1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hoàn thiện công tác kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội

29 635 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

1. Đặc điểm chung về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nước hoặc hàng hoá nhập khẩu để tái xuất khẩu cho tổ chức, c

Trang 1

Chơng 1 Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá

và kế toán xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp

kinh doanh xuất nhập khẩu

1 Đặc điểm chung về kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là việc bán hàng sản xuất, gia công trong nớc hoặc hàng hoá nhập khẩu để tái xuất khẩu cho tổ chức, cá nhân nớc ngoài thông qua hợp đồng ngoại thơng đã ký kết giữa các đơn vị kinh doanh trong nớc với các tổ chức cá nhân nớc ngoài hoặc giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các quốc gia trên Thế giới Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động bán hàng của thơng nhân Việt Nam với th-

ơng nhân nớc ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá

1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu hàng hoá

- Xuất khẩu là hàng hoá sản xuất trong nớc đợc mang ra nớc ngoài tiêu thụ Xuất khẩu

là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Vì vậy, xuất khẩu có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tăng trởng và phát triển kinh tế

- Xuất khẩu hàng hoá là cách thức tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động nhập khẩu và giúp cho việc ổn định cán cân thanh toán quốc tế: Để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, cần phải

có một nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn xuất khẩu, đầu t nớc ngoài, vay vốn, viện trợ, thu từ hoạt

động du lịch, các dịch vụ có thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động, xuất khẩu là nguồn vốn chủ

yếu để nhập khẩu Hoạt động xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam đợc thực

hiện chủ yếu với các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thủ công mỹ nghệ nh : Gạo, chè, cao su, cà phê, hạt tiêu,

- Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển Xuất khẩu không chỉ tác động

Trang 2

làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn giúp cho việc gia tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trờng tiêu thụ giúp cho sản xuất ổn định và kinh tế phát triển vì có nhiều thị trờng => phân tán rủi

ro cạnh tranh Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nớc Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu, buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra các cách thức kinh doanh sao cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất

- Xuất khẩu tích cực giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống ngời dân Xuất khẩu làm tăng GDP, làm gia tăng nguồn thu nhập quốc dân, từ đó có tác động làm tăng tiêu dùng nội địa, là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trởng Xuất khẩu gia tăng sẽ tạo thêm công ăn việc làm trong nền kinh tế, nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu, xuất khẩu làm gia tăng đầu t trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu=> là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trởng

Trong xu thế toàn cầu hoá, các quốc gia đều mong muốn tạo đợc những mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia khác Do đó, xuất khẩu hàng hoá làm tăng cơ sở cho việc xích lại gần nhau giữa các quốc gia về mặt kinh tế, chính trị Mỗi nớc tiến hành sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng u thế của quốc gia mình và đây là một cơ sở quan trọng để hình thành phân công lao động quốc tế

1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xuất khẩu

♦ Kinh doanh xuất khẩu có thị trờng rộng lớn cả trong và ngoài nớc, chịu ảnh hởng rất lớn của sự phát triển sản xuất trong nớc và tình hình thị trờng nớc ngoài

♦ Ngời mua, ngời bán thuộc các quốc gia khác nhau, có trình độ quản lý, phong tục, tập quán tiêu dùng và chính sách ngoại thơng ở mỗi quốc gia khác có sự khác nhau

♦ Hàng xuất khẩu đòi hỏi chất lợng cao, mẫu mã đẹp hợp thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực, từng quốc gia trong từng thời kỳ

♦ Điều kiện địa lý, phơng tiện vận chuyển, điều kiện và phơng thức thanh toán có ảnh hởng không ít đến quá trình kinh doanh, thời gian giao hàng và thanh toán có khoảng cách xa

1.3 Các đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu

Trang 3

Hàng hoá đợc coi là xuất khẩu trong những trờng hợp sau:

• Hàng xuất cho các thơng nhân nớc ngoài theo hợp đồng đã ký kết

• Hàng gửi đi triển lãm sau đó thu bằng ngoại tệ

• Hàng bán cho du khách nớc ngoài, cho Việt Kiều, thu bằng ngoại tệ

• Các dịch vụ sửa chữa, bảo hiểm, tàu biển, máy bay cho nớc ngoài thanh toán bằng ngoại tệ

• Hàng viện trợ cho nớc ngoài thông qua các hiệp định, nghị 1 định th do nhà nớc

ký kết với nớc ngoài nhng đợc thực hiện qua doanh nghiệp xuất nhập khẩu

1.4 Các phơng thức xuất khẩu hàng hoá.

Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hiện nay thờng thực hiện theo các phơng thức sau:

- Xuất khẩu trực tiếp

- Xuất khẩu uỷ thác

1.4.1 Xuất khẩu trực tiếp

Là đơn vị tiến hành xuất khẩu các mặt hàng phù hợp với giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và khả năng quản lý kinh doanh theo hình thức trực tiếp ( trực tiếp đàm phán,

ký kết hợp đồng, tổ chức giao hàng xuất khẩu và làm thủ tục thanh toán ) Hoạt động xuất khẩu trực tiếp có thể theo nghị định th hay ngoài nghị định th ( hay còn gọi là tự cân đối) Đa số các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức xuất khẩu ngoài nghị định

th, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh của mình và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nớc

1.4.2 Xuất khẩu uỷ thác

Là phơng thức mà doanh nghiệp có hàng hoá và có nhu cầu nhng cha thể xuất khẩu trực tiếp vì lý do nào đó có thể uỷ thác cho đơn vị khác có chức năng kinh doanh xuất nhập khâủ, có giấy phép xuất khẩu đứng ra tổ chức xuất khẩu hộ, làm thủ tục xuất khẩu thay cho mình Trong trờng hợp này, đơn vị uỷ thác xuất khẩu phải trả một khoản tiền

Trang 4

hoa hồng cho đơn vị nhận uỷ thác theo tỷ lệ thoả thuận trong hợp đồng gọi là phí ủy thác.

1.5 Các phơng thức thanh toán quốc tế dùng trong xuất khẩu

Hoạt động kinh doanh ngoại thơng có thể sử dụng các phơng thức thanh toán nh:

Ph-ơng thức chuyển tiền, phPh-ơng thức ghi sổ hay mở tài khoản, phPh-ơng thức thanh toán nhờ thu, phơng thức thanh toán bằng th tín dụng

1.5.1 Phơng thức chuyển tiền

Là phơng thức khách hàng (ngời trả tiền) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một ngời khác ở một thời điểm nhất định bằng phơng tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu Các bên tham gia trong phơng thức thanh toán này bao gồm:

- Ngời trả tiền ( ngời mua) hoặc ngời chuyển tiền ( ngời đầu t, kiều bào chuyển tiền về nớc)

- Ngời bán

- Ngân hàng chuyển tiền ( ngân hàng ở nớc ngời chuyển tiền)

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền ( ngân hàng ở nớc ngời bán)

1.5.2 Phơng thức ghi sổ hay mở tài khoản.

Theo phơng thức này, ngời bán mở một tài khoản để ghi nợ cho ngời mua sau khi ngời bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ Định kỳ ( tháng, quý, nửa năm, ), ngời mua trả tiền cho ngời bán Phơng thức thanh toán này có đặc điểm sau:

- Là một phơng thức thanh toán không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là mở tài khoản và thực hiện thanh toán

- Chỉ mở tài khoản đơn bên, không mở tài khoản song bên Nếu ngời mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy không có giá trị thanh toán giữa hai bên

1.5.3 Phơng thức thanh toán nhờ thu.

♦ Theo phơng thức này, ngời bán sau khi đã giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho ngời mua sẽ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng của mình thu tiền ở ngời mua trên cơ sở hối phiếu của ngời bán lập ra

Trang 5

Các bên tham gia trong phơng thức thanh toán nhờ thu gồm:

- Ngời bán, ngời mua

- Ngân hàng bên bán ( ngân hàng nhận sự ủy thác của ngời bán)

