Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh hậu giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (tóm tắt)
Trang 1CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN TỈNH HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2011-2015, TẦM NHÌNĐẾN NĂM 2020
(tóm tắt)
Trang 21 Đặt vấn đề
Nông nghiệp (NN), nông dân (ND), nông thôn (NT) là vấn đề đặc biệt quan trọngđối với sự phát triển của Hậu Giang Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chínhsách và giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuấtNN, NT, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, tập trungchuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, bằng các giải pháp thích hợp đã chủđộng xây dựng 3 xã điểm NT mới và triển khai xây dựng hạ tầng nông thôn trên toàn tỉnh
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế Nôngnghiệp và nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, ngành nghề sản xuất và vùng sảnxuất hàng hóa được hình thành nhưng chậm mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộichưa đáp ứng nhu cầu phát triển Hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực còn nhiềuhạn chế; các chính sách để thúc đẩy phát triển NN, NT và hỗ trợ nông dân chưa kịp thời;tiêu thụ hàng nông sản chủ lực như lúa, mía, khóm, thủy sản còn bấp bênh, công nghiệpvà dịch vụ nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển chậm.
Từ năm 2006 đến nay, dự án “Cải cách hành chính và Triển khai chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài
trợ được triển khai tại các Sở, Ban, ngành tỉnh và một số địa bàn cấp xã1 đã góp phầnthúc đẩy đổi mới phương pháp lập KH PT.KTXH, nhất là lập kế hoạch phát triển có sựtham gia của cộng đồng Song, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì HậuGiang còn phải đối mặt các khó khăn như sau: (1) Thiếu lồng ghép phát triển nông thônvới phát triển công nghiệp, dịch vụ và nghề nghiệp nhằm giải quyết việc làm nông thôn;(2) Giải quyết lực lượng lao động nông thôn chiếm khoảng 30% tổng lực lượng laođộng, trong đó 50% cần được tập huấn; (3) Về xác định những ưu tiên cho cơ sở hạtầng nông thôn phục vụ song song hai mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội; (4) Nhu cầuvề cải thiện sinh kế nông dân nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao vị thế nông dân vàtạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn (5)Xây dựng nông thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ, phù hợp điều kiện, hoàn cảnhcủa HG
Để đóng góp giải quyết khó khăn nêu trên, Chiến lược phát triển nông thôn tỉnhHậu Giang, giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 được xây dựng trong bối cảnhtriển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 –2015, đặc biệt là thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nôngthôn mới
Trang 32.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2004-2010; đánhgiá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức các ngành hàng mũi nhọn tác động đến pháttriển “Tam Nông” tỉnh Hậu Giang
- Đề xuất Chiến lược phát triển nông thôn; tập trung cho xây dựng nông thôn mới,giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
- Đề xuất cơ chế, tổ chức và chính sách thực hiện Chiến lược phát triển nông thôntỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
2.3 Phương pháp
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu định tính và định lượng được triểnkhai qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, thảo luận nhóm, phương pháptham gia đa ngành và thống kê mô tả được áp dụng Chi tiết phương pháp tiến hành
được trình bày phụ lục A 3 Nội dung
3.1 Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004.Khó khăn lớn nhất của Hậu Giang sau khi chia tách đó là: (1) Xuất phát điểm của nềnkinh tế thấp; (2) Kết cấu cơ sở hạ tầng thấp kém, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp;(3) Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ít và có quy mô nhỏ bé, trình độ công nghệ lạchậu; lĩnh vực thương mại và dịch vụ yếu kém; (4) Nhiều vấn đề xã hội bức xúc , tỷ lệlao động chưa qua đào tạo còn nhiều
Tuy nhiên, tỉnh đã nỗ lực vượt khó, kết quả chung phát triển kinh tế - xã hội được
ghi nhận qua Danh mục chỉ tiêu 1 Kết quả chung có 16/16 chỉ tiêu đạt; trong đó, cónhững chỉ tiêu vượt như: Thu, chi ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ lệ trẻ emdưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; chỉ tiêu đảng trong sạch vững mạnh và phát triển đảngviên.
3.1.1 Phát triển kinh tế - xã hội Hậu Giang, giai đoạn 2005-2010
3.1.1.1 Tăng trưởng GDP chung và các khu vực kinh tế (Bảng 1):
Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2005 đến năm 2010 luôn tăng trên hai con số,có xu hướng tăng dần và ổn định hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả vùngĐBSCL trong cùng giai đoạn
3.1.1.2 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và nội bộ ngành
Giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá cố định 1994) ướcnăm 2010 đạt 4.165 tỉ đồng, tăng 19,4% so năm 2009 Cơ cấu giá trị sản xuất giữa nôngnghiệp - lâm nghiệp - thủy sản đã có bước chuyển dịch, với tỉ lệ năm 2008: 90,66% -0,60% - 8,74%; năm 2009: 89,98% - 0,85% - 9,16%, ước cả năm 2010 là: 82,97% -0,77% - 16,26%.
Trang 43.1.1.3 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội bộ ngành
Cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản của Hậu Giang chỉ chiếm 1/3 trong nền kinh tế,thấp hơn so với mức bình quân của toàn vùng và cả nước (khoảng 40%) Nhìn chung, cảba lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng bìnhquân 12% trong giai đoạn 2005-2010, đặc biệt đối với lĩnh vực chăn nuôi Tuy nhiên,kết quả chuyển dịch còn hạn chế vì trồng trọt vẫn chiếm tỉ lệ cao về GTSX và cơ cấu sửdụng đất2
3.1.2 Đánh giá hiện trạng NN, ND và nông thôn giai đoạn 2005-2010
3.1.2.1 Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp tập trung phát triển “5 cây - 5 con” chủ lực của tỉnh, cụ thểnhư sau:
a) Trồng trọt: Trong giai đoạn 5 năm (2005-2010) chiếm trên 78% trong GTSX
ngành NN và được đánh giá như sau:
- Cây lúa: là cây trồng chủ lực được giữ diện tích 80.000 ha theo kế hoạch đến
năm 2020; trong đó có 70.000 ha lúa chất lượng cao và 10.000 ha lúa đặc sản Ước đếncuối năm 2010 đã có 32.000 ha lúa chất lượng cao, hoàn thành 45,7% kế hoạch đến năm2020; có 6.000 ha lúa đặc sản, hoàn thành 60% kế hoạch đến năm 2020 Năng suất lúa
bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt trên 5 tấn/ha, tăng từ 4,7 tấn/ha (năm 2004) lên 5,6
tấn/ha năm 2010, sản lượng trên một triệu tấn/năm Toàn tỉnh có 120 tổ, CLB, HTX sảnxuất giống diện tích trên 1.500 ha, cung ứng giống lúa xác nhận khoảng 63% (năm2009) và 80% năm 2010 nhu cầu diện tích gieo trồng Việc ứng dụng Chương trìnhIPM, “3 giảm - 3 tăng”, “5 giảm, 1 phải” trong sản xuất lúa được đa số nông dân thamgia thực hiện.
- Cây mía: là cây có lợi thế so sánh rất lớn của tỉnh trong vùng ĐBSCL Diện tích
năm 2010 là 13.173 ha, trong đó có 10.300 ha vùng mía nguyên liệu đã được đầu tư cơsở hạ tầng Năng suất, chất lượng mía và chữ đường cao, nhiều giống mía mới đượctrồng phổ biến như ROC16, ROC10, ROC22, QĐ11, VN84-4137, K84-200, DLM24.Lợi nhuận người trồng mía bình quân đạt từ 30 - 35 triệu đồng/ha/năm; hộ đầu tư đúngkỹ thuật, lợi nhuận bình quân đạt 70 - 75 triệu đồng/ha/năm Hiện ngành NN đang lậpdự án đầu tư cơ sở hạ tầng bổ sung 5.000 ha để đạt kế hoạch 15.000 ha vùng mía nguyênliệu của tỉnh.
Năm 2009, ngành mía đường đóng góp 9,11% GTSX của các sản phẩm trồng trọt.GTSX mía (giá hiện hành) tăng qua các năm (tốc độ tăng trung bình 19%/năm trong giaiđoạn 2005-2010); nhưng nếu xét theo giá cố định năm 1994 thì GTSX mía tăng khôngđều và có năm GTSX còn bị giảm Cụ thể, GTSX mía năm 2006 đạt được là 282.850triệu đồng (theo giá năm 1994), tăng 21,% so với năm 2005, nhưng sang năm 2007GTSX mía bị giảm 7,3% so với năm 2006 và GTSX mía năm 2008 tăng 4,6% so vớinăm 2007 Năm 2009, mặc dù giá mía tăng cao nhưng do sản lượng bị giảm nên GTSXmía (theo giá 1994) giảm mạnh đến 18,1% so với năm 2008
Niên giám thống kê Hậu Giang, 2009
Trang 5Ngành mía đường của Hậu Giang cũng gặp nhiều khó khăn do: thiếu liên kết trongquy hoạch, chế biến và tiêu thụ mía Diện tích trồng mía không ổn định và đang có xuhướng giảm (bảng 5) Diện tích mía năm 2008 là 15.479 ha , đến năm 2009 còn 12.961ha (giảm 16,3%)
Tiêu thụ mía vẫn theo kênh truyền thống là người trồng mía bán sản phẩm chocác thương lái, thương lái bán cho nhà máy đường Hiện nay đã có 2 công ty trực tiếp kýhợp đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng mía (tính đến 06/2010), giá sàn bao tiêu là600 đồng/kg (đối với loại 10CCS); trong đó, Công ty Casuco bao tiêu đến 457.478 tấn,chiếm 35,7% sản lượng mía năm 2010 của tỉnh
Giai đoạn 2011-2015 tỉnh tập trung phát triển cây mía như sau:
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu mía theo kế hoạch “Dự ánđầu tư XD vùng mía nguyên liệu HG giai đoạn 2010 - 2012”;
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng, chấtlượng để đáp ứng nhu cầu mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường đặt tại Hậu Giang;
+ Nghiên cứu và triển khai các mô hình xen canh cây mía để tăng thu nhập chongười trồng mía;
+ Tổ chức cung ứng trực tiếp sản phẩm mía từ người trồng mía đến nhà máy chếbiến, tránh qua nhiều khâu trung gian hoặc thời gian trung chuyển chậm dẫn đến giảmchất lượng mía.
