Luận văn : Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam đang có những chuyển biến tích cực theo cơ chế thị trường với xu thế hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.Trong đó, kết quả đổi mới hoạt động ngân hàng đã góp phần xứng đáng vào kết quả đổi mới chung của nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
Là một ngân hàng ra đời từ năm 1959, Chi nhánh NHCT Ba Đình có quá trình hình thành và phát triển gắn liền với những thay đổi của nền kinh tế đất nước.Đầu tiên với tên gọi Chi điếm ngân hàng Ba Đình trực thuộc NH Hà Nội rồi chuyển thành một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi Chi nhánh NHCT KV Ba Đình trực thuộc NHCT Thành phố Hà Nội.Kể từ khi chuyển đổi mô hình quản lý đến nay, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh không ngừng phát triển theo định hướng” ổn định – an toàn - hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động và cơ cấu - mạng lưới và tổ chức.Từ năm 1995 đến nay, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên tục được
NHCT VN công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất.Có được kết quả như vậy có công đóng góp to lớn của hoạt động tín dụng.Công tác thẩm định dự án tại Ngân Hàng giữ vị trí quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NH.Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được , công tác thẩm định dự án tại NH vẫn còn nhiều tồn tại.Trong thời gian thực tập tại NH, việc tìm hiểu tình hình thẩm định tại NH cho thấy các dự án đã góp phần đáng kể vào tăng nguồn thu cho ngân hàng, tăng trưởng cho các danh nghiệp từ đó góp phần làm tăng GDP quốc gia và ổn định cuộc sống người lao động.Tuy nhiên một số dự án vẫn gặp nhiều vướng mắc như thi công kéo dài, kém phát triển hiệu quả cũng như khả năng trả nợ thấp…Những tồn tại xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong cũng có một phần của công tác thẩm định dự án.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi đã chọn đề tài” Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình” cùng với những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giải quyết vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định dự án đầu tư để hoạt
Trang 2động tín dụng của Chi nhánh NHCT KV Ba Đình ngày càng phát triển theo đúng định hướng “ổn định – an toàn – hiệu quả & phát triển”.
2 Kết cấu chuyên đề
Tên chuyên đê” Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình”
Ngoài lời mở đầu và trang kết luận, nội dung chuyên đề có 2 chương:
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
Trang 3Chương I : Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KVBa Đình
Kết quả là một loạt NHTMQD ra đời ( NHCT – NHNT – NHĐT & PT – NHNN & PTNT)
- Ngân hàng Ba đình được chuyển đổi thành một chi nhánh NHTM quốc doanh tên gọi là Chi Nhánh NHCT quận Ba Đình, trực thuộc NHCT thành phố Hà nội.
1.2 Quá trình phát triển NHCT quận Ba Đình
- Từ khi thành lập NH công thương Ba Đình hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp (TW- thành phố - Quận) Với mô hình này trong những năm đầu thành lập hoạt động kinh doanh của NH kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế.
- Trước những khó khăn từ mô hình tổ chức quản lý, bắt đầu từ ngày 01/04/1993, NHCT VN thực hiện thí điểm mô hình NHCT hai cấp ( cấp TW - Quận) cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ.
Ngay sau một loạt đổi mới, NHCT Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động theo mô hình 1 NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường.
- Cho đến nay, hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình không ngừng phát triển theo định hướng “ổn định – an toàn - hiệu quả” và phát triển cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như về cơ cấu mạng lưới, bộ máy tổ chức.
- Từ năm 95 đến nay hoạt động kinh doanh của chi nhánh liên tục được NHCT VN công nhận là môt trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT VN.
Trang 42.Chức năng, nhiệm vụ và sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
2.1 Chức năng
NHCT Ba Đình là một chi nhánh của NHCT Việt Nam, hoạt động kinh doanh theo mô hình 1 NHTM đa năng Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, với phong cách giao tiếp, phục vụ hiện đại, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh.
Với bộ máy hoạt động có trên 300 cán bộ - nhân viên, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đã phát triển trên địa bàn rộng gồm các quận: Ba Đình – Hoàn Kiếm – Tây Hồ.NH Ba Đình luôn luôn đảm bảo chức năng hoạt động của một chi nhánh NHCT trên địa bàn thủ đô.Thực tế cho thấy, từ năm 1995 đến nay, chi nhánh NHCT Ba Đình liên tục được NHCT Việt Nam công nhận là một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ
Chi nhánh NHCT KV Ba Đình có một số nhiệm vụ sau:
- Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng là các cá nhân; Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ , thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.- Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm định, tái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.
- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHVN và NHCT VN.
- Thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của NHCT VN.Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.
Trang 5- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh.Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh.
- Chi nhánh có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của mình
2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Trang 6Bảng 1.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT KV Ba Đình
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PhòngKHDNvừavà nhỏ
PhòngKHDNCá nhân
PhòngQLRR&NợCó vấn đề
Phòngkế toángiao dịch
PhòngThanh toánXNK
Phòngtiềntệ kho quỹ
PhòngTC – HC
Phòngtổng hợp
PhòngGiao dịchTâyHồ
Tổ thẻVà DVThanhToánđiện tử
Trang 73.Khái quát về hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình
3.1 Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ chốt của NHTM nói chung và NHCTKV Ba Đình nói riêng.
Bảng1.2 : T ình hình huy động vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình năm 2007
(Nguồn: Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007)
Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007: Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2007 đạt 4947 tỷ đồng.So với năm 2006 thì tổng nguồn vốn huy động tăng 12.45%.
So với kế hoạch đặt ra cho năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 98.86%
Về cơ cấu nguồn vốn: Vốn được huy động từ 2 nguồn chính là tiền gửi của TCKT và tiền gửi từ dân cư.
Bảng1.3: Cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
(Nguồn: BCKQHĐKD của chi nhánh NHCT KV Ba Đình năm 2007)
+ Tiền gửi TCKT đạt 2817 tỷ, so với cuối năm trước tăng 855 tỷ, tương đương tăng 43.6%.
Nhìn kết quả tổng kết có thể thấy rằng tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng đột biến, nguyên nhân là chi nhánh đã có những chính sách quan tâm hơn đến những doanh nghiệp tiềm năng
+ Tiền gửi dân cư đạt 2324 tỷ, so với cuối năm trước bằng 97.3%
3.2 Hoạt động sử dụng vốn
Trang 8Năm 2007 là năm hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh được củng cố nhưng nợ nhóm vẫn chiếm tỷ trọng hơn 10% tổng dư nợ.Dư nợ trong quý II/2007 còn thấp hơn nhiều so với tổng dư nợ cuối năm trước , có thời điểm bằng 87.5% kế hoạch.
Bảng1.4: Tình hình dư nợ cho vay theo loại tiền cho vay của chi nhánh NHCT KV Ba Đình đến ngày 31.12/2007
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007)
- Tình hình dư nợ năm 2007 của chi nhánh so với năm 2006 ở mức tương đương Cơ cấu dư nợ tại chi nhánh : Cho doanh nghiệp nhà nước vay: dư nợ chiếm 42.4%, so với kế hoạch giảm 2.6%, nhưng so với năm trước tăng 0.62%.Với nguồn cho vay không có tài sản bảo đảm: chiếm 59.6%, so với kế hoạch tăng 18.6%, so với năm trước tăng 15.3%.
Về chất lượng tín dụng: Nợ nhóm II và nợ xấu gia tăng
3.3 Hoạt động tài trợ thương mại
- Bảo lãnh trong nước
Năm 2007 chi nhánh đã phát hành 1.087 món, doanh số đạt 645,51 tỷ đ, so với năm2006 doanh số tăng 136,71 tỷ đ, tương đương với tăng 26.87%.
Phát hành 950 L/C nhập khẩu giá trị 227,3 triệu USD, so với năm trước doanh số tăng 90,31 triệu USD, tương đương với tăng 65,9%.
- Thanh toán xuất nhập khẩu và chuyển tiền
Thanh toán NNK năm 2007 đạt 311,61 triệu USD, bao gồm cả chứng từ XNK gửi đi, tăng 78% so với năm 2006
- Kinh doanh ngoại tệ
Năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ cả năm đạt 833,37 triệu USD, giảm 45,36 triệu usd so với cuối năm 2006
3.4 Các mặt hoạt động khác
- Phát triển dịch vụ thẻ
Trang 9Năm 2007, chi nhánh đã phát hành được 3509 thẻ ATM, so với kế hoạch đạt 43.86%.- Kế toán giao dịch
Cuối năm 2007, sau khi đã hoàn thành gom hoàn toàn CIF, số tài khoản tiền gửi chi nhánh đang quản lý là 4989 tài khoản tại phòng kế toán giao dịch.
