1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.

108 1,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Luận văn : Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển kinh tế xã hội luôn là nhiệm vụ hàng đầu của các nước.Việt Nam trong giai đoạn đổi mới đang gặp rất nhiều những khó khăn trongviệc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững trong quá trình côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Phát triển sao cho phát huy được tối đacác nguồn lực trong và ngoài nước là nhiện vụ cần thiết trước mắt đặt ra.Nguồn lực quan trọng nhất và là cơ sở cho phát triển kinh tế xã hội lànguồn lực về đất đai Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá,là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nướclà thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bốcác khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng.Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị xã hội, sâu sắc trong sự nghiệp pháttriển kinh tế văn hoá xã hội và đời sống của nhân dân Điều khác biệt khiếnđất đai không giống bất kì một tư liệu sản xuất nào, nó vừa là đối tượng laođộng vừa là tư liệu lao động Đất đai là nền tảng, là nơi tàng trữ và cungcấp nguồn nước, nguyên vật liệu, khoáng sản, là không gian của sự sống,bảo tồn sự sống, do vậy đất đai đóng vai trò rất quan trọng trong mọi ngànhsản xuất và mọi hoạt động xã hội Sử dụng đất đai có hiệu quả và đúnghướng cũng chính là một cơ sở vô cùng quan trọng cho quá trình phát triển.Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu tại phòng Nghiên cứu quản lý đôthị của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Hà Nội em đã học hỏiđược rất nhiều trong công tác lập và điều chỉnh các bản quy hoạch nhậnthấy công tác quy hoạch và đặc biệt là công tác quy hoạch sử dụng đất làvô cùng quan trọng trong qúa trình phát triển và quy hoạch sử dụng đất cấpđịa phương là một phần không thể thiếu trong hệ thống quy hoạch Nó cóảnh hưởng một cách trực tiếp tới lợi ích của dân cư và phản ánh được chínhxác được nhu cầu của người dân, là căn cứ cho việc lập quy hoạch sửdụnng đất các cấp cao hơn Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò làmột trong những công cụ quan trọng để nhà nước thống nhất quản lý đốivới toàn bộ đất đai, đam bảo cho đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm

Trang 2

trong hiện tại và tương lai Dựa vào quy hoạch sử dụng đất để nhà nướcphân bố hợp lý đất đai cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hình thànhcơ cấu sử dụng đất đai hợp lý với cơ cấu của nền kinh tế, khai thác đượctiềm năng đất đai và sử dụng đúng mục đích, hình thành và phân bố tổ chứckhông gian sử dụng đất nhằm tổng hòa giữa ba mục đích kinh tế, xã hội vàmôi trường Quy hoạch là cơ sở định hướng phát triển cho toàn bộ quá trìnhphát triển bền vững

Xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh là một xã rộng số dânlớn, giáp với Hà Nội có tiềm năng rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế.Trong những năm gần đây với vị thế thuận lợi cả về kinh tế địa lý tốc độcông nghiệp hóa của xã diễn ra rất mạnh Bởi thế một bản quy hoạch sửdụng đất là vô cùng cần thiết bản quy hoạch này sẽ chính là định hướngđảm bảo cho sự phát triển bền vững và hợp lý cho sự phát triển của địaphương Vì thế trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các bước lập quyhoạch sử dụng đất cấp xã và mạnh dạn đề nghị phương án quy hoạch sử

dụng đất của xã trong năm 2008 – 2015 với đề tài : “Quy hoạch sử dụngđất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xãĐình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015 ”.

Chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận gồm có 3 chương:

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAICHƯƠNG 2 CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

CẤP ĐỊA PHƯƠNG VÍ DỤ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÌNHBẢNG HUYỆN TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2015

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY HOẠCH SỬ DỤNG

ĐẤT CẤP ĐỊA PHƯƠNG NÓI CHUNG

Chuyên đề còn nhiều khiếm khuyến và chưa thật sự hoàn thiện mongthầy góp ý để em hoàn thành tốt hơn đề tài của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Trang 3

1 Khái quát chung và cơ sở khoa học trong việc lập quy hoạch sử

Như vậy có thể thấy đất đai không chỉ là nguồi tài nguyên vô cùngquý giá mà nó còn là điều kiện chung nhất đối với mỗi ngành là cơ sở chosự phát triển của mỗi quốc gia Đất đai có vị trí, hình dáng, diện tích vớinhững tính chất khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địachất, thủy văn, chế độ nước nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật tính chất lýtính, hóa tính…các tính chất tự nhiên cuả đất cùng với các điều kiện khácnhau về tự nhiên và xã hội là những yếu tố tác động chủ yếu tới quá trìnhsử dụng hiệu quả các nguồn đất đai Tùy vào mục đính sử dụng các loạiđất Bất kỳ một sự phát triển nào cũng bắt nguồn từ việc sử dụng đất đai cóhợp lý hay không Đất đai được phân loại theo các nhóm như sau:

a) Nhóm đất nông nghiệp

- Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồngcây lâu năm Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ

Trang 4

dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác;

- Đất lâm nghiệp bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đấtrừng đặc dụng;.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản - Đất làm muối;

- Đất nông nghiệp khác: là đất tại nông thôn sử dụng vào các mục đíchkhác như đất để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đíchtrồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựngchuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được phápluật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâmnghiệp, làm muối, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây giống, con giống;xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệthực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp…

b) Nhóm đất phi nông nghiệp

Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm đất ở và đất chuyên dùng đượcphân thành các loại như sau:

- Đất ở bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.

- Đất chuyên dùng bao gồm đất xây dựng trụ sở cơ quan, xâydựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích côngcộng.

 Đất sử dụng vào mục đích công cộng là đất sử dụng vàomục đích xây dựng công trình đường giao thông, cầu, cống, vỉa hè, cảngđường thuỷ, bến phà, bến xe ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt, cảng hàngkhông; hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước, hệ thống công trình thuỷlợi, đê, đập; hệ thống đường dây tải điện, hệ thống mạng truyền thông, hệthống dẫn xăng, dầu, khí; đất sử dụng làm nhà trẻ, trường học, bệnh viện,chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vậnđộng, khu an dưỡng, khu nuôi dưỡng người già và trẻ em có hoàn cảnh khó

Trang 5

khăn, cơ sở tập luyện thể dục - thể thao, công trình văn hoá, điểm bưu điện- văn hoá xã, tượng đài, bia tưởng niệm, nhà tang lễ, câu lạc bộ, nhà hát,bảo tàng, triển lãm, rạp chiếu phim, rạp xiếc, cơ sở phục hồi chức năng chongười khuyết tật, cơ sở dạy nghề, cơ sở cai nghiện ma tuý, trại giáo dưỡng,trại phục hồi nhân phẩm; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắngcảnh đã được xếp hạng hoặc được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quyết định bảo vệ; đất để chất thải, bãi rác, khu xử lýchất thải.

 Đất tôn giáo, tín ngưỡng bao gồm đất do các cơ sở tôngiáo sử dụng; đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờhọ;

 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyêndùng;

khác là đất có các công trình thờ tự, nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưngbầy tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hoá nghệ thuật và các côngtrình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh mà cáccông trình đó không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại chongười lao động; đất tại đô thị sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhàkhác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trựctiếp trên đất, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loạiđộng vật khác được pháp luật cho phép, xây dựng trạm, trại nghiên cứu thínghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo câygiống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nôngsản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nôngnghiệp.

c) Nhóm đất chưa sử dụng: là lọai đất chưa dùng vào mục đích nào

đang ở trong tình trạng bỏ không bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng; Đất đồi

Trang 6

núi chưa sử dụng; Núi đá không có rừng cây.

1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất đai

Để sử dụng được tiềm năng của đất đai một cách hiệu quả nhất, đồngthời không làm hao phí nguồn tài nguyên này một cách vô ích cần cóphương án sử dụng một cách tối ưu công tác quy hoạch sử dụng đất là vôcùng cần thiết của mỗi quốc gia Cung cấp những thông tin tốt về nhu cầu,sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên vàtác động tới môi trường của nó là yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạchsử dụng đất đai Đánh giá đất đai là yêu cầu không thể thiếu của hoạch sửdụng đất như vậy có thể thấy quy hoạch như là một phương pháp để giảinghĩa dự đoán và đánh giá tiềm năng sử dụng của đất đai do đó có thể địnhnghĩa quy hoạch sử dụng đất đai như sau:

“Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệthống, tính toán thay đổi trong sử dụng đất đai, những điều kiện kinh tế xãhội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất Đồngthời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào khai thácnhững sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của conngười về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai”

Quy hoạch sử dụng đất đai cũng có thể định nghĩa như sau: “Quyhoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế - kỹ thuật – pháp chếcủa nhà nước về tổ chức sử dụng đất đầy đủ - hợp lý – có hiệu quả cácthông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như một tư liệusản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.”

