1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.

57 955 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 496 KB

Nội dung

Luận văn : Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã tạo ra nhữngcơ hội mới thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành xuất nhập khẩu và đầu tư nướcngoài Sự kiện này cũng đặt Việt Nam trước sự cạnh tranh quyết liệt toàn cầu Vàviệc tự do thương mại hóa và xóa bỏ các hàng rào thuế quan đã tạo cơ hội chocác doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế Đồngthời các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhanh chóng nhảy vào nước ta kinh doanhnhiều hơn Trong nền kinh tế thị trường với môi trường cạnh tranh như ngày nay,khách hàng chính là chìa khóa để mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.Mọi doanh nghiệp đều nhận thấy rằng việc duy trì và phát triển khách hàng chínhlà yếu tố quan trọng trong chiến lược của doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn thuhút và duy trì khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình thì ngoài việc pháttriển mạng lưới hoạt động, cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ thì còn phảiquản lý tốt mối quan hệ với khách hàng của mình

Qua quá trình thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn HàTĩnh, kết hợp những thông tin em tìm hiểu được với những nghiên cứu, tổng hợp

kiến thức đã học trong nhà trường, em đã quyết định chọn đề tài: “Tăng cườnghoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn Hà Tĩnh” cho chuyên đề thực tập của mình

Nội dung đề tài gồm:

I Tổng quan về ngân hàng và các dịch vụ ngân hàng

II Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà TĩnhIII Một số lí luận về quản lý mối quan hệ khách hàng

IV Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại NHNo Hà Tĩnh

Trang 2

I.Tổng quan về Ngân hàng và các dịch vụ Ngân hàng

1 Khái niệm, chức năng và vai trò của Ngân hàng trong nền kinh tế1.1 Khái niệm

Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch

vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán –và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinhdoanh nào trong nền kinh tế

1.2 Chức năng

Ngân hàng hiện đại thực hiện nhiều chức năng, nó bao gồm:- Chức năng tín dụng

- Chức năng thanh toán

- Chức năng lập kế hoạch đầu tư- Chức năng tiết kiệm

- Chức năng quản lý tiền mặt- Chức năng ngân hàng đầu tư và

bảo lãnh

- Chức năng môi giới- Chức năng bảo hiểm- Chức năng ủy thác

Sơ đồ chức năng cơ bản của ngân hàng đa năng ngày nay

Ngân hàng hiện đại

Chức năng tín dụngChức năng ủy thác

Chức năng quản lý tiền mặt

Chức năng lập kế hoạch đầu tư

Chức năng thanh toán

Chức năng tiết kiệm

Chức năng ngân hàng đầu tư bảo lãnh

Chức năng môi giới

Chức năng bảo hiểm

Trang 3

1.3 Vai trò

Trong nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và đặc biệt là sau khi ViệtNam trở thành thành viên WTO, Ngân hàng đã phải thực hiện nhiều vai trò mớiđể có thể duy trì khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của xã hội Các ngânhàng ngày nay có những vai trò cơ bản sau:

- Vai trò trung gian: Ngân hàng chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ hộ

gia đình, thành các khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phầnkhác để đầu tư vào nhà cửa, thiết bị và các tài sản khác.

- Vai trò thanh toán: Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán

cho việc mua hàng hóa và dịch vụ, như bằng cách phát hành và bù trừ séc, cungcấp mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ và phân phối tiền giấy và đúctiền.

- Vai trò người bảo lãnh: Ngân hàng cam kết trả nợ cho khách hàng khi

khách hàng mất khả năng thanh toán.

- Vai trò đại lý: Ngân hàng thay mặt khách hàng quản lý và bảo vệ tài sản

của họ, phát hành hoặc chuộc lại chứng khoán.

- Vai trò thực hiện chính sách: Ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế

của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mụctiêu xã hội.

2 Các dịch vụ của ngân hàng

Ngân hàng là loại hình tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực tạo lập và cungcấp các dịch vụ quản lý quĩ cho công chúng, đồng thời nó cũng có nhiều vai tròkhác trong nền kinh tế Thành công của ngân hàng hoàn toàn phụ thuộc vào nănglực trong việc xác định các dịch vụ tài chính của xã hội có nhu cầu, thực hiện cácdịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng taij một mức giá cạnh tranh

2.1 Các dịch vụ ngân hàng truyền thống

- Thực hiện trao đổi ngoại tệ

- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại- Nhận tiền gửi

- Bảo quản vật có giá

- Tài trợ các hoạt động của chính phủ

Trang 4

- Cung cấp các tài khoản giao dịch- Cung cấp các dịch vụ ủy thác

2.2 Các dịch vụ ngân hàng mới phát triển

- Cho vay tiêu dùng- Tư vấn tài chính- Quản lý tiền mặt

- Dịch vụ thuê mua thiết bị- Cho vay tài trợ dự án- Bán các dịch vụ bảo hiểm- Cung cấp các kế hoạch hưu trí

- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán- Cung cấp dịch vụ tương hỗ và trợ cấp

- Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn

3 Các khuynh hướng ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng

Thực tế cho thấy các ngân hàng đang trải qua những thay đổi trong chức năngvà hình thức Và những khuynh hướng ngày nay làm thay đổi ngân hàng:

- Sự gia tăng nhanh chóng của danh mục dịch vụ: Các ngân hàng ngày nay

đang mở rộng danh mục dịch vụ tài chính mà họ đã cung cấp cho khách hàng.Quá trình mở rộng danh mục dịch vụ đã tăng tốc trong những năm gần đây dướiáp lực cạnh tranh gia tăng từ các tổ chức tài chính khác, từ sự hiểu biết và đòihỏi cao hơn của khách hàng, và từ sự thay đổi công nghệ Nó làm tăng chi phícủa ngân hàng và dẫn đến rủi ro phá sản cao hơn Bên cạnh đó nó cũng tạo ranguồn thu mới cho ngân hàng.

- Sự gia tăng cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính

đang ngày càng trở nên quyết liệt khi ngân hàng và các đối thủ cạnh tranh mởrộng danh mục dịch vụ Các ngân hàng địa phương cung cấp tín dụng, kế hoạchtiết kiệm, kế hoạch hưu trí, dịch vụ tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp vàngười tiêu dùng Đây là những dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh trựctiếp từ các ngân hàng khác, các hiệp hội tín dụng, các công ty kinh doanh chứngkhoán Áp lực cạnh tranh đóng vai trò nhưu một lực đẩy tạo ra sự phát triển dịchvụ cho tương lai.

Trang 5

- Phi quản lý hóa: Cạnh tranh và quá trình mở rộng dịc vụ ngân hàng cũng

được thúc đẩy bởi sự nới lỏng các quy định – giảm bớt sức mạnh kiểm soát củachính phủ, cụ thể Chính phủ nâng lãi suất trần đối với tiền gửi tiết kiệm nhằm cốgắng giúp công chúng có được mức thu nhập khá hơn từ khoản tiết kiệm củamình.

- Sự gia tăng chi phí vốn: Sự nới lỏng luật lệ kết hợp sự gia tăng cạnh tranh

làm tăng chi phí trung bình thực tế của tài khoản tiền gửi – nguồn vốn cơ bản củangân hàng Với sự nới lỏng các luật lệ, ngân hàng buộc phải trả lãi suất do thịtrường cạnh tranh quyết định cho phần lớn tiền gửi Đồng thời nhà nướcyêu cầu các ngân hàng phải sử dụng vốn sở hữu nhiều hơn để tài trợ cho các tàisản của mình Các ngân hàng buộc phải tìm các nguồn vốn mới.