Khối lượng thanh toán trong nước đạt 383.593 món với doanh số thanh toán là 68.357 tỉ - Quản lý kho quỹ
Năm 2007, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH đạt 15.931 tỷ VNĐ và 294 triệu USD Ngoài ra, NH cũng chi trả tiền thừa cho khách được 411 món với số tiền là 1.404.205.000 đồng và 1400 usd.
- Phát triển các điểm giao dịch
Trong năm 2007, chi nhánh đã phát triển được thêm 2 điểm giao dịch tại đường Láng và Cửa Nam
- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, việc thực hiện quy chế tự kiểm tra và kiểm tra chéo đã được thực hiện một cách nghiêm túc, đặc biệt là công tác tín dụng, kết quả là không phát sinh thêm đơn vị mới có nợ nhóm II.
4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2003 – 2007
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004- 2007)
Phân tích số liệu thống kê từ bảng, ta thấy :
* Năm 2005, tổng vốn huy động tăng so với năm 2004 là 525 tỷ, tương đương mức tăng là
Trang 10Vốn huy động là TG VNĐ tăng 16.25% so với năm 2004.Vốn huy động là ngoại tệ tăng 6.1 % so với năm 2004
- Về cơ cấu vốn năm 2005: Huy động từ tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng khác tăng 244 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng 13.5% và tiền gửi dân cư tăng 281 tỷ, tức tăng 13.5%.
* Năm 2006 : Tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2006 cao hơn năm 2005 là 16.4% - Số dư tiền gửi TCKT đến 31/12/2006 so cùng kỳ năm 2005 giảm 88 tỷ.Trong đó:
Tiền gửi thường xuyên của một số doanh nghiệp có nguồn TG lớn là 1135 tỷ, so với đầu năm giảm 152 tỷ.
- Số dư tiền gửi dân cư, phát hành công cụ nợ so cùng kỳ năm 2005 tăng 13.17 %.
* Năm 2007: Tổng nguồn vốn huy động bình quân cao hơn năm 2006 là 12.43%.Do vậy tiền gửi theo VNĐ và tiền gửi ngoại tệ đều tăng.
Về cơ cấu, tiền gửi huy động từ tổ chức kinh tế tăng khoảng 1.37 lần, tuynhiên tiền gửi huy động từ dân cư lại giảm.
4.2 Hoạt động sử dụng vốn
Bảng1.6 Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn2004- 2007
NămChỉ tiêu
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007)
Theo bảng ta thấy:
- Năm 2005, dư nợ cho vay tăng 922 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng 48.7%.Trong đó dư nợ dưới dạng VNĐ tăng 641 tỷ so với năm 2004, tương đương tăng
48.96% và ngoại tệ tăng 281 tỷ so với năm 2004 tức tăng 48.03%.
Rõ ràng thấy rằng tình hình dư nợ năm 2005 tăng nhiều hơn so với năm 2004 cả dưới dạng VNĐ và ngoại tệ.
Về nghiệp vụ bảo lãnh, năm 2005 NH phát hành 1.374 món, với giá trị 308 tỷ đ, đến ngày 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷ, so với cuối năm 2004 giảm 74 tỷ.Như vậy có
Trang 11thể thấy, tình hình dư nợ năm 2005 tăng nhiều hơn năm 2004, song số nghiệp vụ bảo lãnh năm 2005 lại giảm.
- Năm 2006, Dư nợ cho vay tại thời điểm 31/12/2006 so với cuối năm 2005 bằng 83.8% Về nghiệp vụ bảo lãnh, năm 2006 giá trị nghiệp vụ bảo lãnh lại giảm so với năm 2005 Mặc dù mức độ giảm không đáng kể:4.15 tỷ đ.
- Năm 2007, Dư nợ bình quân năm 2007 là 2.373 tỷ đ.Ta có thể thấy, năm 2007 mức dư nợ bình quân tương đương năm 2006.
Nợ nhóm II thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn hơn 10% tổng dư nợ.Nợ nhóm II đến ngày 31/12/2007 dư 114.278 triệu đồng, tăng 31.078 Triệu, tương đương tăng 37% so với kế hoạch năm.Nợ xấu đến 31/12/2007 là 40.718 triệu so với kế hoạch tăng 28.918 triệu, bằng 245% kế hoạch.
4.3 Hoạt động tài trợ thương mại
Bảng1.7 thể hiện tổng doanh số kinh doanh tiền tệ và tổng thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007)
Theo bảng số liệu ta thấy:
- Năm 2005, tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng 220.116.762 USD, bằng 180.55% so với năm 2004 Tổng giá trị thanh toán bằng xuất nhập khẩu tăng 20.8% so với năm 2004.Như vậy, năm 2005 hoạt động tài trợ thương mại của chi nhánh rất phát triển với tổng doanh số mua bán tiền tệ và tổng giá trị thanh toán bằng xuất nhập khẩu đều tăng so với năm 2004 - Năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệ tăng 78% so với năm 2005 Tổng doanh sốthanh toán XNK đạt 175 triệu USD, tăng 10% so với năm 2005.
- Năm 2007, Tổng doanh số mua bán ngoại tệ cả năm giảm 45.36 triệu USD so với năm 2006.Tổng giá trị thanh toán XNK tăng 78% so với năm 2006 Như vậy có thể thấy trong năm 2007, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh giảm song tổng giá trị thanh toán XNK lại tăng đáng kể so với năm trước.
Trang 12- Năm 2007,Chi nhánh đã phát hành được 3.509 thẻ ATM, so với kế hoạch đạt 43.86%, so với năm 2006 tăng 601 thẻ, bằng 20.7%.Đồng thời chi nhánh cũng phát hành 108 thẻ tín dụng quốc tế so với kế hoạch đạt 90%, so với năm 2006 tăng 48 thẻ, băng 80% Tính đến 31/12/2007 Chi nhánh hiện đang quản lý 9.430 thẻ ATM, 136 thẻ tín dụng quốc tế và thiết lập được 22 đơn vị chấp nhận thẻ.
- Năm 2007, Khối lượng thanh toán trong năm đạt 383.593 món, với doanh số thanh toán là 68.357 tỷ đ.So với năm 2006, khối lượng thanh toán tăng 83.838 món tương đương vớităng 27.97%, doanh số tăng 20.494 tỷ đ, tương đương tăng 42.8% Như vậy có thể thấy năm 2007 khối lượng thanh toán và doanh số của chi nhánh đều tăng lên.
c Quản lý kho quỹ
Bảng1.8 thể hiện tình hình quản lý kho quỹ tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình giai đoạn 2004 - 2007
Trang 13triệu usd 127 333 390 294
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2004 – 2007)
- Năm 2006, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH trong năm tăng 32.2% so với năm 2005 Kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối trong tất cả các khâu.
- Năm 2007, khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ NH trong năm đạt tăng hơn năm 2006 là 1.321 tỷ đ.
d Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên các mặt hoạt động nghiệp vụ ngày càng được chú trọng và được thực hiện chặt chẽ tại chi nhánh Đặc biệt là việc triển khai các biện pháp kiểm tra về bảo vệ kho quỹ và an ninh mạng.
II Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình
1. Tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Trong giai đoạn vừa qua, chi nhánh NHCT KV Ba Đình đã chú trọng đến việc nâng cao chất lượng thẩm định, chọn lọc khách hàng, tuân thủ chặt chẽ quy trình thẩm định nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và đạt hiệu quả của hoạt động cho vay.Bên cạnh đó, với phương châm “ Lợi ích của khách hàng cũng là lợi ích của ngân hàng”, ngân hàng phục vụ khách hàng vơí thái độ nhiệt tình, chu đáo và chuyên nghiệp vì vậy cho đến nay NHCT Ba Đình liên tục được NHCT VN công nhận là một trong những chi nhánh hoạt động xuất sắc nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam.
Thực tế là, qua hàng năm số dự án chi nhánh thẩm định ngày càng tăng lên cùng với tổng số vốn đầu tư.Đặc biệt tập trung trong hai lĩnh vực là công ngiệp xây dựng và thương nghiệp.Sự tăng lên ngày càng nhiều số dự án cho vay ở hai ngành này theo đúng xu thế phát triển hiện đại.
Có kết quả như vậy là do chi nhánh đã có mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng lớn, truyền thống, bên cạnh đó tích cực mở rộng quan hệ với những khách hàng khả thi.Ban lãnh đạo chi nhánh đã có những chủ trương, chính sách đúng đắn trong mối quan hệ với khách hàng.
