

Khả năng cung cấp điện sinh hoạt cho các hộ gia đình ở nước ta tương đốicao đặc biệt là khu vực thành thị và các vùng đồng bằng Năm 2010, tỷ lệ hộ được

sử dụng điện trong cả nước là 97,2% trong đó khu vực nông thôn là 96,2% Tỷ lệ hộdùng điện cao nhất thuộc về vùng Đông Nam Bộ

Nước sinh hoạt của người dân Việt Nam được sử dụng từ các nguồn nướchợp vệ sinh như: nước máy, nước mưa, nước giếng khơi và giếng khoan Tỷ lệ được

sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của cả nước là 86,7%; trong đó khu vực thành thị

là 96,3% và khu vực nông thôn là 82,5% Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐôngNam Bộ có tỷ lệ hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cao nhất với 98,3% và 97,2%

Trang 21

Vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ hộ được

sử dụng nước sạch thấp nhất là 61,5% và 77,9%

Tỉ lệ hộ có hố xí tự hoại và bán tự hoại đạt 54%, trong khi đó khu vực nôngthôn đạt 39,6% Số hộ có rác thải thu gom đạt 39,2%, trong đó khu vực thành thị đạt79,6%, nông thôn đạt 21,4%

TIỂU KẾT CHƯƠNG I.

CLCS là một khái niệm rộng và phức tạp, vì vậy đã có nhiều quan niệm khácnhau về nội dung cũng như các chỉ tiêu đặt ra để đo CLCS tùy theo quan niệm vănhóa xã hội và truyền thống của mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi cộng đồng, gia đình vàtính cá nhân trong từng giai đoạn phát triển của xã hội Song dù ở cách nhìn nào thìkhái niệm CLCS khi được đưa vào xem xét bao giờ cũng phải đề cập tới một số chỉtiêu chủ yếu như: mức sống, thu nhập, điều kiện về y tế, giáo dục và các phúc lợi xãhội khác Sau này, tổ chức UNDP của Liên hiệp quốc đã xây dựng nên chỉ số pháttriển con người (HDI) nhằm xác định mức độ về CLCS ở từng quốc gia với banhóm chỉ tiêu cơ bản bao gồm: GDP/người, tuổi thọ trung bình và giáo dục nhằmđánh giá một cách khái quát nhất CLCS của từng quốc gia và từng khu vực trên thếgiới Dựa vào các nhóm chỉ tiêu cơ bản đó, mặc dù vẫn nằm trong nhóm nước cómức thu nhập thấp, song Việt Nam hiện nay đã được xác định là một trong nhữngquốc gia đã đạt được CLCS dân cư ở mức trung bình trong nhóm các nước đangphát triển Đây là cơ sở lý luận để tác giả xem xét CLCS dân cư tỉnh Thanh Hóatrong chương II của luận văn này

Trang 23

CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG

VÀ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH

THANH HÓA

2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ

2.1.1 Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

2.1.1.1 Vị trí địa lí

Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ với tọa độ địa lí:

huyện Quan Hóa (giáp tỉnh Hòa Bình)

Gia (giáp tỉnh Nghệ An)

Chiểu, huyện Mường Lát (giáp Lào)

Nga Sơn (giáp Ninh Bình)

- Phía Bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình với đường ranh giớidài 175km

- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Nghệ An với đường ranh giới dài 160km

- Phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 102km

- Phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn của nước CHDCND Lào với đường biên giớidài 192km

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn của vùng Bắc Trung Bộ và của nước ta

So với nhiều tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa có vị trí tương đốithuận lợi cho sự giao lưu và phát triển kinh tế – xã hội Nằm gần tam giác tăngtrưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Về giao thông, Thanh Hóa có một số trục đường giao thông quan trọng củaquốc gia chạy qua như quốc lộ 1A; quốc lộ 10 (Nga Sơn – Phát Diệm); quốc lộ 45(từ thành phố Thanh Hóa – Kiểu – Vân Du đi Rịa – Ninh Bình); quốc lộ 15; quốc lộ

217 (từ Hà Trung – Vĩnh Lộc – Cẩm Thủy – Bá Thước – Quan Sơn - Xiêng Khọ và

Trang 24

Viên Xay (Lào) qua cửa khẩu Na Mèo Các tuyến đường ngang nối giữa trung tâmcác huyện với tuyến hành lang biên giới sẽ được nâng cấp với chiều dài dự kiếnkhoảng 80km Từ năm 2004, tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh đi vào hoạt độngbắt đầu từ Hà Nội – Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An rồi kết nối với các tỉnh phíaNam đã tạo nên một sự đột phá trong giao lưu toàn diện của Thanh Hóa với cácvùng miền trên cả nước.

