Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015. (Trang 59 - 61)

a/ Về phát triển kinh tế: trong giai đoạn 2008 – 2015 được dự báo là một giai đoạn mà nền kinh tế có nhiều thay đổi, cùng với sự biến động của huyện Từ Sơn và tỉnh Bắc Ninh. Xã Đình Bảng với vị thế đặc biệt thuận lợi của mình dự báo sẽ có rất nhiều biến đổi tích cực về mọi mặt:

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2008 - 2010 là 13%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 là 14%/năm

- Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ lệ: thủ công nghiệp và công nghiệp chiếm 68 % năm 2010, 69,2% năm 2015; nông nghiệp thủy sản chiếm 6,2% năm 2010, 4,8% năm 2015 và thương mại dịch vụ chiếm 25,8% năm 2010 tới năm 2015là 26%/ năm. Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiêpk đảm bảo Năng suất lúa đạt 11tấn/ ha/năm.

- Thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2008 - 2015 tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt 36 - 38% tổng thu nhập của xã với các dự án khu công nghiệp và đầu tư nước ngoài vào phường.

- Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 1914 USD và năm 2015 đạt 2350 USD, bằng 117% so với mức bình quân cả nước (2000 USD/người/năm).

Để đạt được những mục tiêu cụ thể như trên nhiệm vụ của các ngành trong giai đoạn tới cần thực hiện như sau:

 Đối với ngành nông nghiệp: coi nông nghiệp vẫn là cơ sở cho sự phát triển, đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho xã hoàn thành các mục tiêu đề ra. Cần đẩy mạnh hơn nữa áp dụng khoa học kỹ thuật, tập trung thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn liền với đa dạng sinh thái. Chọn cây giống tốt năng suất cao, chất lượng đảm bảo phù hợp với đất đai và nhu cầu thị trường của vùng. Triệt để cải tạo diện tích ao hồ, diện tích bề mặt nước nuôi trồng thủy sản. đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn nâng cao trình độ canh tác và kỹ thuật canh tác cho người dân trong xã.

 Đối với thủ công nghiệp và công nghiệp: duy trì và phát triển các ngành nghề hiện có của xã như mành tăn, mành trúc, giấy…. Đồng thời quan tâm tới các ngành phát triển với thu nhập cao. tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp các cụm công nghiệp phù hợp với các cơ sở sản xuất. Tạo điều kiện tốt về cơ chế pháp lý và về nguồn lực khuyến khích kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp như tạo điêu kiện vay vốn, tạo điều kiện về chính sách cho các ngành nghề, thúc đẩy công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển.  Thương mại dịch vụ: khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã

tham gia vào hoạt động thương mại phát triển dịch vụ trao đổi hàng hóa tích cực kích thích sản xuất phát triển. xây dựng hệ thống các cơ sở buôn bán nhỏ lẻ, chợ trung tâm, siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong xã và một phần cho các xã lân cận. b/ Về xã hội: đảm bảo phát triển toàn diện phục vụ tối đa đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cùng với tăng trưởng về kinh tế tạo ra sự phát triển bền vững trên địa bàn xã.

- Giảm tốc độ tăng dân số hàng năm xuống còn 1%/năm - Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm,

- Đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt khoảng 45 - 50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng lao động chiếm khoảng 70%.

- Đảm bảo công bằng trong việc chăm lo sức khoẻ cộng đồng, đưa tuổi thọ bình quân lên ngang với mức cao của cả nước là trên 70 tuổi.

Để thực hiện được những mục tiêu trên về mặt xã hội cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

 Văn hóa xã hội : cần phát động các phong trào gia đình văn hóa, vận động nhân dân duy trì các hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao lành mạnh. Thực hiện tốt các chính sách xã hội đảm bảo đời sống tinh thần của nhân dân.

 Y tế: nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chủ động chăm sóc sức khỏe của người dân. Thực hiện tốt phong trào kế hoạch hóa gia đình  Giáo dục: tăng cường hơn nữa các hoạt động khuyến học. nâng cao

trình độ dân trí của người dân. Mở thêm các trường dạy nghề, trường đại học.. trên địa bàn xã nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng nguồn nhân lực đủ trình độ phục vụ cho quá trình phát triển của xã.

 Lao động việc làm: cần có những chính sách hỗ trợ, đào tạo nằm nâng cao trình độ và thu hút nhân tài của xã cho phát triển. bố trí và tuyển dụng người dân trong xã có khả năng vào làm việc cho các khu công nghiệp nhằm ổn định công việc và thu nhập của người dân trong xã đồng thời thu hút lao động có trình độ từ các nơi khác tới nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển của xã.

c/ Về môi trường: Tăng trưởng kinh tế tất yếu đi kèm với những vấn đề về môi trường đòi hỏi phải giải quyết. Do đó ngay trong gia đoạn đầu của quá trình phát triển cần thực hiện nghiêm chỉnh các mục tiêu sau:

- Môi trường được giữ vững, không còn tình trạng ô nhiễm, thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt, quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp, y tế.

- Bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.

4.3. Quan điểm xây dựng quy hoạch

Một phần của tài liệu Quy hoạch sử dụng đất cho phát triển kinh tế xã hội cấp địa phương ví dụ nghiên cứu tại xã Đình Bảng huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2008 – 2015. (Trang 59 - 61)