Ngoài ra, còn phải kể đến công sức đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc đảm bảo thời gian tiến hành thẩm định.Các cán bộ thẩm định luôn tuân thủ chặt
Trang 14chẽ quy trình và nội dung thẩm định đã được ngân hàng soạn thảo.Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành thẩm định, đối với từng dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, với từng hoàn cảnh khác nhau, các cán bộ thẩm định đã có sự linh hoạt trong quy trình và nội dung thẩm định.Chi nhánh với sự phân cấp trách nhiệm thẩm định rõ ràng, từng phòng chịu trách nhiệm thẩm định với từng loại khách hàng khác nhau, do vậy mà các dự án chi nhánh tiến hành thẩm định đều đem lại hiệu quả cao cho cả khách hàng và bản thân chi nhánh.Từ nguồn vốn mà ngân hàng cho vay mà các doanh nghiệp vay vốn mở rộng, phát triển sản xuất góp phần tăng GDP cả nước từ đó mà tác động tăng trưởng kinh tế.Ngoài ra phải kể đến tác động xã hội của dự án: Tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao cuộc sống người lao động.
Tại các phòng có chức năng thẩm định, có thể thấy trình độ cán bộ thẩm định ngày càng nâng cao, phù hợp với nhu cầu hội nhập kinh tế.Các cán bộ thẩm định không chỉ đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ mà còn thể hiện một thái độ tích cực trong quan hệ với khách hàng Đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định thường xuyên được đi học tập để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ.Ngoài ra, các cán bộ này còn tích cực tìm hiểu những lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động thẩm định để công tác thẩm định tiến hành dễ dàng, chính xác.
Tuy nhiên một yếu tố phải kể đến đó là chi nhánh vẫn chưa có một phòng thẩm định độc lập Công việc thẩm định được thực hiện ngay tại phòng giao dịch với khách hàng.Chi nhánh có 3 phòng chính giao dịch khách hàng là : Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn, phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, phòng khách hàng doanh nghiệp cá nhân.Tại 3 phòng này lại trực tiếp tiến hành thẩm định với từng loại khách hàng mà phòng đảm nhận giao dịch Những cán bộ thẩm định chính là những cán bộ tín dụng Vì thế nhiều trường hợp, dự án kỹ thuật phức tạp, một số cán bộ gặp trở ngại trong quá trình thẩm định Điều này trở thành một trở ngại cho chi nhánh trong hoàn cảnh nước ta hội nhập quốc tế vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam.
2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Quy trình thẩm định được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình thẩm định cho vay diễn ra một cách thống nhất, khoa học, nhằm hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất
Trang 15lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp.Hiện nay, Chi nhánh NHCT KV Ba Đình có 3 phòng thực hiện công tác thẩm định dự án, đó là:
Các phòng đều tiến hành thẩm định theo một quy trình chung mà NHCT VN đưa ra là:
2.1 Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
2.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn
a Kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn
Cán bộ tín dụng kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin.
- Kiểm tra hồ sơ khách hàng: Với hồ sơ khách hàng, cán bộ thẩm định kiểm tra các nội dung sau:
+ Tính xác thực, hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ trong danh mục hồ sơ khách hàng+ Xác minh quyền hạn, trách nhiệm của các bên
Trang 16+ Ngoài ra xác minh quyền hạn, trách nhiệm các chức danh trong doanh nghiệp
+ Quyết định bổ nhiệm người đại diện trước pháp luật của doanh nghiệp, kế toán trưởng, giấy uỷ quyền
+ Thời hạn hợp đồng còn lại của doanh nghiệp+ Ngành nghề được phép kinh doanh
- Kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay
+ Tính xác thức của hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay
+ Thẩm định báo cáo tài chính dự tính cho 3 năm tới và phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư , khả năng vay trả, nguồn trả.
+ Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề trong điều kiện kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai.
- Kiểm tra mục đích vay vốn:
+ Kiểm tra nhu cầu vay vốn có thuộc đối tượng cho vay hay không cho vay của NHCT VN.+ Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn.
+ Với khoản vay bằng ngoại tệ,kiểm tra mục đích vay vốn với quy định quản lý ngoại hối.b Điều tra thu thập tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư gồm điều tra về:
- Khách hàng vay vốn:+ Điều tra về ban lãnh đạo+ Tình trạng tài sản cố định
+ Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng+ Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay( nếu có)
Để thẩm định những nội dung này, cán bộ thẩm định lấy thông tin từ hồ sơ vay vốn hoặc thu thập từ thực tế qua các phương tiện thông tin đại chúng, bạn hàng.
- Về phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư: Tìm hiểu giá cả, cung cầu thị trường, đầu ra, kinh nghiệm, năng lực , khả năng quản lý, thực hiện của dự án.
c Kiểm tra xác minh thông tin
Việc kiểm tra xác minh thông tin từ các nguồn:
+ Hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của khách hàng tại NHCT>
Trang 17+ Qua trung tâm thông tin tín dụng NHNN ( CIC) và phòng thông tin kinh tế - tài chính – NH - NHCT VN.
+ Qua các bạn hàng, đối tác, nhà cung cấp, khách hàng tiêu thụ.+ Quản lý trực tiếp khách hàng cho vay
+ Các NH mà khách hàng hiện vay hoặc trước vay.
d Phân tích ngành: Tìm hiểu và phân tích ngành mà phương án vay vốn và dự án đầu tư thực hiện.
- Xét tổng thể các lợi ích khác khi xác lập quan hệ tín dụng với khách hàng.g Phân tích, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư
Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích để đưa ra kết lụân về : - Tính khả thi
- Hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư- Khả năng trả nợ
- Những rủi ro có thể xảy ra khi quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.sh Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay
2.3 Xác định phương thức cho vay
Việc lựa chọn phương thức cho vay phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và luân chuyển vốn của khách hàng và yêu cầu kiểm tra, kiểm soát sử dụng vốn của ngân hàng cho vay.
2.4 Xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán và xác định lãi suất cho vay
- Xem xét khả năng nguồn vốn:
+ Cân đối nguồn vốn (nội và ngoại tệ), với những khoản vay lớn
+ Dự tính khả năng chuyển đổi ngoại tệ ( với những khoản vay thanh toán nước ngoài)
Trang 18- Xác định lãi suất cho vay- Xem xét điều kiện thanh toán
2.5 Lập tờ trình thẩm định
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ tín dụng phải lập tờ trình thẩm định cho vay lên trưởng phòng tín dụng hoặc người được uỷ quyền Tuỳ theo từng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể, cán bộ tín dụng chọn lựa linh hoạt những nội dung chính, cần thiết, có liên quan trực tiếp đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để lập tờ trình thẩm định
2.6 Tái thẩm định khoản vay
Tổng giám đốc ngân hàng CT VN quy định giá trị của khoản vay cần tái thẩm định theo từng thời kỳ.
Ít nhất hai cán bộ tham gia tổ tái thẩm định trong đó có ít nhất một tổ trưởng hoặc phó phòng tín dụng làm thành viên.Những thành viên này không bao gồm những cán bộ tín dụng đã thẩm định lần đầu.
Tổ tái thẩm định có trách nhiệm thẩm định lại khách hàng và toàn bộ hồ sơ vay vốn độc lập, ghi rõ ý kiến của mình trên tờ trình về việc đề xuất có cho vay hay không và chịu trách nhiệm về các công việc nêu trên.
2.7 Trình duyệt khoản vay
- Trường hợp không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở
+ Cán bộ tín dụng trình tờ thẩm định/ tái thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ khoản vay cho trưởng phòng tín dụng ghi rõ ý kiến của mình về khách hàng, phương án vay vốn có được duyệt không để cho vay theo quy định của pháp luật và NHCTVN.
+ Trưởng phòng tín dụng: kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sản bảo đảm…theo quy định hiện hành, ghi rõ trên tờ thẩm định ý kiến của mình.
+ Giám đốc ngân hàng phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ và tờ trình thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình.
- Trường hợp không phải qua hội đồng thẩm định cơ sở+ Cán bộ tín dụng cũng thực hiện trách nhiệm như trên.
Trang 19+ Trưởng phòng thẩm định đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở triệu tập họp HĐTĐ cơ sở, chỉ đạo cán bộ thẩm định chuẩn bị hồ sơ trình hội đồng thẩm định cơ sở.
+ Chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở: Triệu tập và điều hành cuộc họp hội đồng thẩm định cơ sở.
Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình có thể mô tả theo sơđồsau:
Bảng 1.9 : Sơ đồ quy trình thẩm định được thực hiện tại chi nhánh NHCT KV Ba Đình
Trang 20(Nguồn: Sổ tay tín dụng Chi nhánh NHCT KV Ba Đình)
3.Phương pháp thẩm định dự án đầu tư
Hiện nay, Chi nhánh NHCT KV Ba Đình chủ yếu áp dụng các phương pháp là :Phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp dự báo và phương pháp phân tích độ nhạy.
3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự
Nội dung
Fòng KHFòng/bp phụ trách
Fòng khác
Fòng thông tin điện toán
Phòng kế toán
Giám đốc
Hội đồng
tín dụng
Phòng khách hàng
Phòng quản lý
tín dụng
Phòng quản lý
nợ có vấn đề
Phòng kế hoạch
tổng hợp và đầu tư
Tổng giám đốc
Hội đồng
tín dụng
N/c thiếu
Yêu cầu bổ sung
Thông báo tới KH
Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
TĐ
Tái TĐ
Y/c giải thích thêm
Chuẩn bị ký HĐ
Xác định NV, lãi suất
Từ chối
Tham gia khi có đề nghị
Xác định điều kiện thanh toán
Xét duyệt cho vay
Ký HĐTD
Xét duyệt cho vay
Thiếu y/cbổ sung
Tiếp nhận, ktra hồ sơ
Thẩm định
Tham gia ý kiến
Tham gia ý kiến
CĐ NV
Trang 21Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong hoạt động thẩm định tại các ngân hàng nói chung và Chi nhánh NHCT Ba Đình nói riêng.Thẩm định theo phương pháp này là cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định dự án đầu tư theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết.
Giai đoạn thẩm định tổng quát: cán bộ thẩm định xem xét khái quát các nội dung cơ bản, tính đầy đủ, hợp lý của dự án Thể hiện ở việc thẩm định tính pháp lý, sự cần thiết, mục tiêu chung, quy mô của sự đầu tư.
Giai đoạn thẩm định chi tiết: Cán bộ thẩm định đánh giá một cách chi tiết theo từng khía cạnh của dự án.Cụ thể gồm: Khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, Khía cạnh tài chính, kinh tế, xã hội, tổ chức quản lý dự án…
3.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Đây là phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu chính của dự án đang thẩm định với những chỉ tiêu tương tự của các dự án đang hoạt động, hoặc đã được tiến hành thẩm định trước đây.Phương pháp này là một phương pháp đơn giản đã được các cán bộ thẩm định sử dụng ngay từ những ngày đầu làm công tác thẩm định.So sánh, đối chiếu các chỉ tiêu để đánh giá một cách trực quan, đánh giá bước đầu hiệu quả và tính khả thi của dự án cần thẩm định.Những chỉ tiêu thường được so sánh là những chỉ tiêu cơ bản, dễ nhận thấy đó là:
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn trong thiết kế các công trình xây dựng: xây dựng công trình nhà ở, trường học, giao thông, văn phòng…
- Quy chuẩn, tiêu chuẩn về trang thiết bị, kỹ thuật cần thiết cho dự án được so sánh với các tiêu chuẩn công nghệ quốc gia, quốc tế và tác động môi trường của nó.
- Các chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư cho từng loại tài sản
- Các định mức sản xuất, công suất thiết kế, công suất thực tế, nguyên liệu, nhân công…được so sánh với các định mức kỹ thuật hiện hành.
- Các chỉ tiêu về hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế của dự án như NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, lợi ích/ chi phí…
3.3 Phương pháp dự báo
Trang 22Phương pháp dự báo là một phương pháp quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư.Phương pháp này thường được sử dụng trong phân tích khía cạnh thị trường và dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Về khía cạnh thị trường những nội dung cần tiến hành phân tích trong phương pháp dự báo là:
- Mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của dự án
- Khách hàng vay vốn có những cơ cấu sản phẩm để thay đổi đa dạng không nếu có biến động về thị trường.
- Mức độ biến động về giá bán sản phẩm.
Về khía cạnh nguyên vật liệu và nguồn cung cấp đầu vào của dự án:
- Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án?
- Chính sách nhập khẩu với nguyên vật liệu đầu vào thế nào?
- Những biến động về giá mua nguyên vật liệu, nếu nguyên vật liệu là nhập khẩu thì tỷ giá thế nào?
- Dự án mà đòi hỏi nguồn nguyên liệu lớn, cả vùng nguyên liệu thì kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu thế nào?
Cán bộ thẩm định tiến hành dự báo một loạt những chỉ tiêu trên dựa trên số liệu điều tra thống kê.
3.4 Phương pháp phân tích độ nhạy.
Phương pháp phân tích độ nhạy cũng là một phương pháp quan trọng được các cán bộ thẩm định sử dụng thường xuyên trong quá trình thẩm định Đây là việc khảo sát sự ảnh hưởng của việc thay đổi một hay hai nhân tố đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.Hay đó chính là việc đánh giá tính bền vững của dư án trong trường hợp có rủi ro.Có hai phương pháp phân tích độ nhạy là: phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy hai chiều.
- Phân tích độ nhạy một chiều: Các bước khi phân tích độ nhạy một chiều:
+ B1: Từ các thông số ban đầu & kết quả tính toán để lựa chọn một nhân tố có khả năng ảnh hưởng lớn nhất đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.Ví dụ như chi phí sản xuất, giá bán sản phẩm, giá nguyên vật liệu…
Trang 23+ B2: Lập bảng bao gồm nhân tố đã lựa chọn, NPV, IRR như sau:
Bảng 1 10 : Bảng minh hoạ các chỉ tiêu khi phân tích độ nhạy một chiều
Giá 1Giá 2Giá 3
Bảng 1.11 : Bảng minh hoạ phân tích độ nhạy hai chiều
Giá 1Giá 2Giá 3
(Nguồn: Sổ tay tín dụng Chi nhánh NHCT KV Ba Đình)
4.Nội dung thẩm định dự án đầu tư
4.1 Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng
Thẩm định năng lực pháp lý khách hàng: cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra năng lực pháp lý, với khách hàng là doanh nghiệp, khách hàng là cá nhân nội dung kiểm tra là khác nhau.
4.1.1 Đối với khách hàng là doanh nghiệp
- Cán bộ thẩm định kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các quyết định thành lập, kiểm tra giấy phép đầu tư, giấy đăng ký kinh doanh.
- Kiểm tra quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia trong hợp đồng liên doanh nếu doanh nghiệp đó là liên doanh.
- Kiểm tra tính pháp lý của quyết định bổ nhiệm giám đốc, người quản lý tài chính doanh nghiệp, kế toán trưởng.
Trang 24- Tìm hiểu về đại diện pháp nhân của doanh nghiệp.
- Thời hạn đăng ký hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.4.1.2 Đối với khách hàng là cá nhân
- Khách hàng đủ tuổi để có thể tham gia kinh doanh: từ 18 tuổi trở lên- Tư cách pháp nhân của khách hàng
4.2 Thẩm định về năng lực hoạt động , tình hình sản xuất kinh doanh,tình hình tài chính và uy tín khách hàng.
4.2.1 Thẩm định về năng lực hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng
- Nội dung thẩm định về năng lực hoạt động của doanh nghiệp gồm: Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp, ban lãnh đạo, hội đồng quản trị, tình hình sản xuất kinh doanh, xác định các rủi ro có thể xảy ra với hoạt động của doanh nghiệp.
4.2.2 Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng.
- Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích các nội dung: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, khả năng sinh lời, sự tăng trưởng
Cụ thể, cán bộ thẩm định sử dụng các chỉ tiêu sau để tiến hành phân tích:
• Mức sinh lời từ hoạt động bán hàng:
Tỷ suất lợi nhuận gộp = Lợi nhuận gộp từ bán hàng/ doanh thu
Hệ số lãi ròng = (TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/( Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)Hai hệ số này càng cao càng tốt vì phản ánh mức sinh lời càng cao.
• Suất sinh lời trên vốn ( ROA, ROE) Suất sinh lời trên tài sản ( ROA)
ROA = lãi ròng ( lỗ ) / bình quân tổng số tài sản đầu kỳ & cuối kỳ Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE)
ROE = lãi ròng ( lỗ )/ Vốn chủ sở hữu bình quân Mức sinh lời trên tài sản tài chính:
= Thu nhập từ các khoản lãi & cổ tức/ Bình quân tài sản tài chính đầu kỳ & ckỳ+ Nhóm chỉ tiêu về sức tăng trưởng
• Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu (%) = ( Doanh thu kỳ hiện tại/ Doanh thu kỳ trước) – 1
Trang 25• Tỉ lệ tăng trưởng LNKD ( %) = ( LNKD kỳ hiện tại/ LNKD kỳ trước) – 1
Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu và tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh cần > 0 và càng cao thì càng tốt.