Đặc biệt, Thanh Hóa nằm gần thủ đô Hà Nội – trung tâm kinh tế - văn hóa,chính trị, khoa học kĩ thuật của cả nước (với hệ thống các trường đại học lớn, cácviện nghiên cứu khoa học hàng đầu cả nước ), nơi tập trung các đầu mối, giao lưukinh tế, khoa học công nghệ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nơi dân cư tập trungđông và tốc độ đô thị hóa cao sẽ là thị trường tiêu thụ, cung cấp lao động có trình độchuyên môn kĩ thuật cao cho địa phương

2.1.1.2 Phạm vi lãnh thổ

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước Diện

toàn quốc, đứng thứ 5 trong 63 tỉnh thành, thứ 2 trong số các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ

Thời lập nước đây là một bộ phận của nước Văn Lang mang tên Cửu Chân.Tiếp đó qua nhiều triều đại, Thanh Hóa lần lượt mang tên Ái Châu, trại, phủ, trấn, lộThanh Hóa, phủ Thiệu Xương Từ năm 1841 đến nay được gọi là tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều đơn vị hành chính nhất trong cả nước với 1 thànhphố, 2 thị xã, 24 huyện gồm 584 xã, 20 phường và 30 thị trấn

B ng 2.1: Các ảng 1.2:GDP và GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 đoạn 1990 – 2010ơn vị: %) n v h nh chính, dân s v m t ị: %) à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ố học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ật độ dân số tỉnh Thanh đoạn 1990 – 2010ộ dân số tỉnh Thanh dân s t nh Thanh ố học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên ỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010

Hóa tính đoạn 1990 – 2010ến năm 2010) n 31/12/ 2010

Đơn vị

hành chính

Diện tích (km 2 )

Dân số ( người)

Mật độ dân số (người/km 2)

Trang 25

Đơn vị

hành chính

Diện tích (km 2 )

Dân số ( người)

Mật độ dân số (người/km 2)

có sự phát triển vượt bậc thể hiện tính vững chắc, hiệu quả, sức cạnh tranh của nềnkinh tế được nâng lên rõ rệt

Trang 26

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã và đang có những bước chuyển dịch mạnh mẽtheo hướng tiến bộ Nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhưng ngày càng có xu hướnggiảm mạnh, trong khi công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tuy chiếm tỉ lệ không caonhưng lại có xu hướng tăng lên rõ rệt Tuy nhiên sự chuyển dịch này còn chưa thực

sự vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của vùng Mặc dù vậy đây thật

sự vẫn là nhân tố có tác động rất lớn đến việc nâng cao thu nhập cho người lao động

và thúc đẩy việc cải thiện văn hóa, y tế và các vấn đề phúc lợi xã hội khác

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Thanh Hóa

24.1 38.5

41.5 27.9

Trang 27

Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng tăng lên đáng kể Năm 2000, đạt3.606,8 tỷ đồng (giá thực tế), đến năm 2005, con số này đã tăng lên 9556,1 tỷ đồng

và năm 2010, đạt 27.720,5 tỷ đồng đóng góp 41,5% trong cơ cấu GDP của tỉnh, và

có xu hướng ngày càng tăng lên

Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng đã xác định cho mình một số ngành côngnghiệp chính để ưu tiên phát triển dựa vào nguồn lợi sẵn có, từ đó tạo tiền đề thúcđẩy các ngành công nghiệp khác phát triển như: ngành công nghiệp khai tháckhoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, đồ uống, đệt may,

da giày, chế biến gỗ, lâm sản Đây là những ngành có lợi thế so sánh lớn ở tỉnh, làhạt nhân hình thành nên các khu công nghiệp

Lĩnh vực dịch vụ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá Giá trị sản xuất củangành năm 2010 đạt 17685,4 tỷ đồng, gấp 5,0 lần so với năm 2000 Tuy tỷ trọngcủa ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP chưa thật sự cao nhưng ngành dịch vụ vẫn làngành có triển vọng phát triển mạnh và đóng góp lớn trong cơ cấu GDP của tỉnhtrong tương lai

Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ giai đoạn 2000 – 2005 là 9,2%, sang giaiđoạn 2006 – 2010 tăng lên 12,3%/năm Tuy vậy sự phát triển của ngành dịch vụ cònchưa vững chắc, chưa hình thành được nhiều ngành dịch vụ chủ chốt có tính chấtquyết định tới sự phát triển của ngành và nền kinh tế

2.1.3 Đường lối chính sách

Có thể khẳng định rằng đường lối, chính sách phát triển có ý nghĩa đặc biệtquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và có những thay đổi nhất định quamỗi thời kỳ phát triển của tỉnh Sớm xác định được tầm quan trọng đó nên ThanhHóa đã đưa ra rất nhiều đường lối, chính sách phát triển phù hợp, mang tính đột phánhằm huy động được các nguồn lực sẵn có để phát triển kinh tế, đồng thời góp phầnquan trọng vào việc cải thiện, nâng cao CLCS cho người dân Hiện nay, với chínhsách thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước bằng những ưu đãihết sức cụ thể, thực hiện chính sách một cửa nhằm giảm thủ tục hành chính trongcông tác đầu tư sản xuất Kết quả là Thanh Hóa đã thu hút được nhiều vốn đầu tư

mà đặc biệt là đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh như: KCN Lễ Môn, ĐìnhHương - Tây Bắc Ga, Nghi Sơn, Bỉm Sơn, Lam Sơn, Vân Du… Nhờ quy mô nền

Trang 28

kinh tế phát triển đã góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn lao độngtrên địa bàn và tăng thêm nguồn thu ngân sách cho địa phương.