- Ngân hàng đại lý của ngân hàng bên bán ( Ngân hàng nớc ngời mua)

♦ Phơng thức thanh toán nhờ thu gồm các loại sau:

- Nhờ thu phiếu trơn

Theo phơng thức này, ngời bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở ngời mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho ngời mua không qua ngân hàng

- Nhờ thu phiếu trơn kèm chứng từ

Nhờ thu phiếu trơn kèm chứng từ là phơng thức thanh toán mà trong đó ngời bán uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở ngời mua căn cứ vào hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện là nếu ngời mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá cho ngời mua để nhận hàng

1.5.4 Phơng thức thanh toán bằng th tín dụng ( Letter of credit L/C )

Theo phơng thức này, ngân hàng mở th tín dụng theo yêu cầu của khách hàng; ngời

mở th tín dụng sẽ trả một số tiền cho ngời bán số tiền của th tín dụng hoặc chấp nhận hối phiếu do ngời bán ký phát khi ngời bán xuất trình cho Ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định để nhập khẩu trong th tín dụng

Thanh toán theo phơng thức này nó đảm bảo quyền lợi cho cả ngời mua và ngời bán

1.6 Giá cả và tiền tệ áp dụng trong xuất khẩu

Trong thanh toán quốc tế, trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định điều kiện tiền tệ dùng để thanh toán Điều kiện tiền tệ cho biết việc sử dụng các loại tiền nào để thanh toán trong các hợp đồng ngoại thơng, đồng thời quy định xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động

Việc sử dụng đồng tiền nào để thanh toán là do hợp đồng mua bán ngoại thơng quy

định theo thoả thuận của hai bên

Trang 6

Giá cả trong hợp đồng mua bán ngoại thơng sẽ là điều kiện để xác định địa điểm giao hàng trong hợp đồng Điều kiện về địa điểm giao hàng chính là sự phân chia trách

nhiệm giữa ngời bán và ngòi mua về các khoản chi phí, về rủi ro đợc quy định trong luật buôn bán quốc tế

Hiện nay, trong xuất khẩu các doanh nghiệp xuất khẩu hay sử dụng các loại giá FOB, CIF, CFR

- Giá FOB ( Fee on Board ) : Ngòi bán chịu trách nhiệm thủ tục thông quan xuất khẩu

và chịu mọi chi phí tới khi hàng đã qua lan can tàu tại cảng bốc quy định do ngời mua chỉ định Giá này thờng đợc áp dụng trong vận tải biển hoặc vận tải thuỷ nội địa

- Giá CIF ( Cost, Insurance and Freight ) : Bao gồm giá FOB cộng phí bảo hiểm và cớc phí vận tải Tính theo giá CIF thì ngời bán giao hàng tại cảng, ga, biên giới của ngời mua Ngời bán phải chịu chi phí bảo hiểm và vận chuyển, mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển bên bán phải chịu trách nhiệm.Vật t hàng hoá chỉ chuyển sang ngời mua khi hàng hoá đã qua khỏi phạm vi phơng tiện vận chuyển của ngời bán

- Giá CFR ( Cost and Frieght ): là giá bao gồm cả giá thực tế của hàng hoá và cớc phí, theo điều kiện này ngời bán phải trả các phí tổn cần thiết để đa hàng tới cảng quy định, những rủi ro về mất mát hoặc h hại cũng nh rủi ro về những chi phí liên quan có thể trả thêm cho những tình huống xảy ra khi hàng hoá đã đợc giao lên tàu chuyển từ ngời bán sang ngời mua hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định

2 Kế toán xuất khẩu hàng hoá trong các doanh nghiệp

2.1 Đặc điểm kế toán xuất khẩu hàng hoá

♦ Thời điểm xác định hàng xuất khẩu

Thời điểm xác định hàng hoá đã hoàn thành việc xuất khẩu là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá, tức là khi ngời xuất khẩu mất quyến sở hữu về hàng hoá và nắm quyền sở hữu tiền tệ hoặc quyền đòi tiền ở ngời nhập khẩu Do đặc điểm của hoạt