+ Nhóm chỉ tiêu về tính hiệu quả hoạt động
• Hệ số vòng quay tài sản ( số lần/ năm) = DT thuần/ Tổng TS bình quân đkỳ & ckỳ
• Tiền gửi dự trữ hàng tồn kho
= ( Hàng tồn kho bình quân Đkỳ & ckỳ/ Giá vốn hàng bán) * 365
- Thẩm định tình hình tài chính : Thẩm định các khoản phải thu, hàng tồn kho, dự trữ tiền mặt, chỉ tiêu tổng tài sản/ nguồn vốn, các chỉ tiêu phản ánh nội lực tài chính, khả năng thanh toán, hệ số thanh toán nhanh.Cụ thể như sau:
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng tự tài trợ
• Hệ số tài sản cố định= TSCĐ / Vốn chủ sở hữu Hệ số này càng nhỏ càng an toàn
• Hệ số thích ứng dài hạn = ( TSCĐ + Đầu tư dài hạn)/ ( VCSH + Nợ dài hạn) Hệ số này cần đảm bảo không vượt quá 1.
• Hệ số nợ: So với vốn chủ sở hữu = NPT/VCSHSo với tài sản = NPT/ Tổng TS
4.3 Thẩm định dự án đầu tư
4.3.1 Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án
Trang 26Để thẩm định cơ sở pháp lý của dự án, cán bộ thẩm định căn cứ vào các loại tài liệu, văn bản sau:
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư
- Công văn của sở địa chính nơi doanh nghiệp tiến hành vận hành kết quả đầu tư về việc thu hồi đất.
- Đơn xin thuê đất của doanh nghiệp
- Tờ trình của doanh nghiệp về việc xin thông báo vị trí thuê đất xây dựng với các dự án xây dựng.
- Thông báo của UBND tỉnh, thành phố về việc: Ý kiến của UBND tỉnh, thành phố về dự án đầu tư theo luật khuyến khích trong nước trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Quyết định của UBND tỉnh, thành phố về việc chấp thuận dự án đầu tư.- Văn bản đề nghị xác định hạng đất.
- Quyết định của UBND tỉnh , thành phố về việc thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp.- Hợp đồng thuê đất giữa doanh nghiệp và sở địa chính tỉnh, thành phố.
- Biên bản giao đất giữa doanh nghiệp, UBND xã ( phường, thị trấn) nơi doanh nghiệp thuê đất và sở địa chính tỉnh, thành phố đó.
- Nghị quyết và biên bản họp của hội đồng quản trị doanh nghiệp.4.3.2 Thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụ.* Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án
- Thị trường trong nước
+ Xu hướng tiêu dùng trong nước về loại sản phẩm của dự án+ Doanh thu trong mấy năm gần đây của loại sản phẩm dự án.+ Tính cạnh tranh của thị trường trong nước.
- Thị trường nước ngoài
+ Sản phẩm của doanh nghiệp đã được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài chưa? Khả năng tiêu thụ thế nào?
* Chính sách của nhà nước với loại sản phẩm của dự án: Nhà nước có chính sách khuyến khích không? Chính sách gì?
* Thế mạnh sản phẩm của dự án
Trang 27- Đánh giá khả năng bị thay thế sản phẩm của dự án
- Những thế mạnh của sản phẩm dự án so cới các sản phẩm tương tự khác, những sản phẩm có khả năng thay thế.
* Tình hình cạnh tranh trên thị trường
- Tính sẵn có của nguyên liệu đầu vào sản xuất sản phẩm?
- Sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu và thu nhập của người dân không?* Các vấn đề liên quan đến chính sách thuế của nhà nước với sản phẩm của dự án- Chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước
- Chính sách khuyến khích của tỉnh, thành phố nơi dự án thực hiện đầu tư.* Khối lượng sản phẩm và dự kiến mức tiêu thụ.
4.3.3 Thẩm định về hình thức đầu tư
- Hình thức đầu tư là gi? tự doanh hay doanh nghiệp của nhà nước, liên doanh…
- Mang lưới tiêu thụ sản phẩm thế nào? Có hệ thống đại lý, chi nhánh, các cửa hàng bán lẻ…?
4.3.4 Thẩm định về phương án địa điểm
Địa điểm xây dựng là một yếu tố quan trọng quyết định tính khả thi của dự án.Những khía cạnh cần xem xét với một địa điểm để xây dựng là: Địa điểm xây dựng đó óc thuận lợi về giao thông hay không, có thuận lợi trong việc cung cấp nguyên vật liệu, điện , nước không.Đặc biệt địa điểm xây dựng này có thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án không.
Nếu so sánh chi phí đầu tư ở địa điểm xây dựng này với chi phí đầu tư của dự án khác ở địa điểm tương tự để xem địa điểm này chi phí có cao không.
Nếu địa điểm này không thuận lợi về thị trường tiêu thụ hoặc thị trường tiêu thụ ở xa thì có ảnh hưởng đến lợi nhuận dự án hay khả năng trả nợ không.
4.3.5 Thẩm định kỹ thuật dự án đầu tư
Những nội dung cần xem xét khi tiến hành thẩm định kỹ thuật dự án đó là: - Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
- Thẩm định công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, máy móc- Thẩm định về quy mô và giải pháp xây dựng
Trang 28- Thẩm định các điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước, cứu hoả… Về quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án.Với quy mô sản xuất của dự án cần tính toán sự phù hợp của công suất thiết kế dự án.Với sản phẩm của dự án thì đó là sản phẩm mới hay sản phẩm đã quen thuộc trên thị trường.Sản phẩm này có mẫu mã, chất lượng thế nào và có đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao hay không
Một nội dung nữa đó là thẩm định về công nghệ, kỹ thuật, thiết bị, máy móc.Cần xem xét:tính hiện đại của quy trình công nghệ,có phù hợp với trình độ, tay nghề của nhân lực Việt Nam hay không, giá cả và phương thức thanh toán công nghệ có hợp lý không, việc giao hàng và lắp đặt thiết bị cũng là một yếu tố quan trọng góp phần chuyển giao công nghệ hiệu quả cao.
Về quy mô, giải pháp xây dựng.
Quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc phải phù hợp với quy mô dự án và cơ sở vật chất hiện có của dự án.Với từng hạng mục công trình phải dự toán, hạng mục nào phải thực hiện trước, hạng mục nào có thể thực hiện sau.
Cuối cùng là việc thẩm định các điều kiện về nhân lực, cơ sở hạ tầng, giao thông, điện, nước phục vụ cho xây dựng công trình.
+ Về nhân lực: Kế hoạch về sử dụng nhân lực hiện tại của doanh nghiệp, kế hoạch đào tạo và tuyển dụng nhân lực mới.
+ Về cơ sở hạ tầng: Công trình có được xây dựng theo quy hoạch của khu vực không: về độ cao của công trình chuẩn, bố trí thoát nước, giao thông, các công trình phụ trợ
+ Về điện: Kế hoạch của doanh nghiệp để đảm bảo nhu cầu sử dụng điện: nguồn điện ổn định, hệ thống tải điện.
+ Hệ thống chống sét
+ Về cấp thoát nước và xử lý nước thải: Nguồn nước doanh nghiệp sử dụng, hệ thống thoát nước được thiết kế phải phù hợp với tổng mặt bằng qua hệ thống xử lý nứơc thải công nghiệp và theo quy hoạch thoát nước của tỉnh , thành phố.
+ Hệ thống cứu hoả: Phương án cứu hoả của doanh nghiệp, các bình bọt cứu hoả phải được đặt tại vị trí thuận tiện để xử lý.
Trang 29Thẩm định kỹ thuật là nội dung mang tính chuyên môn cao vì vậy với những dự án có kỹ thuật phức tạp cán bộ thẩm định cũng gặp chút khó khăn Vì vậy, việc thẩm định khía cạnh kỹ thuật tại NHCT KV Ba Đình chỉ ở mức độ là xem xét công suất thiết bị, mức độ hiện đại của công nghệ cần thẩm định so với những công nghệ tương tự trong nước.