2.1.4 Dân cư, dân tộc

2.1.4.1 Dân cư.

Theo kết quả điều tra dân số năm 2010, Thanh Hóa có 3.406,8 nghìn ngườiđứng thứ ba cả nước chỉ sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Chiếm 3,9% dân số toànquốc và 33,8% dân số vùng Bắc Trung Bộ Như vậy Thanh Hóa được đánh giá làmột trong những tỉnh có dân số vào loại đông nhất của cả nước Giai đoạn 2000 –

2010, quy mô dân số đã giảm do giảm mức sinh và xuất cư Điều này tạo điều kiệncho nâng cao CLCS dân cư toàn tỉnh

Bảng 2.2 Quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên tỉnh Thanh Hóa

giai đoạn 2000 – 2010

(Nguồn: [25, 27])

Nhờ việc thực hiện có hiệu quả cuộc vận động dân số - KHHGĐ cùng với sựthay đổi nhận thức của nhân dân, mức phát triển dân số đã giảm đi nhiều từ 1,29%(2000) xuống 1,2% (2005) và chỉ còn 0,66% năm 2010

Với đặc điểm dân số đông, Thanh Hóa có nguồn lao động dồi dào, theo sốliệu thống kê cho thấy, hàng năm Thanh Hóa có khoảng 54,0 – 55,0 nghìn ngườibước vào độ tuổi lao động Từ năm 2000 đến năm 2010 tỷ trọng dân số của nhómtuổi lao động đã có chiều hướng tăng lên từ 1704,6 người (chiếm 48,1%) đến2.217.182 người (chiếm 64,9%) trong khi nhóm tuổi phụ thuộc giảm dần

Đây một mặt là lợi thế trong việc bảo đảm nguồn lao động trước yêu cầu pháttriển kinh tế xã hội trong tương lai, là thị trường tiêu thụ rộng lớn thúc đấy sản xuấtphát triển Nhưng đồng thời cũng là thách thức rất lớn trong vấn đề giải quyết việclàm, nâng cao thu nhập và trình độ văn hóa cho dân cư

Trang 29

Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao so vớinguồn lao động, năm 2000 chiếm 36% đến năm 2010 chiếm 60,8%, lao động đanglàm việc tập trung chủ yếu ở khu vực I tuy tỷ trọng có giảm nhiều.

Bảng 2.3 Lao đoạn 1990 – 2010ộ dân số tỉnh Thanh ng ang l m vi c v c c u lao đoạn 1990 – 2010 à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ệt Nam giai đoạn 1990 – 2010 à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ơn vị: %) ấu lao động phân theo khu vực đoạn 1990 – 2010ộ dân số tỉnh Thanh ng phân theo khu v c ực

kinh t t nh Thanh Hóa giai o n 2000 – 2010 ến năm 2010) ỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 đoạn 1990 – 2010 ạn 1990 – 2010Năm

Năm 2009, có 12,3% lao động đã qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật Chấtlượng nguồn lao động của tỉnh nhìn chung còn thấp, khó cạnh tranh khi tham gia thịtrường lao động trong nước cũng như thị trường lao động nước ngoài trong xu thếhội nhập hiện nay, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn Bên cạnh đó nguồn laođộng có sự phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, các khucông nghiệp, các huyện đồng bằng duyên hải và thưa thớt ở các huyện miền núi,vùng sâu, vùng xa Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nhìnchung là do sự thiếu quan tâm của các cấp ủy địa phương, người dân chưa nhậnthức đúng về lợi ích của việc học nghề, người dân thiếu hiểu biết về thông tin thịtrường lao động…Vì vậy công tác đào tạo, dạy nghề luôn được các cấp các ngànhđặc biệt quan tâm nhiều hơn nữa, các trường, lớp, trung tâm dạy nghề phát triểnmạnh dưới nhiều hình thức, đặc biệt là các lớp dạy nghề tốc hành

2.1.4.2 Dân tộc

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống Nhưng dân số đông hơn chủyếu là các dân tộc là: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú Trong đó ngườiKinh chiếm phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp Người Kinhchiếm 84,4%, Mường 8,7%, Thái 6% còn lại các dân tộc khác chiếm khoảng 1%

Trang 30

Người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất, cư trú chủ yếu ở các huyện ven biển, cácthị xã, thành phố Dân tộc kinh có vị trí quan trọng trong dân số nói chung và việcphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói riêng ở tỉnh Thanh Hóa Bởi họ không chỉ cókinh nghiệm sản xuất mà còn có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh Vì vậy

so với các dân tộc khác trong tỉnh, người Kinh vẫn có mức sống cao nhất

Trong số các dân tộc cư trú ở Thanh Hóa, người Mường và người Thái códân số đông hơn cả và cũng là những dân tộc có trình độ phát triển khá cao, cóCLCS được cải thiện tương đối rõ rệt Bên cạnh đó còn có các dân tộc thiểu số khácnhư: Mông, Thổ, Dao, Khơ Mú… Thường sinh sống ở các vùng núi cao, điều kiệnsống khó khăn, trình độ phát triển thấp, nên đại bộ phận có CLCS còn thấp…

Mỗi dân tộc cư trú ở các khu vực khác nhau, sử dụng các phương thức sảnxuất, sinh hoạt, có phong tục tập quán khác nhau nhưng tất cả đều có ảnh hưởng tới

sự phân hóa CLCS dân cư của tỉnh

2.1.4.3 Phân bố dân cư

Năm 2010, Thanh Hóa có tổng 3.406.805 người với mật độ dân số là 306

chính trong tỉnh, giữa đồng bằng và miền núi Dân cư tập trung chủ yếu ở thànhphố, thị xã, thị trấn và các vùng ven biển, ven sông với mật độ dân số cao như: TP