- Rau màu: Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại rau, màu giai đoạn 2005 –
2010 là 2,5% (bảng 6) Trong đó diện tích rau, đậu các loại chiếm 76%, còn lại là cácloại màu như: bắp, khoai lang, khoai mì Tốc độ tăng sản lượng bình quân trong 5 năm(2005-2010) là 4,65%/năm (bảng 7) Cụ thể: sản lượng các loại rau, đậu năm 2005 là89.635 tấn tăng lên 108.465 tấn nă 2009 với tốc độ tăng bình quân 4,9%/năm; sản lượngbắp năm 2005 đạt 7.803 tấn tăng lên 9.744 tấn năm 2009, tốc độ tăng bình quân5,7%/năm (Bảng 8).
- Cây ăn trái: hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như bưởi 5 roi Phú Hữu,
cam sành Ngã Bảy, quít đường Hậu Giang, khóm Cầu Đúc Qua bảng 8 và bảng 9 chothấy, trong giai đoạn 2005 – 2010, tổng diện tích cây ăn trái ít thay đổi, bình quân tăng0,52%/năm Trong đó, cây có múi (cam, quýt, bưởi) khoảng 8.352 ha (2010) tăng sonăm 2005 (6.840 ha), các loại cây ăn trái khác (nhãn, dừa) lại có xu hướng giảm, đặcbiệt cây nhãn giảm hơn 13,7% So với chỉ tiêu kế hoạch đưa diện tích cây ăn trái củatoàn tỉnh lên 24.500 ha với năng suất 249.000 tấn vào năm 2010, thì tỉnh mới đạt được91% diện tích và 42% sản lượng
b) Chăn nuôi: Bảng 10 cho thấy Hậu Giang có tiềm năng phát triển chăn nuôi,
đạt tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2005-2010 Tổng đàn gia súc, gia cầm củatỉnh theo số liệu điều tra tại thời điểm ngày 01/4/2010 là 3.491.215 con; trong đó, đàntrâu, bò: 4.419 con, đạt đạt 88,38%; đàn heo: 147.136 con, chỉ mới đạt 49,05% và giacầm 3.339.660 con, đạt 87,89% kế hoạch đến cuối năm 2010 Tổng đàn tăng trưởng khá,tăng cao nhất là đàn gia cầm với mức tăng bình quân 20,45%/năm; đàn trâu tăng bình
Trang 6quân 10,68%/năm; đàn dê tăng bình quân 5,2%/năm Riêng đàn bò tăng chậm khoảng1,41%/năm, đặc biệt đàn lợn giảm bình quân 3,55%/năm
Việc ứng dụng quy trình nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, giacầm thực hiện khá thành công; tăng tỷ lệ nạc hóa đàn heo đạt trên 80% Ngoài ra, cácmô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinhthực phẩm được hình thành, tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh
Bảng 11 và hình 1 trình bày về giá trị sản xuất chăn nuôi cho thấy GTSX (giá sosánh 1994) ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân 6,13%/năm, từ 281.309 triệu đồng(2005) lên 356.825 triệu đồng (2009) Trong đó GTSX gia cầm tăng trưởng nhanh nhất(26%/năm), từ 25.334 triệu đồng (năm 2005) lên 63.848 triệu đồng (năm 2009); GTSXcủa sản phẩm phụ chăn nuôi có tốc độ bình quân 15,1% và các sản phẩm phụ chăn nuôikhông qua giết thịt tăng bình quân 8,52%
Xét về cơ cấu đóng góp, chăn nuôi gia súc đóng góp 63,26% GTSX của ngànhchăn nuôi, kế đến là sản phẩm phụ chăn nuôi không qua giết thịt chiếm 18,22% và giacầm 17,9%
c) Thủy sản: là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, lĩnh vực nuôi chiếm gần 90% tổng
giá trị SX của ngành (số liệu năm 2009) Các mô hình nuôi thủy sản khác nhau đượctrình bày qua bảng 12.
Bảng 13 cho thấy diện tích mặt nước nuôi thủy sản đến 6-2010, diện tích thả nuôiđược 7.508 ha, sản lượng thủy sản đạt 44 ngàn tấn, tăng 13% so năm 2008 và ước năm2010 tăng trên 20% so năm 2009.
Đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tếSQF 1000CM , hình thành vùng nuôi tập trung như cá tra ở Châu Thành, thị xã Ngã Bảy;đang tiếp tục phát triển thương hiệu cá rô, cá thát lát Hậu Giang Bảng 14 trình bày tổnggiá trị sản xuất thủy sản năm 2009 đạt 365.933 triệu đồng tăng 58.383 triệu đồng so vớithời điểm năm 2005 Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất thủy sản là4,44%/năm, thấp hơn so với kế hoạch đề ra về tốc độ phát triển ngành thủy sản cho năm2010 (22,7%).
GTSX ngành nuôi thủy sản chiếm tỷ trọng cao (90% trong tổng cơ cấu GTSX thủysản) và tăng dần qua các năm Giá trị sản xuất NTTS năm 2005 là 245.362 triệu đồngtăng lên 329.485 triệu đồng năm 2009 với tốc độ tăng bình quân 7,7%/năm Tuy nhiên,giá trị sản xuất về khai thác giảm dần qua các năm với tốc độ giảm bình quân14,33%/năm Riêng giá trị dịch vụ thủy sản cũng tăng với tốc độ bình quân 5,6%/năm,nhưng tỷ trọng đóng góp vào giá trị SX của ngành không đáng kể
Về quy hoạch phát triển thủy sản trong tương lai được trình bày qua bảng 14 chothấy sẽ tập trung các loại chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao, cụ thể là:
+ Cá tra: vùng nuôi ổn định 530 ha (năm 2010), 960ha (năm 2015) và 1.600ha
(năm 2020) Từng bước thực hiện nuôi trồng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt(VIETGAP), cùng với việc hạn chế ô nhiễm môi trường, và tập trung ở huyện ChâuThành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy.
Trang 7+ Cá đồng: đã nuôi thâm canh 500 ha, phát triển thương hiệu cá thát lát Hậu
Giang và một số loại cá chủ lực khác như cá rô phi siêu thịt, cá rô đồng, cá sặc rằn, tậptrung ở Vị Thủy, Châu Thành A và Long Mỹ.
+ Tôm càng xanh: tập trung vùng tôm càng xanh với diện tích 200 ha ven sông
Xà No huyện Châu Thành A.
+ Cá bống tượng: với 23,11ha, tập trung Long Mỹ và Châu Thành A.
+ Cá trê lai: với 36,54 ha, chủ yếu ở Châu Thành, Châu Thành A và thị xã Ngã
* Giống thủy sản: toàn tỉnh hiện có 52 cơ sở sản xuất kinh doanh và thuần dưỡng
giống thủy sản các loại, đối tượng tự sản xuất là cá thát lát, tôm càng xanh, rô đồng, trêsặc rằn Trung tâm giống NN năm 2009 cho sinh sản được 23,35 triệu bột, cá giống cácloại được 325 kg và 47.500 con cá thát lát Nhìn chung, cơ bản đáp ứng nhu cầu giốngcho SX thuỷ sản; song việc kiểm soát chất lượng giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bấtcập
d) Lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh ổn định từ năm 2005 đến nay Có
5.003 ha rừng; trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 65% và đất rừng đặc dụng chiếm 35%,hàng năm vận động nhân dân trồng thêm từ 2,5 - 3 triệu cây phân tán Tràm là sản phẩmquan trọng của địa phương với diện tích 4.733 ha, chủ yếu tại các huyện Phụng Hiệp, VịThủy, Long Mỹ và TP Vị Thanh
Bảng 15 trình bày tổng giá trị sản xuất từ rừng năm 2009 đạt 20.997 triệu đồng,chiếm 1,03% tổng cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông – Lâm – Thuỷ sản Trong giaiđoạn 2005 -2009, giá trị sản xuất lâm nghiệp giảm bình quân 8,61% năm.
3.1.2.2 Nông dân
a) Đất đai: đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến 2010 đạt 98,5%, đạt kế
hoạch đề ra Công tác giám sát việc chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác được thựchiện tốt, theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hậu Giang, ổn định và giữvững khoảng 80.000 ha đất lúa theo chương trình an ninh lương thực của Chính phủ.
b) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm:
+ Tỉ lệ LĐ được đào tạo so tổng số LĐ của tỉnh đến năm 2009 đạt 15,36%, cònthấp so bình quân vùng ĐBSCL (khoảng 23%) và cả nước (khoảng 28%) Ước năm2010 đạt tỉ lệ 16,95% LĐ được đào tạo so tổng số LĐ.
+ Tạo việc làm tại chỗ, đi làm việc trong, ngoài tỉnh và đi xuất khẩu LĐ, năm 2009đã giải quyết việc làm cho 22.486/22.000 LĐ, đạt 47,8% so giai đoạn 2009-2010(47.000 LĐ), trong đó có 42/150 LĐ đi nước ngoài làm việc Ước năm 2010 số LĐđược giải quyết việc làm mới trong năm là 23.000 người, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,3%so năm 2009.
- Giảm dần tỉ trọng LĐ trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp từ 65% xuống còn63%, tăng LĐ trong khu vực công nghiệp và xây dựng từ 12% lên 13%, thương mại,dịch vụ từ 23% lên 24%
Trang 8- Giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 4,44% (năm 2009) xuống còn4,40% (năm 2010), giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn từ 12,35% (năm 2009)xuống dưới 10,5% (năm 2010).
- Tỷ lệ hộ nghèo theo (chuẩn nghèo 2005) năm 2009 giảm còn 11,45%, ước năm2010: 9,95%, tỉ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số: năm 2009: 32,79%, ước năm2010: 27,37%
Tuy vậy, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống còn khókhăn; ý thức học nghề, yêu thích LĐ trong một bộ phận lao động nông thôn chưa cao,trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ ở khu vực nông thôn còn yếu về chất lượng, thiếuvề số lượng… đã ảnh hưởng và hạn chế đến tính bền vững và lâu dài trong công tác đàotạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐ nông thôn hiện nay và tương lai.
c) Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Giải quyết lao động tăng bình quân 1.130 người/năm, tương đương 0,26% Laođộng trong khu vực I giảm 13,5% trong giai đoạn 2005-2010 và chuyển sang khu vực IIvà III tương ứng là 5,2% và 8,3% Bên cạnh đó, ngoài tác động của chuyển đổi cơ cấukinh tế, thì sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành cũng được xem là yếu tố quan trọngdẫn đến sự dịch chuyển lao động giữa các ngành kinh tế; cụ thể là dịch chuyển từ NNsang phi nông nghiệp.