- Sự gia tăng nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: Ngân hàng nhận thấy các

khoản tiền gửi “trung thành” của họ có thể bị lôi kéo bởi các đối thủ cạnh tranhmạnh mẽ Do đó ngân hàng cần phải phấn đấu để tăng cường khả năng cạnhtranh trên phương diện thu nhập trả cho công chúng gửi tiền và phải nhạy cảmhơn với ý thức thay đổi của xã hội về vấn đề phân phối các khoản tiết kiệm.

- Cách mạng trong công nghệ ngân hàng: Đối mặt với chi phí hoạt động

cao hơn, từ nhiều năm gần đây các ngân hàng đã và đang sử dụng hệ thống hoạtđộng tự động và điện tử thay thế cho hệ thống dựa trên lao động thủ công, đặcbiệt là trong việc nhận tiền gửi, thanh toán bù trừ và cấp tín dụng Ví dụ như:Máy rút tiền tự động ATM; Máy thanh toán tiền POS được lắp đặt ở các báchhóa và trung tâm bán hàng thay thế cho các phương tiện thanh toán hàng hóadịch vụ bằng giấy; và hệ thống máy vi tính hiện đại xử lý hàng ngàn giao dịchmột cách nhanh chóng trên toàn thế giới.

- Sự củng cố và mở rộng hoạt động về địa lý: Sử dụng có hiệu quả quá trình

tự động hóa và những đổi mới công nghệ đòi hỏi các hoạt động ngân hàng phảicó quy mô lớn Vì vậy, ngân hàng cần phải mở rộng cơ sở khách hàng bằng cáchmở rộng ra các thị trường mới và gia tăng số lượng tài khoản Kết quả là hoạtđộng mở chi nhánh ngân hàng diễn ra Hiện nay ngân hàng đang tìm cách để đạtđược sự đa dạng hóa và ngân hàng không còn muốn duy trì mô hình ngân hàng

Trang 6

cổ điển và nhấn mạnh vai trò của nó như là các tổ chức tài chính năng động, đổimới và hướng về khách hàng.

- Quá trình toàn cầu hóa ngân hàng: Sự bành trướng địa lý và hợp nhất các

ngân hàng đã vượt ra khỏi ranh giới lãnh thổ một quốc gia đơn lẻ và lan rộng ravới quy mô toàn cầu Ngày nay các ngân hàng lớn nhất trên thế giới cạnh tranhvới nhau trên tất cả các lục địa.

- Rủi ro vỡ nợ gia tăng và sự yếu kém của hệ thống bảo hiểm tiền gửi:

Trong khi xu hướng hợp nhất và bành trướng về mặt địa lý đã giúp nhiều ngânhàng ít tổn thương trước điều kiện kinh tế trong nước thì sự đẩy mạnh cạnh tranhgiữa các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng kèm theo các khoản tín dụng cóvấn đề của một nền kinh tế luôn biến động đã dẫn tới sự phá sản ngân hàng ởnhiều quốc gia trên thế giới Xu hướng phi quản lý hóa trong lĩnh vực tài chínhxảo trá hơn, nơi mà sự phá sản, thôn tính và thanh lý ngân hàng dễ xảy ra hơn.

Trang 7

II.Khái quát chung về ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Hà Tĩnh

1 Sự hình thành và phát triển của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Hà Tĩnh

* Trụ sở chính

- Tên cơ quan: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.- Tên gọi tắt: Ngân hàng nông nghiệp

- Tên viết tắt: NHNo&PTNT Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Viet Nam Bank of Agriculture and RuralDevelopment.

- Địa chỉ: Số 2- Láng Hạ- Quận Ba Đình- Hà NộiĐT: 84 04 8313 700

Fax: 84 04 8313 717* Chi nhánh Hà Tĩnh

- Tên cơ quan: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh - Tên gọi tắt: Ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh

- Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh: Viet Nam Bank of Agriculture andRural Development Ha Tinh branch.

- Tên gọi tắt bằng tiếng anh: Agribank - Tên viết tắt tiếng anh: VBAND

- Địa chỉ: Số 01- Phan Đình Phùng- Thành Phố Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh ĐT: 84 039 851 077

Trang 8

Thực hiện Nghị quyết của quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc chiatỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Ngày 24/08/1991 thống đốcNHNN Việt Nam ra quyết định số 115/NH-QĐ giải thể NHPTNo Nghệ Tĩnhthành lập NHPTNo Nghệ An và NHPTNo Hà Tĩnh.

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến và phát triển vượt bậc.

1.2 Sự phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

- Giai đoạn 1991- 1996: Đây là giai đoạn ngân hàng ổn định và chuyển hoạt

động kinh doanh theo hướng thị trường

Sau khi thành lập NHNo Hà Tĩnh ổn định và chuyển hướng hoạt động kinhdoanh theo hướng thị trường Ngân hàng được tái lập trong điều kiện nền kinh tếđất nước đang còn gặp nhiều khó khăn khi vừa mới thoát khỏi cơn khủng hoảngkinh tế đang trong quá trình đổi mới toàn diện và mạnh mẽ về mọi mặt thựctrạng đó đặt ra cho NHPTNo Hà Tĩnh nhiệm vụ hàng đầu là:" nhanh chóng ổnđịnh công tác tổ chức, chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, huy động vốn vàcho vay mở rộng hoạt động tiền tệ tín dụng ngân hàng, góp phần thúc đẩy KT-XH tỉnh nhà phát triển"

Thời kỳ này công tác tổ chức cán bộ hết sức phức tạp: Số lượng cán bộđông trong đó lao động nữ chiếm 65% Trình độ chuyên môn còn bất cập; đạihọc cao đặng chiếm 11%, trung học chiếm 64%; sơ cấp chiếm 23%; chưa quađào tạo 2%;ngoại ngữ và tin học hầu như chưa có; năng lực tiếp thị và khả năngứng xử với tính khắc nghiệt, nhạy cảm của cơ chế thị trường còn nhiều hạnchế Đây thực sự là những khó khăn cho công tác sắp xếp, bố trí cán bộ để thựcsự chuyển hoạt động kinh doanh theo cơ chế mới.