đến việc sử dụng nguồn lao động tại chỗ của mỗi địa phương trong việc phát triểnkinh tế và khai thác tài nguyên thiên nhiên

Về dân số đông nhất là: thành phố Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, Thị xã BỉmSơn, các huyện Quảng Xương, Thiệu Hóa, Hoàng Hóa, Hậu Lộc Và ít nhất là ở cáchuyện miền núi như: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thường Xuân, Lang Chánh

Bảng 2.4: S dân v m t ố học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ật độ dân số tỉnh Thanh đoạn 1990 – 2010ộ dân số tỉnh Thanh dân s theo các ố học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên đoạn 1990 – 2010ơn vị: %) n v h nh chính t nh Thanh ị: %) à GDP/ người ở Việt Nam giai đoạn 1990 – 2010 ỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010

Hóa giai o n 2000 – 2010 đoạn 1990 – 2010 ạn 1990 – 2010

Đơn vị hành chính

Số dân (người)

Mậtđộ (người/km 2 )

Số dân (người)

Mật độ (người/km 2 )

Trang 31

Bảng 2.5: S phân b dân c theo dân t c t nh Thanh Hóa ực ố học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên ư ộ dân số tỉnh Thanh ỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010

Suối Lách (xã Mường Chanh, huyện Mường Lát)

Trang 32

Mông 15.325 Xã Pù Nhi, huyện Mường Lát

(Nguồn: Tổng cục Thống Kê Việt Nam)

Bên cạnh đó dân số Thanh Hóa cũng có sự phân hóa giữa thành thị và nôngthôn Dân số thành thị tuy được tăng lên sau 10 năm nhưng có số lượng quá ít; năm

2010 có 367.500 người, chiếm tỷ lệ 10,8% so với dân sô toàn tỉnh Là một trong 5tỉnh có dân số thành thị chiếm tỷ lệ thấp nhất so với toàn quốc Dân số vùng nôngthôn tuy đông, nhưng di cư ra ngoài tỉnh lớn nên sau 10 năm dân số vùng này giảmbình quân mỗi năm là 0,34%

Dân số của 11 huyện miền núi Thanh Hóa khá đông, năm 2010 có 854.350người, chiếm 1/4 dân số toàn tỉnh Do các mức sinh đẻ cao hơn miền xuôi và di cư

ra ngoài tỉnh ít nên dân số có phần ổn định hơn, ít biến động giảm Do vậy, sau 10năm, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm của khu vực miền núi tăng 0,19%/năm; riêngmiền núi cao có tỷ lệ tăng cao nhất với 0,49%/năm Đối với miền xuôi có tính năngđộng và tiếp cận cơ chế thị trường thuận lợi hơn nên việc di cư ra ngoài tỉnh làmkinh tế mạnh hơn so với miền núi Vì vậy, bình quân mỗi năm giảm 0,32%

Hồ Chí Minh qua Thanh Hóa dài 134km đi Thạch Thành – Cẩm Thủy – Ngọc Lặc –Lam Sơn, dọc đường 15A vào Nghệ An

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh phân bố khá rộng khắp.Mạng lưới giao thông này đã tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh trong việc giao lưu vớicác tỉnh xung quanh, nối liền trung tâm của tỉnh với trung tâm các huyện và xã Vềchất lượng đường: đường cấp phối, đường đá dăm dài 3480km chiếm 46,4%; đườngnhựa có 1727km chiếm 23%; còn lại là đường đất dài 2287km chiếm 30,6% Hiện

có 10 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm Chất lượng đường nhìn chung còn thấp

Trang 33

Nhiều tuyến chưa được nâng cấp, rải nhựa, đặc biệt là những tuyến nằm ở phía Tâycủa tỉnh Năm 2012, quốc lộ 47 qua Sầm Sơn vừa được nâng cấp, làm mới đã tạo ranhiều điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho người dân gần đường nói riêng và nhândân trong tỉnh nói chung, góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch Sầm Sơn phát triểnmạnh hơn nữa.

b Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc – Nam có đoạn chạy qua Thanh Hóa với chiều dài gần140km, chạy song song với quốc lộ 1A Tuyến đường huyết mạch này đã giúp choviệc thông thương giữa tỉnh ta với các tỉnh khác và các vùng kinh tế của nước tađược thuận lợi

dài 512km với 39 phụ lưu

- Hệ thống sông Yên: Bắt nguồn từ Bình Lương (Như Xuân) đến Ninh Hải

- Hệ thống sông Hoạt: có chiều dài 55km với 2 nhánh chính đổ ra biển

- Hệ thống sông Bạng: bắt nguồn từ núi Bò Lăn – Như Xuân đến Lạch Bạng

d Đường biển

Thanh Hóa có thể giao lưu với các vùng trong nước, các nước trong khu vực

và trên thế giới thông qua 2 cảng Lễ Môn và Nghi Sơn Trong đó cảng biển NghiSơn thuộc huyện Tĩnh Gia là một cảng biển tổng hợp quốc gia, đầu mối của khu vực(cảng loại 1) của Việt Nam Khu bến này hiện có khả năng tiếp nhận tàu thuyền đến20.000 DWT Trong thời gian sắp tới cảng Nghi Sơn sẽ phát triển mạnh hơn nữaxứng đáng là cảng biển loại 1 của Việt Nam