Chuyển dịch lao động theo hướng di cư: HG là một trong những địa phương có
tỷ suất di cư3 khá cao và xu hướng tăng dần qua các năm (bảng 17) Qua khảo sát 72 hộgia đình có người di cư và không có người di cư tại Hậu Giang (2009) của HuỳnhTrường Huy, cho thấy sự chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịchvụ chưa tạo được việc làm cho đại bộ phận lao động dịch chuyển ra khỏi ngành NN củatỉnh, trong đó việc phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thốngcòn nhiều khó khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.
Bảng 18 chỉ ra về “đẩy” di cư lao động Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp,thiếu đất sản xuất và lao động chưa qua đào tạo và cơ hội có nghề nghiệp ở nông thôn lànguyên nhân “đẩy” LĐ nông thôn của HG Phần lớn lao động trẻ có xu hướng đi nơikhác tìm việc làm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh Đông Nam Bộ lànhững điểm đến hấp dẫn nhất đối với người di cư LĐ của Hậu Giang cũng như vùngĐBSCL.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu LĐ trong những năm qua tại Hậu Giang đã đạt vàvượt chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010 Cụ thể là cơ cấu lao động trong khu vực I ước tínhnăm 2010 giảm chỉ còn 64,9%, so với kế hoạch là 69%; trong khu vực II ước tính đạt11,4%, so với kế hoạch là 11-12% và trong khu vực III ước tính đạt 23,7% so với kếhoạch là 19% Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc chuyển đổi kinh tế giữa các ngành cònchậm dẫn đến chưa tạo ra và giải quyết việc làm đáp ứng tốt nhu cầu lao động Trongtương lai, phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn qua phát triển doanh nghiệp vừavà nhỏ để chuyển dịch lao động NN sang phi nông nghiệp thì cần đặc biết quan tâm vàđặt ra để giải quyết
Là tỷ số giữa số người đi khỏi địa phương và dân số tại địa phương (tính trên 1.000 dân)
Trang 9d) Thu nhập:
Bảng 19 trình bày thu nhập bình quân 1 ha/hộ/năm cho thấy:
+ Doanh thu bình quân trên đất canh tác năm 2009 đạt 57,8 triệu đồng/ha/năm, tăng
9,8 triệu đồng/ha so năm 2008, năm 2010 ước đạt 62 triệu đồng/ha/năm, đạt 109% so kếhoạch (KH năm 2010: 57 triệu đồng/ha) Lợi nhuận bình quân khoảng 40% Một số môhình nuôi trồng thủy sản có giá trị sản xuất đạt từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm
+ Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành luôn tăng trong giai đoạn 2010, năm 2009: 13,55 triệu đồng/người, ước năm 2010: 15,92 triệu đồng/người, tăng17,56% so năm 2009 và tăng 48% so với năm 2008 Trong đó, thu nhập bình quân đầungười dân địa bàn nông thôn còn thấp, khoảng 65% nhập bình quân đầu người của tỉnh(số liệu tương ứng năm 2009 là 8,7 triệu đồng/người/năm so với 13,55 triệu đồng/người/năm) Do vậy tăng thu nhập và tạo cơ hội việc làm là vấn đề cần quan tâm trong chiếnlược phát triển nông thôn HG trong giai đoạn tới
2005-3.1.2.3 Nông thôn
Mặc dù còn những hạn chế, nhưng thời gian qua, nông thôn HG có nhiều đổi mớimang tính toàn diện Kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới;các điều kiện hỗ trợ, bảo đảm cho SX kinh doanh của hộ dân nông thôn được tăngcường Kết quả đánh giá đầu tư phát triển nông thôn như sau:
a) Về thủy lợi:
Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô hàng năm góp phần tăng diện tích canhtác, đảm bảo tưới tiêu Năm 2009: tổng khối lượng đào đắp ước năm 2010 là 1,8 triệum3, đạt 200% kế hoạch, và nâng diện tích có thủy lợi phục vụ sản xuất lên128.320/139.338 ha (92% diện tích), tăng 10.320 ha so năm 2009, tăng thêm 25.320 haso năm 2008, phục vụ cho 62.500 ha đất lúa, 10.300 ha đất mía, 17.000 ha đất vườn câyăn trái, 2.500 ha đất cây rau màu, kinh phí thực hiện 33.551 triệu đồng, trong đó nhândân đóng góp 19.899 triệu đồng, chiếm 60% Chủ động kiểm soát, khắc phục xâm nhậpmặn, đã khởi công thực hiện 04 gói thầu trong dự án hệ thống đê bao ngăn mặn LongMỹ - Vị Thanh với mức vốn là 600 tỷ đồng (vốn bố trí năm 2010 là 50 tỉ đồng).
b) Về giao thông: trong 5 năm (2005-2010) giao thông Hậu Giang, đặc biệt là hạ
tầng giao thông có bước phát triển vượt bậc Một số tuyển giao thông xung yếu để pháttriển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông thôn Hậu Giang nói riêng như: đườngTây Sông Hậu, đường Trần Hưng Đạo nối dài; đường nối Cần Thơ - Vị Thanh; đường ôtô về trung tâm xã Phương Phú (huyện Phụng Hiệp); công trình ĐT 925; đường ô tô vềtrung tâm các xã Phú An, Đông Phú (huyện Châu Thành) với tổng chiều dài 28,4 km và6 cầu/160m, kinh phí xây dựng 222,2 tỷ đồng Ngành giao thông đang khẩn trương đẩynhanh tiến độ thi công các công trình đường nối thành phố Vị Thanh với thành phố CầnThơ, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, ĐT 925 (gói thầu số 2), đường ô tô vềtrung tâm các xã: Trường Long Tây, Đông Phước, Tân Thuận, Tân Hòa, Vị Bình, PhúHữu A Hệ thống giao thông nêu trên, nếu được hoàn chính và sớm đưa vào hoạt độngsẽ là đòn bẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
Trang 10- Giao thông nông thôn: Hiện toàn tỉnh có có 247 tuyến đường với chiều dài 500
Km, 301 cầu; có 69/74 xã, phường có đường ô tô về đến trung tâm xã, đạt 92,96% và523/523 ấp, khu vực có đường xe 2 bánh đi lại được trong 2 mùa, đạt 99,23% Năm2009 xây dựng được 432,9 km đường nhựa và bê tông, 86,1 km đường đá, nâng cấp299,2 km đường đạt 349,4% kế hoạch; xây dựng 301cây cầu/5.424m cầu bê tông vàthép liên hợp; nâng cấp 2.128 m cầu đạt 345,5% kế hoạch Sáu tháng đầu năm 2010, xâydựng được 546,3 km đường nhựa, bê tông và nâng cấp 148 km đường đạt 115,7% kếhoạch, xây dựng 5.932 md cầu Tổng kinh phí thực hiện 281.981 triệu đồng, trong đó:ngân sách 160.140 triệu đồng (57%), nhân dân đóng góp 121.841 triệu đồng (43%).
Chỉ riêng Chiến dịch Giao thống -Thủy lợi mùa khô năm 2009 đã huy động được181.509 triệu đồng, trong đó ngân sách 89.478 triệu đồng (chiếm 49,3%), nhân dânđóng góp 50,7%, đã thực hiện:
+ Phần đường: 818,2 km/KH 315 Km, đạt 259,7% KHCD, trong đó: Đường nhựavà bê tông: 432,9 km, đạt 323,9% KH; Đường đá cấp phối: 86,1 km, đạt 177,8% KH;Đường duy tu, sửa chữa: 299,2 km/133 km đạt 225% KH.
+ Phần cầu: chiều dài xây dựng: 5.424 m/ 1.570 m, đạt 345% KH.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, đường nông thôn liên ấp chất lượng chưa tốt,nhanh xuống cấp và chưa tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhândân, tỷ lệ xã có đường liên ấp được trải nhựa, bê tông hóa nhìn chung còn thấp so với cáctỉnh trong khu vực Điều này là cản trở phát triển kinh tế hộ.
c) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: được quan tâm đầu
tư, đã nâng cấp và xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung; thực hiện Bộ chỉ số đánhgiá theo dõi nước sạch và VSMT nông thôn; xây dựng mô hình ứng dụng khoa học côngnghệ xử lý nước phèn và nhiễm mặn cho các hộ dân sống phân tán, xây dựng hệ thốngcấp nước tập trung cụm tuyến dân cư vượt lũ Tập trung giải quyết vấn đề nước sạch vàvệ sinh đối với trường học, trạm y tế, trụ sở xã, cộng đồng dân cư Ước đến cuối năm2010, có 90% hộ sử dụng nước sạch, trong đó NT chiếm 82%.
d) Y tế, giáo dục và đào tạo:
- Cùng với việc đầu tư mới, mở rộng, nâng cấp hệ thống y tế công lập như các
bệnh viện tỉnh, bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã, tỉnh đãkhuyến khích đầu tư cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trở thành tuyến chăm sóc sức khoẻban đầu quan trọng Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 18%; sốbác sỹ trên vạn dân là 4 bác sỹ, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 16,5 giường.