Trước khi tách tỉnh trên địa bàn Hà Tĩnh chỉ có 8 NHNo hoạt động tại 8huyện Mỗi chi nhánh có 2 phòng và 2 tổ công tác (phòng kế toán và phòng tíndụng, tổ ngân quỹ và tổ hành chính nhân sự); đến ngày 04/05/1993 sau khi HàTĩnh được thành lập thêm thị xã Hồng Lĩnh giám đốc NHNo Việt Nam có quyếtđịnh số 156/NHNo-QĐ về việc thành lập chi nhánh NHNo Hồng Lĩnh trực thuộcchi nhánh NHNo tỉnh Hà Tĩnh Chi nhánh NHNo tỉnh bố trí 8 phòng nghiệp vụ,gồm: phòng kế hoạch và kinh doanh, phòng kế toán thanh toán, phòng ngân quỹ,

Trang 9

phòng nguồn vốn, phòng tổ chức cán bộ - đào tạo, phòng kiểm soát, phòng hànhchính Nhằm mở rộng mạng lưới kinh doanh, chi nhánh đã thành lập 42 bàn tiếtkiệm trực thuộc Hội sở và các chi nhánh huyện, thị để thực hiện chức năng huyđộng nguồn vốn Đồng thời thành lập các cửa hàng kinh doanh tổng hợp vàphòng giao dịch thực hiện cho vay vốn ở những vùng kinh tế tập trung

Những ngày đầu tách tỉnh cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh gặp nhiều khókhăn Trụ sở làm việc các NHPTNo huyện, thị xuống cấp, phương tiện làm việcthiếu thốn, nơi ăn ở cho cán bộ hầu như chưa có gì

Sau ngày chia tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn NHNo Hà Tĩnhchỉ đạt 37.8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43.3 tỷ, nguồn vốn không đủ phải vay

cấp trên 16.8 tỷ Để mở rộng đầu tư tín dụng nhiệm vụ đạt ra với NHNo là: " tích

cực huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm ổn định và tựcân đối nguồn vốn chủ động tăng trưởng dư nợ" Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề

bởi nhu cầu tín dụng trong giai doạn này rất lớn, trong khi thu nhập bình quânđầu người trên địa bàn thấp, khối lượng tiền tệ tích lũy để dành trong nhân dânhạn chế dẫn đến việc huy động vốn gặp khó khăn,

Ngày 27/8/1993 NHNo Việt Nam ban hành văn bản 495D/NHNo-KH " về

xây dưng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo ViệtNam",đây là buwocs đột phá chuyển từ điều hành kế hoạch hóa tập trung sang gắn

kế hoạch hóa với kinh doanh.

Để tự cân đối nguồn vốn NHNo Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp quantrọng như: đa dạng hóa hình thức huy động vốn, mở thêm mạng lưới huy động,giao kế hoạch huy động cho từng chi nhánh và cá nhân Tăng cường huy độngvốn có kỳ hạn dài nhằm ổn định nguồn vốn; tranh thủ các nguồn vốn ủy thác đầutư từ nước ngoài, năm 1995: 8.6 tỷ; năm 1996: 26.7 tỷ góp phần đa dạng hóa lạohình đầu tư tín dụng.

Bên cạnh các hình thức huy động nguồn vốn truyền thống NHNo Hà Tĩnhđã chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn có kỳ hạn dài bằng cách phát hành kỳ phiếu cómục đích với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: năm 1993 đạt 14.4 tỷ, năm 1994 đạt 97tỷ, năm 1995 đạt 64 tỷ, năm 1996 đạt 93 tỷ, loại hình thức huy động vốn này đảmbảo ổn định nguồn vốn, chủ động về đầu tư tín dụng.

Trang 10

Giai đoạn này nền kinh tế chuyển hướng phát triển theo kinh tế thị trườngnên thời kỳ này nguồn vốn huy động trên địa bàn hàng năm tăng bình quân 40%,đến cuối năm 1996 đạt 219 tỷ đồng.

Giai đoạn 1995-1996 hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới, đólà việc tách tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp ở nông thôn thành hailoại hình: ở nông thôn có mức sống dưới trung bình Về tổ chức, NHNo đã táchra một tổ tín dụng độc lập chỉ đạo cho vay người nghèo ở văn phòng NHNo tỉnhvà đây chính là tiền đề để ra đời ngân hàng phục vụ người nghèo ở nông thônthực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước, tiền thân củangân hàng chính sách xã hội sau này Nhờ những cố gắng tích cực của NHNo HàTĩnh nên trong năm 1995 đã triển khai cho vay người nghèo với tổng số hộ vay:16270 hộ, dư nợ 15648 triệu đồng Trong đó cho vay hộ nghèo bằng nguồn vốntrong nước 7392 hộ dư 6833 triệu đồng, hộ nghèo vay vốn chương trình KFWXĐGN là 6878 hộ, dư nợ 8815 triệu đồng

Thực hiện quyết định số 230/QĐ-NH5 ngày 1/9/1995 của Thống đốcNHNN Việt Nam về thành lập NHNg Ngày 1/1/1996 NHNg Hà Tĩnh ra đờisong trực tiếp vẫn do NHNo tác nghiệp Năm 1996 đã cho 20277 lượt hộ nghèovay vốn với doanh số 25536 triệu đồng , doanh số thu nợ 1980 triệu đồng, cuốinăm 1996 có 26463 hộ nghèo vay vốn có dư nợ 30505 triệu đồng tăng 95% sovới năm 1995 Vốn cho vay bước đầu đã mang lại kết quả thiết thực giải quyêtviệc làm cô nghèo thực hiện từng bước xóa đói giảm nghèo ở nông thôn Kết quảcho vay hộ nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo gần 50% sau tách tỉnhxuống còn khoảng 30% cuối năm 1996 NHNo Hà Tĩnh cũng đã đơn giản hóacác thủ tục hồ sơ vay vốn, nâng dần mức dư nợ không phải thế chấp tài sản đốivới hộ sản xuất, các chi nhánh đã chú trọng mở rộng mạng lưới kinh doanh nhằmchuyển tải vốn ngân hàng đến hộ vay thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Năm 1994 đến năm 1996 đã tổ chức mạng lưới chuyển tải vốn gồm 19 NHNoloại 4 nhằm mở rộng điểm giao dịch trực tiếp của NHNo và thành lập được 2002tổ dịch vụ cho vay vốn đến hộ sản xuất với 34222 thành viên, dư nợ 15515 triệuđồng Trong đó, thông qua tổ chức hội phụ nữ có 457 tổ với 12304 thành viên, dưnợ đạt 5763 triệu đồng, 1404 tổ tự nguyện với dư nợ 19805 thành viên dư nợ

Trang 11

6405 triệu đồng, 90 tổ hưu trí với 1572 thành viên với dư nợ 2590 triệu đồng.Đây là kết quả khởi đầu cho việc thực hiện chiến lược mạng lưới chuyển tải vốnđến hộ sản xuất nông nghiệp nông thôn.

Tổng dư nợ hữu hiệu cuối năm 1996 đạt 198 tỷ đồng gấp 3.8 lần năm 1991.Nợ quá hạn từ chỗ chiếm 15.91% năm 1991 xuống còn 5% năm 1996 Cơ cấuđầu tư chuyển dịch theo hướng dư nợ trực tiếp hộ sản xuất tăng từ 24% năm1991 lên 92.4% năm 1996 Ngoài ra đã cho 26463 hộ nghèo vay vốn với số dưnợ 35455 triệu đồng góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo củaĐảng và nhà nước.

- Giai đoan 1997- 2002: Giai đoạn này ngân hàng khắc phục khó khăn và

tiếp tục phát triền.

Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, giai đoạn bản lề giữa thế kỷ 20và thế kỷ 21, thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ Nền kinh tế Việt Nam nóichung và ngân hàng nói riêng khắc phục tồn tại, hướng tới tương lai trên bướcđường phát triển và hội nhập.

Thời kì này nền kinh tế Hà Tĩnh đã có bước tăng trưởng khá, GDP bìnhquân hàng năm tăng 8% Để đáp ứng nhu cầu cho vay, các ngân hàng thương mạinhư ngân hàng ngoại thương, ngân hàng đầu tư áp dụng lãi suất huy động cao;bên cạnh đó kho bạc nhà nước, ngành bưu điện huy đọng nguồn vốn cho ngânsách, các quỹ tín dụng nhân dân huy động vốn để kinh doanh dẫn đến thị trườngnguồn vốn bị cạnh tranh gay gắt, làm cho công tác huy động vốn của NHNo hếtsức khó khăn.

