KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SWOT CHO CHĂN NUÔI CHĂN NUÔI HEO

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh hậu giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (tóm tắt) (Trang 50 - 53)

- Cá chép, trôi, mè, rô phi Tôm càng xanh

2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SWOT CHO CHĂN NUÔI CHĂN NUÔI HEO

CHĂN NUÔI HEO

Thuận lợi/cơ hội

- Được chính quyền địa phương hỗ trợ biện pháp xử lý heo bị bệnh

+ Chính quyền địa phương, chi cục Thú y tỉnh, giám sát chặt dịch bệnh, tổ chức tiêu độc khử trùng xung quanh ổ dịch; kiểm soát chặt các lò giết mổ gia súc; không cho nhập, xuất heo, sản phẩm từ heo ra, vào vùng có dịch. Có mạng lưới thú y đến tận các xã và có khả năng điều trị được hầu hết các loại dịch bệnh nguy hiểm cho đàn heo.

+ Mức thiệt hại khi gia súc bệnh bị hủy cho người dân hiểu với mức 25.000 đ/kg. Hỗ trợ kinh phí hơn 2,8 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh cho Chi cục Thú y khẩn trương tổ chức công tác phòng, chống bệnh heo tai xanh trên địa bàn tỉnh, ngành đã cấp phát cho người chăn nuôi 6.500 lít hóa chất tiêu độc, sát trùng để họ tự phun xịt ở chuồng nuôi.

- Nguồn thức ăn cho chăn nuôi heo phong phú và đa dạng. - Có đội ngũ cán bộ nghiên cứu mạnh của tỉnh và

- Có dịch vụ thú y tư nhân hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật, chi phí đầu tư thấp

- Điều kiện giao lưu mua bán thuận lợi vì có nhiều đầu mối và hệ thống đường sá giao thông thuỷ bộ thuận lợi.

- Có nhiều thương lái tìm đến người sản xuất để thu mua heo Cơ hội:

- Có nhiều nhà nghiên cứu khoa học chăn nuôi có trình độ cao ở Trường Đại học Cần Thơ.

- Thị trường có sức tiêu thụ lớn. Khó khăn/thách thức

- Dịch bệnh bệnh tai xanh, Dịch bệnh lỡ mồn long móng việc phòng chống tốn kém. Dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng trên heo nên ảnh hường tới tâm lý người tiêu dùng;

- Thiếu vốn để chăn nuôi, người chăn nuôi thiếu vốn đầu tư thức ăn cho heo đúng theo nhu cầu khẩu phần thức ăn.

- Chăn nuôi với quy mô nhỏ nên khó có điều kiện áp dụng kỹ thuật mới trong chăn nuôi; chăn nuôi với quy mô nhỏ và tận dụng thức ăn gia đình, các loại phụ phẩm xung quanh nhà… nên heo không đủ dinh dưỡng, chậm phát triển, chất lượng thịt heo không đạt.

- Thị trường thịt heo có nguy cơ bị cạnh tranh với thịt heo giá rẻ được nhập từ các nước khác.

- Kỹ thuật chăn nuôi thấp.

- Thiếu nguồn cung cấp giống heo con chất lượng, đa số sử dụng giống heo con được sinh sản tại địa phương cung cấp, thậm chí một số hộ chăn nuôi còn mua con giống trôi nổi (do giá rẻ) nên rủi ro trong chăn nuôi cao, ảnh hưởng đến chất lượng thịt heo;

- Người chăn nuôi thiếu thông tin thị trường nên khâu tiêu thụ còn bị thương lái ép giá.

- Giá cả thị trường thịt heo biến động, giá heo hơi vừa mới tăng lại đột ngột giảm mạnh, trong khi giá thức ăn chăn nuôi lại có xu hướng tăng, với giá heo hơi 2,4 - 2,6 triệu đồng/tạ, nhiều người chăn nuôi bị lỗ khoảng 300.000 đồng - 500.000 đồng/con heo khoảng 1 tạ.

- Ý thức của người nuôi trong xử lý dịch bệnh còn thấp.

Giải pháp: để đàn heo của tỉnh phát triển bền vững,

- Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn tăng cường việc tập huấn kỹ thuật nuôi để giúp người nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí khâu thức ăn để hạ giá thành, nâng cao chất lượng và tăng sức cạnh tranh sản phẩm. Thực hiện các mô hình trình diễn, tổ chức tham quan học tập và vận động người nuôi áp dụng kỹ thuật nuôi tiên tiến.

- Tăng cường việc kiểm soát và vận động người nuôi thực hiện việc tiêm chủng phòng ngừa dịch bệnh cho heo một cách thường xuyên.

- Chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể tạo điều kiện cho hộ chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn hiện có tại địa phương.

CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ

Thuận lợi/cơ hội

- Diện tích sản xuất lúa lớn nên người chăn nuôi tận dụng nguồn phụ phẩm rơm rạ trong nông nghiệp

- Có diện tích đất trống để trồng cỏ nuôi bò - Có thể tận dụng lao động gia đình để chăn nuôi

- Chuồng trại dễ xây dựng, chi phí đầu tư chuồng trại không cao

- Được hỗ trợ về thú y trong chăn nuôi và điều kiện để tiếp cận với các dịch vụ thú y địa phương khá dễ dàng, chủ yếu là bò thịt và tập trung nhiều ở các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành và Long Mỹ.

Cơ hội

- Nhu cầu thịt bò lớn

- Thu nhập của người dân ngày càng tăng Khó khăn/thách thức

- Dịch bệnh lỡ mồm long móng trên đàn trâu bò - Thiếu vốn để chăn nuôi

- Năng suất thấp

- Giá cả đầu ra biến động

- Nhu cầu sức kéo ngày một giảm

- Cạnh tranh giá do nhập lậu trâu bò từ Lào và Campuchia vào Việt Nam ngày càng gia tăng.

Giải pháp: để đàn trâu/bò của tỉnh phát triển bền vững,

- Cải thiện chất lượng và năng suất con giống

- Tổ chức các mô hình đa dạng hoá sản xuất trong nông hộ trong đó kết hợp với chăn nuôi trâu bò để tận dụng điều kiện nông hộ.

- Tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân định kì và thường xuyên hàng năm để phòng ngừa dịch bệnh.

- Địa phương và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ cho người sản xuất tiếp cận với các nguồn vốn vay.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh hậu giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 (tóm tắt) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w