động kinh doanh xuất- nhập khẩu nên thời điểm ghi chép hàng hoản thành xuất khẩu là

Trang 7

thời điểm hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan, xếp lên phơng tiện vận chuyển và đã rời sân ga, biên giới, cầu cảng,

+ Nếu hàng vận chuyển bằng đờng biển, hàng đợc coi là xuất khẩu tính ngay từ thời

điểm thuyền trởng ký vào vận đơn, hải quan đã ký xác nhận mọi thủ tục hải quan để rời cảng

+ Nếu hàng vận chuyển bằng đờng sắt, hàng xuất khẩu tính từ ngày hàng đợc giao tại

ga cửa khẩu theo xác nhận của hải quan cửa khẩu

+ Nếu hàng xuất khẩu vận chuyển bằng đờng hàng không, hàng xuất khẩu đợc xác nhận từ khi trởng máy bay ký vào vận đơn và hải quan sân bay ký xác nhận hoàn thành các thủ tục hải quan

+ Hàng đa đi hội chợ triển lãm, hàng xuất khẩu đợc tính khi hoàn thành thủ tục bán hàng thu ngoại tệ

Việc xác định đúng thời điểm xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng trong việc ghi chép doanh thu hàng xuất khẩu, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, thởng phạt trong buôn bán ngoại thơng và thanh toán

Một số đặc điểm nữa trong kinh doanh hàng hoá xuất khẩu là quá trình lu chuyển hàng hoá tơng đối dài vì hàng xuất khẩu của nớc ta sản xuất phân tán, phải có thời gian dài để thu gom từ nhiều nơi hoặc từ nhiều cơ sở sản xuất và có thể còn phải gia công, tu chỉnh,

đóng gói trớc khi xuất khẩu Do đó, kế toán phải theo dõi, ghi chép thờng xuyên, liên tục từ khi ký hợp đồng đến khi kết thúc hợp đồng xuất khẩu

2.2 Nhiệm vụ của kế toán xuất khẩu hàng hoá

Trang 8

• Theo dõi, ghi chép, tính toán và phản ánh kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, từ khâu mua hàng, xuất khẩu và thanh toán hàng hoá xuất khẩu, từ đó kiểm tra giám sát tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu.

• Tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết nghiệp vụ hàng hoá, nghiệp vụ thanh toán hợp

đồng ngoại thơng một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp trên cơ sở

đó tính chính xác, trung thực các khoản chi phí và thu nhập trong kinh doanh

• Cung cấp các thông tin cần thiết về quá trình và kết quả của hoạt động xuất khẩu theo yêu cầu của quản lý

3 Kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp theo ph ơng pháp kê khai th ờng xuyên 3.1 Chứng từ kế toán sử dụng

Để hạch toán ban đầu hàng xuất khẩu, kế toán cần sử dụng đủ chứng từ liên quan đến mua hàng trong nớc nh:

- Phiếu xuất kho

3.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Để phản ánh tình hình xuất khẩu, kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu nh:

- TK 157 : Hàng gửi bán

- TK 156 : Hàng hoá

- TK 632 : Giá vốn hàng bán

- TK 511 : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

- TK 515 : Nếu chênh lệch ty giá hối đoái lãi

- TK 635 : Nếu chênh lệch tỷ giá hối đoái lỗ

Trang 9

- TK 333 : Thuế và các khoản phải nộp Nhà nớc

- TK 003 : Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi

- TK 007 : Ngoại tệ các loại

- TK 331 : Phải trả cho ngời bán

- TK 131 : Phải thu của khách hàng

Và một số tài khoản khác có liên quan

3.3 Trình tự kế toán nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp ( phụ lục 1- sơ đồ 1)

* Khi thu mua hàng hoá để xuất khẩu, ké toán ghi:

Nợ TK 156(1) : Giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho

Nợ TK 157 : Giá mua của hàng hoá chuyển thẳng để xuất khẩu

Nợ TK 133(1) : Thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ

Có TK 111, 112, 331 tồng giá thanh toán của hàng thu mua để xuất khẩu

* Trờng hợp hàng hoá cần phải hoàn thiện trớc khi xuất khẩu, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất gia công, chi phí hoàn thiện và chi phí gia công và ghi:

Nợ TK 154 : tập hợp giá mua và chi phí gia công, hoàn thiện

Nợ TK 133(1) : thuế GTGT đợc khấu trừ ( nếu có)

Có TK 156(1): Giá mua của hàng xuất gia công

Có TK 111, 112, 331, 338, 214 chi phí gia công, hoàn thiện hàng hoá tự làm hoặc thuê ngoài

- Khi hàng hoá gia công hoàn thiện hoàn thành, chi phí gia công, hoàn thiện đợc tính vào trị giá mua của hàng nhập kho hay chuyển đi xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK156(1) : trị giá mua thực tế hàng gia công, hoàn thiện

Nợ TK 157 : trị giá mua thực tế hàng chuyển đi xuất khẩu

Có TK 154 : giá thành thực tế gia công, hoàn thiện

- Khi xuất kho hàng hoá chuyển đi xuất khẩu, căn cứ vào phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, kế toán ghi:

Nợ TK 157 : Trị giá thực tế hàng gửi đi xuất khẩu

Có TK 156(1) : Trị giá thực tế hàng xuất kho để xuất khẩu

Trang 10

- Khi hàng xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lợng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu, doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh trị giá mua của hàng xuất khẩu và ghi:

Nợ TK 632 : Giá vốn hàng bán

Có TK 157 : Kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu

- Đối với doanh thu hàng xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK 111(2), 112(2), 131 Tổng số tiền hàng xuất khâủ (tỷ giá ghi sổ )

Nợ TK 635 : ( lỗ tỷ giá)

Có TK 515 : ( lãi tỷ giá )

Có TK 511 : Doanh thu hàng xuất khẩu (giá thực tế)

- Đối với số thuế xuất khâủ phải nộp , kế toán ghi:

Nợ TK 511 : ghi giảm doanh thu hàng xuất khẩu

Có TK 333 (3333) : số thuế phải nộp

- Khi nộp thuế xuầt khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK 333 ( 3333 – thuế xuầt khâủ )

Có TK 111(1), 111(2), 331,

- Trờng hợp phát sinh các chi phí trong quá trình xuất khẩu:

+ Nếu chi phí bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 641 ( theo tỷ giá thực tế)

Nợ TK 133(1) : Thuế GTGT đợc khấu trừ ( nếu có)

Nợ TK 635 : ( lỗ tỷ giá)

Có TK 515 : ( lãi tỷ giá)

Có TK 111(1), 112(2), 333(1) : (theo tỷ giá ghi sổ)

+ Nếu chi bằng tiền Việt Nam, kế toán ghi:

Nợ TK 641 : ghi tăng chi phí bán hàng

Nợ TK 133(1) thuế GTGT đợc khấu trừ ( nếu có)

Có TK 111(1), 112(1), 331

Trang 11

4 Kế toán nghịêp vụ xuất khẩu uỷ thác theo ph ơng pháp kê khai th ờng xuyên

(phụ lục 1)

4.1 Những vấn đề chung về uỷ thác xuất khẩu

Theo chế độ hiện hành, bên uỷ thác xuất khẩu khi giao hàng cho bên nhận uỷ thác phải lập phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ kèm theo Lệnh điều động nội bộ Khi hàng hoá đã thực xuất có xác nhận của Hải quan, căn cứ vào các chứng từ đối chiếu, xác nhận về số lợng, giá trị hàng hoá thực tế xuất khẩu của cơ sở nhận uỷ thác xuất khẩu, bên uỷ thác xuất khẩu phải xuất hoá đơn GTGT với thuế suất 0% giao cho bên nhận uỷ thác Bên nhận uỷ thác xuất khẩu phải xuất hoá đơn GTGT đối với hoa hồng uỷ thác xuất khẩu với thuế suất quy định Bên uỷ thác đợc ghi nhận số thuế tính trên hoa hồng uỷ thác vào số thuế GTGT đầu vào đợc khấu trừ, bên nhận uỷ thác sẽ ghi vào sồ thuế GTGT đầu ra phải nộp Giá tính thuế GTGT của dịch vụ uỷ thác là toàn bộ tiền hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ ( nếu có)(trừ khoản chi hộ có ghi rõ tên, địa chỉ , mã