Nhằm tăng trưởng nguồn vốn phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Hà Tĩnhđã tích cực chủ động huy động vốn bằng hình thức và kỳ hạn hấp dẫn, linh hoạtthay đổi lãi suất để thu hút khách hàng tăng sức cạnh tranh nhưng đảm bảo đầuvào hợp lý.

Giai đoạn này NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã hoàn toàn chủ động nguồn vốnphục vụ kinh doanh, hạ lãi suất đầu vào hợp lý đảm bảo độ chênh lệch tối thiểu0.4%, đây là giai đoạn đầu tiên thừa vốn điều về trung tâm điều hành: năm 1998thừa 18 tỷ, năm 1999 thừa 30.5 tỷ, năm 2000 thừa 61.6 tỷ, năm 2001 thừa 116 tỷ,năm 2002 thừa 178 tỷ.

Trang 12

Nền kinh tế các nước châu Á đã thoát khỏi khủng hoảng, NHNo Việt Namđổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam đã xác định hướng đầu tư tập trung caocho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Nhằm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ

lần thứ 15, nhiệm vụ đặt ra đối với NHNO&PTNT Hà Tĩnh là: chỉnh sửa những

tồn tại về hoạt động tín dụng giai đoạn trước đây, từng bước ổn định mở rộnghoạt động tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho việc đầu tư phát triển kinh tế đặcbiệt trên lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Cuối năm 1997, dư nợ là 210 414 triệu đồng Năm 1998, dư nợ là 205 855triệu đồng, cuối năm 1999, dư nợ là 214 326 triệu đồng Dư nợ bình quân tronggiai đoạn này chỉ đạt bình quân 396 triệu đồng/đầu người, trong khi đó, bìnhquân dư nợ toàn hệ thống NHNo&PTNT là 1200 triệu đồng/người Nhờ có sự kếthợp giữa trong và ngoài ngành nên các năm đầu thời kỳ chỉnh sửa đã giảm thấpnợ quá hạn Chỉ tính trong ba năm 1997-1999 toàn chi nhánh đã thu hồi đuợc27.567 triệu đồng nợ bị kẹt khó đòi Song song với việc thực hiện giải pháp nóitrên, đã thực hiện chủ trương của các bộ, ngành và ngân hàng cấp trên để xử lýnợ tồn đọng của quá khứ để lại do nguyên nhân khách quan; đó là việc chủtrương theo văn bản số 09/CT-NH1 ngày 27/08/1997 của NHNN Việt Nam vàcông văn hướng dẫn thực hiện số 166/NHNo Việt Nam ngày 09/09/1997 củaNHNo&PTNT Việt Nam về: “Xác định lại thời hạn nợ của khoản nợ đã cho vay”kết quả đã xử lý được 2911 món vay với số tiền là 22788 triệu đồng, trong đó giathêm thời hạn nợ 5709 triệu đồng, chuyển cho vay ngắn sang cho vay trung hạn15257 triệu đồng.

Thực hiện xử lý nợ theo thông tư liên bộ 03/NHNN-BTC ngày 22/11/1997của NHNN và bộ tài chính, đã lập thủ tục xin xoá 7961 triệu đồng nợ gốc, chủyếu là nợ các DNNN đã có quyết định phá sản, giải thể.

Tuy đã tập trung thu nợ và xử lý theo chính sách nói trên song giai đoạnnày nợ qua hạn vẫn còn cao Thực hiện chủ trương về xử lý nợ tồn đọng bù đắptừ nguồn trích lập dự phòng rủi ro theo văn bản số 48 của NHNN, văn bản 238và 3070 của NHNo&PTNT Việt Nam, được sự quan tâm của NHNo cấp trên, chỉtrong ba năm 1999-2001 chi nhánh đã sử lý được 35414 triệu đồng từ nguồn rủi

Trang 13

ro, tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm thấp từ 11.46% cuối năm 1997 xuống còn 1.59%năm 2002.

Nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn toàn chi nhánh đã tậptrung củng cố việc chấp hành quy chế, quy định, biện pháp nghiệp vụ tín dụng,đồng thời thực hiện nghiêm chỉnh Nghị Định 20/CP của Chính Phủ về xử lý kỷluật hành chính đối với cán bộ ngân hàng, đây được coi là công cụ quản lý dư nợcó hiệu quả Ngày 4/7/2001 NHNo&PTNT Hà Tĩnh có văn bản số 662/NHN0

“Quy chế về quản lý dư nợ sau cho vay” Nhờ những biện pháp nói trên của toàn

chi nhánh đến năm 2002 chất lượng tín dụng được tăng cao, hạn chế nợ quá hạnphát sinh, giảm thấp nợ quá hạn.

Tiếp tục thực hiện chính sách đầu tư tín dụng ngân hàng để phát triển kinhtế nông nghiệp nông thôn theo quyết định 67/CP của Chính Phủ, gắn với việcthực hiện Thông tư liên tịch 2308, 02 nhằm mở rộng và đẩy mạnh hoạt động đầutư tín dụng cho vay hộ sản xuất kinh doanh, hộ nghèo ở thị trường nông nghiệp,nông thôn.

Thực hiện mở sổ đăng ký nhu cầu vay vốn của khách hàng, tổ chức họp dântuyên truyền cơ chế chính sách cho vay của NHNo, củng cố thành lập lại tổ vayvốn đối với hộ sản xuất theo văn bản chỉ đạo số 480 của NHNo&PTNT tỉnh nênloại hình cho vay hộ sản xuất kinh doanh tăng cả quy mô và tốc độ Trong giaiđoạn từ năm 1997-2002, tổng doanh số cho vay hộ đạt 1532487 triệu đồng, trongđó có 338209 lượt hộ được cho vay, dư nợ cuối năm 2002 đạt: 437069 triệuđồng, tăng 35.2 lần so với năm 1996.

Bên cạnh cho vay hộ sản xuất kinh doanh, công tác cho vay xoá đói giảmnghèo được tiếp tục thực hiện có hiệu quả Từ năm 1996 đến tháng 10/2002 có131823 lượt hộ nghèo vay vốn với doanh số cho vay 243910 triệu đồng, doanh sốthu nợ 75074 triệu đồng số hộ có dư nợ 79000 hộ với dư nợ 175800 triệu đồng,tăng gấp 5.7 lần năm 1996.

Để chuyển tải vốn cho vay hộ sản xuất, kinh doanh NHNo&PTNT Hà Tĩnh đãcủng cố mở rộng mạng lưới chuyển tải vốn đến thị trường nông nghiệp, nôngthôn Kết quả cuối năm 2002 có 3400 tổ, với 52000 thành viên vay vốn, tổng dư

Trang 14

nợ cho vay qua tổ 200000 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 47% so tổng dư nợ hộ sảnxuất kinh doanh.

Song song với việc mở rộng quy mô tín dụng đối với cho vay hộ SXKD,giai đoạn này NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã có những tích cực thay đổi cơ cấu vốncho vay trung hạn từ 15% cuối năm 1996 lên 71% năm 2002, đây là một số cốgắng rất lớn của NHNo&PTNT Hà Tĩnh Tranh thủ nguồn vốn UTĐT từ 26731triệu cuối năm 1996 lên 19266 triệu cuối năm 2002, nhờ đó đã có đủ nguồn vốnđể đáp ứng nhu cầu cho vay trung hạn đối với hộ sản xuất.