Có thể thấy trong quy hoạch sử dụng đất đai cần thiết phải có sự thayđổi, điều chỉnh hợp lý và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng được tối ưucác nguồn lực, vì thế trong mỗi trường hợp cụ thể khác nhau cần có cáckiểu sử dụng đất khác nhau phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xãhội và môi trường Do đó trong quy hoạch sử dụng đất đai phải cung cấpnhững hướng dẫn cụ thể để có thể giúp cho việc lựa chọn phương án trong

Trang 7

các trường hợp có sự mâu thuẫn giữa đất nông nghiệp và phát triển đô thịhay công nghiệp hóa bằng cách là chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhấtcho đất nông nghiệp và nông thôn mà không nên sử dụng cho các mục đíchkhác Việc đánh giá và phân bổ nguồn lực này có ý nghĩa tác động rất lớntới phát triển kinh tế - xã hội và cũ chụi sự tác động rất lớn của xu thế pháttriển do đó giữa quy hoạch sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội có mốiquan hệ hữu cơ tác động qua lại lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu nâng cao đờisống nhân dân Do vậy luôn phải chú ý vấn đề này trong suốt quá trình quyhoạch.

Như vậy bản chất của đất đai là đối tượng của các mỗi quan hệ sảnxuất trong xã hội là việc tổ chức và sử dụng đất đai gắn bó chặt chẽ vớiphát triển kinh tế xã hội Do vậy, quy hoạch sử dụng đất cũng sẽ là mộthiện tượng kinh tế xã hội nên nó thế hiện 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật vàpháp chế:

- Tính kinh tế: thể hiện qua việc quy hoạch sử dụng đất đai đảm bảosử dụng hợp lý và tiết kiệm, hiệu quả, phù hợp với điều kiện tự nhiên vàyêu cầu phát triển kinh tế xã hội đem lại lợi ích cho mỗi đơn vị diện tíchđất.

- Tính kỹ thuật: thể hiện trong công tác tác nghiệp và chuyên môntrong quy hoạch sử dụng đất qua các bản điều tra, khảo sát, phân tích tổnghợp, đánh giá, xử lý tài liệu, số liệu, khoanh định, phân định đất, số hóa vàbiên tập bản đồ địa chất, bản đồ quy hoạch.

- Tính pháp chế: thể hiện qua việc thực hiện theo các pháp lý về mụcđích sử dụng đất theo quy hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đaitheo đúng quy định của pháp luật.

Từ những khái niệm và đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đaichúng ta có thể thấy trong một bản quy hoạch sử dụng đất tất cả mọi loạiđất đều được khai thác và sử dụng một cách hợp lý theo các mục đích nhấtđịnh, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp và các lĩnh vực

Trang 8

phát triển kinh tế xã hội Việc phân bổ sử dụng đất vào các mục đích đềuđảm bảo tính hợp lý về mặt tự nhiên, tính chất, diện tích và quy mô Đápứng đồng bộ 3 lợi ích về mặt kinh tế - xã hội – môi trường phục vụ cho sựphát triển bền vững của các vùng miền, đảm bảo cho quy hoạch phát huyvai trò : điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tưliệu sản xuất đặc biệt nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệđất và môi trường sinh thái.

1.2 Các cấp độ quy hoạch

Theo tổ chức FAO quy hoạch sử dụng đất được chia làm 3 cấp độtương ứng với : cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp địa phương ( huyện, xã) cụ thểnhư sau:

1.2.1 Cấp độ quốc gia

Ở cấp độ quốc gia thì quy hoạch tương đối trên diện rộng có liênquan đến mục tiêu phát triển của quốc gia đó và cũng liên quan đến khảnăng phân chia nguồn tài nguyên Trong nhiều trường hợp, quy hoạch sửdụng đất đai không bao gồm sự phân chia thật sự nguồn đất đai cho các sửdụng khác nhau, mà hướng vào các mục tiêu vĩ mô dựa vào các đề án cấptỉnh thành phố để từ đó có những hợp lý trong việc phân chia nguồn tàinguyên quốc gia thông qua các chính sách hợp lý quỹ đất Quy hoạch sửdụng đất đai cấp quốc gia bao gồm:

- Chính sách sử dụng đất đai: cân bằng giữa những sự canh tranh trongnhu cầu về đất đai từ các ngành khác nhau của kinh tế - sản lượng lươngthực, cây trồng xuất khẩu, du lịch, bảo vệ thiên nhiên, nhà cửa, phương tiệncông cộng, đường xá, kỹ nghệ.

- Kế hoạch phát triển quốc gia và ngân sách: xác định đề án và phânchia nguồn tài nguyên cho phát triển;

- Điều phối các ngành khác nhau trong việc sử dụng đất đai;

- Xây dựng luật cho từng chuyên ngành như: quyền sử dụng đất đai,khai thác rừng, và quyền sử dụng nguồn nước

Trang 9

Những mục tiêu của quốc gia thì phức tạp trong việc quyết địnhchính sách, luật lệ và tính toán tài chính ảnh hưởng đến dân chúng và trongvùng rộng lớn Chính quyền không thể là những nhà chuyên môn để đốiphó với tất cả các vấn đề trong sử dụng đất đai, do đó, trách nhiệm của nhàquy hoạch là trình bày những thông tin cần thiết có liên quan để chínhquyền có thể hiểu rõ và có tác động trong việc tiến hành thực hiện các quyhoạch.

1.2.2 Cấp độ Tỉnh

Những vấn đề cần quan tâm trong cấp này bao gồm:

- Xác định vị trí phát triển như khu đô thị, khu dân cư mới, pháttriển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng hệ thống tưới hay hệthống cung cấp nước (hệ thuống thủy lợi).

- Nhu cầu cho cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: hệ thốngcung cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, thương mại và những hổtrợ trong thị trường hàng hóa

- Phát triển những hướng dẫn về quản lý đất đai, trong việc cảithiện sử dụng đất đai cho mỗi loại đất đai khác nhau

1.2.3 Cấp độ địa phương (Huyện/Xã)

Ở cấp độ này, quy hoạch thường dễ dàng phù hợp với mong ước củangười dân, và cũng kích thích sự đóng góp ý kiến của người dân địaphương trong quy hoạch Về mặt chọn lựa, đây là mức độ đầu tiên của quyhoạch với những ưu tiên được đề ra bởi những người dân địa phương Quyhoạch cấp địa phương thường thực hiện trong một vùng riêng biệt của đấtđai với những gì sẽ được làm, nơi nào, khi nào và ai sẽ chịu trách nhiệm.Ví dụ cụ thể như:

- Lắp đặt hệ thống tưới, tiêu và những công việc bảo vệ;

- Thiết kế cơ sở hạ tầng: giao thông, vị trí chợ cho hàng nôngsản, phân phối phân bón, thu gom các sản phẩm nông nghiệp, hay nhữnghoạt động khác có quan hệ trực tiếp đến người dân;

Trang 10

- Vị trí các loại cây trồng chuyên biệt thích nghi cho từng vùngđất khác nhau, phân chia sử dụng đất theo giải thửa

Ở cấp địa phương này thường cũng phải đáp ứng với những đòi hỏitrực tiếp từ thị trường; thí dụ như vùng thích nghi cho lúa, hay cây ăn tráiphải phù hợp với những đề nghị của các công ty có liên quan.

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, theo luật đất đai 2003 phù hợpvới từng cấp quản lý nhà nước quy hoạch sử dụng đất được chia ra làm 4cấp, đó là: cấp quốc gia, cấp Tỉnh, cấp Huyện và cấp Xã Trong đó cấpHuyện và cấp xã tương ứng với cấp địa phương.