- Hệ thống trường học ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển, đến năm2010 đã huy động 10% trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ, 67% trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi đimẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 92%; huy động 99% học sinh tiểu học (trong độ tuổi từ6-10 tuổi), trong đó học sinh 6 tuổi đến trường đạt 99-100%; có 87% học sinh trung họccơ sở trong độ tuổi từ 11-14 tuổi; 75% học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi từ 15-17 tuổi; số sinh viên trên 1 vạn dân là 85 sinh viên
Trang 11Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, thì giáo dục của tỉnh, đặc biệt là địa bàn nôngthôn còn rất nhiều hạn chế Tổng số trường học của 55 xã trong tỉnh là 238 điểm trường,trong đó trường tiểu học chiếm số lượng cao nhất 136 trường (chiếm trên 55%), kế đếnlà trường mẫu giáo 52 trường, THCS 42 trường và THPT là 8 trường Tỷ lệ các trườngđạt chuẩn quốc gia còn rất thấp (39 trường) Nguyên nhân là do diện tích mặt bằngtrường lớp còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu trường chuẩn; tình trạng lồng ghép trườnglớp giữa bậc mẫu giáo với bậc tiểu học, bậc phổ thông cơ sở với phổ thông trung họccòn khá phổ biến; hầu hết các trường đều thiếu sân chơi cho học sinh, thiếu các phòngchức năng, thiếu nhà vệ sinh.
e) Thực hiện một số chương trình trọng điểm về phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn: các công trình trọng điểm được tỉnh giải ngân đạt kế hoạch vốn hàng năm,
góp phần quan trọng làm tăng tỉ lệ hộ sử dụng điện, nước hợp vệ sinh; giải quyết việclàm cho lao động nông thôn, tăng cường chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, đào tạo;giảm hộ nghèo…
+ Các Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc
làm, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm; dân số, kế hoạch hóa gia đình;Chương trình phòng chống bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; Chươngtrình vệ sinh an toàn thực phẩm; chương trình văn hóa; Chương trình bố trí dân cư theoQuyết định 193/2006/QĐ-TTg; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường NT
+ Triển khai tốt chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ (giai đoạn 2) với10 cụm, tuyến Tổng nguồn vốn 146.560 triệu đồng, chiếm 2,76% kế hoạch vốn.
g) Xây dựng và phát triển xã nông thôn mới:
Căn cứ Chỉ thị số 49/2001/CT.BNN/CS ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình thí điểm phát triển nông thôntoàn diện cấp xã theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa – hợp tác hóa – dân chủhóa; đồng thời thực hiện Quyết định số 1983/QĐ.UBND ngày 08/12/2004 của UBNDtỉnh Hậu Giang v/v phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể xã điểm Vĩnh Viễn - huyệnLong Mỹ thời kỳ 2005-2010 và Quyết định số 2350/QĐ-CT.UBND ngày 24/10/2005của UBND tỉnh Hậu Giang V/v phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể xã điểm Vị Thanh -huyện Vị Thủy thời kỳ 2005-2010.
Năm 2010 tỉnh đã tổ chức đánh giá, công nhận 03 xã nông thôn mới theo 13 tiêuchí của tỉnh, gồm: xã Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ), xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy) và xãTân Tiến (thành phố Vị Thanh)
h) Kinh tế hợp tác, hợp tác xã: Toàn tỉnh hiện có 122 HTX nông nghiệp, tổng vốn
điều lệ 19,23 tỉ đồng, với 3.387 xã viên, 9.095 lao động, diện tích 3.290 ha (2,4% diệntích đất nông nghiệp); có 3.739 tổ hợp tác sản xuất với 93.475 lao động Các HTX nôngnghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn; tuy nhiên, qui mô đầu tư và lợi nhuận kinh tếcòn hạn chế Sự tham gia nông dân tùy thuộc tổ chức liên kết dọc và liên kết ngangtrong chuổi ngành hàng và quản lý chuỗi qua tham gia “4 nhà”
4 Tầm nhìn phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020
Trang 124.1 Quan điểm và phương hướng
4.1.1 Quan điểm: Quan điểm phát triển nông thôn HG sẽ hướng về 3 đối tượng chính
như sau:
- Đối với nông dân là đối tượng để phát triển Qua đó nghiên cứu và phát triển NN
phải hướng vào từng nhóm đối tượng ND và tạo cơ hội cho họ tham gia tích cực vào tiếntrình phát triển nông nghiệp và nông thôn là giải pháp tích cực và lâu dài Sự thay đổi mứcsống và năng lực của nông dân là thước đo để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nôngthôn sắp tới
- Đối với nông nghiệp là cơ hội Khả năng cạnh tranh về sản xuất và tiêu thụ các cây
và con, đặc biệt là 5 cây và 5 con là thước đo mức độ thành công về phát triển nông nghiệpcủa tỉnh.
- Đối với nông thôn là địa bàn Việc xây dựng và đầu tư phát triển 19 tiêu chí xã nông
thôn mới là thước đo về phát triển nông thôn của tỉnh
4.1.2 Phương hướng
Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020là hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững nhằm pháthuy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lươngthực quốc gia Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế NN và lao động nông thôn; nângcao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng nông thônmới đạt tiêu chí quốc gia, đến năm 2015 có ít nhất 20%, đến năm 2020 có ít nhất 50% xãtrong tỉnh đạt tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới; đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, kinhdoanh, tạo thêm việc làm tại chỗ góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóavà tinh thần cho nhân dân; thực hiện tốt công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sưc khỏevà bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo; giữ vững an ninh và trật tự an toàn xãhội.
Cơ sở pháp lý để thực hiện phương hướng trên là tỉnh nên tập trung hoàn chỉnhquy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, sửdụng đất và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2015 và các năm tiếptheo
4.2 Chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh liên quan Chiến lược nông thôn, giaiđoạn 2011-20154 (Danh mục chỉ tiêu 2)
4.3 Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011-2015.4.3.1 Nông nghiệp
Ổn định sản lượng lúa 1 triệu tấn/năm, diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản32.000 ha; trong cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, giảm dần tỉ trọng trồng trọt (bao gồmtrồng trọt và lâm nghiệp), tăng dần tỉ trọng chăn nuôi (bao gồm chăn nuôi và thủy sản)và dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ đến năm 2015 là: 60% -
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015
Trang 1330% - 10% Tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản bình quân trên đất canh tác (quyra giá hiện hành) năm 2015: 76 triệu đồng /ha/năm, trong đó phấn đấu đạt lợi nhuậnbình quân 30% trở lên.
4.3.1.1 Phát triển ngành hàng mũi nhọn của tỉnh
Kết quả phân tích SWOT cho cây trồng bao gồm: cây lúa, CAQ, cây mía và raumàu Chăn nuôi bao gồm trâu, bò và heo; thủy sản bao gồm cá da trơn và thát lát Kết
quả được tóm tắt qua bảng 20, và chi tiết hóa được trình bày phụ lục B Có 3 điểm mạnh cơ bản về sản xuất NN Hậu giang, đó là:
1 Đa dạng sản phẩm NN & ND nhạy bén kỹ thuật và thị trường: Do đặc điểm tự
nhiên Hậu giang về đất, khí hậu, đặc biệt nguồn nước là lợi thế rất lớn cho sản xuất NNvới 5 cây và 5 con ND nhạy bén thị trường và kỹ thuật mới dẫn đến nhiều mô hình canhtác thích nghi địa phương và cho hiệu quả cao cần được nghiên cứu, nhân rộng
2 Điểm mạnh về lúa gạo, thủy sản và mía: có lợi thế so sánh rất lớn trong vùng
Tây sông Hậu, là động lực phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm nông thôn.Do vậy cần tăng cường liên kết vùng trong công tác quy hoạch và đầu tư phát triển cácloại hàng hóa nông - thủy sản mũi nhọn này của tỉnh
3 Tham gia “4 nhà”: Gần đây các chủ trương, chính sách, qui định pháp của
tỉnh đã thúc đẩy mô hình tham gia “4 nhà” cho sản xuất lúa theo mô hình “3 giảm 3tăng”, “5 giảm, 1 phải”, các mô hình xã hội hóa công tác giống, phòng trừ dịch bệnhtrên cây trồng và vật nuôi, sản xuất và tiêu thụ mía đường, khóm và cá thát lát cườm.Nông dân có xu thế hợp tác nhau để thích nghi với thị trường và điều kiện sản xuất địaphương Vì thế, cơ chế tham gia “4 nhà” cần được nghiên cứu và phát triển cho từngloại cây, con cụ thể nhằm tập trung nguồn lực các bên tham gia để phát triển cây trồngvà vật nuôi có lợi thế so sánh của tỉnh trong vùng
Có 3 điểm yếu về SX NN & nông dân của tỉnh như sau:
1 Điểm yếu về đầu tư thấp, và không đồng bộ vùng nông thôn: Mặc dù thời gian
qua HG đã tranh thủ và kêu gọi nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước; nhưng đối vớivùng nông thôn, đặc biệt cho sản xuất NN còn yếu và thiếu Vì thế, sản xuất NN thiếuđảm bảo về điều kiện hạ tầng kinh tế - kỹ thuật Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, giáthành cao, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch và bảo quản còn lớn Cùng với các qui định phápluật, cơ chế, chính sách hỗ trợ NN còn nhiều bất cập và chưa hấp dẫn các DN đầu tưphát triển sản xuất và chế biến nông sản.
2 Yếu kém về sử dụng tài nguyên NN theo lợi thế tiểu vùng sinh thái của tỉnh:
mặc dù có quan tâm quy hoạch, nhưng đầu tư và phát triển quy hoạch còn hạn chế dẫnđến khó để khai thác tổng hợp sản xuất NN theo lợi thế so sánh từng tiểu vùng của tỉnh.Nông dân phải chịu nhiều áp lực vì thị trường không ôn định và thiếu đầu tư theo lợi thếso sánh sản xuất Khó tổ chức ND nối kết với thị trường vì khó khăn trong việc tậptrung vùng nguyên liệu để kêu gọi đầu tư chế biến nông, thủy sản, vì thế cũng khó tổchức ND khai thác lợi thế so sánh, tạo vùng nguyên liệu và nối kết với thị trường.