Thực hiện chủ trương đa dạng hoá loại cho vay, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đãchủ trương mở rộng loại tín dụng cho vay cầm cố và tiêu dùng, không giới hạntại địa bàn thanh thị mà mở rộng tại địa bàn nông thôn Kết quả đã đưa dư nợ chovay tiêu dùng 18076 triệu cuối năm 1999 lên gần 100000 triệu đồng năm 2002;dư nợ cho vay cầm cố từ 1952 triệu đồng cuối năm 1999 lên 5373 triệu đồng năm2002.

Nhằm đầu tư khai thác thế mạnh kinh tế đồi, rừng đã khảo sát và phân loại1200 trang trại, thực hiện phân loại và tiến hành thiết lập quan hệ tín dụng vớiloại hình kinh tế này Đến cuối năm 2002 đã tiến hành cho vay 24 trang trại vớidư nợ 3800 triệu đồng Số trang trại không đủ phân loại theo tiêu chí 69 tiến hànhcho vay trong hộ.

Đến cuối năm 2002 toàn tỉnh có 13 doanh nghiệp vay vốn NHNo&PTNTvới dư nợ 112000 triệu đồng Trong năm 1996-2002 thực hiện chương trình côngnghệ hoá hiện đại hoá nông nghiệp.

Hoạt động tín dụng giai đoạn 1997-2002 gặp nhiều khó khăn, nhất là đổ vỡsau bước đi chập chững ban đầu khi chuyển đổi và thích nghi với cơ chế thịtrường Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực, phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ cán bộnhân viên toàn chi nhánh nên hoạt động tín dụng đã được ổn định, đi lên và pháttriển, nhất là tăng quy mô huy động vốn và đầu tư, nâng cao chất lượng tín dụng,đa dạng hoá loại hình đầu tư.

Giai đoạn này NHNo Hà Tĩnh chú trọng mua sắm cơ sở vật chất nhằm từngbước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng phục vụ yêu cầu nhiệm vụ đòi hỏi Điđôi với việc trang bị máy móc, công tác đào tạo tin học được tiến hành đồng thời,

Trang 15

đặc biệt từ năm 2000 đến năm 2002 đã tuyển dụng 3 kỹ sư tin học, xây dựng mộtphòng đào tạo vi tính, đào tạo cho 100% cán bộ điều hành và tác nghiệp trongtoàn chi nhánh vận hành và sử dụng máy vi tính từ cơ bản trở lên Có thể nói từtrước tới nay chưa bao giờ công tác tin học lại được ban lãnh đạo NHNo&PTNTHà Tĩnh quan tâm và đào tạo có hiệu quả như giai đoạn 2000-2002.

Đến cuối năm 2002 nguồn vốn huy động trên địa bàn đạt 647 tỷ đồng, tănggấp 19.8 lần năm 1991 và phát triển có lựa chọn theo hướng đa dạng hoá, bềnvững, tỷ trọng vốn trung, dài hạn ngày càng tăng; nguồn vốn UTĐT đạt 150 tỷđồng(năm 1991 không có); nguồn vốn cho vay hộ nghèo 190 tỷ đồng; nguồn vốngiải ngân IFA 20 tỷ đảm bảo không ngừng ổn định và tăng trưởng nguồn vốn gópphần đa dạng hoá đầu tư tín dụng

Từ năm 1991-2002 cho 943230 lượt hộ vay với số tiền 2635270 triệu đồng,đưa dư nợ tín dụng thương mại đạt 560 tỷ tăng gấp 13 lần năm 1991; Trong đódư nợ từ nguồn vốn UTĐT đạt 150 tỷ đồng, cơ cấu đầu tư đã được chuyển dịchtheo hướng tăng tỉ trọng cho vay trực tiếp hộ sản xuất kinh doanh(từ 24% năm1991 tăng lên 79% năm 2002); Đa dạng hoá loại hình đầu tư phục vụ phát triểncác ngành kinh tế, thành phần kinh tế góp phần khai thác mọi tiềm năng tự nhiêntrên địa bàn Hà Tĩnh; chất lượng tín dụng được nâng cao, nợ quá hạn từ chỗ18.92% năm 1991 xuống 1.7% năm 2002 Bên cạnh đó đã cho 130700 lượt hộnghèo vay vốn số tiền 261600 triệu đưa dư nợ cuối năm 2002 đạt 190 tỷ đồng,vốn cho vay người nghèo mua sắm phương tiện sản xuất hàng hoá, tăng thunhập giúp 14826 hộ xoá đói giảm nghèo vươn lên hoà nhập cộng đồng Nguồnvốn cho vay trực tiếp hộ sản xuất và người nghèo còn góp phần hạn chế nạn bánlúa non, cho vay nặng lãi tồn tại từ bao đời nay trong nông thôn Hà Tĩnh, làm ấmlên nghĩa xóm tình làng, góp phần khơi dậy, phục hồi, phát triển nền văn hoátrong cộng đồng làng xã.

Năm 1991 toàn chi nhánh mới chỉ có 11.2% trình độ đại học, đến năm 2002tỷ lệ đại học đã lên đến 40%, 2 người tốt nghiệp sau đại học, nhiều cán bộ có 2bằng đại học, trình độ vi tính và ngoại ngữ năm 1991 gần như không có đến năm2002 đã có 8% cán bộ có trình độ ngoại ngữ từ bằng A trở lên trong đó có 1 cửnhân ngoại ngữ Trình độ vi tính đã được phổ cập Đời sống vật chất tinh thần

Trang 16

của cán bộ Hà Tĩnh bước đầu được cải thiện, từ năm 1991-2000 phải trợ cấplương, từ năm 2001 đã đủ hệ số lương theo mức tối đa TW cho phép.

Từ ngày chia tỉnh cơ sở vật chất nhỏ bé và lạc hậu, đến cuối năm 2002 toànbộ trụ sở làm việc đã xây dựng kiên cố, 100% nhà làm việc NH cấp II và một sốNH cấp III được xây dựng cao tầng, với trang thiết bị nội thất hiện đại Từ chỗchỉ có 1 máy vi tính cũ từ ngày thành lập, đến cuối năm 2002 về cơ bản đã trangbị đủ nhu cầu máy vi tính phục vụ cho công tác 100% các nghiệp vụ được thựchiện trên máy vi tính góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinhdoanh.

- Giai đoạn 2003 đến nay: Đây là giai đoạn NHNo Hà Tĩnh có nhiều đổi mới

và phát triển không ngừng.