Các cấp này có mỗi quan hệ hai chiều mật thiết với nhau và thể hiệnsự phù hợp lẫn nhau giữa các cấp trong nền kinh tế Đảm bảo cho tàinguyên đất được sử dụng một cách tối đa tiềm năng của nó Thế hiện quasơ đồ sau:

Trang 11

Hình 1 : Mối liên hệ hai chiều giữa các cấp độ quy hoạch sử dụng đất đai(FAO, 1993)

Trang 12

1.3 Sự cần thiết của công tác quy hoạch sử dụng đất đối với phát triểnkinh tế xã hội

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là vô cùng quan trọng vàcó ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi quốc gia không chỉ với các mục đích trướcmắt mà còn với cả mục đích lâu dài Sự cần thiết này được thể hiện qua cácmặt sau:

- Từ những đặc điểm về tự nhiên, phương hướng nhiệm vụ và mụctiêu kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đượctiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn quy hoạchcó kế hoạch sử dụng đất đai của mình một cách có hiệu quả nhất trong kỳkế hoạch.

- Quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra một cơ sở pháp lý ổn định cho việcquản lý nhà nước đối với nguồn tài nguyên đất đia, là cơ sở cho việc giaoquyền và phân cấp sử dụng các loại đất xác lập các cơ chế điều tiết mộtcách chủ động việc phân bổ quỹ đất cho các mục đích phát triển kinh tế xãhội, góp phần vào chuyển dịch cấu kinh tế đảm bảo an ninh lương thựcquốc giai đồng thời thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa phụcvụ nhu cầu an sinh xã hội… quy hoạch sử dụng đất cũng tạo điều kiện xáclập cơ chế điều tiết một cách chủ động việc phân bổ nguồn đất đai cho cácmục đích phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ một cáchợp lý kích thích sự phát triển.

- Là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụngđất đai theo đúng mục đích , hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí nguồn tàinguyên đất, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện làm giảm sút nghiêmtrọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp; ngăn chặn hiện tượng tiêu cực,tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái gây ônhiễm môi trường dẫn tới những tổn thất kìm hãm sản xuất và phát triểnkinh tế xã hội; những bất ổn chính trị an ninh quốc phòng ở từng địa

Trang 13

phương đặc biệt trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình sang cơ chếthị trường một cách mạnh mẽ.

- Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo tính thống nhất tronviệc quản lý nhà nước về các loại đất, phát huy tính chủ động và nâng cao hiệuquả sử đụng đất cho từng tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất.

Vai trò của quy hoạch sử dụng đất là rất quan trọng và cần thiết xongtrong thời gian qua công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất một số địaphương chưa thực sự được chú ý và đáp ứng đúng nhu cầu xã hội cũng nhưnhu cầu sử dụng đất việc sử dụng đất còn thiếu tính hợp lý gây ra nhiềulãng phí dảnh hưởng không nhỏ tới phát triển của nền kinh tế và đời sốngxã hội Do đó, cần phát huy hơn nữa hiệu quả của quy hoạch sử dụng đấtđặc biệt đối với các cấp địa phương ( cấp cơ sở ) từ đó đảm bảo vai trò củaquy hoạch sử dụng đất trong toàn nền kinh tế xã hội.

1.4 Cơ sở pháp lý của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai

Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ sangcông nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ Điều đó đã có tác động lớn đến đấtđai và đòi hỏi quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đượcthực hiện theo các quy định của pháp luật.

Những căn cứ pháp lý của quy hoạch sử dụng đất :

- Căn cứ pháp lý quan trọng nhất của quy hoạch sử dụng đất là Hiếnpháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm1992 Tại điều 18 đã khẳng định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đấtđai theo hiến pháp và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và cóhiệu quả Nhà nước giao đất cho các tổ chức cá nhân sử dụng ổn định lâudài”.

- Căn cứ Luật đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003

- Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004của chính phủ về thi hành luật đất đai.

Trang 14

- Căn cứ thông tư 30/2004/TTT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 vềviệc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất.

- Căn cứ phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội đếnnăm 2010 của huyện đã được phê duyệt.

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất của cácngành trong xã như: xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi, giáo dục…

- Căn cứ vào yêu cầu bảo vệ môi trường, tu bổ và bảo tồn di tích lịch sửvăn hóa.

1.5 Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất

Theo điều 6 nghị định 68/2001/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày01/10/2001 quy định căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất đai gồm các căn cứsau:

- “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.- Quy hoạch phát triển đô thị.

- Yêu cầu bảo vệ môi trường; yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sửvăn hoá, danh lam thắng cảnh.

- Hiện trạng qũy đất đai và nhu cầu sử dụng đất đai.- Định mức sử dụng đất.

- Tiến bộ khoa học - công nghệ.

- Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước.”

1.6.Nội dung quy hoạch sử dụng đất.

Theo điều 23 luật đất đai năm 2003 quy định cụ thể về nội dung của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất gồm có các phần như sau:

- Nội dung của quy hoạch

 “Điều tra, nghiên cứu, phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên kinh tếxã hội và hiện trạng sử dụng đất , đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai.

 Xác định các phương án mục tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch.

Trang 15

 Xác định các diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triểnkinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh.

 Xác định diện tích các loại đất phải thu hồi để thực hiện các côngtrình dự án.

 Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môitrường.

 Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.”- Nội dung kế hoạch sử dụng đất bao gồm:

 “Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳtrước.

 Kế hoạch thu hồi các diện tích đất để phân bổ cho các nhu cầu xâydựng kết cấu hạ tầng; phát triển công nghiệp; dịch vụ; phát triển đô thị; khuđất dân cư nông thôn, an ninh quốc phòng.

 Kế hoạch chuyển diện tích đất chuyên trồng lú nước và đất có rừngsang sử dụng vào các mục đích khác, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trongnông nghiệp.

 Kế hoạch khai hoang mở rộng diện tích đất để sử dụng vào mụcđích khác.

 Cụ thể hoá các kế hoạch sử dụng đất đến từng năm. Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

1.7 Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quản lý Nhà nước về đất đai

Quy hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung của quản lý Nhà nứơcvề đất đai, Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và phápluật do vậy quy hoạch sử dụng đất là một công cụ của Nhà nước trong côngtác quản lý nhà nước về đất đai, Nhà nước sử dụng quy hoạch để tổ chức sửdụng đất đầy đủ, hợp lý, hiệu quả cao, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xãhội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường.

Trang 16

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế, xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội cung cấp căn cứ khoahọc cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đềcập đến dự kiến sử dụng đất ở mức độ phương hướng với một số nhiệm vụchủ yếu Quy hoạch sử dụng đất căn cứ vào yêu cầu phát triển và các điềukiện khác mà điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựngphương án quy hoạch phân phối sử dụng đất thống nhất hợp lý Quy hoạchsử dụng đất cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tuynhiên nội dung của nó phải điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế - xã hội

* Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch khác

Quy hoạch sử dụng đất dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sửdụng đất của ngành nông nghiệp tất nhiên là chỉ ở mức chỉ đạo vĩ mô,khống chế và điều hoà quy hoạch nông nghiệp.

Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất có mối quan hệ diện vàđiểm, cục bộ và toàn bộ Sự bố cục quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếmđất xây dựng trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sửdụng đất, quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện thuận lợi cho quy hoạch pháttriển đô thị Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch ngành có mối quan hệtương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau.

2 Tổng quan chung về quy hoạch đất cấp địa phương

2.1 Vai trò của cấp địa phương trong hệ thống quản lý đẩt nhà nước

Cấp địa phương bao gồm huyện, xã, phường, thị trấn Theo luật đấtđai, thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai của UBND các cấp quy địnhnhư sau:

- Thực hiện đăng ký đối với người sử dụng đất, đăng ký sổ địa chínhđất chưa sử dụng và những biến động về sử dụng đất lập và quản lý sổ địachính Thống kê, kiểm kê đất định kỳ, lưu giữ bản đồ địa chính.

Trang 17

- Quản lý đất và theo dõi biến động quỹ đất, loại đất, người sử dụngđất, chỉnh lý kịp thời các tài liệu về đất đai phù hợp với hiện trạng sử dụngđất ở địa phương

- Làm thủ tục chuyển đổi quyền sử dụng đất ở nông thôn và xác nhậnquyền sử dụng đất.

- Lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, điềuchỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp xã trình hội đồngnhân dân xã thông qua trước khi trình UBND cấp huyện phê duyệt.

- Cho thuê đất thuộc quỹ đất công ích của huyện, xã

- Phối hợp với mặt trận tổ quốc, Hội đồng nhân dân, các tổ chức xãhội, kinh tế ở cơ sở và công dân hòa giải các tranh trấp đất đai.