số thuế của bên uỷ thác thì bên nhận uỷ thác không phải tính vào doanh thu của mình) Trờng hợp hợp đồng quy định trong giá dịch vụ có thuế GTGT thì phải quy ngợc lại để xác định giá cha có thuế GTGT:

Giá cha có Tổng số hoa hồng uỷ thác và các khoản chi hộ( nếu có)

- Bản thanh lý hợp đồng uỷ thác xuất khẩu ( 1 bản chính)

- Hoá đơn thơng mại xuất cho nớc ngoài ( 1 bản sao)

- Tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận thực xuất và đóng dấu của cơ quan Hải quan cửa khẩu (1 bản sao)

- Hoá đơn GTGT về hoa hồng uỷ thác

4.3 Tài khoản kế toán sử dụng

Trang 12

Tơng tự nh tài khoản nghiệp vụ kế toán xuất khẩu trực tiếp

4.4 Trình tự kế toán xuất khẩu uỷ thác

4.4.1 Kế toán tại đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu (phụ lục 1- sơ đồ 2)

- Khi giao hàng cho đơn vị nhận uỷ thác, dựa vào chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

- Đối với doanh thu hàng xuất khẩu uỷ thác, kế toán ghi:

Nợ TK 131 Phải thu khách hàng ( chi tiết cho từng đơn vị nhận xuất khẩu)

- Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi hộ liên quan

đến hàng uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đợc khấu trừ

Trang 13

Có TK 338(8) – Phải trả, phải nộp khác ( chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)

- Phí uỷ thác xuất khẩu phải trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 133 – Thuế GTGT đợc khấu trừ

Có TK 338(8) – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)

Có TK 131 – Phải thu khách hàng ( chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)

- Khi nhận số tiền uỷ thác xuất khẩu còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản do đơn vị uỷ thác chi hộ, căn cứ chứng từ liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 131 – Phải thu khách hàng ( chi tiết cho từng đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu)

4.4.2 Kế toán tại đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu (phụ lục 2- sơ đồ 3)

- Khi nhận hàng của đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Nợ TK 003 – Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi

- Khi đã xuất khẩu hàng, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền hàng

uỷ thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu và ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (chi tiết cho từng ngời mua nớc ngoài)

Có TK 331 – Phải trả cho ngời bán ( chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)

- Đồng thời ghi trị giá hàng xuất khẩu

Có TK 003 – Hàng hoá nhận bán hộ, ký gửi

- Thuế xuất khẩu phải nộp hộ cho bên giao uỷ thác xuất khẩu, kế toán ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho ngời bán

Có TK 338(8) – Phải trả, phải nộp khác

Trang 14

- Đối với phí uỷ thác xuất khẩu và thuế GTGT tính trên phí uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh doanh thu phí uỷ thác xuất khẩu và ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng (chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)

Có TK 131 – Phải thu khách hàng (chi tiết cho từng ngời mua nớc ngoài)

- Khi nộp hộ thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu, căn cứ các chứng từ có liên quan, kế toán ghi:

Có TK 138 – Phải thu khác ( chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)

- Khi chuyển trả cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu số tiền hàng còn lại sau khi đã trừ phí uỷ thác xuất khẩu và các khoản chi hộ, kế toán ghi:

Nợ TK 331- Phải trả cho ngời bán (chi tiết cho từng đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu)

Có TK 111, 112

Trang 15

Chơng 2 Thực trạng kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty Xuất

nhập khẩu Máy Hà Nội

1 Tổng quan về tổ chức hoạt động của Công ty Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội.

1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty.