Giai đoạn này mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnhnhưng tình hình kinh tế xã hội Hà Tĩnh tiếp tục ổn định và phát triển Tốc độ tăngtrưởng kinh tế 8.7%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăngn 21.5% , nông lâm ngưnghiệp giảm 1.3%, thương mai dịch vụ tăng 11.1% Hà Tĩnh đã triển khai nhiềudự án trọng điểm như: Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, dự án Nhà máy luyệnthép liên hợp, trung tâm nhiệt điện Vũng Áng, công trình thủy điện Ngàn Trươi,hệ thống thủy lợi Sông Trí Cơ sở hạ tầng được đầu tư mở rộng và nâng cấp, đờisống kinh tế được nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững, văn hóa giáodục ổn định quy mô và nâng cao chất lượng Các doanh nghiệp ngoài quốc doanhcó bước tăng trưởng mạnh cả về số lượng và quy mô, góp phần giải quyết côngăn việc làm và tạo sản phẩm cho xã hội Những kết quả khả quan của nền kinh tếđã tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT tỉnh HàTĩnh NHNo Hà Tĩnh thường xuyên nhận được sự giúp đỡ của các cấp ủy, chínhquyền địa phương các cấp, của NHNo&PTNT Việt Nam, sự phối hợp động bộ,có hiệu quả của các cấp các ngành Cơ chế hoạt động của NHNo&PTNT ViệtNam đã tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý thuận tiện cho hoạt độngkinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh

Tuy có một số khó khăn nhất định song hoạt động kinh doanh những nămqua của NHNo Hà Tĩnh đã tiếp tục đạt kết quả trên nhiều mặt Nhằm xây dựngNgân hàng đa năng, hiện đại, với nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng

Trang 17

tăng của khách hàng, trong nhiều năm qua NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã chú trọngphát triển mạnh các dịch vụ khách hàng Ngoài các dịch vụ truyền thống nhưchuyển tiền, chi trả kiều hối qua hệ thống Western Union, thanh toán quốc tế,mua bán ngoại tệ NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh ngày càng trở thành địa chỉ tincậy của mọi khách hàng bởi thái độ phục vụ cũng như số lượng và như chấtlượng các sản phẩm dịch vụ ngày càng tăng.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 4 năm

ĐVT: triệu đồng

1 Doanh số cho vay 1 436 440 1 700 098 2 139 161 3 391 800- Cho vay ngán hạn 746 77 1 128 117 1 351 838 1 875 987- Cho vay trung, dài hạn 689 670 571 981 787 323 1 515 813

* Nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2007: 2224.822 tỷ đồng, tăng

496.122 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng 28.7%.

* Nguồn vốn từ dân cư năm 2007: đạt 2139 tỷ đồng, tăng 497 tỷ so với năm

2006, tốc độ tăng 30.26% Trong đó:

Trang 18

- Tiết kiệm gửi góp đạt 3.1 tỷ đồng, giảm 12 tỷ so với năm 2006 Khi đã chủđộng được nguồn vốn kinh doanh năm 2007 NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh khôngkhoán chi tiêu tiết kiệm gửi góp đến người lao động.

- Ngoại tệ đạt 20969000 USD tăng 6821000USD so với năm 2006, tốc độ tăng48%, đạt 102% kế hoạch.

* Nguồn vốn các tổ chức kinh tế: 430 tỷ đồng, tăng 115 tỷ so với năm 2006,

tốc độ tăng 36.5%.

* Tiền gửi TCTD: 1 tỷ đồng

Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian năm 2007

+ Tiền gửi không kỳ hạn 379 tỷ đồng, tăng 79 tỷ so với năm 2006, chiếm tỉtrọng 14.75%.

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 788 tỷ đồng, tăng 210 tỷ so với năm 2006,tốc độ tăng 29.75%, chiếm tỉ trọng 54.6%.

+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 1404 tỷ đồng, tăng 322 tỷ so với năm 2006, tốc độtăng 29.75%, chiếm tỷ trọng 54.6%.

b Hoạt động tín dụng năm 2007

* Tổng doanh số cho vay 3391.8 tỷ đồng * Tổng doanh số thu nợ 2522.2 tỷ đồng

* Tổng dư nợ đạt 2630 tỷ đồng, tăng 869 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng 49%,

đạt 99.7% kế hoạch, chiếm 46% tổng dư nợ tất cả các ngân hàng và quỹ tín dụngtrên địa bàn Trong đó:

- Dư nợ phân theo nguồn vốn:

+ Dư nợ ngắn hạn thông thường: 1397 tỷ đồng, tăng 454 tỷ so với năm2006, tốc độ tăng trưởng 56% chiếm 53% tổng dư nợ.

+ Dư nợ trung hạn thông thường 1247 tỷ đồng, tăng 280 tỷ so với năm2006, tốc độ tăng 29%, chiếm 35%.

- Phân theo thành phần kinh tế:

+ Dự nợ doanh nghiệp nhà nước 9.8 tỷ, tăng 4.5 tỷ so với năm 2006, chiếmtỷ trọng 0.38% tổng dư nợ.

Trang 19

+ Dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 466 tỷ đồng, tăng 169 tỷ sovới năm 2006, tốc độ tăng 61%, chiếm tỉ trọng 17% tổng dư nợ Có 254 doanhnghiệp dư nợ, tăng 9 doanh nghiệp so với năm 2006.

+ Dư nợ hợp tác xã: 6 HTX, dư nợ 1.06 tỷ đồng

+ Dư nợ hộ sản xuất, kinh doanh đạt 2174 tỷ đồng, tăn 695 tỷ so với năm2006, tốc độ tăng 47%, chiếm tỉ trọng 83% tổng dư nợ.

* Tín dụng phục vụ các chương trình phát triển kinh tế địa phương

- Chương trình cho vay trồng chè: dư nợ 304 triệu đồng, hiện có 312 hộ dư nợ.- Cho vay mua sắm nông cụ sản xuất 539 hộ dư nợ 14.5 tỷ đồng.

- Cho vay thủy sản: đã cho các hộ vay vốn làm ao hồ, mua giống, thức ănnuôi trồng thủy sản, đánh bắt, chế biến 2808 hộ với dư nợ 54 tỷ đồng, tăng 11 tỷđồng so với năm 2006.

- Chương trình cho vay kinh tế trang trại cải tạo vườn tạp trồng cây ăn quả,chăn nuôi đại gia súc đến cuối năm 2007 còn 170 chủ trang trại có dư nợ 11 tỷđồng.

- Cho vay hợp tác xã: có 6 HTX dư nợ 106 tỷ đồng

- Cho vay người lao động có thời hạn ở nước ngoài 2145 khách hàng dư nợ32 tỷ đồng Ký hợp đồng trách nhiệm với 37 trung tâm xuất khẩu lao động đểbảo lãnh cho các hộ có nguời đi lao động nước ngoài vay vốn thuận tiện với sốdư quỹ bảo lãnh 5.846 tỷ đồng.

- dư nợ cho vay đời sống đối với người hưởng lương, trợ cấp xã hội khôngphải bảo đảm bằng tài sản có 20950 khách hàng dư nợ 461 ỷ đồng, tăng 132 tỷ sovới năm 2006, tốc độ tăng 40%, bình quân dư nợ 22 triệu đồng/khách hàng.

- Chương trình giải ngân vốn hỗ trợ nông nghiệp nông thôn IFAD: dư nợvốn IFAD 29 tỷ đồng.

* Nợ quá hạn

Tổng nợ quá hạn 40 tỷ đồng, tăng 10 tỷ so với năm 2006 chiếm 1.06% tổngdư nợ Trong đó nợ xấu 8.1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0.21% trong tổng số dư nợ Nợquá hạn và nợ xấu nằm trong tỷ lệ an toàn vốn.

c Hoạt động dịch vụ năm 2007

Trang 20

- Tổng thu dịch vụ 5.165 tỷ đồng, tăng 1.44 tỷ so với năm trước, tốc độ tăng39% Trong đó dịch vụ chuyển tiền trong nước 2.04 tỷ đồng, tăng 628 triệu sovới năm 2006.