Trang 143 Sản xuất nhỏ lẻ, không đồng bộ và khó nối kết với thị trường: Do yếu kém về
quy hoạch và triển khai quy hoạch theo lợi thế so sánh từng huyện, xã, dẫn đến khókhăn liên quan đến năng lực sản xuất nông dân nối kết với thị trường, trong bối cảnh sảnxuất nông hộ nhỏ lẻ như hiện nay
Do 3 yếu kém nêu trên, nên những thành công sản xuất NN của tỉnh chỉ dừng ởdạng nông hộ, mới đạt mục tiêu giảm nghèo và ổn định sinh kế người dân nông thôn.Mặc dù sản xuất cây trồng và vật nuôi đa dạng và tăng đáng kể, nhưng không bền vữngvì qui mô nhỏ lẻ, mất ổn định trong quan hệ cung-cầu, sản phẩm ít hàm lượng chất xámvà dịch vụ hỗ trợ kém Hậu quả là rất khó đầu tư trọng điểm để hỗ trợ ND về tổ chứcSX, chuyển giao công nghệ, cung cấp tín dụng, và nối kết họ với thị trường
Có 3 cơ hội cơ bản về sản xuất NN của Hậu giang như sau:
1 Cơ hội mở rộng thị trường: Do vị trí địa lý của Hậu giang nằm trung tâm của
tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, có nhiều đường sông và đường bộ đi qua Đó cũng là lợithế mở rộng hoạt động thị trường đầu ra và đầu vào cho các loại cây, con mũi nhọn củatỉnh Trong xu thế “tăng cường liên kết vùng”, Hậu giang sẽ có nhiều cơ hội thị trườngđể phát triển thương mại và dịch vụ nông thôn trong thế liên kết với TPCT, Kiên Giang,Sóc Trăng, Bạc liêu và Cà Mau theo lợi thế so sánh và theo quy luật cung cầu nội địa vàquốc tế
2 Cơ hội Hậu giang kêu gọi đầu tư và phát triển công nghệ: Thời gian qua Hậu
giang có nhiều chính sách minh bạch, ổn định, tạo quan tâm thu hút nhà đầu tư, khuyếnkhích được mọi thành phần kinh tế, nhất và các DN tư nhân tham gia vào ngành sảnxuất và chế biến nông và thủy sản Việc tăng cường thu hút đầu tư mở ra triển vọng đẩymạnh chuyển giao công nghệ liên quan đến cung ứng đầu vào và thị truờng đầu ra sảnphầm 5 cây và 5 con có lợi thế so sánh của tỉnh
3 Quan tâm về đầu tư và phát triển “Tam nông”: Qua đầu tư phát triển thủy lợi,
giao thông nông thôn, tổ chức nông dân hợp tác, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ,cung cấp tín dụng đã giúp nhiều nông hộ phát triển SX và nâng cao thu nhập Xác định 5cây, 5 con trong đầu tư phát triển nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng xã nông thôn mới vàđào tạo nghề NT là cơ hội rất lớn nâng cao đời sống người dân nông thôn trong tươnglai Sắp tới Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ ưu tiên đầu tư vào nôngthôn đó là cơ hội rất lớn để phát triển nông nghiệp, nông thôn và tăng mức sống nôngdân
Có 3 thử thách lớn về NN và nông dân cuả HG như sau:
1 Về cạnh tranh nông-thủy sản chất lượng cao, giá rẻ và dịch vụ tốt: Mặc dù
Hậu Giang đã xác định 5 cây, 5 con chủ lực để đầu tư phát triển; nhưng sản xuất hànghóa cây trồng và vật nuôi này chịu sức ép cạnh tranh gay gắt do phải đáp ứng tiêuchuẩn “4 đúng” mà thị trường đòi hỏi như: Đúng chất, đúng lượng, đúng thời điểm thịtrường cần và đúng kỹ thuật sản xuất Khó đạt tiêu chuẩn “4 đúng “ vì lý do: (1) Quản lývà hệ thống giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập, (2) Công tác vệsinh an toàn thực phẩm còn nhiều hạn chế và việc kiểm soát và xây dựng vùng an toàndịch bệnh chưa cao (3) Khó xây dựng các hệ thống sản xuất, vận chuyển, chế biến và
Trang 15phân phối theo mô hình GAP (Good Agricultural Practices) cho các sản phẩm có lợi thếcủa tỉnh Ngòai ra, ND là người tham gia sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nhưngkhông am hiểu nhiều về SX tiêu chuẩn “4 đúng” như nêu trên
2 Thách thức sản xuất nông nghiệp kém bền vững: Sản xuất cây con của tỉnh
thường gặp nhiều rủi ro do chịu ảnh hưởng ngập lụt mùa mưa, hạn hán & xâm nhập mặnmùa khô và dịch hại trên lúa, gia súc, gia cầm và cá, tôm Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóatăng, nhưng thu nhập hộ không tăng tương xứng; đầu tư sản xuất NN và nông thôn cònthiếu, yếu và không đồng bộ; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng gia tăng
3 Tính thổn thương nông dân ngày càng cao: Do thách thức và yếu kém sản
xuất NN như trình bày trên, cùng với thu nhập thấp, trong điều kiện người nông dânphải trang trải các chi phí lớn: (i) Chi tiêu gia đình hàng ngày, chữa bệnh, và học hànhcho con cái, (ii) Đám tiệc, giỗ hoải và quan hệ xóm làng, (iii) Ứng vật tư sản xuất trướcvà trả lại sau khi thu hoạch mùa vụ với giá cao, (iv) Vay vốn sản xuất đầu vụ hoặc chitiêu gia đình và trả nợ cuối vụ Do vậy, ND sẽ kém tích lũy để tái sản xuất Do vòng lẩnquẩn thu nhập thấp và nghèo khó, nhiều trẻ em nông thôn của tỉnh phải bỏ học giữachừng để đỡ gánh nặng chi tiêu và phụ giúp cha mẹ tăng thêm nguồn thu cho gia đình.Trong khi đó, thanh niên nông thôn chính là lực lượng kế thừa để trở thành ND thế hệmới, nhưng có tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao Mặt khác, một bộ phận thanh niên, nhấtlà thanh niên nông thôn rơi vào tệ nạn cờ bạc, rượu chè và các tệ nạn xã hội khác Ngoàira, phát triển ND lệ thuộc rất nhiều về môi truờng phát triển NN và nông thôn, nhưnghai lĩnh vực này còn rất yếu kém của tỉnh Vì thế, tỉnh tổn thương người dân nông thônngày sẽ càng cao, nếu giải pháp phát triển nông thôn tiến hành thiếu đồng bộ và khônghiệu quả
4.3.1.2 Chiến lược phát triển các ngành hàng mũi nhọn
Kết hợp điểm mạnh và cơ hội, vượt thách thức và điểm yếu như phân tích trên, cácchiến lược phát triển ngành hàng mũi nhọn của tỉnh cần quan tâm như:
- Chiến lược quy hoạch vùng sản xuất: quy hoạch sản xuất theo hệ thống mở dựa vào
nhu cầu thị trường và bố trí sản xuất của 5 cây, 5 con theo lợi thế so sánh từng tiểu vùng sảnxuất cụ thể Đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên vùng quy hoạch theo nhu cầu thịtrường và hiệu quả sử dụng đất cho 5 cây và 5 con Trong đó, quy hoạch và đầu tư quyhoạch theo tiểu vùng sản xuất là nền tảng để liên kết về giống, quy trình sản xuất, côngnghệ sau thu hoạch, tổ chức sản xuất ND nối kết với thị trường
- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu NN và kinh tế nông thôn theo
hướng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, tập trung vào các sản phẩm chủ lực củatỉnh; ưu tiên nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị 5 cây, 5 con có lợi thế so sánh từngđịa phương của tỉnh va trong vùng TN sông Hậu thì đặc biệt quan tâm
- Tiếp tục đầu tư các vùng nguyên liệu lúa, mía, thủy sản của tỉnh phục vụ cho
công nghiệp chế biến Trong 5 năm tới chuyển từ 20-30% diện tích lúa Xuân Hè và HèThu sang cây màu theo cơ cấu lúa Đông Xuân - màu Hè Thu- lúa Thu Đông kết hợpnuôi trồng thủy sản theo phân vùng sản xuất Đối với vụ Hè Thu phải đảm bảo tốt sauthu hoạch phục vụ cho chế biến xuất khẩu Kết hợp liên kết vùng cho sản xuất và tiêu
Trang 16thụ lúa-gạo
- Đầu tư thủy lợi: Chú trọng đầu tư và nâng cấp các công trình thuỷ lợi phục vụ
tưới tiêu, ngăn mặn; tiếp tục đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cho quyhoạch vùng lúa chất lượng cao, vùng mía nguyên liệu, vùng nuôi thủy sản, vùng raumàu Nâng cao chất lượng quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi, tu bổ các đê baongăn mặn, tiếp tục đầu tư đê bao Long Mỹ Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chốngthiên tai, chủ động ứng phó với mọi tình huống, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiêntai gây ra Phát triển hệ thống nội đồng; trong đó, liên kết chương trình WB về nâng caonăng lực phát triển quản lý nước theo nhu cầu sản xuất cộng đồng thì cần quan tâm
- Phòng chống dịch bệnh: Tập trung phòng chống dịch bệnh trên 5 cây, 5 con.
Trang bị cho ND kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh trên 5 cây và 5 con này;sản xuất giảm giá thành, giảm rủi ro.
- Ứng dụng khoa học công nghệ cao: Triển khai Đề án Khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao huyện Long Mỹ, làm hạt nhân phát triển các vệ tinh trong tỉnh; cảithiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng, tích cực xây dựng các mô hình sản xuất mới, ápdụng khoa học kỹ thuật, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, chútrọng theo hướng GAP (sản xuất an toàn), tăng độ sạch nông sản, giảm chi phí trunggian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường Tổ chức sản xuất nông dân nối kết doanhnghiệp để tiêu thụ hàng hóa khu NN công nghệ cao.
- Liên kết vùng, đặc biệt là trong tiểu vùng Tây Sông Hậu gắn với giải pháp thamgia “4 nhà” để phát triển chuỗi giá trị các ngành hàng mũi nhọn nêu trên
4.3.2 Nông dân
- Nâng cao năng lực ND sản xuất và nối kết thị trường cho 5 cây và 5 con Trong
đó nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị hàng hóa và vai trò tổ chức nông dân tham gia.- Thường xuyên đánh giá nhu cầu và tổ chức nâng cao năng lực lao động nôngthôn Định kỳ tổ chức điều tra, phân tích quan hệ cung-cầu và chất lượng nguồn nhânlực trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn Tổ chức tập huấn, huấn luyện chuyển giaokhoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nôngnghiệp và phi nông nghiệp theo định hướng phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ câyvà con có lợi thế so sánh của tỉnh
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện tốt các dự án tíndụng hỗ trợ việc làm; rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tácđiều tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động; có kế hoạch dạy nghề theo địa chỉ;
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, huy động mọi nguồn lực chocông tác đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm; mở rộng đào tạo nghề cho nông dân.Thực hiện đề án phát triển nguồn nhân lực, mở rộng trường đào tạo nghề, đa dạng hoáhình thức đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại, chủdoanh nghiệp.
Trang 17- Tạo việc làm mới cho nông dân, chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp sang lĩnhvực công nghiệp và xuất khẩu lao động Thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho ngườinghèo
- Tiếp tục nhân rộng những mô hình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả Triển khaicác đề án chăm sóc sức khỏe cộng đồng Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở ở nôngthôn
- Chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực; mở rộng các hình thức đào tạo lao động tạichỗ, nhất là lao động trẻ để chuyển sang làm việc trong các cơ sở công nghiệp sau này.Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảođảm kịp thời, đúng đối tượng hỗ trợ, góp phần giảm bớt khó khăn về đời sống nhân dânvà hỗ trợ thúc đẫy sản xuất phát triển, nhất là vùng đồng bào dân tộc…Thực hiện chínhsách hỗ trợ người nghèo, người dân vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, đồng bào dân tộcthiểu số.