- Phối hợp với UBND cùng cấp giải quyết tranh chấp về quyền sửdụng đất có liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chínhcấp huyện, xã.

2.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương

Quy hoạch đất cấp địa phương là khâu cuối cùng trong hệ thống quyhoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ, thuộc hệ thống các loại hình quyhoạch sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất cấp xã được tiến hành dựa trêncơ sở khung định hướng là quy hoạch sử dụng đất của huyện và tỉnh, cácđiều kiện kinh tế cụ thể của từng xã về đặc điểm nguồn đất, tiềm năng đấtvà nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện và chi tiết cho từng xã tronghuyện do vậy quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương có những đặc điểmnhư sau:

2.2.1 Tính lịch sử xã hội

Lịch sử phát triển kinh tế xã hội của mỗi vùng mỗi lãnh thổ gắn liềnvới lịch sử của quá trình sử dụng và quy hoạch đất đai Vì mỗi ngành, mỗihoạt động kinh tế đều gắn với việc sử dụng nguồn tài nguyên đất Trongquy hoạch sử dụng đất đai luôn này sinh mối quan hệ giữa người với đấtđai, quy hoạch đất đai đáp ứng nhu cầu của con người, đáp ứng nhu cầu

Trang 18

của phát triển do đó nó vừa là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuấtvừa là yếu tố thúc đẩy quan hệ sản xuất và là một bộ phận của phương thứcsản xuất của xã hội.

Trong xã hội phân chia giai cấp, quy hoạch đất đai có tính tự phát,đáp ứng nhu cầu và mục tiêu lợi nhuận tối đa của giai cấp đứng đầu.do đóvô hình nó chính là phương tiện mở rộng và củng cố bảo vệ quyền tư hữuvề đất đai của giai cấp cầm quyền Đối với nước ta, quy hoạch sử dụng đấtphục vụ cho nhu cầu của toàn xã hội, góp phần tích cực thúc đẩy sự pháttriển các mỗi quan hệ sản xuất nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội Đặcbiệt trong nền kinh tế thị trường vấn đề quy hoạch sử dụng đất ngày càngđược xem trọng nó không chỉ góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại vềlợi ích kinh tế, xã hội trong quá trình sử dụng nguồn tại nguyên đất mà cònđảm bảo các mục đích về môi trường, là cơ sở cho sự phát triển bền vữngcủa toàn xã hội.

Như vậy ở mỗi giai đoạn lịch sử, môi trường xã hội khác nhau vấnđề quy hoạch sử dụng đất lại có những đặc tính và mục tiêu khác nhau vìthế có thể nói quy hoạch sử dụng đất có tình lịch sử xã hội.

2.2.2 Tính tổng hợp

Để có một bản quy hoạch sử dụng đất cần vận dụng kiến thức củanhiều môn khoa học thộc các lĩnh vực tự nhiên, kinh tế và xã hội khác nhauđối với từng công việc cụ thể như: khai thác, sử dụng, đánh giá, cải tạo, bảovệ, tôn tạo cho các loại đất ( nông nghiệp, phi nông nghiệp, đất chưa sửdụng) một bản quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương tổng hợp toàn bộ cácnhu cầu sử dụng đất cuả các ngành, các lĩnh vực đảm bảo tất cả các nhucầu của người dân, phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của xã hội dođó nó mang tính tổng hợp cao.

2.2.3 Tính trung và dài hạn

Thời hạn của một bản quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương làmười năm Quy hoạch được xây dựng trên cơ sở dự báo xu thế biến động

Trang 19

tình hình kinh tế xã hội và nhu cầu sử dụng đất trong khoảng thời gian này.Các yếu tố kinh tế - xã hội có kiên quan như: tiến bộ khoa học kỹ thuật vàcông nghệ, quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu và khả năngphát triển kinh tế của từng ngành , nhu cầu đô thị hóa, tốc độ gia tăng dânsố cơ cấu lao động, việc làm… đều được phản ánh trong bản quy hoạchphát triển Do đó có thể nói quy hoạch sử dụng đất có tính trung hạn và dàihạn.

2.2.4 Tính chiến lược

Bản quy hoạch sử dụng đất phản ánh những vấn đề về phươnghướng mục tiêu chiến lược phát triển của mỗi địa phương trong việc sửdụng đất đai tổng quát nhu cầu sử dụng đất của các lĩnh vực cho phát triển,phân bổ ranh giới, hình thức quản lý sử dụng đất đai, các biện pháp chínhsách lớn đối với sử dụng đất.

2.2.5 Tính chính sách

Quy hoạch sử dụng đất là công cụ pháp lý của nhà nước nhằm quảnlý và đánh giá hiệu quả sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội Ở nước tahiện nay, quy hoạch sử dụng đất phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợicho toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý vàsử dụng đất Đảm bảo phát huy tiềm năng đất một cách tối ưu cho pháttriển Khi xây dựng một bản quy hoạch phải quán triệt các chính sách vàquy định có liên quan tới đất đai Đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội, tuânthủ các quy định của nhà nước và các chỉ tiêu phát triển, bám sát các địnhmức sử dụng đất của nhà nước đề ra.

2.2.6 Tính khả biến

Các yếu tố tự nhiên đặc biệt là các yếu tố kinh tế xã hội là nhưng yếutố rất dễ dàng thay đổi theo rất nhiều hướng khác nhau Việc dự báo cácyếu tố này chỉ mang tính chất tương đối quy hoạch sử dụng đất trong mộtthời gian nhất định sẽ không còn phù hợp nếu các yếu tố này thay đổi quánhiều và không có sự điều chỉnh hợp lý nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế

Trang 20

xã hội Do vậy quy hoạch sử dụng đất cần thiết có tính khả biến để có thểđảm bảo đáo ứng các nhu cầu sử dụng đất thay đổi trong kỳ quy hoạch Cóthể nói, quy hoạch sử dụng đất là một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc:“ quy hoạch thực hiện – điều chỉnh quy hoạch- thực hiện – điều chỉnh -….” Với các mục tiêu và các chỉ tiêu ngày càng phù hợp và sát với nhu cầuthực tiết của mỗi ngành mỗi lĩnh vực sử dụng, mang lại hiệu quả sử dụngđất ngày càng cao.

2.3 Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương ( xã )

Địa phương là đơn vị hành chính cấp cơ sở Theo những quy định vàhướng dẫn trong luật đất đai, các tài liệu quy hoạch sử dụng đất cấp xã chothời hạn 10 năm có tính pháp quy và sẽ là văn bản duy nhất mang tính tiềnkế hoạch Vì vậy trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã vấn đề sử dụng đấtđai được giải quyết rất cụ thể, gắng chặt với các mục tiêu phát triển kinh tếxã hội và nó sẽ là tiền đề là cơ sở phát triển các vấn đề kinh tế xã hội củađịa phương

Quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương đóng vai trò quan trọng trongquá trình quy hoạch sử dụng đât Luật đất đai quy định quy trình tiến hànhlập quy hoạch sử dụng đất ở 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện và xã Lập quyhoạch tiến hành theo trình tự từ trên xuống dưới và sau đó lại bổ xung vàhoàn thiện từ dưới lên trên Đây là một quá trình có mối liên kết ngược,trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vĩ mô và vi mô, giữatrung ương và địa phương trong hệ thống chỉnh thể Như vậy quy hoạch sửdụng đất cấp xã là một phần không thể thiếu của quá trình lập quy hoạchtổng thể cho các cấp.

Quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương giải quyết những vấn đề tồntại về ranh giới hành chính và ranh giới sử dụng đất, làm cơ sở để lập quyhoạch phân bổ đất đai cho các ngành, quy hoạch phân bổ cho các lĩnh vựckinh tế xã hội theo lãnh thổ Mặt khác quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn là

Trang 21

cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất cho các cấp trên trong hệ thốngquy hoạch nhà nước.