4.3.6 Thẩm định các yếu tổ đảm bảo đầu vào dự án
Để đánh giá khả năng cung ứng nguyên vật liệu của dự án cán bộ thẩm định dựa trên cơ sở hồ sơ dự án : những nội dung trong hồ sơ dự án cần quan tâm như: báo cáo trữ lượng tài nguyên, giấp phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua ngoài,…bên cạnh đó là dựa vào đặc tính kỹ thuật của dây truyền công nghệ Cán bộ thẩm định xác định những nội dung sau: Thứ nhất, Doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm
Thứ hai, xem xét nguồn cung ứng đầu vào: có đa dạng không?Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, doanh nghiệp có quan hệ với nhà cung cấp từ trước hay mới thành lập quan hệ.Khả năng cung ứng và mức độ tín nhiệm của họ như thế nào?
Thứ ba, với những nguyên liệu đòi hỏi nhập khẩu, cần quan tâm chính sách nhập khẩu nguyên liệu.
Thứ tư, giá mua hay nhập khẩu có hay biến động không, tỷ giá thế nào nếu nhập khẩu Thứ năm, dự án gắn vào vùng nguyên vật liệu thì khả năng xây dựng vùng nguyên vật liệu như thế nào?
Những phân tích ở trên là cơ sở để cán bộ thẩm định đưa ra kết luận về khả năng cung ứng nguyên vật liệu đầu vào của dự án.
4.3.7 Thẩm định về phương diện tài chính dự án đầu tư
Khi thẩm định tình hình tài chính là đi thẩm định các chỉ tiều tài chính như: Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, thẩm định nguồn vốn, thẩm định doanh thu, chi phí từ đó tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR, điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn…phân tích các chỉ tiêu này và rút ra kết luận về hiệu quả tài chính của dự án.
4.3.7.1 Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư:
Việc xác định tổng vốn đầu tư rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện dự án vốn đầu tư tăng hoặc giảm quá lớn so với dự kiến ban đầu Việc xác định tổng mức đầu tư sát thực
Trang 30tế là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.Cán bộ thẩm định cần xem xét:
- Xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư được tính toán hợp lý chưa?- Trong tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa.
- Xem xét yếu tố làm tăng chi phí: do trượt giá, phát sinh thêm chi phí, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ.
Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn cần tập trung phân tích để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét.Sau đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo những mục tiêu dự kiến ban đầu.
+ Vốn đầu tư xây lắp: Cơ sở thẩm định loại vốn này là tập trung vào việc xác định nhu cầu xây dựng hợp lý của dự án và mức độ hợp lý của đơn giá xây lắp tổng hợp.
+ Vốn đầu tư thiết bị: Căn cứ vào danh mục thiết bị, kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển và bảo quản theo định mức chung về giá trung bình.Với loại thiết bị có kèm theo chuyển giao công nghệ mới thì vốn đầu tư thiết bị còn bao gồm cả chi phí chuyển giao công nghệ.+ Chi phí phụ: cơ sở để tính toán là theo quy định hiện hành của nhà nước.Các khoản chi phí này được xác định theo định mức: tính theo tỷ lệ % hoặc tính theo giá cụ thể như chi phí khảo sát xây dựng,chi phí thiết kế, lệ phí thẩm định…Và nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự toán như chi phí cho việc điều tra khảo sát thu thập số liệu, chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án….
Bên cạnh đó, trong việc xác định tổng mức đầu tư một số nội dung cũng cần chú ý như: Chi phí trả lãi vay ngân hàng trong thời gian thi công, nhu cầu về vốn lưu động ban đầu Sau khi đã xác định vốn đầu tư hợp lý thì cán bộ thẩm định cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo kế hoạch tiến độ đầu tư.Cần so sánh nhu cầu về vốn và khả năng đảm bảo vốn cho dự án về số lượng và tiến độ.Nếu khả năng đảm bảo vốn lớn hơn hoặc bằng nhu cầu về vốn thì dự án được chấp nhận.Nếu nhỏ hơn thì phải giảm quy mô dự án, hoặc xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo đồng bộ với quy mô dự án.
Xem xét tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu vốn: vốn cố định, vốn lưu động có phù hợp với dự án không Cơ cấu vốn: vốn chủ sở hữu, vốn vay, vốn cấp pháp như thế nào để có biện pháp quản lý và sử dụng vốn hợp lý.Tỷ lệ vốn vay và vốn chủ sở hữu có đảm bảo tính an toàn
Trang 31của nguồn vốn hay không.Dự án có tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn đầu tư trên 60% thì khó có thể trả nợ, đe doạ tính an toàn của dự án.
4.3.7.2 Khi tiến hành thẩm định doanh thu, chi phí thường tiến hành lập bảng xác định doanh thu, chi phí.Doanh thu phải được tính toán trên cơ sở công suất của dự án.
4.3.7.3 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án:
Hai chỉ tiêu NPV ( Giá trị hiện tại thuần của dự án)và IRR( Hệ số hoàn vốn nội bộ) là hai chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét hiệu quả tài chính dự án.Do vậy, khi thẩm định khía cạnh tài chính dự án, các cán bộ thẩm định tại NHCT KV Ba Đình chỉ sử dụng chủ yếu 2 chỉ tiêu này.
Về bản chất, NPV chính là chỉ tiêu phản ánh về tiền lời từ dự án đầu tư.NPV cho biết quy mô hiện giá tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn.Do đó:
+ NPV <0 dự án bị lỗ + NPV = 0 , dự án hoà vốn + NPV > 0 , dự án thu được lãi
Như vậy một dự án khả thi là dự án có điều kiện cần là NPV>0.
IRR là hệ số hoàn vốn nội bộ, hay là lãi suất chiết khấu mà tương ứng với nó giá trị của NPV = 0, IRR là lãi suất lớn nhất mà dự án có thể chấp nhận được.Cụ thể:
+ IRR < lãi suất vay -> Dự án không có khả năng trả nợ + IRR = Lãi suất vay -> Dự án hoạt động đủ trả nợ + IRR > lãi suất vay -> Dự án vừa trả được nợ vừa có lãi
Việc tính toán những chỉ tiêu về khả năng sinh lời phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định lãi suất cho vay.Dựa trên các thông số về mức và kỳ vọng sinh lời của ngân hàng, rủi ro tín dụng của khoản vay và các loại chi phí mà lãi suất cho vay được giám đốc sở giao dịch/ Chi nhánh NHCT và các phòng nghiệp vụ tín dụng trực tiếp cho vay nghiên cứu và tính toán cụ thể.Quy trình xác định lãi suất cho vay tại NHCT KV Ba Đình được thực hiện sau khi công tác thẩm định khách hàng hoặc phương án đầu tư hoàn tất.Quy trình gồm: * Cán bộ tín dụng tổng hợp số liệu để tính tóan lãi suất cho vay ( Chi phí vốn chủ sở hữu, chi phí huy động vốn, chi phí thanh khoản, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng)
Trang 32* Dựa trên số liệu đã tổng hợp, cán bộ tín dụng tính toán lãi suất cho vay.LSCV = chi phí vốn + Chi phí rủi ro tín dụng + Tỉ lệ lợi nhuận kỳ vọng
Trong đó: Chi phí vốn = Chi phí vốn chủ sở hữu ( Nếu trụ sở chính có phân bổ)* tỷ lệ an toàn vốn + Chi phí huy động vốn * ( 1- Tỉ lệ an toàn vốn) + Chi phí thanh khoản + Chi phí hoạt động.
* Cán bộ tín dụng đối chiếu lãi suất tính được với lãi suất sàn cho vay và lãi suất thị trường tương ứng cùng thời gian
Đảm bảo: lãi suất cho vay không được nhỏ hơn lãi suất sàn cho vay
Lãi suất tính được thấp hơn lãi suất thị trường thì cán bộ tín dụng phải đề xuất áp dụng một mức lãi suất phù hợp
Lãi suất tính được lớn hơn lãi suất thị trường cán bộ tín dụng phải tìm kiếm biện pháp điều chỉnh lợi nhuận và chi phí của khoản vay nhằm đảm bảo lãi suất thực phải > 0.Biện pháp: Tăng điểm tín dụng của khách hàng để giảm chi phí dự phòng rủi ro ( Thông qua việc yêu cầu khách hàng tăng tài sản bảo đảm/ tìm kiếm tổ chức bảo lãnh có uy tín ), sử dụng một số dịch vụ khác của NH cho vay để bù đắp nguồn thu cho NHCV như bán ngoại tệ cho NHCV, gửi tiền NH, …tại NHCV.