4.3.3 Chiến lược phát triển xã nông thôn mới
4.3.3.1 Dựa vào cơ chế, tổ chức và chính sách nhà nước
Căn cứ pháp lý: các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 491/2009/QĐ-TTgngày 16 tháng 4 năm 2009 của V/v ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 V/v Phê duyệt Chương trìnhmục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; các Quyết địnhcủa UBND tỉnh Hậu Giang: Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 V/v thànhlập Ban Chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, giaoBCĐ xây dựng Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chíQuốc gia về nông thôn mới tỉnh trình UBND tỉnh và được Phê duyệt ban hành tại Quyếtđịnh số 1174/QĐ-UBND ngày 26/5/2010
Việc đánh giá hiện trạng xây dựng xã nông thôn mới và cơ chế tổ chức và chínhsách Sở/Ngành tham gia thực hiện 19 tiêu chí là rất quan trọng và cần tiến hành liên tụcvà thường xuyên
4.3.3.2 Dựa vào thực trạng và kế hoạch phát triển xã NT mới
Kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo 19 tiêu chí Quốc gia
Bảng 21 và 22 chỉ ra hiện trạng và lập kế hoạch của 73 xã, phường, thị trấn; trongđó có 55 xã, 16 phường, thị trấn trên địa bàn Hậu giang Đồng thời kế hoạch xây dựngxã đạt NT mới theo từng giai đoạn: 2010 - 2015, 2015 – 2020
- Giai đoạn 2010 – 2015: đạt 11/55 xã nông thôn mới (đạt 20% số xã).
- Giai đoạn 2015 – 2020: đạt thêm 17 xã nông thôn mới nâng tổng số là 28/55 xã
(chiếm trên 50%).
Xây dựng kế hoạch xây dựng 11 xã điểm nông thôn mới
Trang 18Vào tháng 8/2010, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp khảo sát 11 xã điểm đểđáng giá về hiện trạng xã nông thôn mới được trình bày qua bảng 23
Nhìn chung, các xã được chọn đại diện cho các huyện/thị, tiểu vùng sinh thái địalý và đại diện mức độ hoàn thành 19 tiêu chí khác nhau Hiện nay chỉ có xã Tân Tiến đạtđược 14/19 tiêu chí và cần rà soát và tiếp tục đầu tư phát triển để đạt 19 tiêu chí Các xãcòn lại của 11 huyện-thị đạt từ trung bình đến rất thấp, đặc biệt là xã Tân Hòa-ChâuThành A (chỉ đạt 4/19 tiêu chí) và Xã Đông Thạnh – Châu Thành chỉ đạt 5/19 tiêu chí.Do vậy, Sở/Ngành liên quan cần kết hợp với chính quyền huyện và xã, cùng cộng đồngnhằm phát triển các tiêu chí còn lại của 11 xã điểm nêu trên
4.3.3.3 Đánh giá cơ chế tham gia thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới
Kết quả đánh giá về trở ngại khó khăn và đề xuất của các Sở/Ngành tham gia xây
dựng và thực hiện các tiêu chí xã NTM được trình bày qua Phụ lục C.
Xây dựng xã nông thôn mới là Chương trình quốc gia, được sự quan tâm chỉ đạocủa các cấp từ TW đến địa phương, có sự phối hợp nhiệt tình của các Sở/Ngành tỉnh.Tuy vậy, qua đánh giá cơ chế tham gia cấp tỉnh dẫn còn gặp khó khăn như sau:
-Việc triển khai 19 tiêu chí xã nông thôn mới lệ thuộc vào nhiều Bộ/Ngành TW;nhưng hướng dẫn của các Bộ/Ngành còn chậm và không đồng bộ, gây khó khăn, lúngtúng cho địa phương trong xây dựng kế hoạch xã nông thôn mới
- Còn nhiều tiêu chí trùng lấp về phân công chức năng chuyên môn của Sở/Ngành.- Năng lực CB, đặc biệt CB cấp xã, chưa được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nênlúng túng trong tổ chức tham gia thực hiện
- Khó khăn trong đánh giá và xây dựng các tiêu chí: kinh phí hạn hẹp, thiếu trangbị máy móc, phương tiện, công cụ để tập huấn cho các địa phương, nhất là cấp cơ sở,nên các địa phương báo cáo số liệu chưa thống nhất, khó khăn cho công tác tổng hợp vàđề xuất kế hoạch phù hợp.
- Khó khăn trong điều phối: Sự phối hợp của các Sở, ngành chưa đồng bộ, kịp thờinên gây không ít khó khăn trong triển khai thực hiện Sự điều phối và thông tin nhautrong các thành viên của BCĐ còn nhiều hạn chế.
Để giúp Sở /Ngành và cộng đồng cấp xã cùng tham gia xây dựng và thực hiện kếhoạch phát triển xã nông thôn mới, một số cơ chế, tổ chức và chính sách cần quan tâm
như sau:
- Điều phối và chỉ đạo hệ dọc: Bộ/Ngành hướng dẩn về xây dựng bộ tiêu chí theo
chức năng chuyên môn được thể hiện QĐ 800 TTg và QĐ 493-TTg
- Điều phối và chỉ đạo theo hệ ngang: Khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ/Ngành liên
quan 19 tiêu chí, điều phối hệ ngang cấp tỉnh cần tập trung như sau:
+ Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch là nền tản pháp lý thực hiện 19 tiêuchính xã nông thôn mới Trong đó quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và phát triểnkinh tế-xã hội cần quan tâm
Trang 19+ Các Sở/ngành và BCĐ tỉnh xem xét, quán triệt các hướng dẫn Bộ/Ngành TW vàtranh thủ nguồn lực theo hệ dọc để đầu tư thực hiện về hiện trạng đánh giá bộ tiêu chí xãnông thôn mới
+ UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia về xâydựng nông thôn mới giai doạn 2010 – 2020 của Tỉnh.
+ Về điều phối thực hiện bộ tiêu chí, UBND tỉnh nên xem xét như sau:
Đổi tên BCĐ thực hiện BTCQGNTM thành BCĐ Chương trình MTQG xây dựngNTM theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chínhphủ.
Xây dựng “Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện BTCQGNTM”thành “Quy chế Tổ chức và hoạt động của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM”.Thành lập VP điều phối Chương trình MTQG về xây dựng NTM của tỉnh
- Nâng cao năng lực chính quyền xã và tham gia cộng đồng: Việc xây dựng xã
nông thôn mới tùy thuộc sự tham gia tích cực của lãnh đạo Xã/Phường và cộng đồng.Do vậy cần chú tâm nâng cao năng lực của họ như sau:
+ Am hiểu cấu trúc đầu tư và điều phối nguồn lực của hệ dọc và hệ ngang liênquan đến thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới của xã, địa phương mình
+ Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án liên quan phát triển 19 tiêu chí cấpxã/phường
+ Phương pháp tham gia của cộng đồng xây dựng xã NTM cần được đẩy mạnh+ Cần tập huấn và hướng dẩn thống nhất cách đánh giá 19 tiêu chí ở 3 cấp: Tỉnh,huyện, xã và cộng đồng
4.3.3.4 Chiến lược xây dựng xã nông thôn mới tỉnh Hậu Giang
Mục tiêu định hướng đến năm 2020 là xây dựng 50% số xã trong tỉnh đạt tiêuchuẩn xã nông thôn mới Chú trọng đến các giải pháp lâu dài ứng phó nguy cơ về nướcbiển dâng và biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân đồngbằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng
a) Mục tiêu chung xây dựng 11 xã nông thôn mới của tỉnh: Xây dựng 11 xã nông
thôn mới phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh được tăng cường,hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lànhằm góp phần thực hiện có hiệu quả và đưa Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ
7 Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
b) Tiêu chí phải đạt trong giai đoạn 2011- 2015
11 xã NT mới
Trang 20tiêu chítỉnh Hậu Giang
1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
1.1.Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Đạt hoàn thành trongnăm 2011
1.2.Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã
hội- môi trường theo tiêu chuẩn mới Đạt hoàn thành trongnăm 20111.3.Quy hoạch phát triển các khu dân
cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.
Đạt hoàn thành trongnăm 2011
2 Giao thông 2.1.Tỷ lệ Km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
2.2.Tỷ lệ Km đường trục ấp, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
2.3.Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch không
2.4.Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
3 Thủy lợi 3.1.Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu
3.2 Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý
4 Điện 4.1.Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuậtcủa ngành điện
6 Cơ sở vật 6.1.Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt Đạt Đạt
Trang 21chất văn hóa chuẩn của Bộ VH-TT-DL
6.2.Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa và khu thể thao
ấp đạt theo quy định của Bộ VH-TT-DL 100% 100%7 Chợ
nông thôn
8 Bưu điện
8.1.Có điểm phục vụ bưu chính viễn thong Đạt Đạt
9 Nhà ở dân cư
Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu
14.2.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề)
15 Y tế 15.1.Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức BHYT
16 Văn hóa Xã có từ 70% số ấp trở lên đạt tiêu chuẩn xã văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL
Trang 2217 Môi trường 17.1.Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia
18.2.Có đủ các tổ chức trong hệ thống
18.3.Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”
18.4.Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
19 An ninh, trật
tự xã hội An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt
4.4 Cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược phát triển nôngthôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015
Phát triển nông thôn với ba nội dung lớn là phát triển nông nghiệp, xây dựng nôngthôn mới và nâng cao năng lực nông dân nằm trong khung cơ chế, chính sách của Đảngvà Nhà nước ta thực hiện Tam Nông; đồng thời ở cấp độ tỉnh, cần có những cơ chế,chính sách đồng bộ và sự phối, kết hợp chặt chẽ các giải pháp thực hiện:
4.4.1 Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp vận động xã hội
Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới:
- Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ tỉnh đến cơ sở bằng cáchình thức, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng; huy động cả hệthống chính trị, đặc biệt là cấp xã, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân tham giathực hiện Chiến lược
+ Tuyên truyền chiều rộng: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc
biệt là Đài PTTH Hậu Giang, báo Hậu Giang, hệ thống thông tin xã, ấp, tập trung tuyên
Trang 23truyền, truyền thông cho tất cả nội bộ và nhân dân trên địa bàn nắm được nội dung cơbản của Chiến lược để nhận được sự đóng góp, đồng tình của người dân khi tổ chứctriển khai thực hiện.