2.4 Nhiệm vụ của quy hoạch đất cấp địa phương

Để đạt được các mục tiêu đề ra cho quy hoạch sử dụng đất một cáchhiệu quả nhất một bản quy hoạch sử dụng đất cấp xã cần đảm bảo các thựchiện các nhiệm vụ sau:

Phản ánh cân đối trong việc phân bổ đất đai để tất cả các ngành, cáclĩnh vực sử dụng đất làm căn cứ xây dựng và phát triển ngành cho phù hợpvới nhiệm vụ chung, vừa không chồng chéo ảnh hưởng tới quy hoạch sửdụng của nhau Nhằm sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả nhất các nguồntài nguyên đất đai, bảo vệ và mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vàhiệu quả sản xuất cho các ngành.

Giúp cho chính phủ và UBND các cấp thực hiện được việc thốngnhất quản lý đối với đất đai.

Quy hoạch sử dụng đất cấp xã cần chi tiết tới từng đơn vị sử dụngđất nhằm giải quyết cụ thể việc giao cấp đất cho từng chủ sử dụng, tiến tớicấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Quy hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu về phân bố sử dụng đất đaihiện tại và tương lai của các ngành trên địa bàn lãnh thổ một cách tiết kiệm,hợp lý có hiệu quả Là cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm, là căncứ để xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên,đảm bảo sự phát triển hợp lý hài hòa sự phát triển của các ngành kinh tếđáp ứng tối đa các nhu cầu của xã hội.

2.5 Nguyên tắc lập và phân bổ đất đai cho các mục đích sử dụng2.5.1 Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Theo quy định tại điều 21 luật đất đai năm 2003 việc lập quy hoạchvà kế hoạch sử dụng đất cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

- “Phù hợp với chiến lược và quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triểnkinh tế xã hội, quốc phòng an ninh.

Trang 22

- Được lập từ tổng thể tới chi tiết, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất củacấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp trên; kếhoạch sử dụng đất phải phù hợp với kế hoạch sử đụng đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định và xét duyệt.

- Sử dụng đất phải tiết kiệm và hiệu quả.

- Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.- Bảo vệ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh.- Đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mỗi kỳ phải được quyết định , xétduyệt trong năm cuối của kỳ trước đó.”

2.5.2 Nguyên tắc phân bổ đất đai cho các mục sử dụng

Phân bố nguồn tài nguyên đất cần hợp lý, đúng đối tượng sử và mụcđích sử dụng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở ưu tiên đất chophát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn nâng cao đời sống của ngườidân.

Phân bổ đất đai phải đáp ứng kịp thời các nhu cầu phát triển kinh tế,xã hội, an ninh quốc phòng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài, phù hợpvới lợi ích kinh tế nhà nước và của chủ sở hữu đất, khuyến khích sản xuấtnông nghiệp.

Phân bố đất đai cho các mục đích sử dụng phải đi đôi với việc cảitạo, bảo vệ, bồ dưỡng đất, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái khu vực để sảnxuất ổn định và ngày càng phát triển hơn.

Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng, của địaphương.

2.6 Cơ sơ định mức sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã.

Căn cứ vào văn bản hướng dẫn định mức sử dụng đất áp dụng trongcông tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ban hành ngày25 tháng 12 năm 2006 gửi ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trựcthuộc trung ương Để có cơ sở tính toán nhu cầu sử dụng đất trong công tác

Trang 23

lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bộ tài nguyên môi trườnghướng dẫn định mức sử dụng đất cho 10 loại đất cụ thể tại cấp xã cấp đơnvị địa phương nhỏ nhất và gần với nhân dân nhất được quy định như sau:

- Đối với đất cơ sở y tế Tuyến xã: trạm y tế xã được đặt tại trung tâmxã, phường, thị trấn theo địa bàn dân cư, có chức năng sơ cứu, quản lý vàphòng chống dịch bệnh của nhân dân xã, có quy mô từ 5 – 7 giường bệnh.Bình quân 240-245m2/giường bệnh và diện tích chiếm khoảng 1200-1400m2.

Bảng 2 Định mức sử dụng đất cơ sở văn hóa

Trang 24

Diên hải Nam Trung bộ0.32 - 0.420.42 - 0.53

Bảng 3 Định mức sử dụng đất cơ sở giáo dục – đào tạo cấp xã

Trang 26

xã về giao thông và về tốc độ phát triển kinh tế, dự án giao thông có nhữngphân phối nguồi đất sử dụng một cách hợp lý nhất.

- Đất thủy lợi: hệ thống đê sông, bờ bao, đê quai, kênh mương dẫnnước và các trạm bơm Diện tích đất này phụ thuộc vào diện tích đất canhtác nông nghiệp và cơ cấu cây trồng của xã, vị trí địa lý mà có những bố trícho phù hợp với các định mức sử dụng cụ thể cho từng hạng mục côngtrình về chiều rộng, chiều cao, quy mô tưới tiêu …

- Đất công nghiệp: gồm định mức sử dụng đất các khu công nghiệp,cụm công nghiệp và các làng nghề tiểu thủ công nghiệp tập trong theo cácnhóm mặt hàng Tại cấp xã đất định mức cho tiểu thủ công nghiệp tính theođơn vị lao động tiểu thủ công nghiệp như sau:

Bảng 5 Định mức đất công nghiệp

Đơn vị tính: m2/lao động công nghiệp

Ngành công nghiệp

Phân theo vùng địa lý

miền núi trung du đồng bằng ven biển

Trang 27

- Khu dân cư nông thôn là địa bàn tập trung nhiều dân cư tại các nôngthôn, đất xây dựng các công trình công cộng và các loại đất phục vụ sảnxuất kinh doanh sinh hoạt dân cư được xác định bởi các yếu tố địa vật cốđịnh như; giao thông, sông ngòi, kênh rạch…

Bảng 7 Định mức tổng hợp sử dụng đất khu dân cư nông thôn

loại đất

Khu vực đồng bằngven biển

Kkhu vực miền núi trung du

diện tích

(m2/người)tỷ lệ (%)(mdiện tích2/người)

tỷ lệ(%)

Như vậy đối với mỗi loại đất cụ thể chính phủ đã có những địnhmức sử dụng cụ thể xong những định mức này chỉn mang tính định hướngcho các xã thực hiện và chỉnh sửa quy hoạch kế hoạch sử dụng đất mộtcách phù hợp Trong từng trường hợp cụ thể của từng xã Tốc độ phát triểnkinh tế, thu hút vốn đầu tư nhờ vị trí địa lý thuận lợi, số lượng các chươngtrình dự án sắp được thực hiện tại địa phương… mỗi địa phương cần cónhững định mức nhất định phù hợp hơn với địa phương mình nhằm đảmbảo sự phát triển đồng bộ tránh tình trạng kình hãm hoặc phát triển quámức gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển bền vững của địaphương.

2.7 Các bước thực hiện trong công tác quy hoạch đất cấp địa phương

Theo luật đất đai năm 2003 quy định về công tác quy hoạch sử dụngđất các cấp thông tư 30- 2004/TT-BTNMT về việc lập điều chỉnh và thẩmđịnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất Công tác quy hoạch sử dụng đất cấp

Trang 28

xã được UBND cấp địa phương chỉ đạo và thực hiện tuân theo các bước lậpquy hoạch do nhà nước quy định trong

2.7.1 Điều tra nghiên cứu phân tích tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,

xã hội của địa phương.

Điều tra thu thập các tư liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên theo các vùng lãnh thổ đặc biệt là điều kiện địa lý, địa hình, địa mạo,khí hậu, thủy văn, thổ nhưỡng, tài nguyên nước, rừng, khoáng sản, biển.Hiện trạng cảnh quan môi trường và các điều kiện sinh thái của vùng.

Các chỉ tiêu kinh tế xã hội, chỉ tiêu phát triển ngành có liên quan đếnvấn đề sử dụng đất.

Thu thập và phân tích thực trạng kinh tế xã hội gồm:

- Kinh tế: tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạngphát triển các ngành các lĩnh vực kinh tế tại địa phương

- Xã hội: dân số, lao động việc làm, thu nhập, những tập quán có liênquan đến vấn đề sử dụng đất phân bố mức độ phát triển các đô thị khu dâncư nông thôn.

- Cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng xãhội về văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao.

Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương cho cácngành các lĩnh vực kinh tế xã hội.

2.7.2 Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa

phương trong giai đoạn mười năm trước

Thu thập tài liệu và đánh giá tình hình sử dụng đất nông nghiệp, đấtcho lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệpkhác: diện tích sử dụng, sự chuyển đổi mục đích sử dụng sang các loại đấtkhác.