* Cán bộ tín dụng đề xuất mức lãi suất cho vay và nội dung tờ trình thẩm định cho vay để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đây là những chỉ tiêu quan trọng Tuy nhiên trong quá trình tính toán các chỉ tiêu này phải chú ý đến tỷ lệ chiết khấu Đây là một trong những yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính dự án cũng như công việc thẩm định dự án.Thông thường một dự án khi tính toán NPV thường sử dụng tỷ lệ chiết khấu ở mức 10%.Nếu tăng lên nhiều hơn 10% dự án có thể bị loại bỏ Đặc biệt trong tính toán IRR, việc lựa chọn một tỷ lệ chiết khấu phù hợp để so sánh với tỷ lệ chiết khấu mà có NPV = 0, là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi phải cân nhắc, tính toán.
4.3.8 Thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội của dự án
Thẩm định hiệu quả kinh tế, xã hội là việc xem xét lợi ích mà dư án đem lại cho cộng
đồng, quốc gia.Thông qua các tiêu chuẩn đánh giá là:
- Gia tăng số lao động có việc làm
Trang 33- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ
- Nâng cao mức sống cho nhân dân, người lao động
- Tận dụng, khai thác tài nguyên, những tác động đến môi trường.
- Nâng cao năng suất lao động, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ thuật người lao động
- Nâng cao trình độ tổ chức quản lý
- Phát triển kinh tế, đời sống nhân dân các vùng, địa phương còn khó khăn.
Cán bộ thẩm định dựa vào các báo cáo tài chính của dự án để tính các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các xem xét mang tính chất định tính sau:
- Đánh giá sự gia tăng số lao động có việc làm thông qua số chỗ làm việc tăng thêm từng năm và cả đời dự án( tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư).Phương pháp như sau:
Số lao động tăng thêm = Số lao động thu hút thêm - Số lao động mất việc làm
- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển và đẩy mạnh công bằng xã hội.
- Đánh giá sự tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ:
+ Số ngoại tệ thực thu từ hoạt động đầu tư từng năm và cả đời dự án ( tổng số và tính bình quân trên một đơn vị vốn đầu tư) Phương pháp tính như sau:
Số ngoại tệ thực thu = Tổng thu ngoại tệ - Tổng chi ngoại tệ+ Tổng chi tiền nội tệ tính trên một đơn vị ngoại tệ thực thu.
- Nâng cao mức sống của dân cư: Được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.- Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện được
- Các tác động đến môi trường sinh thái
- Mức tăng năng suất lao động sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư từng năm và bình quân cả đời dự án
- Mức nâng cao trình độ nghề nghiệp của người lao động: thể hiện ở chi tiêu bậc thợ bình quân thay đổi sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên một đơ vị vốn đầu tư.
Trang 34- Mức nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất: thể hiện ở mức thay đổi cấp bậc công việc bình quân sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư và mức thay đổi này tính trên một đơn vị vốn đầu tư.
- Mức nâng cao trình độ quản lý của lao động quản lý: Thể hiện ở sự thay đổi mức đảm nhiệm quản lý sản xuất, quản lý lao động, quản lý tài sản cố định của lao động quản lý sau khi đầu tư so với trước khi đầu tư.
- Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.
4.3.9 Thẩm định về ảnh hưởng môi trường sinh thái
Hiện nay, tác động về môi trường sinh thái là một trong những nội dung rất được quan tâm khi các cơ quan tiến hành thẩm định một dự án đầu tư.Tại NHCT, cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định việc dự án phải luôn đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái bằng việc sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm và thông gió đối với khối nhà xưởng.
Đối với chất thải, doanh nghiệp cần sử dụng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp, chất lương của hệ thống xử lý chất thải này ra sao?, có theo đúng tiêu chuẩn quốc tế không, đúng tiêu chuẩn ngành nghề kinh doanh quy định không.
Trang 354.3.10 Thẩm định về tổ chức quản lý của dự án
- Về phương thức tổ chức quản lý Để đánh giá phương thức tổ chức quản lý, cán bộ thẩm định thường đánh giá thông qua năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ nhân lực của dự án.+ Kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý của chủ đầu tư.Chủ đầu tư có am hiểu trong lĩnh vực của dự án không, có kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án tương tự không.
+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu, bao gồm nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp …
+ Trình độ đội ngũ lao động, công nhân kỹ thuật, kỹ sư
Để dự án đảm bảo tiến độ thực hiện và chất lượng dự án thì dự án đòi hỏi những yêu cầu với đội ngũ lao động tham gia dự án.Có những dự án phức tạp phải thuê chuyên gia, để đảm bảo chất lượng dự án Đây cũng là điều kiện tốt cho công nhân, nhà quản lý tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc với các chuyên gia.Khi tiến hành thẩm định, các cán bộ thẩm định cũng phải xem xét chi phí cho việc thuê chuyên gia có ảnh hưởng đến lợi nhuận và khả năng trả nợ của dự án không.
Bên cạnh đó, một vấn đề không kém phần quan trọng trong công tác tổ chức quản lý đó là: bộ máy tổ chức quản lý thực hiện dự án phải đảm bảo phù hợp với cơ chế, pháp luật hiện hành, phù hợp với văn hoá doanh nghiệp.
4.4 Phân tích hiêụ quả & khả năng đảm bảo và trả nợ vay
Trên cơ sở những chỉ tiêu kinh tế tài chính: NPV, IRR đã tính toán ở trên, cán bộ thẩm định đưa ra khẳng định xem dự án có hiệu quả không, có thể cho vay được không.Cụ thể: - Xem xét chỉ tiêu NPV> 0 -> Dự án hoạt động có lãi
- Xem xét chỉ tiêu IRR > Lãi suất vay -> Với mức lãi suất hiện tại, dự án vừa trả được nợ, vừa có lãi.
Như vậy, dự án có hiệu quả, Ngân hàng có thể cho vay được.
Cán bộ thẩm định xác định phương án cho vay: Gồm xác định lại số tiền cho vay, phương thức cho vay, phương thức phát tiền vay, thời gian giải ngân.Sau đó, xác định phương án thu nợ: với việc xác định nguồn trả nợ hàng năm, thời gian cho vay và số kỳ hạn trả nợ gốc.
Trang 364.5 Phân tích rủi ro của dự án, các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Mỗi dự án đầu tư từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu vận hành kết quả đều gặp phải không ít rủi ro.Có những rủi ro có thể đa dạng hoá từ đó làm giảm thiểu rủi ro, nhưng cũng có những loại rủi ro không thể giảm thiểu bằng cách đa dạng hoá vì vậy vấn đề quan trọng đầu tiên cần làm là tiến hành phân loại rủi ro.
Một số loại rủi ro phổ biến như: rủi ro thị trường, rủi ro kỹ thuật và vận hành, rủi ro môi trường xã hội, rủi ro kinh tế vĩ mô, rủi ro cơ chế chính sách…
Sau khi xác định được các rủi ro phổ biến thường hay gặp, cần có các biện pháp giảm thiểu rủi ro.Mỗi loại rủi ro lại có biện pháp phòng ngừa đặc trưng cho mỗi loại.Những biện pháp này có thể do chủ đầu tư thực hiện, có thể do ngân hàng phối hợp với chủ đầu tư thực hiện.Một số loại rủi ro với những biện pháp giảm thiểu rủi ro như:
- Rủi ro thị trường: là rủi ro xảy ra do thị trường không chấp nhận hoặc không đủ cầu cho sản phẩm hoặc do sức ép cạnh tranh nên giá bán không đủ bù đắp chi phí sản xuất.Do đó biện pháp giảm thiểu rủi ro là:
+ Trước khi cho sản phẩm xâm nhập thị trường, và ngay khi bắt đầu đầu tư phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường để đưa ra những dự báo chính xác cho cung sản phẩm.Kết quả dự báo Cung cầu sản phẩm phụ thuộc nhiều vào kết quả đánh giá hành vi người tiêu dùng.Nếu không xác định chính xác hành vi người tiêu dùng có thể đưa ra dự báo sai về cung, cầu sản phẩm và là nguyên nhân gây ra rủi ro về thị trường.
+ Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tích cực sáng tạo, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm để thu hút khách hàng, khách hàng tin tưởng sản phẩm.Tăng tính linh hoạt của sản phẩm, tạo một cơ cấu sản phẩm đa dạng, đây cũng là một biện pháp giảm thiểu rủi ro quan trọng.
- Rủi ro kỹ thuật và vận hành: Đây là rủi ro xảy ra với việc dự án không thể vận hành ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu Đây là một rủi ro xảy ra và gây hậu quả đáng kể, ảnh hưởng đến kết quả toàn dự án, ảnh hưởng lợi nhuận doanh nghiệp Để phòng ngừa rủi ro này:
+ Doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng công nghệ đạt chất lượng đã được chứng nhận.