+ Tuyên truyền chiều sâu: Thông qua BCĐ thực hiện Chiến lược và BCĐ xây
dựng xã nông thôn mới kết hợp Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của xã,có kế hoạch đến từng tổ tự quản tổ chức họp dân công khai chủ trương chính sách củacấp trên và Đề án của xã về xây dựng xã nông thôn mới.
- Cùng với tuyên truyền, tổ chức vận động, phát động phong trào thi đua xây dựngnông thôn mới trong toàn tỉnh, đặc biệt là tại 11 xã chọn xây dựng xã nông thôn mới, cónội dung, tiêu chí thi đua rõ ràng, có đánh giá, xếp loại hàng năm Nội dung xây dựngnông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị, tiêu chí thi đua, đánh giá cán bộcủa địa phương và các cơ quan có liên quan về mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.
4.4.2 Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp về qui hoạch
4.4.2.1 Quy hoạch và tổ chức sản xuất nông nghiệp
Quy hoạch hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh đối với các sản phẩmcó lợi thế canh tranh, có thị trường tiêu thụ ổn định của tỉnh như lúa gạo, mía, khóm, raumàu, cá đồng, thát lát Quy hoạch vùng nguyên liệu phải gắn với lợi thế địa lý tự nhiên,địa chỉ đầu ra và thị trường tiêu thụ; phát huy tối đa hình thức tiêu thụ sản phẩm theohợp đồng đạt ít nhất 80% vào năm 2015 đối với vùng nguyên liệu được qui hoạch Cácmặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh phải có vùng nguyên liệu được qui hoạch gồm:
- Quy hoạch lại và vùng lúa chất lượng cao mục tiêu đến 2020 đạt 70.000 ha, tập
trung tại huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, thành phốVị Thanh làm nguyên liệu chủ yếu phục vụ các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu thuộcCông ty cổ phần lương thực Hậu Giang, cụm nhà máy chế biến tại huyện Châu ThànhA Chỉ đạo xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với ND trong sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng Chọn thí điểm thực hiện hợp đồng tiêu thụ lúagiữa Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang và ND trong vùng lúa chất lượng cao đượcqui hoạch
- Quy hoạch lại và tiếp tục phát triển và ổn định diện tích vùng chuyên canh mía
khoảng 14.000 ha giai đoạn 2011-2015, tập trung tại huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy,huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh làm nguyên liệu chủ yếu phục vụ các nhà máyđường Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ Phát Chỉ đạo củng cố và phát triển việc tiêuthụ mía hàng hóa qua hợp đồng giữa Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) vàND trong vùng mía nguyên liệu
- Quy hoạch phát triển diện tích nuôi thuỷ sản đến năm 2015 đạt 10.000 ha Các
huyện tổ chức công bố quy hoạch để hộ dân và các doanh nghiệp biết và đầu tư theo quyhoạch, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường; làm cơ sở cho cấp xã tổ chức thựchiện, quản lý qui hoạch
4.4.2.2 Quy hoạch xây nông thôn mới
Trang 24Mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, với 3nội dung sau: (1) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (2) Quy hoạch pháttriển hạ tầng kinh tế-xã hội- môi trường theo tiêu chuẩn mới (3) Quy hoạch phát triểncác khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo hướngvăn minh Đến cuối năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địabàn tỉnh theo thẩm quyền để làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, đến năm 2015công nhận 11 xã nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia, đến năm 2020 có 50% số xãtrong tỉnh đạt tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới.
Để thực hiện tốt 2 nhóm qui hoạch trên, trong năm 2011:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các huyện hướngdẫn các xã rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh 02 loại quy hoạch trên; đồng thời chỉ đạo thựchiện phủ kín qui hoạch nông thôn mới trong toàn tỉnh vào cuối năm 2011.
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồngdân cư, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạchđã được duyệt
4.4.3 Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp về vốn đầu tư
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ V/vPhê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -2020, thì nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn được xác định theo tỉ lệ % tương ứng Trongquá trình chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược nông thôn Hậu Giang, tỉnh bám sát yêucầu phân bổ nguồn vốn và tỉ lệ các nguồn; đồng thời tổ chức huy động tốt các nguồnvốn, thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chiến lượcnày theo cơ chế huy động vốn sau:
4.4.3.1 Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương): gồm 2 nguồn: (1) Chương
trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽtiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng 23%; (2) Vốn trựctiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm 3 mục VI củaQuyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ khoảng 17%.
Tổ chức phân khai nguồn vốn, chậm nhất trong quý I hàng năm theo cơ cấu nguồnvốn ngân sách (Trung ương, địa phương) để tạo chủ động triển khai các chương trình,dự án và tổ chức huy động các nguồn vốn tín dụng, vốn từ doanh nghiệp, hợp tác xã, cácloại hình kinh tế khác và huy động đóng góp của dân cư Việc phân bổ nguồn vốn thựchiện các chương trình, dự án nằm trong Chiến lược phát triển nông thôn của tỉnh theothứ tự ưu tiên: (1) Công trình trọng điểm, bức xúc có tác động chi phối các công trìnhđầu tư khác (2) Năng lực tổ chức thực hiện công trình, dự án của ngành, địa phươngtrong năm kế hoạch trước liền kề (3) Áp dụng cơ chế thưởng bằng hình thức phân bổvốn đầu tư công trình dự án cho ngành, địa phương, đơn vị làm tốt.
Để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, phải:
Trang 25a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; cácchương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:
- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ cómục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những nămtiếp theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chươngtrình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng, chống tội phạm;chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnhxã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chươngtrình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới 5triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnhcho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cốhóa kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôitrồng thủy sản, làng nghề…;
- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình xây dựng nông thôn mới, baogồm cả trái phiếu Chính phủ (nếu có).
b) Huy động tối đa nguồn lực của tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tổ chức triển khaiChương trình xây dựng nông thôn mới UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thôngqua quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thutiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại chongân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới
Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới, tranh thủ nguồn hỗ trợTrung ương và huy động tối đa nguồn lực địa phương, cần đảm bảo thực hiện nguyêntắc cơ chế hỗ trợ vốn được qui định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 củaThủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010 – 2020 như sau:
- Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương theo cho: công tác quy hoạch; đường giaothông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựngtrạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xâydựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã;
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương (tỉ lệ cụ thể được quyết định dựa trênnhu cầu, tính chất công trình, địa bàn đầu tư) cho xây dựng công trình cấp nước sinhhoạt, thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng vàkênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trìnhthể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản;
- Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phùhợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa Xvề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưatự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt.
c) Cơ chế đầu tư:
Trang 26- UBND xã quyết định thành lập Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới là Chủ đầutư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Đối với các công trìnhcó yêu cầu kỹ thuật cao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủnăng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyện giao cho một đơn vịcó đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự tham gia của Ủy ban nhân dân xã.
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã có thời gian thực hiện dưới 2 nămhoặc giá trị công trình đến 3 tỷ, chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trong đó phải nêurõ tên công trình, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật công trình, thờigian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư và cơ chế huy động nguồn vốnkèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán UBND xã quyết định đầu tư, phê duyệtbáo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư đến 3 tỷ đồng có nguồn gốctừ ngân sách.
Đối với các công trình có giá trị trên 3 tỷ hoặc công trình có yêu cầu kỹ thuật caothì việc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán phải do đơnvị tư vấn có tư cách pháp nhân thực hiện UBND huyện quyết định đầu tư, phê duyệtbáo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư trên 3 tỷ đồng có nguồn gốctừ ngân sách và các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao.
Trong quá trình chuẩn bị đầu tư, UBND xã chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến thamgia của cộng đồng dân cư về báo cáo kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, bản vẽ thi công và dựtoán các công trình cơ sở hạ tầng.
- Khuyến khích thực hiện hình thức giao cộng đồng dân cư (những người hưởnglợi trực tiếp từ công trình) tự thực hiện xây dựng Ngoài ra, có thể: (1) Lựa chọn nhómthợ, cá nhân trong xã có đủ năng lực để xây dựng; (2) Lựa chọn nhà thầu thông qua hìnhthức đấu thầu (theo quy định hiện hành)
- Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốcxã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầuthực hiện giám sát các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sátđầu tư của cộng đồng
4.4.3.2 Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thươngmại): khoảng 30% Huy động các ngân hang thương mại quốc doanh, ngân hang thương
mại cổ phần và các tổ chức tín dụng cam kết chương trình tín dụng dài hạn 5 năm 2011– 2015 cho Chương trình phát triển nông thôn của tỉnh; có phân kỳ tín dụng hàng năm.
- Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được trung ương phân bổ cho các tỉnh, thànhphố theo chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn,cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và theo danhmục quy định tại Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 của Thủtướng Chính phủ;
- Vốn tín dụng thương mại theo quy định tại Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nôngthôn
Trang 274.4.3.3 Vốn từ các doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế khác: khoảng
20% Khuyến khích các loại hình kinh tế tham gia bỏ vốn đầu tư theo vào các côngtrình, dự án đầu tư nằm trong danh mục dự án do UBND tỉnh ban hành để thực hiệnChiến lược phát triển nông thôn của tỉnh Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp và cácthành phần kinh tế khác đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanhnghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương được ngân sách nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầutư theo quy định của pháp luật
4.4.3.4 Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: khoảng 10% Các khoản đóng
góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hộiđồng nhân dân xã thông qua Ngoài ra, còn có các khoản viện trợ không hoàn lại của cácdoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư;
4.4.4 Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
(1) Sở Giao thông vận tải chủ trì phối hợp các Sở, Ban, ngành tỉnh, UBND thànhphố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các huyện (gọi tắt là các Sở, ngành và địa phương)tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải vềviệc hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thôngtrên địa bàn xã Mục tiêu đến năm 2015 có 35% số xã trong tỉnh đạt chuẩn (các trụcđường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (cáctrục đường thôn, xóm cơ bản cứng hóa)
(2) Sở Công thương chủ trì phối hợp các Sở, ngành và địa phương tham mưuUBND tỉnh tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công thương V/v hoàn thiện hệthống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bànxã Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạtchuẩn.