Đất nhà ở, đất chuyên dùng, đất sông ngòi kênh rạch, diện tích mặtnước chuyên dùng, đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa,đất

Trang 29

cho hoạt động sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp khác: diện tích sửdụng, chuyển đổi mục đích sử dụng và tốc độ chuyển đổi.

Đất chưa sử dụng: đất đồi núi chưa sử dụng, đất rừng cây chưa sửdụng và đất núi đá không có rừng cây.

2.7.3 Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai và sự thích nghi của đất đai với

sự phát triển và xu hướng pháp triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệcủa địa phương trong giai đoạn tới.

Đối với đất nông nghiệp: cần đánh giá tính thích nghi, sự phù hợpcủa hiện trạng sử dụng đất với tiềm năng của đất đai, khả năng chuyển đổicơ cấu sử dụng đất phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế đã được xácđịnh trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu pháttriển nông nghiệp của địa phương.

Đối với đất đánh giá sự phù hợp hoặc không phù hợp của việc sửdụng đất ở, đất khu đô thị, đất cho các công trình sự nghiệp, đất khu côngnghiệp và thủ công nghiệp, đất khu kinh tế, đất khu danh nam thắng cảnh,đất cho tín ngưỡng, đất sử dụng cho công tác quốc phòng an ninh…so vớitiềm năng phát triển và các xu hướng phát triển kinh tế xã hội và khoa họccông nghệ của địa phương.

Đối với đất chưa sử dụng cần đánh giá tiềm năng và khả năng đưavào sử dung cho các mục đính nông nghiệp và phi nông nghiệp khác.

2.7.4 đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

Đánh giá số lượng chất lượng kết quả thực hiện các chỉ tiêu quyhoạch sử dụng đất kỳ trước gồm: chỉ tiêu sử dụng đối với từng loại đất, chỉtiêu chuyển đổi các loại đất, chỉ tiêu đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Đánh giá các nguyên nhân tồn tại , yếu kém trong việc thực hiện quyhoạch sử dụng đất.

2.7.5 Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ trước.

Đánh giá về số lượng chất lượng kết quả thực hiện các chỉ tiêu kếhoạch sử dụng đất kỳ trước bao gồm các chỉ tiêu về loại đất, chỉ tiêu

Trang 30

chuyển đổi giữa các loại đất sử dụng, chỉ tiêu đưa đất vào sử dụng, tiến độthực hiện kế hoạch sử dụng đất, kết quả thu hồi đất, việc sử lý tình trạngquy hoạch treo.

Đánh giá kết quả từ việc cho thuê đất giao đất , chuyển mục đích sửdụng đất, các loại thuế thu liên quan đến đất đai, đánh giá các khoản chi bồithường liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai.

Đánh giá nguyên nhân tồn tại và yếu kém trong việc thực hiện kếhoạch sử dụng đất đai.

2.7.6 Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch.

Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức, hộ giađình, cá nhân tại địa phương.

Xác định khả năng đáp ứng về chất lương số lượng đất đai cho nhucầu sử dụng đất đai theo quan điểm và phương hướng sử dụng đất của địa.

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng nhu cầu của địaphương xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

2.7.7 Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ kế hoạch.

Xây dựng các phương án phân bổ sử dụng quỹ đất cho nhu cầu pháttriển kinh tế xã hội , quốc phòng an ninh của địa phương Trong mỗiphương án xác định nhu cầu sử dụng đất theo các mục đích sử dụng:

Xác định diện tích đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xãhội, quốc phòng, anh ninh địa phương và các ngành.

Xác định các diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng so vớihiện trạng sử dụng đất, diện tích đất từ các mục đích sử dụng khác chuyểnsang trong kỳ quy hoạch, xác định diện tích cần phải xin phép khi chuyểnmục đích và diện tích dự kiến thu hồi.

Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mụcđích sử dụng.

Trang 31

Thể hiện bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo từng địaphương khi phân bổ quỹ đất đã được xác định và các khu vực sử dụng đấtđã được khoanh định trong quy hoạch sử dụng đất của cấp trên.

Đối với các địa phương chưa có bản đồ địa chính thì được thay thếbằng loại bản đồ khác phù hợp với hiện trạng đang có tại địa phương.

2.7.8 Phân tích các hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của phương án

quy hoạch sử dụng đất.

Đánh giá hiệu quả kinh tế cuả việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đấttrên địa bàn, tác động của phương án quy hoạch sử dụng đối với quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, nguồn thu chongân sách đối với mỗi phương án quy hoạch Đánh giá quá trình thay đổitập quán cũ chuyển sang việc sử dụng đất ổn định với các địa phương thuộckhu vực các dân tộc thiểu số.

Đánh giá việc giải quyết nhà ở, khả năng giải quyết đất sản xuấtnông nghiệp, mức độ thu nhập đối với các xã vùng nông thôn không thuộckhu vực phát triển đô thị Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới đời sống của cáchộ dân phải di rời chỗ ở, số lao động bị mất việc do bị thu hồi đất, số việclàm mới được tạo ra do chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của địa phương.

Đánh giá hiệu quả cải thiện đời sống của nhân dân khu dân cư, khuđô thị, vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường thuộc khu dân cư Hiệu quảbảo vệ rừng của các địa phương miền núi.

Đánh giá việc bảo tồn các di tích lịch sử danh lam thắng cảnh trênđịa bàn và việc bảo tồn các bản sắc văn hóa dân tộc đối với các địa phương.

2.7.9 Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

Lựa chọn một phương án khả thi nhất đối với địa phương căn cứ vàokết quả phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của từng phươngán quy hoạch sử dụng đất.

2.7.10 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

Trang 32

Các mục đích và nhiệm vụ phân bổ quỹ đất trong bản quy hoạch,diện tích sử dụng của từng loại đất, diện tích đất chuyển mục đích sử dụngđất trong kỳ quy hoạch chia ra đưa vào các kỳ kế hoạch thực hiện chi tiếttrong kỳ đầu và kỳ cuối.

2.7.11 Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

Xây dựng các bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết của phương ánquy hoạch được lựa chọn trên bản đồ đã khoanh định các khu vực sử dụngđất.

Xây dựng bản đồ tổng hợp quy hoạch sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp bảnđồ quy hoạch sử dụng đất chi tiêt.

2.7.12 Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.

Cụ thể hóa các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất chitiết kỳ đầu được xác định đến từng năm.

Dự kiến nguồn thu ngân sách từ đấu giá đất nông nghiệp sử dụng vàocác mục đích công ích và chi phí cho quản lý đất đai của địa phương.

2.7.13 Xác định các biện pháp bảo vệ cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

Lựa chọn các biện pháp phù hợp với việc tổ chức thực hiện quyhoạch sử dụng đất chi tiết, kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu của địaphương Đưa ra các biện pháp chống rửa trôi, xói mòn, xâm nhập mặn,chua, phèn; trồng cây chắn sóng, chắn cát; nâng cao độ phì nhiêu của đất;chống ô nhiễm môi trường đất; khôi phục lại mặt bằng sản sử dụng đất.

Biện pháp sử dụng tiết kiệm diện tích bề mặt, khai thác triệt đểkhông gian và chiều sâu, phát triển kết cấu hạ tầng để làm gia tăng giá trịcủa đất.

Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc,đất mặt nước và các diện tích đất hoang hóa vào sử dụng trong quy hoạch.

2.7.14 Xác định các biện pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

Tạo điều kiện cho nông dân sản xuất luá có đời sống ổn định, đồngthời kiểm soát chặt chẽ tình trạng tự phát chuyển sang sử dụng vào các mục

Trang 33

đính khác không theo quy định; tiết kiệm cao nhất diện tích trồng lúa phảichuyển vào các mục đích sử dụng phi nông nghiệp.

Tạo điều kiện để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vậtnuôi trên đất sản xuất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và phùhợp với nhu cầu thị trường.

Khuyến khích khai hoang phủ xanh đất trống, đồi trọc, nuôi trôngthủy sản trên mặt nước hoang hóa nhằm đẩy nhanh tiến độ đưa đất chưa sửdụng vào sử dụng; đẩy mạnh trồng rừng tăng nuôi tái sinh rừng để tăng độche phủ của rừng; bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng phòng hộ đầunguồn và rừng đặc trưng.

Bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi có đất canh tác vàđất ở, tổ chức tốt việc định canh định cư; ổn định đời sống cho người dânđược giao khoán rừng.

Huy động các nguồn vốn đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện cáccông trình, dự án.