- Doanh số mua ngoại tệ 13.8 triệu USD, doanh số bán 13.9 triệu USD.- Thực hiện chi trả kiều hối 22620 món với tổng số tiền 25.9 triệu USD.- Nghiệp vụ thẻ: Trong năm phát hành 2528 thể ATM, đưa số thể đã pháthành lên 4778 với số dư trên tài khoản là 5.1 tỷ đồng, số dư bình quân 1 triệuđồng/thẻ.

Nghiệp vụ đại lý chứng khoán: có 35 tài khoản lưu ký với số dư 1.658 tỷđồng.

5.Quỹ tiền lương 12 62213 32322 51433 771

Trang 21

- Tổng thu năm 2006 là 316.093 tỷ đồng; tăng 76.67 tỷ đồng so với năm 2005,tốc độ tăng là 32%.

- Tổng thu năm 2007 đạt 465.542 tỷ đồng; tăng 150 tỷ đồng so với năm 2006,tốc độ tăng 47%; Trong đó thu dịch vụ đạt 5.2 tỷ đồng, tăng 1.4 tỷ đồng so vớinăm 2006.

Nhận xét: Nhìn vào tốc độ tăng theo từng năm ta thấy tổng thu củaNHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh tăng dần.

- Tổng chi năm 2004 là 203.593 tỷ đồng; tăng 117.6 tỷ đồng so với năm 2003,tăng 51.4%

- Tổng chi năm 2005 là 201.375 tỷ đồng, giảm 2.218 tỷ đồng so với năm 2004,giảm 1.1%.

- Tổng chi năm 2006 là 261.058 tỷ đồng, tăng 59.683 tỷ đồng so với năm 2005,tăng 29.64%.

- Tổng chi năm 2007 là 401.611 tỷ đồng, tăng 140.236 tỷ đồng so với năm2006, tăng 53.7%

Nhận xét: Nhìn vào tốc độ tăng theo từng năm ta thấy tổng chi năm 2005là giảm 1.1% còn năm 2006 tăng 29.64% và năm 2007 tăng 53.7%.

- Quỹ thu nhập năm 2007 đạt 94.499 tỷ đồng - Hệ số lương đạt 1.19 quỹ lương kế hoạch

1.3 Tổ chức bộ máy và điều hành của NHNo Hà Tĩnh

Ngân hàng là một doanh nghiệp Tùy theo quy mô hoạt động, hình thức sởhữu và chiến lược hoạt động mà mỗi ngân hàng phải tìm hình thức tổ chức phùhợp.

Trang 22

Sơ đồ bộ máy tổ chức của NHNo Hà Tĩnh

- Giám đốc: là người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo điều hành nhiệm vụ của toàn chi

nhánh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình Trợ giúpcho Giám đốc có 3 phó giám đốc: phó giám đốc kế toán ngân quỹ; phó giám đốc

phụ trách tin học, thẻ, chứng khoán; phó giám đốc kế hoạch kinh doanh.

- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc, trực tiếp phụ trách một

số lĩnh vực công việc và phòng nghiệp vụ theo sự phân công, ủy quyền của giámđốc Do vậy phó giám đốc là người đầu tiên trực tiếp chịu trách nhiệm trước phápluật và giám đốc về các quyết định của mình trong phạm vi công việc được giao.

Chi nhánh có 7 phòng ban: Phòng kế toán, Phòng kinh doanh ngoại tệ vàthị trường quốc tế, Phòng kiểm soát, Phòng tin học, Phòng kế hoạch kinh doanh,Phòng tổ chức cán bộ, phòng hành chính.

+ Phòng kinh doanh: Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiến

lược huy động vốn tại địa phương; Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn,trung hạn và dài hạn theo định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam; Tổng hợptheo dõi chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán đến các chi nhánh trên địabàn; Tổng hợp hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo các báo cáo sơ kết, tổngkết hoạt động kinh doanh; Xay dựng chiến lược khách hàng để cho vay, phân

PGĐ phụ trách tin học,thẻ,chứng khoán

cán bộ

P.Kế hoạch KD doanh

PGĐ Kế hoạch KD

P Hành chính

PGĐ Kế toán ngânquỹ&TT quốc tế

P.Kế toánngân quỹ

P.KD ngoại tệ&TT quốc tế

P.Kiểm soát

GIÁM ĐỐC

Trang 23

loại khách hàng, đề xuất chính sách đối với từng loại khách hàng mở rộng đầu tưtín dụng theo hướng khép kín sản xuất, chế biến, tiêu thụ, trực tiếp làm kinhdoanh tín dụng.; Phân tích kinh tế theo ngành nghề kinh tế kỹ thuật, danh mụckhách hàng, lựa chọn biện pháp cho vay an toàn có hiệu quả cao; Thẩm định, táithẩm định và đề xuất các biện pháp về cho vay đối với các dự án thuộc quyềnphán quyết của NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh và NHNo&PTNT Việt Nam; Tiếpnhận và thực hiện các chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước;Thực hiện nhiệm vụ khác của giám đốc giao.

+ Phòng kế toán ngân quỹ: Có trách nhiệm kiểm nhận và quản lý đầy đủ,đúng, kịp thời các loại hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác hạch toán theoquy định; Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán kinh doanh,thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo; Xây dựng kế hoạch tài chính củatoàn chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hà Tĩnh, giao chỉ tiêu kế hoạch tài chính,quyết toán chỉ tiêu tài chính cho các chi nhánh trên địa bàn; Tổng hợp, lưu trữ tàiliệu về hạch toán, kế toán và thực hiện báo cáo theo chế độ quy định; Thực hiệncác khoản nộp ngân sách theo luật; Thực hiện nghiệp vụ kế toán thanh toán trongvà ngoài nước; Tổ chức triển khai, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn chođội ngũ kế toán đến các chi nhánh trên địa bàn; Mỗi quý một lần báo cáo chogiám đốc biết lãi suất bình quân thực tế về huy động và cho vay để có hướngđiều chỉnh lãi suất cho phù hợp.

+ Phòng tổ chức cán bộ: Xây dựng quy định hoạt động điều hành trong

đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, chinh nhánh trực thuộc trênđịa bàn; Tham mưu cho giám đốc về định biên và chế độ tiền lương cho cán bộ;Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ đi học; Quản lý theo dõitrình độ cán bộ; Theo dõi, quản lý, thực hiện các quyền lợi và nghĩa vụ của cáccán bộ, nhân viên theo quy định; Đề xuất và hoàn thiện hồ sơ đúng theo quy chếtrong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ trong phạm viphân cấp ủy quyền; Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ, hoàn tất hồ sơ cho cán bộnghỉ việc, về hưu, nghỉ khác theo chế độ của nhà nước; Tư vấn cho giám đốc vềtuyển dụng, hợp đồng lao động, tranh chấp lao động.

Trang 24

+ Phòng hành chính: Trung tâm đầu mối cho cán bộ liên hệ đi công tác,

giao tiếp với khách hàng đến làm việc; Lưu trữ các văn bản pháp luật về định chếcó liên quan đến ngân hàng và các văn bản chỉ đạo điều hành của NHNo&PTNTtỉnh; Thực hiện các công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị theo chỉđạo của ban giám đốc; Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa,tinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu, tử CBCNV.

+ Phòng tin học: Tổng hợp, lưu trữ số liệu có liên quan đến hoạt động của

ngân hàng; Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạch toán kế toán, kếtoán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ và tín dụng cùng các hoạt động khác phụcvụ cho hoạt động kinh doanh; Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bịtin học.

+ Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế

qua mạng SWIFT; Thanh toán đối với hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá xuấtkhẩu; Thanh toán biện mậu và Chuyển tiền với nước ngoài.

+ Phòng kiểm soát: Nhằm tiến hành kiểm tra các hồ sơ nhằm hạn chế mức

thấp nhất các rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Tổ chức bộ máy của ngân hàng không ngừng thay đổi trước thay đổi củamôi trường kinh doanh Sự phát triển của các tổ chức tài chính mới, sự ra đờicủa các sản phẩm ngân hàng, sự thay đổi về nhu cầu tiết kiệm hay vay mượn, sựphát triển của công nghệ, quá trình đa dạng hóa, toàn cầu hóa tạo mối liên kếtmới đều dẫn đến sự thay đổi bộ máy tổ chức cảu ngân hàng

Tổ chức bộ máy nhằm mục tiêu chủ yếu là tăng hiệu suất công việc, dẫnđến tăng thu nhập, giảm rủi ro cho ngân hàng Mỗi chi nhánh, phòng ban tổ chứcra đều làm gia tăng chi phí nhân công, chi phí quản lý, chi phí đầu tư Hơn nữa,nếu phân định nhiệm vụ không rõ ràng có thể dẫn đến trùng lặp giữa các phòng,các chi nhánh Tổ chức bộ máy vừa đảm bảo quyền và hiệu quả kiểm soát củaban giám đốc vừa tăng tính độc lập tương đối của các thành viên.

2 Đặc điểm kinh tế của NHNo&PTNT Hà Tĩnh2.1 Các sản phẩm

Trong nền kinh tế hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra để trao đổi trên thị trường.Mỗi sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của

Trang 25

người tiêu dùng Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ vànhững tiến bộ kinh tế xã hội, nhu cầu của con người về các loại sản phẩm ngàycàng lớn về số lượng, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và yêu cầu cao hơn về chấtlượng.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hệ thống ngân hàng nôngnghiệp Hà Tĩnh đã phát triển và cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm mớitiện lợi.

2 Gửi tiết kiệm có kỳ hạn 15 Tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn3 Tiết kiệm gửi góp 16 Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ

Sản phẩm dịch vụ tín dụng cá

5 Cho vay mua nhà, làm nhà, sửa

Cho vay mua xe máy, thiết bị gia dụng, mục đích tiêu dùng khác

29 Tín dụng trung hạn7 Dịch vụ thẻ tín dụng 20 Tài trợ xuất nhập khẩu

8 Cho vay hộ kinh doanh Dịch vụ phí tín dụng cho khách

10 Dịch vụ thu/chi hộ trong nước 23 Dịch vụ kinh doanh ngoại hốiDịch vụ chi trả kiều hối 24 Dịch vụ đại lý bảo hiểm11 Kinh doanh ngoại hối 25 Dịch vụ chi trả lương

12 Dịch vụ đại lý bảo hiểm 26 Dịch vụ thiết lập hạn mức tín dụng13 Dịch vụ thanh toán mới 27 Dịch vụ bảo lãnh

Trang 26

Hiện nay ngân hàng nông nghiệp đã mở rộng thêm nhiều chi nhánh, hệ thốngcác chi nhanh đang hoạt động rất hiệu quả Cho đến bây giờ thì ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh vẫn khẳng định thị trường truyền thốngcủa mình chủ yếu là nông nghiệp nông thôn, bên cạnh đó vẫn chú trọng đến thịtrường thành thị đặc biệt là thị phần khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảmbảo hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả và bền vững.

Tính đến nay thì ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh vẫn chiếm phần lớn kháchhàng trên địa bàn Hà Tĩnh, chiếm khoảng 40% thị phần.

2.3 Khách hàng

Thị trường chủ yếu là nông nghiệp nông thôn nên khách hàng mà NHNo HàTĩnh xác định trọng tâm vẫn là các cá nhân, hộ gia đình Bên cạnh đó thì ngânhàng đang chủ động mở rộng đối tượng khách hàng sang phía doanh nghiệp, cụthể:

- Doanh nghiệp nhà nước

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài- Tổ chức kinh tế tập thể

Trang 27

Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động trong những điều kiện xác định về côngnghệ Trình độ hiện đại máy móc thiết bị, quy trình công nghệ của doanh nghiệpảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm/dịch vụ Cơ cấu công nghệ, thiết bịcủa doanh nghiệp và khả năng bố trí phối hợp máy móc thiết bị ảnh hưởng lớnđến chất lượng hoạt động, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp Côngnghệ lạc hậu khó có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu củakhách hàng cả về mặt kinh tế và các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật Quản lý máy mócthiết bị tốt.

Đặc biệt cuối năm 2007 đầu năm 2008 thì trang thiết bị của hệ thống ngânhàng nông nghiệp Hà Tĩnh đã có nhiều sự thay đổi do chương trình sự dụng thayđổi Kể từ ngày 21/3/2008 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh đã sử dụngchương trình IPCAS, chương trình phần mềm này sẽ giúp cho ngân hàng hoạtđộng dễ dàng hơn và cũng giúp khách hàng tiện lợi hơn trong việc giao dịch.

Trang 28

20 Thiết bị kiểm tra tiềnngoại tệ

( Nguồn phòng hành chính)

2.5 Lao động

Con người là nhân tố trực tiếp tạo ra và quyết định đến chất lượng sản phẩm.Cùng với công nghệ, con người giúp doanh nghiệp đạt được chất lượng cao trêncơ sở giảm chi phí Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề,kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối kết hợp giữa mọithành viên và bộ phận trong doanh nghiệp Năng lực và tinh thần của đội ngũ laođộng, những giá trị chính sách nhân sự đặt ra trong mỗi doanh nghiệp có tácđộng sâu sắc toàn diện đến hình thành chất lượng sản phẩm tạo ra Chất lượngkhông chỉ thỏa mãn nhu cầu khách hàng bên ngoài mà còn phải thỏa mãn nhucầu khách hàng bên trong của doanh nghiệp.

Nguồn lao động trong NHNo Hà Tĩnh ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chấtlượng Cụ thể:

Ngày đăng: 08/12/2012, 12:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Ngân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán –  và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh   nào trong n - Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
g ân hàng là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong n (Trang 2)
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 4 năm - Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
Bảng b áo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 4 năm (Trang 17)
a. Bảng số liệu cơ cấu lao động - Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
a. Bảng số liệu cơ cấu lao động (Trang 29)
b. Bảng thể hiện trình độ lao động qua các năm                                                                                       ĐVT: Người - Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
b. Bảng thể hiện trình độ lao động qua các năm ĐVT: Người (Trang 29)
c. Bảng thu nhập bình quân của lao động - Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
c. Bảng thu nhập bình quân của lao động (Trang 30)
Bảng lãi suất huy động tiền gửi từ T2/2008 của ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh - Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
Bảng l ãi suất huy động tiền gửi từ T2/2008 của ngân hàng nông nghiệp Hà Tĩnh (Trang 45)
Qua bảng thống kê ta thấy tiền huy động vốn của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 671 tỷ đồng tức tăng 30% - Tăng cường hoạt động quản lý mối quan hệ khách hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh.
ua bảng thống kê ta thấy tiền huy động vốn của năm 2007 tăng so với năm 2006 là 671 tỷ đồng tức tăng 30% (Trang 45)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w