(3) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp các Sở, ngành và địa phươngtham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao vàDu lịch V/v hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóathể thao trên địa bàn xã Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
(4) Sở Y tế chủ trì phối hợp các Sở, ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh tổchức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế V/v hoàn thiện hệ thống các công trình phụcvụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến2020 có 75% số xã đạt chuẩn
(5) Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp các Sở, ngành và địa phương thammưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo V/vhoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã.Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn.
Trang 28(6) Sở Nội vụ chủ trì phối hợp các Sở, ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnhtổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ V/v hoàn chỉnh trụ sở xã và các côngtrình phụ trợ Đến 2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn.
(7) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các Sở, ngành và địaphương tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn V/v cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến 2015có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa) Đến 2020 có77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch).
Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ hướng dẫn của các Bộ liên quan cụ thể hóa để các xãxây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện Chiến lược.
4.4.5 Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực nông thôn
Tăng cường đầu tư cho công tác dạy nghề và tạo việc làm nông thôn trên cơ sởtriển khai thực hiện hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020đã được Chính phủ phê duyệt Tiếp tục thực hiện chương trình xuất khẩu lao động, tăngtỉ lệ lao động xuất khẩu đã qua đào tạo, quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi chính đángcủa người lao động Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách từ cấp tỉnh đến cấp xã đểtriển khai có hiệu quả xây dựng 11 xã nông thôn mới của tỉnh Đồng thời, tổ chức đàotạo, tập huấn về các nội dung có liên quan theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới SởNông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Viện, Trường, Sở Nội vụvà các Sở, ngành có liên quan, tranh thủ hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành để tậphợp thành tài liệu hướng dẫn, sổ tay cán bộ xây dựng nông thôn mới trình UBND tỉnhban hành trong năm 2011.
Sở Nội vụ thống nhất với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBNDtỉnh ban hành kế hoạch đào tạo cán bộ xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2011-2015để triển khai thực hiện theo yêu cầu, tiến độ xây dựng 11 xã nông thôn mới.
4.4.6 Cơ chế chỉ đạo, điều hành thực hiện Chiến lược
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh do Chủtịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND tỉnh làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp vàPTNT làm Phó Trưởng ban Thường trực, Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) Sở có liênquan 19 tiêu chí xã nông thôn mới, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh, Chủ tịch Liên minh hợptác xã tỉnh và Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND cấp huyện có xã được chọn xây dựngnôngthôn mới là thành viên Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới do Chủtịch UBND xã làm Trưởng ban, chịu trách nhiệm toàn bộ trước Ban Chỉ đạo tỉnh về việcthực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới Lồng ghép việc chỉ đạo xây dựng Chiến lượcvới chỉ đạo Chương trình Tam Nông của tỉnh, các chương trình, dự án trên địa bàn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạothực hiện Chiến lược, có nhiệm vụ: giúp Ban Chỉ đạo chỉ đạo thường xuyên; chủ trì vàphối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm về mục tiêu, nhiệmvụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện Chiến lược; đôn đốc, kiểm tra, giám sáttình hình thực hiện, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo
Trang 29- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành cóliên quan cân đối và phân bổ nguồn lực cho thực hiện Chiến lược hàng năm; cơ chế lồngghép các nguồn vốn
- Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn xác định vốn từ ngân sách đối với từng nhiệm vụ cụ thể cho các Sở,ngành, địa phương triển khai thực hiện; đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế tàichính; giám sát chỉ tiêu; tổng hợp quyết toán kinh phí
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp việc hoàn thành quy hoạch 12 xã nông thôn mớitrong tỉnh theo hướng dẫn về quy hoạch các xã nông thôn mới của Bộ Xây dựng
- Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Hậu Giang chịu trách nhiệm chỉđạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng của các ngân hàng tham gia thực hiệnChiến lược, đặc biệt là chính sách tín dụng xây dựng xã nông thôn mới.
- Các cơ quan thông tin truyền thông trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền phục vụyêu cầu triển khai xây dựng Chiến lược nông thôn và xây dựng xã nông thôn mới củatỉnh.
- Ở 11 xã điểm được chọn xây dựng xã nông thôn mới: Đảng ủy, UBND xã tranhthủ sự lãnh, chỉ đạo với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành cấp trên để tổ chức thựchiện đạt hiệu quả; đồng thời cân đối các nguồn vốn ngân sách hàng năm nhằm đảm bảokinh phí thực hiện đề án đúng tiến độ UBND xã xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giảipháp, rà soát điều chỉnh bổ sung kế hoạch sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn,tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vàonông nghiệp nông thôn
Danh mục chỉ tiêu 1Kết quả phát triển kinh tế - xã hội tỉnh HG, giai đoạn 2005-20105
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm đạt 12,44%/năm (KH 12 - 13%/năm) Trong đó,khu vực I tăng 4,1% (KH 7 - 7,5%); khu vực II tăng 16,85% (KH 16 - 17%); khu vực III tăng 18,84% (KH 17 -18%).
(2) GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành 860 USD (KH 800 - 900USD), tốc độ tăng bình quân
15,35%/năm, tăng gấp 2,12 lần so năm 2005.
(3) Cơ cấu ngành kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng,và III, giảm tương đốitỷ trọng khu vực I là 34,1% (KH 29 - 30%), tăng tương đối tỷ trọng khu vực II là 30,6%,(KH 35 - 36%), tỷ trọng khu vực III là 35,4% (KH 34 - 35%).
(4) Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2010 là 3.526 tỷ đồng, vượt 3,9% so kế hoạch (KH3.392 tỷ đồng) Tổng thu nội địa 789 tỷ đồng (bao gồm thu xổ số kiến thiết 186 tỷ) vượt 57,5% so kế hoạch (501 tỷđồng) Tổng chi ngân sách địa phương 3.524 tỷ đồng, vượt 18,3% kế hoạch (KH 2.986 tỷ đồng), trong đó chi đầutư phát triển 1.437 tỷ đồng, chiếm 40,78% tổng chi
5 Báo cáo chính tr Đi h i Đng b t nh H u Giang nhi m k 2006-2010 v Báo cáo tình hình th c hi n ậu Giang nhiệm kỳ 2006-2010 và Báo cáo tình hình thực hiện ệm kỳ 2006-2010 và Báo cáo tình hình thực hiện ỳ 2006-2010 và Báo cáo tình hình thực hiện à Báo cáo tình hình thực hiện ực hiện ệm kỳ 2006-2010 và Báo cáo tình hình thực hiện Ngh quy t H ND t nh v KT-XH, qu c phòng an ninh n m 2010 v phĐốc phòng an ninh năm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 ăm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011 à Báo cáo tình hình thực hiện ương hướng, nhiệm vụ năm 2011 ng hướng, nhiệm vụ năm 2011 ng, nhi m v n m 2011 ệm kỳ 2006-2010 và Báo cáo tình hình thực hiện ụ năm 2011 ăm 2010 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2011
Trang 30Tổng chi ngân sách địa phương năm 2010 là 3.524 tỷ đồng, vượt 18,3% kế hoạch (KH 2.986 tỷ đồng), trongđó chi đầu tư phát triển 1.437 tỷ đồng, chiếm 40,78% tổng chi
(5) Tổng mức đầu tư toàn xã hội trên địa bàn trong 5 năm theo giá hiện hành ước đạt khoảng 27.234 tỷ đồng(KH 13.000 - 15.000 tỷ đồng), tăng bình quân 30,83%/năm, tăng gấp hơn 4 lần so 5 năm trước, bình quân mỗi nămkhoảng 5.200 - 5.500 tỷ đồng Riêng năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 8.105 tỷ đồng (KH8.000 - 8.500 tỷ đồng)
(6) Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2010 đạt 175 triệu USD, tăng bình quân20,68%/năm Kim ngạch nhập khẩu năm 2010 đạt 32 triệu USD (KH 30 triệu USD).
(7) Giảm tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn nghèo năm 2005) từ 23,55% xuống còn 9,95% tổng số hộ (KH ≤10%), bình
quân mỗi năm giảm từ 2 - 3%
(8) Huy động 12% trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ (KH 10 - 12%), 70% trẻ trong độ tuổi từ 3 - 5 tuổi đi mẫugiáo (KH 65 - 67%) Huy động 99% học sinh tiểu học trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi đến trường (KH 99%), 87% họcsinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 11 - 14 tuổi (KH 87 - 90%), 55% học sinh trung học phổ thông trong độ tuổitừ 15 - 17 tuổi (KH 75%); số sinh viên trên 1 vạn dân là 87; trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 17,5% (55/314trường)
(9) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 18% (KH dưới 20%); số bác sỹ trên vạn dân là 4 bác sĩ; sốgiường bệnh trên 1 vạn dân là 18,28 giường; số trạm y tế đạt chuẩn quốc gia là 100% (71/71 xã) chưa tính 02 xãmới chia tách.
(10) Mức giảm sinh 0,3‰ (KH 0,3‰); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 11,6‰(KH 10,5‰)
(11) Đến cuối năm 2010 đã củng cố, nâng chất công nhận mới 42 đơn vị xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩnvăn hóa, trong đó số công nhận mới 06 đơn vị đạt chuẩn, vượt kế hoạch 01 xã (KH 05) Gia đình văn hóa đạt 90%tổng số hộ toàn tỉnh (KH 85%) Số ấp và khu vục văn hóa công nhận mới: 40 đơn vị (KH 32) và đạt 03 xã nông thônmới theo 13 tiêu chí cũ, vượt 01 xã so kế hoạch.
(12) Giải quyết việc làm trong 5 năm là 108.215 lao động, mỗi năm bình quân 21.643 lao động (KH 20.000- 25.000) Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề so với tổng số lao động đạt 20,6% (KH 15 - 20%)
(13) Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện 96,7% số hộ (KH 95%), trong đó khu vực nông thôn 93% (KH 90%) Tỷ lệhộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 90% tổng số hộ (KH 90%), trong đó khu vực nông thôn 82% số hộ (KH 82%).
(14) Xây dựng lực lượng quân sự, công an chính quy, từng bước hiện đại, đảm bảo giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội Xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ đúng theo qui định của Quân khu.Công tác tuyển quân, tuyển sinh, giáo dục và bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh hàng năm đều đạt và vượtchỉ tiêu kế hoạch.
(15) Tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh trên 89% (KH trên 85%).(16) Kết nạp được 8.871 đảng viên (KH 7.500 - 8.000 đảng viên mới)