Giải quyết tốt việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thuhồi đất đảm bảo đủ quỹ đất theo quy hoạch cho đầu tư kết cấu hạ tầng, pháttriển sản xuất kinh doanh công nghiệp và dịch vụ,, xây dựng công trình vănhóa giáo dục,y tế, thể dục – thể thao, giáo dục đào tạo nghề thực hiệnchuyển đổi cơ cấu lao động đối với những người bị thu hồi đất.

Khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ liên quan đến sư dụngđất nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất đã được quyết định.

Trang 34

CHƯƠNG 2

CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP ĐỊAPHƯƠNG VÍ DỤ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐÌNH BẢNG

HUYỆN TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2008 – 2015

1 Giới thiệu chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính

Đình Bảng là một xã thuộc huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh Đình Bảngthuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ ( đồng bằng sông hồng) Trải dọc theo trụcđường quốc lộ 1 A, cách thủ đô Hà Nội 16 km về phía Bắc và cách thànhphố Bắc Ninh 10 km về phía nam Làng Đình Bảng là một xã, có 15 thônhọp lại gồm: thôn Thượng, Hạ, Bà La, Trung Hòa, Đình, Tỉnh Cầu, ThọMôn, Thịnh Lang, Chùa, Ao Sen, Cao Lâm, Long Vĩ, Trầm, Tân Lập, ChùaDận Chia làm 2 khu vực rõ rệt và được cách ngăn qua cánh đồng sau XãĐình Bảng có một nét khác với các xã khuyện từ Sơn là cả làng trùng vớixã Diện theo địa giới hành chính cuả xã là 845,2ha

Phía bắc giáp với tuyến đường quốc lộ 1A đường sắt Hà Nội – LạngSơn và các xã Đồng Quang, Châu Khê

Phía đông giáp với thị trấn Từ Sơn, xã Tân Hồng và xã Phù Chẩn.Phía nam giáp xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm).

Phía tây giáp xã Yên Thường (Huyện Gia Lâm – Hà Nội).

Nằm trên đoạn đường quốc lộ nối liền Hà Nội với thành phố Bắc Ninhvà nhiều con đường giao thông trọng điểm của đất nước nên xã có nhiềuthuận lợi và tiềm năng rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội:

- Có các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như QL1A,QL18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn nên rất thuận lợi cho vận chuyển hànghoá và hành khách giao lưu với các xã, huyện, tỉnh.

Trang 35

- Gần thành phố Hà Nội là một thị trường rộng lớn, đồng thời cũng lànơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối vớimọi miền đất nước Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàngnhư Nông - Lâm - Thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủcông mỹ nghệ tạo điều kiện về mọi mặt kinh tế xã hội của xã trong quátrình phát triển.

Vị trí địa lý thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong cáctiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triểnkinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nông thôn nói riêng.

1.1.2 Địa hình

Đình Bảng nằm trên vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình củatỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từTây sang Đông Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằngthường có độ cao phổ biến từ 2.5 - 6m Đình Bảng là một xã không có núi,đồi cao chỉ có một số đồi thấp và nhỏ phân bố chủ yếu tại khu vực đồngsau, khu vực các năng của các vị vua nhà lý (Ao Sen) Với đặc điểm địahình như vậy xã rất dễ dàng sử dụng được tối đa tiềm năng của các loại đấtphục vụ cho phát triển kinh tế xã hội do không bị chia cắt thận lợi cho pháttriển đa dạng các ngành nông nghiệp và các ngành phi nông nghiệp, pháttriển hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng, mở rộng khu dân cư…

1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Đình Bảng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh.Nhiệt độ trung bình năm 23,3oC, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 28,9oC(tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC (tháng 1) Sự chênhlệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1.400 1.600mm nhưng phân bố không đều trong năm Mưa tập trung chủ yếu từtháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từtháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.

Trang 36

-Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa ĐôngNam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theohơi ẩm, gây mưa rào.

Nhìn chung điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nôngnghiệp đa dạng và phong phú Mùa Đông với khí hậu khô, lạnh làm cho vụđông trở thành vụ chính có thể trồng được nhiều loại cây rau màu ngắnngày cho giá trị cao và xuất khẩu Yếu tố hạn chế lớn nhất đối với sử dụngđất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấptrũng gây khó khăn cho việc thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích.

- Đất vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết.

Những loại đất này rất phù hợp thâm canh trong nông nghiệp, hệthống tưới tiêu kênh mương thuận lợi phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hộichung của xã.

1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các địa danh nổi tiếng của xã.

Tài nguyên đất: với địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, chấtđất đất là đất phù xa do hệ thống sông Hồng và sông Đuống (đất phù xagley, đât phù xa úng nước vào mùa hè) bồi đắp độ màu mỡ của đất đai làrất lớn do đó có thể nói đây là một nguồn tài nguyên vô cùng qúy giá củaxã Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển các ngành nghề phụcvụ đời sống của nhân dân.

Tài nguyên nước: nguồn nước của xã rất đa dạng và phong phú.Nước mặt với mạng lưới ao, hồ, kênh mương trải đều trên địa bàn Nguồn

Trang 37

nước ngầm với độ sâu trung bình khoảng 2 – 5 m Là nguồn nước chủ yếuphục vụ cho sinh hoạt của người dân trong xã.

Tài nguyên nhân văn (du lịch và văn hóa): Đình Bảng thuộc tổng cụcĐông ngàn là trung tâm của trấn Kinh Bắc xưa, nơi đây còn giữ lại rấtnhiều nét đẹp truyền thống văn hóa của người Việt cổ Đặc biệt là quần thểdi tích lịch sử văn hóa ghi lại dấu ấn văn của những triều đại thịnh trị nhấttrong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam (triều đại nhàLý) với khu di tích lịch sử đền Đô nơi thờ 8 vị vua nhà Lý, quần thể lăngtẩm nhà lý, chùa Cổ Pháp nơi Lý Công Uẩn ông vua nhà đầu tiên của nhàLý được sinh ra…cùng với nhiều công trình kiến trúc lịch sử độc đáo khácmang đậm phong vị đất Bắc Trước cách mạng tháng 8 và trong khángchiến chống pháp Đình Bảng là một căn cứ cách mạng quan trọng, là nơicác lãnh đạo cao cấp của đất nước như: Trường Trinh, Hoàng Quốc Việt …thường xuyên lui tới chỉ đạo cách mạng Đội thiếu niên du kích đình bảngnổi tiếng với tinh thần yêu nước, sự mưu trí và lòng dũng cảm Đình Bảnglà địa điểm du lịch lịch sử tìm về cuội nguồn vô cùng có ý nghĩa đối vớimỗi người dân nước Việt Đây là một điểm quan trọng và thuận lợi để ĐìnhBảng phát huy tiềm năng trong ngành du lịch để phát triển kinh tế và xã hộitrong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai Trong những năm gần đây vớitiềm năng về du lịch sinh thái tại khu vực đồng sau

Thực trạng môi trường của xã: Trong những năm mới đây tốc độngcông nghiệp hóa của xã là tương đối nhanh, lượng vốn đầu tư lớn nên côngtác bảo vệ môi trương luôn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn xã đảm bảo môitrường sống tốt cho người dân Xong, công nghiệp hóa cũng gây ra khôngít những ô nhiễm trên địa bàn xã các vùng dân cư nông thôn và khu nuôitrồng nông nghiệp gần những cụm công nghiệp đều bị ảnh hưởng về khôngkhí, rác thải, tiếng ồn và nguồn nước.

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Trang 38

Cùng với sự phát triển của huyện Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh xã ĐìnhBảng trong những năm gần đây có rất nhiều thành tích cũng như đổi thaytrong phát triển kinh tế và đời sống xã hội.