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Máy Hà Nội (Tên giao dịch quốc tế MACHINOIMPORT HANOI) trực thuộc - Bộ Thơng mại, là doanh nghiệp Nhà nớc cổ phần hoá theo Nghị định 64-2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ và quyết

định số 0859/2004/QĐ-BTM ngày 28/06/2004 của Bộ Thơng Mại, đợc tổ chức hoạt

Trang 16

động theo Luật Doanh nghiệp đợc Quốc Hội nớc CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 12/06/1999 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2000.

Tên công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội.

Tên giao dịch đối ngoại: HANOI MACHINERY IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY

Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: MACHINOIMPORT HANOI

Địa chỉ trụ sở chính: Số 8 phố Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Cửa hàng tại B2 Ngọc Khánh, đờng Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Ngoài ra, Công ty còn có 60.000 m2 đất và kho tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh,

Hà Nội

Tổng giám đốc hiện nay : Nguyễn Anh Minh

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Máy Hà Nội là pháp nhân theo quy định của Pháp luật Việt Nam kể từ ngày đợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Thực hiện hạch toán độc lập, đợc sử dụng con dấu riêng, đợc mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của Pháp luật Hoạt động theo điều lệ của Công ty Cổ phần và Luật Doanh nghiệp Công

ty đợc kế thừa và thụ hởng kinh nghiệm cũng nh quá trình hoạt động 47 năm của Tổng công ty Máy và Phụ tùng, từ năm 1956, đã trải qua quá trình xây dựng và phát triển từ thời kỳ chiến tranh, xây dựng hoà bình bảo vệ Tổ quốc đến giai đoạn kinh tế thị trờng hiện nay

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Trang 17

Chức năng :

Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp các loại máy móc, thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ, phụ tùng, phơng tiện vận tải, nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng công nghiệp tiêu dùng Gia công lắp ráp, bảo dỡng, sửa chữa các thiết bị máy, phơng tiện vận tải; dịch vụ: bán

đại lý, t vấn kỹ thuật ngành hàng, cho thuê văn phòng, nhà xởng, kho tàng; kinh doanh các mặt hàng dệt, nông hải sản và lâm sản chế biến Kinh doanh cửa hàng, ăn uống, kinh doanh rợu, thuốc lá Kinh doanh, chế biến lâm, hải sản, rau quả; kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ; kinh doanh, sản xuất hàng may mặc; kinh doanh vật t, trang thiết bị

y tế; vận tải hàng hoá, hành khách Kinh doanh vật liệu xây dựng; kinh doanh khoáng sản, phân bón và hoá chất

- Nghiên cứu thị trờng trong nớc và quốc tế, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu trên thị trờng để

có những phơng án, chiến lợc kinh doanh đúng đắn ít rủi ro và để phục vụ cho việc đa ra các quyết định kinh doanh

- Thông qua các hình thức chào hàng để tham gia đàm phán ký kết trực tiếp và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết Các bộ phận đơn vị phải tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh trớc pháp luật

- Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ của Công ty Tổ chức hoạt

động xuất nhập khẩu dới mọi hình thức trên quan điểm hữu hiệu và chấp hành đầy đủ mọi nghĩa vụ, chính sách đối với nhà nớc Bảo toàn và phát triển tốt vốn kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, điều kiện làm việc cho ngời lao động, bồi dỡng các bộ chuyên môn và năng lực cán bộ kinh doanh

1.3 Lĩnh vực kinh doanh và sản xuất chủ yếu của Công ty.

- Kinh doanh thơng mại: Xuất nhập khẩu, mua bán trong nớc

- Kinh doanh dịch vụ: Đại lý bán hàng, t vấn kỹ thuật ngành hàng, t vấn xây dựng, đại

lý hàng hải, dịch vụ khai thuế hải quan, đại lý xăng dầu, đại lý bán vé máy bay, dịch vụ khách sạn, nhà hàng ăn uống, photocopy, dịch vụ lữ hành nội địa, dịch vụ giao nhận,

Ngày đăng: 19/11/2012, 11:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w