2.1.5.2 Mạng lưới điện

Hệ thống điện lưới tỉnh Thanh Hóa đang trên đà phát triển gắn với sự pháttriển của hệ thống lưới điện toàn quốc Mạng lưới cung cấp điện của Thanh Hóangày càng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo cung cấp điện ổn

Trang 34

định cho sản xuất và sinh hoạt Hiện tại điện lưới quốc gia đã có 508 km đường dâyđiện cao thế, 3.908 km đường dây điện trung thế, 4.229 km đường dây điện hạ thế;

có 9 trạm biến áp 110/35/6 – 10KV; 38 trạm trung gian; 2.410 trạm phân phối Năm

2005, điện năng tiêu thụ trên 1,2 triệu Kwh Đến nay 27/27 huyện, thị, thành phốvới 94% số xã, phường và 91% số hộ được dùng điện lưới quốc gia

Tiềm năng phát triển thủy điện tương đối phong phú và phân bố đều trên cácsông với công suất 800MW Ngoài những nhà máy thủy điện lớn như Cửa Đạt, BảnUông đang và sẽ đầu tư, Thanh Hóa có thể phát triển nhiều trạm thủy điện nhỏ vớicông suất từ 1 – 2MW

Về hiện trạng cấp điện nông thôn, đến nay mạng lưới điện đã được xây dựngtới tận các xã vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạtcho nhân dân Song so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của những vùng này thì

hệ thống điện chưa đảm bảo Vì vậy, ngành điện trong tỉnh cần có các giải pháp đầu

tư phát triển trong những năm tới khi nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao

Lưới điện hạ thế của tỉnh đã được phát triển rộng khắp trên địa bàn các xã.Các tuyến đường xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau nhưng chủ yếu vẫn donhân dân tự đóng góp

2.1.5.3 Mạng lưới thông tin liên lạc

TTLL là một bộ phận quan trọng, nhất là trong nền kinh tế thị trường Tínhđến năm 2010, Thanh Hóa đã có 567 điểm bưu điện ở cấp xã Về viễn thông –internet, Thanh Hóa có mạng điện thoại cố định gần 697.850 máy thuê bao với côngnghệ tiên tiến; mạng truyền dẫn (chủ yếu là tuyến cáp quang sử dụng công nghệSDH), mạng thông tin di động (gần 96 nghìn máy với các mạng công nghệ GSM,CDMA), mạng internet, mạng thông tin dùng riêng

Là tỉnh nằm trên trục đường dây tải điện quốc gia 500KV Bắc – Nam, điệnlưới đã vươn tới hầu hết các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, phục vụ cho nhu cầusinh hoạt và sản xuất của nhân dân Một số vùng cao đã được cấp điện bởi các trạmthủy điện nhỏ So với trước đây, hệ thống cung cấp điện đã có nhiều tiến bộ đáng

kể, nhằm thõa mãn nhu cầu nâng cao CLCS của nhân dân trong tỉnh

Trang 35

Thanh Hóa đã và đang xây dựng nhiều công trình cấp nước lớn, trong đó tiêubiểu là đập Bái Thượng, hồ Cửa Đạt Nhiều trạm bơm đầu mối, các công trình thủylợi nội đồng cũng được xây dựng, thực hiện bê tông hóa 100% kênh mương Ngoàicác công trình tưới tiêu, hệ thống đê ngăn mặn và đê bao với chiều dài hơn 900 kmcũng có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình CNH – HĐH, việc áp dụng máy móc phục vụ hoạt động củangành ngày càng nhiều Hoạt động chăn nuôi theo hướng hàng hóa khiến việc trang

bị máy móc phục vụ chăn nuôi trở nên phổ biến

b Trong công nghiệp

Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đã và đang được phát triển để phục vụ cho

sự nghiệp CNH – HĐH

2.1.6 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.6.1 Địa hình

Địa hình Thanh Hóa mang nhiều nét chung của trung du và miền núi Bắc

Bộ Địa hình ở đây khá phức tạp, bị chia cắt nhiều, nghiêng và thấp dần theo hướng

73,3%; vùng ven biển 10,7% và vùng đồng bằng là 16%

Địa hình núi có độ cao trung bình 600 – 700m so với mực nước biển, độ dốc

Dạng địa hình trung du có độ cao trung bình từ 150 – 200m so với mực nước

hình núi – trung du có thể phát triển các ngành nông – lâm nghiệp với các loại nôngsản như đậu, lạc, chè, mía Các cây trồng nói trên là cơ sở để phát triển ngành côngnghiệp chế biến nông – lâm sản

Tiểu vùng miền núi gồm các huyện: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc,Lang Chánh, Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân, Bá Thước, Quan Hóa, QuanSơn, Mường Lát