Trang 37+ Kết quả vận hành không thành công có thể nguyên nhân nằm ở tay nghề của công nhân vận hành, do đó, bộ phận vận hành phải đảm bảo có tay nghề và kinh nghiệm vận hành.+ Phải làm bảo hiểm cho những sự kiện bất khả kháng, không lường trước được như thiên tai, lũ lụt, động đất…
+ Nếu có hợp đồng trong việc vận hành, phải có quyền thay người vận hành nếu người có nhiệm vụ vận hành không hoàn thành nhiệm vụ.
+ Khâu vận hành cũng là khâu có thể xảy ra thất thoát, gian lận, ăn bớt do đó để tránh trường hợp này, cần có kế hoạch kiểm soát chặt chẽ ngân sách vận hành.
- Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là rủi ro phát sinh do tác động của những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô như: tỷ giá, lạm phát, lãi suất thị trường
Để giảm thiểu rủi ro này:
+ Ngay khi tiến hành đầu tư, phải tiến hành phân tích kỹ lưỡng môi trường vĩ mô của dự án.
+ Tự bảo hiểm
+ Đảm bảo các cam kết của nhà nước.
- Rủi ro về cơ chế chính sách: Đây là rủi ro phát sinh do sự bất ổn về cơ chế, chính sách tại địa điểm xây dựng dự án Đó là những rủi ro về thuế, văn bản, luật, nghị định, các chế tài có liên quan đến đồng tiền của dự án.Các giảm thiều loại rủi ro cơ chế chính sách:
+ Khi thẩm định dự án phải xem xét tính tuân thủ pháp luật của dự án.
+ Chủ đầu tư đảm bảo có những hợp đồng ưu đãi về những vấn đề nhạy cảm, liên quan đến cơ chế, Chính sách này.
Trên đây là việc phân loại một vài rủi ro thường gặp và cách giảm thiểu chúng.
5 Nghiên cứu : Tình huống thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT KV Ba Đình.
Để phản ánh chi tiết, cụ thể tình hình thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh, tôi xin phân tích một dự án cụ thể :
Trang 38- Chủ đầu tư: Công ty TNHH TRAPHACO
Trụ sở:Xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên Điện thoại: 8243077 Fax: 8253463
- Tổng vốn đầu tư của dự án: 70 tỷ đồng.Trong đó: + Vốn tự có: 35 tỷ
5.2 Nội dung tiến hành thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược Văn Lâm
5.2.1 Phân tích cơ sở pháp lý của dự án
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng: “ Nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm – GMP” của công ty cổ phần TRAPHACO tại xã Tân Quang - huyện Văn Lâm - tỉnh Hưng Yên.
- Biên bản thoả thuận ngày 11/10/2002 của công ty cổ phần TRAPHACO và UBND xã Tân Quang.
- Công văn số 72/CV – ĐC ngày 04/03/2003 của sở địa chính tỉnh Hưng Yên V/v: Thu hồi đất giao cho công ty cổ phần TRAPHACO.
- Đơn xin thuê đất ngày 23/02/2003 của công ty cổ phần TRAPHACO.
- Tờ trình số 492/TT – CT ngày 12/10/2002 V/v: Xin thông báo vị trí xin thuê đất xây dựng “ Nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm – GMP” của công ty cổ phần TRAPHACO”
- Thông báo số 252/TB – UB ngày 31/12/2002 của UBND tỉnh Hưng Yên V/v: Ý kiến của UBND tỉnh Hưng Yên về dự án đầu tư theo luật khuyến khích đầu tư trong nước trên địa bàn huyện Văn Lâm.
- Quyết định số 394/QĐ – UB ngày 21/02/2003 của UBND tỉnh Hưng Yên V/v chấp thuận dự án đầu tư xây dựng : “ Nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm- GMP” của công ty cổ phần TRAPHACO.
Trang 39- Văn bản đề nghị xác định hạng đất ngày 09/03/2003.
- Quyết định số: 499/ QĐ – UB ngày 07/03/2003 của UBND tỉnh Hưng Yên V/v: Thu hồi đất tại xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, giao cho công ty cổ phần TRAPHACO thuê để xây dựng nhà máy.
- Hợp đồng thuê đất số 18/ HĐ – TĐ ngày 03/04/2003 giữa công ty cổ phần TRAPHACO và sở địa chính Hưng Yên.
- Biên bản bàn giao đất ngày 03/04/2003 giữa công ty cổ phần TRAPHACO với UBND xã Tân Quang, UBND huyện Văn Lâm, sở địa chính Hưng Yên.
- Công văn số 3429/ BGTVT – KHĐT ngày 08/07/2004 của Bộ giao thông vận tải V/v: đầu tư dự án “ Nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm” – tiêu chuẩn GMP.
- Nghị quyết số 14/NQ – ĐHĐCĐ ngày 16/03/2004 của đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 2 nhiệm kỳ II.
- Nghị quyết số 16/NQ – ĐHĐCĐ thường niên năm 2005 V/v: nâng tổng vốn đầu tư dự án từ 42,5 tỷ lên 70 tỷ, đổi tên dự án thành:” Đầu tư xây dựng nhà máy Dược Văn Lâm – tiêu chuẩn GMP”.
- Nghị quyết hội đồng quản trị số 08/NQ- HĐQT ngayf 04/08/2004 của HĐQT.- Quyết định số 3206/QĐ – UB ngày 03/08/2005 của UBND tỉnh Hưng Yên.- Biên bản họp HĐQT công ty cổ phần số: 26/ BB – HĐQT ngày 28/07/2005.5.2.2 Sự cần thiết của dự án
- Do cơ sở vật chất của Công ty cổ phân TRAPHACO quá chật hẹp chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu sản xuất còn lại 50% nhu cầu công ty phải đi thuê và thuê ở nhiều địa điểm, nhiều thời hạn khác nhau.Thời gian tới, một số địa điểm hết hạn thuê và không được thuê tiếp.
- Do địa điểm đặt ở nhiều nơi đã làm phân tán công tác điều hành, quản lý, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng đời songs CBCNV.
- Do nhu cầu thuốc chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng.
- Trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh quyết liệt, việc đi thuê địa điểm dài hạn để đầu tư xây dựng nhà máy thuốc Đông dược tiêu chuẩn GMP là cần thiết
Trang 40- Mặt khác, mục tiêu của ngành Dược là :” Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn theo hướng CNH- HĐH, chủ động hội nhập khu vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.
Để thực hiện mục tiêu trên của ngành Dược, công ty cổ phần TRAPHACO thấy cần thiết phải thành lập công ty TNHH TRAPHACO trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng dự án” nhà máy sản xuất Dược Văn Lâm – GMP”.
5.2.3 Thẩm định về phương diện thị trường và khả năng tiêu thụa Tổng thể thị trường tiêu thụ sản phẩm dự án:
* Thị trường trong nước:
- Xu hướng người tiêu dùng trong nước trở lại dùng thuốc y học cổ truyền ngày càng nhiều.- Với một số sản phẩm Đông dược của công ty sản xuất ra trong mấy năm gần đây tiêu thụ mạnh, doanh thu tăng từ 30%- 35%.
- Thị trường trong nước cạnh tranh cao.Nhưng công ty cổ phần TRAPHACO đã thiết lập được mạng lưới đại lý và bán lẻ trên toàn quốc, thương hiệu và sản phẩm đã có uy tín được nhiều người biết đến.
* Thị trường nước ngoài
- Một số sản phẩm của công ty đã được một số thị trường nước ngoài như Bỉ, Châu Phi chấp nhận.
b Chính sách của nhà nước đối với ngành dược hiện nay
Nhà nước đang khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường sản xuất thuốc trong nước, hạn chế nhập khẩu.
c.Thế mạnh sản phẩm của dự án
Sản phẩm chủ yếu là thuốc Đông dược và thực phẩm dưỡng sinh.Các sản phẩm này có khả năng bị thay thế thấp.Sản phẩm này có thế mạnh hơn các sản phẩm thuốc khác vì không xảy ra phản ứng phụ.Do vậy, các sản phẩm này được người tiêu dùng ưa chuộng, thay thế sản phẩm thuốc khác trên thị trường.
d Tình hình cạnh tranh trên thị trường
- Nguyên liệu để sản xuất một số loại đông dược là có sẵn ở nước ta.Vừa nằm trong những vùng rừng nhiệt đới chưa được khai thác, lại có thể trồng ở khu vực lân cận nhà máy.