1.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế

Sau nhiều năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế, một phần đất nông nghiệpđã chuyển sang phục vụ sản xuất công nghiệp và dịch vụ, nên diện tích đấtnông nghiệp Đến nay xã đã có rất nhiều chuyển biến phát triển theo hướngtích cực, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng lên đáng kểvà chiếm 52% một tỉ lệ lớn nhất trong cơ cấu ngành của xã, giá trị dịch vụtrên 20%, giá trị nông nghiệp còn 28% tổng thu nhập của xã Tổng thunhập quốc dân của xã trung bình hàng năm đạt khoảng: 228,964 tỷ đồng,thu nhập bình quân đầu người trung bình hàng năm 937,5USD /người/nămlà một trong những xã có thu nhập bình quân đầu người cao của huyện vàtỉnh Bắc Ninh Nhiều chỉ tiêu kinh tế phát triển vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ratrong kế hoạch phát triển kinh tế của xã Số liệu tổng hợp phát triển kinh tếcủa xã trong những năm gần đây phản ánh một cách chi tiết sự phát triểnmạnh mẽ này:

a Nông - lâm - ngư nghiệp

Trong nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn ĐìnhBảng trong những năm gần đây chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trịtrồng trọt giảm còn 55%, giá trị chăn nuôi tăng lên 45% Sản xuất nôngnghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung đưa các giống mới vào chonăng suất và chất lượng cao đạt 60% Nên năng suất lúa đạt 52 tạ/ha vàngày càng được cải thiện và tăng cao Những cánh đồng cao thường haykhô hạn được chuyển sang trồng cây cảnh, hoa đào, hoa cao cấp, trồng rausạch hiệu quả gấp nhiều lần cấy lúa; Tăng diện tích lúa nếp, lúa tẻ thơmhàng hóa đạt giá trị cao nên kết quả sản xuất vẫn đạt khá Tổng diện tíchgieo trồng hàng năm trung bình đạt 820 ha trong đó diện tích trồng lúa là655ha, hoa màu là 95ha(diện tích trồng đào là 28ha), diện tích VAC là

Trang 39

70ha Tổng DT lúa cả năm đạt 655ha trồng lúa, năng suất bình quân cả nămđạt 54 tạ/ha Tổng sản lượng cả năm đạt 3527 tấn trong đó sản lượng lúanếp chiếm 50%

Diện tích nông nghiệp hàng năm tiếp tục giảm do phát triển đô thị vàdịch vụ Đình Bảng đã chuyển cơ cấu mùa vụ, cây trồng có hiệu quả, sớmchỉ đạo Khuyến khích nhân dân phát triển các mô hình trang trại chăn nuôiđưa chăn nuôi lớn vào quy hoạch xa khu dân cư giảm thiểu ô nhiễm.Chuyển đổi 63ha đất đồng trũng sang làm trang trại cho thu nhập gấp 5đến 7 lần trồng lúa Sản lượng bình quân chăn nuôi hàng năm tăng 30%.Năm 2007 trên toàn xã hiện có 74 trang trại vừa và nhỏ kết hợp trồng trọtvới chăn nuôi, trồng hoa cây cảnh Tới nay trên toàn xã có 141 máy càyvừa và nhỏ, 41 máy tuốt lúa liên hợp, 165 ôtô vận tải các loại Tiếp thucông nghệ sinh học trong sản xuất giống lúa, sản xuất hoa cao cấp, rausạch, nuôi lợn đạt tỷ lệ nạc cao Góp phần đưa giá trị thu nhập bình quânchăn nuôi lên 37triệu đồng/ha/năm.

b Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ:

Sản xuất công nghiệp, TCN và thương nghiệp dịch vụ trên địa bànxã hiện nay phát triển với tốc độ khá nhanh tính đến nay, toàn xã có 96công ty TNHH,HTX, doanh nghiệp tư nhân và trên 1235 hộ kinh doanhbuôn bán nhỏ, thu hút trên 3000 lao động Hiện nay, toàn xã có 2 khu côngnghiệp tập trung là Lỗ Xung, Mả Ông cơ bản xây dựng xong nhà điều hànhđang đưa vào sử dụng Các doanh nghiệp trong xã nhiều doanh nghiệp đãlắp đặt hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và họat động hiệu quả Nhìnchung các doanh nghiệp đã và đang tiếp tục mở rộng phát triển sản xuất,mạnh dạn đầu tư đa dạng hoá ngành nghề góp phần tích cực vào việcchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn địa phương Mức thunhập ổn định của các công nhân là từ 400.000 đồng tới 1.500.000 đồng/người/ tháng

c Đầu tư xây dựng cơ bản

Trang 40

Trên địa bàn xã hiện nay có một số các công trình phục vụ phát triểnkinh tế xã hội: 4 trường học, 1 trạm xá, 1 UBND, 1 trụ sở công an xã, quỹtín dụng và nhiều các công trình đầu tư xây dựng cơ bản cho phát trểnnông nghiệp như: Đình Bảng đã cơ giới hóa từ khâu thủy lợi, làm đất, thuhoạch, vận chuyển trong nông nghiệp Trong 5 năm đã cứng hóa kênhmương được 25,2km, làm 41km đường giao thông nội đồng Xã có 3 nhàmáy nước nhỏ bảo đảm cho nhân dân đều được dùng nước sạch Công tácthuỷ lợi nội đồng thường xuyên được chú ý nạo vét kênh mương, tổ chứccông tác tưới tiêu kịp thời cho nông nghiệp.

d Giao thông

Hệ thống đường giao thông của xã tương đối hoàn thiện 100% cáccon đường liên thôn trong xã được giả bê tông các đoạn đường quốc lộ quaxã có quốc lộ 1A,tuyến lộ cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (quốc lộ 1B),tuyếnđường sắt Hà Lạng chạy qua cùng Tỉnh lộ 271 đi Phù Đổng thuận tiện pháttriển giao lưu với các vùng Với hệ thống giao thông thuận lợi như vậy xãcó tiềm năng rất lớn cho phát triển kinh tế xã hội Đây là một thuận lợi lớnđối với xã cần tận dụng triệt để vị trí thuận lợi này.

e Môi trường

Các vấn đề môi trường luôn được xã chú trọng, Trong những nămgần đây vệ sinh môi trường có những biến chuyển rõ dệt 100% các thônđều có đội vệ sinh chuyên đi thu gom rác thải tới nơi quy định đảm bảo.Xong vấn đề rác thải vẫn là vấn đề bức xúc và cần giải quyết của xã trongnhững năm tới nhất là khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển xong quátrình công nghiệp hóa nhanh chưa có sự phân bổ sử dụng đất hợp lý nênhiện nay, một số doanh nghiệp trong xã vẫn còn đang không có mặt bằngsản xuất đã xây dựng xưởng sản xuất trong khu dân cư gây ra rất nhiều ônhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân về môi trường sống.

1.2.2 Thực trạng văn hóa - xã hội

Ngày đăng: 08/12/2012, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. : Mối liên hệ hai chiều giữa các cấp độ quy hoạch sử dụngđất đai (FAO, 1993) - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Hình 1. Mối liên hệ hai chiều giữa các cấp độ quy hoạch sử dụngđất đai (FAO, 1993) (Trang 11)
Bảng 1. Định mức sử dụngđất cơ sở ytế - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 1. Định mức sử dụngđất cơ sở ytế (Trang 23)
Bảng 3. Định mức sử dụngđất cơ sở giáo dục – đào tạo cấp xã - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 3. Định mức sử dụngđất cơ sở giáo dục – đào tạo cấp xã (Trang 24)
Bảng 4. Định mức sử dụngđất cơ sở thể dục thể thao - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 4. Định mức sử dụngđất cơ sở thể dục thể thao (Trang 25)
Bảng 5. Định mức đất công nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 5. Định mức đất công nghiệp (Trang 26)
Bảng 7. Định mức tổng hợp sử dụngđất khu dân cư nông thôn - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 7. Định mức tổng hợp sử dụngđất khu dân cư nông thôn (Trang 27)
Hiện trạng sử dụngđất của xã được thể hiện qua bảng sau: - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
i ện trạng sử dụngđất của xã được thể hiện qua bảng sau: (Trang 46)
Bảng 8: Diện tích đất nông nghiệp tới năm 2015 - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 8 Diện tích đất nông nghiệp tới năm 2015 (Trang 74)
Bảng 10: Phân khu vực sử dụngđất trong quy hoạch đất nông nghiệp - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 10 Phân khu vực sử dụngđất trong quy hoạch đất nông nghiệp (Trang 74)
Bảng 11. Phương án bố trí khu vực sử dụng vào mục đích đất ở - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 11. Phương án bố trí khu vực sử dụng vào mục đích đất ở (Trang 76)
Bảng 1. Diện tích cơ câú sử dụngđất trước và sau quy hoạch sử dụngđất xã Đình Bảng - Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015.
Bảng 1. Diện tích cơ câú sử dụngđất trước và sau quy hoạch sử dụngđất xã Đình Bảng (Trang 101)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w