Đồng bằng được hình thành và phát triển do sự bồi tụ của các hệ thống sông

Mã, Sông Chu, Sông Yên Chủ yếu là các huyện Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Đông Sơn,Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Nông Cống, Hoàng Hóa, Hậu Lộc, Quảng Xương Có độ caotrung bình từ 1 – 15m Trên bề mặt đồng bằng có một số đồi núi có độ cao trungbình 200 – 300m Dạng địa hình đồng bằng ngoài ý nghĩa về du lịch còn có điều

Trang 36

kiện hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, khai thác đá xây dựng làmnguyên liệu cho một số ngành công nghiệp như xi măng, gạch ngói

Dạng địa hình ven biển phân bố chủ yếu ở Sầm Sơn, Nga Sơn, Hoàng Hóa,Quảng Xương, Tĩnh Gia Vùng đất cát ven biển có độ cao trung bình 36m Chiềurộng của các bãi cát, cồn cát duyên hải ở phía Bắc rộng đến hơn 5km, nhưng ở phíaNam chỉ còn khoảng 1,5km

Bờ biển Thanh Hóa là bờ biển phẳng với thềm lục địa tương đối nông vàrộng Có bãi tắm Sầm Sơn nổi tiếng Đây là một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách

du lịch cả trong và ngoài nước Hàng năm mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn chotỉnh nhà

Với địa hình phong phú, đa dạng đã tạo điều kiện để Thanh Hóa phát triểnmột nền kinh tế có cơ cấu ngành đa dạng, với các ngành nông – lâm – ngư nghiệptoàn diện và sự chuyển dịch cơ cấu ngành dễ dàng Ngoài ra còn phát triển du lịch,thủy điện

2.1.6.2 Khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa khá đa dạng với 185 điểm quặng gồm

42 loại khoáng sản kim loại có: sắt, titan, thiếc, đồng, vàng

Quặng sắt – Mangan có trữ lượng lớn khoảng ba triệu tấn phân bố ở QuanHóa, Bá Thước

Quặng imenhit chất lượng tốt phân bố ở Quảng Xương, Sầm Sơn, Hậu Lộc,Hoàng Hóa

Quặng crôm có trữ lượng 5 triệu tấn, chất lượng tốt phân bố ở Cổ Định (TriệuSơn) Đây là mỏ có trữ lượng lớn ở Đông Nam Á và là mỏ duy nhất ở nước ta

Khoáng sản làm nguyên liệu phân bón, trợ dung hóa chất có phốt phát với trữlượng 1 triệu tấn phân bố ở Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thường Xuân Secpentin với trữlượng 15 triệu tấn phân bố ở Nông Cống Đôlômit có trữ lượng 4,7 triệu tấn phân

bố ở thành phố Thanh Hóa, Nga Sơn

Khoáng sản làm nhiên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có đá ốp lát trữ lượng

Tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa phong phú, đa dạng, nhiều loại có giátrị kinh tế cao Đây là cơ sở quan trọng phát triển một số ngành công nghiệp khaithác, sản xuất vật liệu xây dựng

Trang 37

2.1.6.3 Khí hậu.

Thanh Hóa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với đặc điểm chung là khíhậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh, ít mưa Khí hậu có 2 mùa rõ rệt, mùanóng trùng với mùa mưa, mùa lạnh trùng với mùa khô Đặc biệt trong mùa nóng có

sự xuất hiện của gió Tây khô nóng vào đầu mùa Nhiệt độ trung bình khoảng 23 –

Lượng mưa trung bình từ 1600 – 1800mm/năm Số ngày mưa từ 130 – 150ngày/năm Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

Lượng mưa lớn, nhiệt cao, ánh sáng dồi dào là những điều kiện thuận lợi chophát triển nông – lâm nghiệp Ngoài trồng cây nhiệt đới còn có cây á nhiệt đới nhưcây chè

2.1.6.4 Thủy văn

Thanh Hóa có 20 sông lớn nhỏ chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam Với 4 hệthống sông lớn là sông Mã, Lạch Bạng, Yên, Hoạt Tổng chiều dài các hệ thống

triển sản xuất và sinh hoạt Sông suối chảy qua nhiều địa hình phức tạp, tạo ra tiềmnăng thủy điện khá lớn Riêng sông Mã có trữ lượng điện năng đạt 12 tỉ KWH Tuychiếm tỉ lệ nhỏ so với nguồn nước mặt, nhưng nước ngầm là nguồn bổ sung quantrọng để phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô

2.1.6.5 Đất đai

a Các nhóm đất

Thanh Hóa có 14 nhóm đất chính với 28 loại khác nhau trong đó các nhómđất có diện tích tương đối lớn như đất đỏ vàng (335.573 ha), đất phù sa bồi tụ(141.275 ha), đất mặn, đất cát

Ở vùng đồi núi, đất thích hợp với việc gieo trồng các loại cây công nghiệpdài ngày, ngắn ngày, cây màu lương thực có khả năng chịu hạn tốt như: mía, khoailang, lạc, chè, cao su Hơn thế nữa khả năng mở rộng diện tích đất để phát triển sảnxuất nông – lâm – ngư nghiệp của Thanh Hóa vẫn còn khá lớn, đặc biệt là các vùng

Trang 38

đất đồi núi (255943 ha) Ngoài ra, mặt nước chưa sử dụng và sông suối có thể sửdụng để nuôi trồng thủy sản nước ngọt.

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2001, 2010 Cục thống kê Thanh Hóa)

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa năm 2000, 2010.

Trong cơ cấu sử dụng đất, đất nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất và có xuhướng tăng lên từ 72,89% năm 2000 lên 77,43% trong năm 2010 Diện tích đất phi

Năm 2010

14.58 7.99

77.43

Trang 39

nông nghiệp cũng tăng lên nhiều do nhu cầu CNH, đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạtầng Trái với xu hướng tăng của đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, đất chưa

sử dụng giảm đi từ 13,81% vào năm 2000 còn 7,99% năm 2010 Tuy nhiên trongđiều kiện hiện nay, do dân số tăng nhanh, quá trình đô thị hóa được đẩy mạnh vàdiện tích các khu công nghiệp ngày càng mở rộng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến sự suygiảm đất sản xuất nông nghiệp

2.1.6.6 Sinh vật

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á, nơi có hệ thực vật giàuchủng loại đứng hàng thứ 2 trên thế giới, hệ thực vật của Thanh Hóa giàu có về sốlượng và đa dạng về thành phần loài

Diện tích đất rừng của Thanh Hóa gồm 430,4 nghìn ha, chiếm 36,8% diệntích tự nhiên Trong đó có 322 nghìn ha rừng tự nhiên và 198,4 nghìn ha rừng trồng

173 triệu cây Rừng có nhiều gỗ quý hiếm như pơ mu, lát, trầm hương, lim, sến,táu Do hoạt động khai thác nhiều nên hiện nay rừng giàu và rừng trung bình chỉcòn phân bố trên các dãy núi cao thuộc biên giới Việt – Lào và một vùng Bù Man,

Bù Kha trên độ cao 700 – 1200m Các loại rừng này có ý nghĩa phòng hộ đầunguồn Các vùng rừng ở độ cao dưới 700m thường là rừng nghèo – là nguồn nguyênliệu cung cấp cho công nghiệp giấy, bao bì Mặc dù hiện nay với chủ chương, chínhsách phủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ, trồng rừng nhưng diện tích rừng đượcphục hồi lại chưa đáng kể Điều này ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triểnlâm nghiệp, môi trường sống của các loài động vật và con người

Rừng của Thanh Hóa cũng có rất nhiều hệ động vật phong phú, đa dạng.Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã thành lập nên vườn quốc gia Bến En thuộc huyệnNhư Thanh, vườn quốc gia Cúc Phương (Thạch Thành), khu bảo tồn Sến (Hà Trung).Trong các vườn quốc gia và khu bảo tồn này còn lưu trữ nhiều loài thực vật quý

Hệ động vật của Thanh Hóa cũng khá đa dạng, bao gồm: loài cho thịt, loàidùng làm thuốc, loài dùng làm đồ trang sức và để trang trí… Bên cạnh đó ThanhHóa còn có nguồn lợi hải sản vô cùng phong phú với trữ lượng hàng nghìn tấn

Hệ thống động – thực vật phong phú, đa dạng tạo điều kiện phát triển kinh tế,đem lại nguồn thu nhập và góp phần nâng cao CLCS nhân dân

Trang 40

2.1.6.7 Biển và tài nguyên biển

Thanh Hóa có 102km đường bờ biển chạy dài từ cửa Đáy (Ninh Bình) đến

biển có nhiều của lớn thông ra biển, các cửa này tạo điều kiện thuận lợi cho giaothông đường thủy, cho tàu thuyền đánh cá ra vào Vùng cửa và bãi biển thuận tiệncho việc nuôi trồng thủy sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng

Đáy biển vùng gần bờ là dải cát thoải, bằng phẳng, có 1 số vụng như: Gầm ( Sầm Sơn), Quyền, Thủi, Biên và đảo Hòn Nẹ, Hòn Mê Thuận tiện cho việc cưtrú của các loài hải sản quý hiếm Đồng thời là vùng trú ẩn an toàn cho tàu thuyềnđánh cá, vận tải Ven biển có nhiều cảnh quan hấp dẫn về du lịch, tắm biển như: bãitắm Sầm Sơn, Hải Hà, Ba Làng, bán đảo Biện Sơn

Vùng biển Thanh Hóa có nhiều hải sản, trong đó nhiều loại có giá trị kinh tếcao như: cá chim, cá thu, tôm hùm, mực Bên cạnh đó còn có 8000 ha bãi triều là

cơ sở để nuôi trồng thủy sản nước lợ

Biển và tài nguyên biển Thanh Hóa tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tếbiển bao gồm cả khai thác và nuôi trồng , phát triển du lịch Góp phần rất lớn vàoviệc cải thiện đời sống người dân đặc biệt là cư dân vùng biển

Đánh giá chung:

Với diện tích đứng thứ 2 trong số các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Thanh HóaNằm ở vị trí trung chuyển giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam của nước ta, thuận lợicho giao thông cả về đường bộ và đường biển Thanh Hóa nằm trong khu vực ảnhhưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có trục đường quốc lộ 1A và tuyếnđường sắt xuyên Việt - 2 tuyến đường được coi là huyết mạch của Việt Nam chạyqua Đó là những điều kiện quan trọng tạo cho Thanh Hóa có lợi thế rất lớn trongviệc phát triển kinh tế thị trường

Vùng đồng bằng là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nôngnghiệp, thâm canh cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản

và các ngành dịch vụ khác Vùng núi phát triển các mô hình nông – lâm kết hợp

Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nhiệt phong phú nên cây cốphát triển quanh năm, khả năng xen canh, tăng vụ, gối vụ là rất lớn Đây là điều kiện

Ngày đăng: 21/03/2014, 12:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.4: Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở Việt Nam và các vùng   giai đoạn 1999 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 1.4 Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở Việt Nam và các vùng giai đoạn 1999 – 2010 (Trang 15)
Bảng 1.5: Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và theo vùng giai đoạn 2002 – 2010                                                                                                (Đơn vị: %) - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 1.5 Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam và theo vùng giai đoạn 2002 – 2010 (Đơn vị: %) (Trang 16)
Bảng 1.7: Một số chỉ tiêu y tế trên 1 vạn dân của Việt Nam  giai đoạn 1995 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 1.7 Một số chỉ tiêu y tế trên 1 vạn dân của Việt Nam giai đoạn 1995 – 2010 (Trang 17)
Bảng 1.8: Tỷ lệ biết chữ theo giới tính và theo vùng ở Việt Nam năm 2009                                                                                          (đơn vị: %) - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 1.8 Tỷ lệ biết chữ theo giới tính và theo vùng ở Việt Nam năm 2009 (đơn vị: %) (Trang 18)
Bảng 1.9: Số học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên 1   giáo viên (tính đến năm 2010) - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 1.9 Số học sinh, sinh viên trên 1 vạn dân và số lượng học sinh trên 1 giáo viên (tính đến năm 2010) (Trang 19)
Bảng 1.10. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 1.10. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2010 (Trang 19)
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính, dân số và mật độ dân số tỉnh Thanh Hóa  tính đến 31/12/ 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính, dân số và mật độ dân số tỉnh Thanh Hóa tính đến 31/12/ 2010 (Trang 24)
Bảng 2.3. Lao động đang làm việc và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế   tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.3. Lao động đang làm việc và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 29)
Bảng 2.4: Số dân và mật độ dân số theo các đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa  giai đoạn 2000 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.4 Số dân và mật độ dân số theo các đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 30)
Bảng 2.7: GDP/người tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010( giá thực tế) (Đơn vị: triệu đồng) - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.7 GDP/người tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010( giá thực tế) (Đơn vị: triệu đồng) (Trang 42)
Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.8. Thu nhập bình quân đầu người hàng năm (Trang 44)
Bảng 2.9. Cơ cấu thu nhập chia theo các khoản thu tỉnh Thanh Hóa  giai đoạn 2002 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.9. Cơ cấu thu nhập chia theo các khoản thu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2002 – 2010 (Trang 46)
Bảng 2.12. Số trường, lớp và học sinh mẫu giáo qua các năm học - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.12. Số trường, lớp và học sinh mẫu giáo qua các năm học (Trang 53)
Bảng 2.13. Các chỉ tiêu giáo dục phổ thông của tỉnh Thanh Hóa  giai đoạn 2000 -  2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.13. Các chỉ tiêu giáo dục phổ thông của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2010 (Trang 54)
Bảng 2.14. Số học sinh phổ thông/1 giáo viên qua các năm học - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.14. Số học sinh phổ thông/1 giáo viên qua các năm học (Trang 56)
Bảng 2.17: Tuổi thọ bình quân của Thanh Hóa năm 2010  phân theo huyện, thị xã, thành phố - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.17 Tuổi thọ bình quân của Thanh Hóa năm 2010 phân theo huyện, thị xã, thành phố (Trang 62)
Bảng 2.18. Mạng lưới y tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.18. Mạng lưới y tế tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 63)
Bảng 2.20. Điều kiện nhà ở các hộ dân cư  phân theo huyện, TX, thành phố năm 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.20. Điều kiện nhà ở các hộ dân cư phân theo huyện, TX, thành phố năm 2010 (Trang 70)
Bảng 2.21: Nhà ở phân theo loại nhà đang ở và diện tích ở bình quân đầu   người tỉnh Thanh Hóa năm 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.21 Nhà ở phân theo loại nhà đang ở và diện tích ở bình quân đầu người tỉnh Thanh Hóa năm 2010 (Trang 71)
Bảng 2.22. Tỷ lệ số hộ dùng nước sạch phân theo huyện, TX, thành phố  tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.22. Tỷ lệ số hộ dùng nước sạch phân theo huyện, TX, thành phố tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2010 (Trang 73)
Bảng 2.23. Tỷ lệ số hộ có nhà vệ sinh chia theo loại đang sử dụng tại các   huyện, TX, thành phố tỉnh Thanh Hóa năm 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.23. Tỷ lệ số hộ có nhà vệ sinh chia theo loại đang sử dụng tại các huyện, TX, thành phố tỉnh Thanh Hóa năm 2010 (Trang 75)
Bảng 2.24: Tình hình sử dụng các phương tiện sinh hoạt cơ bản của hộ chia   theo thành thị và nông thôn năm 2010 - CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH THANH HÓA  -  LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Bảng 2.24 Tình hình sử dụng các phương tiện sinh hoạt cơ bản của hộ chia theo thành thị và nông thôn năm 2010 (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w