Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty VINCO
C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ PLỜI NÓI ĐẦUĐầu tư phát triển được coi là một nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế và là chìa khóa của sự tăng trưởng đối với mỗi quốc gia. Đồng thời, đầu tư phát triển cũng quyết định sự ra đời và phát triển của mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Mỗi một dự án đầu tư thành công sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh cho doanh nghiệp nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung.Tuy nhiên, hoạt động đầu tư phát triển là một hoạt động mang tính phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị một cách cẩn thận, nghiêm túc. Điều này có nghĩa là mọi công cuộc đầu tư đều phải được thực hiện theo dự án thì mới đạt được hiệu quả mong muốn.Từ những năm 50 trở lại đây, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và kinh tế xã hội, các nước đều cố gắng nâng cao sức mạnh tổng hợp của bản thân nhằm theo kịp cuộc cạnh tranh toàn cầu hóa. Chính trong tiến trình này, các tập đoàn doanh nghiệp lớn hiện đại hóa không ngừng xây dựng những dự án công trình có quy mô lớn, kỹ thuật cao, chất lượng tốt. Dự án đã trở thành phần cơ bản của cuộc sống xã hội. Cùng với xu thế mở rộng quy mô dự án và sự không ngừng nâng cao về trình độ khoa học công nghệ, các nhà đầu tư dự án cũng yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng dự án. Vì thế, quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án.1Nhận thức được tầm quan trọng của đầu tư, sự cần thiết phải đầu tư theo dự án, ảnh hưởng của công tác lập dự án, quản lý dự án. Qua thời gian 1 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Tổ chức và điều hành dự án, NXB Tài chính, Hà Nội- 2006,Tr. 22Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K46111 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Pthực tập tại công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Việt Nga (VINCO), em đã quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công ty VINCO”, với nội dung nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lý luận về quản lý dự án đầu tư và công tác quản lý dự án đầu tư ở Công ty VINCO. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư ở công ty VINCO.Được sự quan tâm giới thiệu của nhà trường và Khoa Khoa học quản lý, với sự giúp đỡ của công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Việt Nga, sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, các cô chú trong Phòng dự án, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ, qua quá trình thực tập, nghiên cứu tài liệu và tìm hiểu thực tiễn đã giúp em hoàn thành luận văn này.Kết cấu của chuyên đề gồm 3 phần:- Phần 1: Lời nói đầu- Phần 2: Nội dung chuyên đề.+ Chương I: lý luận chung về quản lý dự án+ Chương II: Thực trạng công tác lập dự án tại công ty VINCO.+ Chương III: Giải pháp và kiến nghị- Phần 3: Kết luận.Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do trình độ và kinh nghiệm thực tế có hạn, chắc chắn luận văn không thể tránh những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của thầy cô hướng dẫn và các cô, các bác trong phòng dự án để bài viết được hoàn thiện hơn.CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯPhạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K46222 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ PI. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LÀ GÌ? LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆN ĐẠI.1. Quản lý dự án đầu tư?1.1 Khái niệm quản lý dự ánQuản lý dự án là sự vận dụng lý luận, phương pháp, quan điểm có tính hệ thống để tiến hành quản lý có hiệu quả toàn bộ công việc liên quan tới dự án dưới sự ràng buộc về nguồn lực có hạn. Để thực hiện mục tiêu dự án, các nhà đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, điều hành, khống chế và đánh giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc dự án.Nói cách khác, quản lý dự án đầu tư là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.21.2 Đặc trưng của quản lý dự án.Quản lý dự án bao gồm những đặc trưng cơ bản sau:- Chủ thể của quản lý dự án chính là người quản lý dự án.- Khách thể của quản lý dự án liên quan đến phạm vi công việc của dự án (tức là toàn bộ nhiệm vụ công việc của dự án). Những công việc này tạo thành quá trình vận động của hệ thống dự án. Quá trình vận động này được gọi là chu kỳ tồn tại của dự án.- Mục đích của quản lý dự án là để thực hiện mục tiêu của dự án, tức là sản phẩm cuối cùng phải đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Bản than việc quản lý không phải là mục đích mà là cách thực hiện mục đích.- Chức năng của quản lý dự án có thể khái quát thành nhiệm vụ lên kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều tiết, khống chế dự án. Nếu tách rời các chức năng này 2 TS. Từ Quang Phương, Giáo trình Quản lý dự án đầu tư, NXB Lao Động- Xã Hội, Hà Nội- 2005, Tr.9Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K46333 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Pthì dự án không thể vận hành có hiệu quả, mục tiêu quản lý cũng không được thực hiện. Quá trình thực hiện mỗi dự án đều cần có tính sáng tạo, vì thế chúng ta thường coi việc quản lý dự án là quản lý sáng tạo.2. Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của quản lý dự án hiện đại.Quản lý dự án tồn tại kể từ khi có hoạt động đầu tư. Quản lý dự án đầu tư đầu tiên chỉ là sự quản lý theo kinh nghiệm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các dự án có kỹ thuật tiên tiến, chất lượng cao xuất hiện rầm rộ, phương pháp quản lý truyền thống cũng ngày càng không phù hợp với nhu cầu khách quan của quản lý dự án.Trong chiến tranh thế giới II, Mỹ đã áp dụng phương pháp quản lý dự án vào dự án thực nghiệm khoa học nguyên tử hạt nhân và họ đã đạt mục tiêu đề ra. Vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX, phương pháp quản lý bắt đầu được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong các dự án có kỹ thuật cao như lĩnh vực nghiên cứu không gian vũ trụ, điện tử, hạt nhân. Vì thế, quá trình ứng dụng phương pháp quản lý dự án hiện đại cũng chính là quá trình chuyển đổi từ phương thức quản lý kinh nghiệm truyền thống sang phương thức quản lý khoa học hiện đại. Trong quá trình chuyển đổi này đã xuất hiện rất nhiều tư tưởng và kỹ thuật quản lý mới. 33 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Tổ chức và điều hành dự án, NXB Tài chính, Hà Nội- 2006,Tr.24Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K46444 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ PII. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN.1. Quá trình quản lý dự ánQuá trình là chỉ thứ tự hoạt động để cho ra một kết quả. Quá trình quản lý dự án căn cứ vào việc thực hiện các hoạt động của dự án theo thứ tự để đề ra kế hoạch dự án, sau đó từng bước thực hiện các công việc trong dự án.Quá trình quản lý dự án được mô tả trong hình sau: Xác định nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụXác định mục tiêu dự án và tầm quan trọng của nóChọn lựa tiêu chuẩn đo lường hoạt độngXây dựng kế hoạchDự toán ngân sáchPhát triển quy trình công nghệTổng hợp kế hoạch dự ánThực hiện dự ánKiểm soát và điều phối dự ánĐánh giá thành công dự án3. Nội dung quản lý dự ánXét theo đối tượng quản lý, nội dung chủ yếu của quản lý dự án gồm:2.1 Quản lý phạm vi dự án.Quản lý phạm vi dự án là việc tiến hành khống chế quá trình quản lý đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc 5Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K465 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Pnào ngoài phạm vi của dự án. Cụ thể, gồm các công việc: phân chia phạm vi, quy hoạch phạm vi, quy hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án 2.2 Quản lý thời gian dự án.Quản lý thời gian của dự án là quá trình dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ cho từng công việc và toàn bộ dự án, là việc tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.2.3 Quản lý chi phí dự án.Quản lý chi phí dự án là quá trình quản lý chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu. Nó gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.2.4 Quản lý chất lượng dự án.Quản lý chất lượng dự án là quá trình quản lý có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc quy hoạch chất lượng, khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng.2.5 Quản lý nguồn nhân lực.Quản lý nguồn nhân lực là phương pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi người trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Cụ thể gồm những công việc: hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào việc hoàn thành mục tiêu dự án.2.6 Quản lý việc trao đổi thông tin dự án.Quản lý thông tin của dự án là quá trình đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhất và chính xác giữa các thành viên dự 6Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K466 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Pán và với các cấp quản lý khác nhau. Thông qua quản lý thông tin có thể trả lời được các câu hỏi: Ai cần thông tin về dự án, mức độ chi tiết và các nhà quản lý dự án cần báo cáo cho họ bằng cách nào?2.7 Quản lý rủi ro trong dự án.Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được. Quản lý rủi ro là biện pháp quản lý mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi, không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. Cụ thể bao gồm những công việc: Nhận biết các yếu tố rủi ro, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó với từng loại rủi ro.2.8 Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án.Quản lý hợp đồng và hoạt động mua bán của dự án là quá trình lựa chọn, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, dịch vụ . cần thiết cho dự án. Quá trình quản lý này giải quyết vấn đề: Bằng cách nào dự án nhận được hàng hóa và dịch vụ cần thiết của các tổ chức bên ngoài cung cấp cho dự án, tiến độ cung, chất lượng cung như thế nào.2.9 Lập kế hoạch tổng quan.Lập kế hoạch tổng quan cho dự án là quá trình đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án đã được kết hợp một cách chính xác và đầy đủ.2.10 Quản lý việc giao nhận dự án.Đây là một nội dung quản lý dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản lý dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản lý dự án. Một số dự án tương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự 7Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K467 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Pán, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyển giao kết quả. Nhưng một số dự án lại khác, sau khi dự án hình thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất nên khách hàng (người tiếp nhận dự án) có thể thiếu nhân tài quản lý kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kỹ thuật của dự án. Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản lý việc giao- nhận dự án. Quản lý giao- nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp. Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp phải trường hợp này, do đó quản lý việc giao- nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải coi đó là một nội dung chính trong việc quản lý dự án.4. Ý nghĩa của quản lý dự án.Mục đích của quản lý dự án là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.- Thông qua quản lý dự án có thể tránh được những sai sót trong những công trình lớn, phức tạp.Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án công trình quy mô lớn, phức tạp cũng ngày càng nhiều. Cho dù là nhà đầu tư hay người tiếp quản dự án đều khó gánh vác được những tổn thất to lớn do sai lầm trong quản lý gây ra. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa 8Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K468 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Phọc hiện đại giúp việc thực hiện các dự án công trình lớn, phức tạp đạt được mục tiêu đề ra một cách thuận lợi.- Áp dụng phương pháp quản lý dự án sẽ có thể khống chế, điều tiết hệ thống mục tiêu dự án.Nhà đầu tư (khách hàng) luôn có rất nhiều mục tiêu đối với một dự án công trình, những mục tiêu này tạo thành hệ thống mục tiêu của dự án. Trong đó, một số mục tiêu có thể phân tích định lượng, một số lại không thể phân tích định lượng. Trong quá trình thực hiện dự án, chúng ta thường chú trọng đến một số mục tiêu định lượng mà coi nhẹ những mục tiêu định tính. Chỉ khi áp dụng phương pháp quản lý dự án trong quá trình thực hiện dự án mới có thể tiến hành điều tiết, phối hợp, khống chế giám sát hệ thống mục tiêu tổng thể một cách có hiệu quả.4II. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN.1. Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.Theo hình thức này, chủ đầu tư tổ chức tuyển chọn và trực tiếp ký hợp đồng với một hoặc nhiều tổ chức tư vấn để thực hiện các công việc của dự án. Sau khi chủ đầu tư ký hợp đồng với các nhà thầu, nhiệm vụ giám sát, quản lý quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm tiến độ vẫn do tổ chức tư vấn đã được lựa chọn đảm nhiệm. Hình thức chủ đầu tư quản lý dự án thường được áp dụng cho các dự án nhỏ, đơn giản.1. Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án.Theo hình thức này, chủ đầu tư thành lập một bộ phận chuyên trách, đại diện thực hiện việc quản lý dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án 4 Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, Tổ chức và điều hành dự án, NXB Tài chính, Hà Nội- 2006,Tr.30-319Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K469 C H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Pcó năng lực chuyên môn về quản lý dự án, có đầy đủ quyền hạn và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các công việc của dự án. Trong hình thức chủ nhiệm điều hành dự án, chủ đầu tư không trực tiếp ký hợp đồng, giám sát các chủ thầu mà tất cả các công việc đó được chủ nhiệm dự án đảm nhiệm.Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đối với những dự án lớn, quan trọng, chủ đầu tư thường lựa chọn hình thức quản lý này.2. Hình thức chìa khóa trao tay.Theo hình thức này, chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án một nhà thầu (tổng thầu) thực hiện toàn bộ công việc của dự án. Dự án trong hình thức tổ chức quản lý này không được chia thành các gói thầu để chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu cho từng gói thầu. Toàn bộ các công việc của một dự án giao cho một chủ thầu. Chủ thầu này có trách nhiệm như một chủ nhiệm dự án nhưng khác ở chỗ quan hệ giữa chủ nhiệm dự án và chủ đầu tư là quan hệ quản lý, quan hệ phụ thuộc hành chính cấp dưới và cấp trên, còn giữa chủ đầu tư và tổng thầu là quan hệ hợp đồng.Tổng thầu có thể giao thầu lại cho các nhà thầu phụ theo từng gói thầu.Hình thức chìa khóa trao tay được áp dụng chủ yếu trong việc xây dựng các công trình nhà ở, công trình dân dụng, và công trình sản xuất kinh doanh có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản.3. Tổ chức quản lý dự án theo hình thức tự làm.10Phạm Minh Trang Kinh tế và quản lý công K4610 [...]... để giúp chủ đầu tư có thể thực hiện dự án một cách tốt nhất - Các dự án được công ty lập thường thuộc diện được ưu đãi đầu tư nên phải làm các thủ tục xin ưu đãi và tư vấn nguồn vốn để thực hiện dự án 2 Công tác quản lý dự án tại công ty VINCO Hiện nay, công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư của Công ty VINCO đang áp dụng theo hình thức tự thực hiện Quy trình quản lý dự án tại công ty VINCO: Doanh... 2 Một số giải pháp phát triển công ty 2.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập và quản lý dự án tại công ty VINCO Như chúng ta đã biết, công tác lập và quản lý dự án rất quan trọng, có vai trò quyết định tới sự thành công hay thất bại của một dự án đầu tư Vì vậy, phải đặc biệt chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng của các dự án được lập 2.1.1 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ lập dự án. .. nhờ công ty tư vấn lập dự án, hầu như công ty không phải tìm kiếm khách hàng như những năm mới đi vào hoạt động Từ những thành tựu trong công tác lập dự án của công ty có thể thấy công tác quản lý dự án của công ty đã đạt được nhiều hiệu quả Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn trong việc lập dự án cũng như quản lý dự án 4 Những khó khăn trong công tác lập dự án của công ty: - Các dự án mà công ty thực... hiện dự án Về quản lý dự án: - Quản lý phạm vi dự án - Tìm kiếm thông tin, quản lý việc trao đổi thông tin dự án - Quản lý việc thu mua của dự án - Quản lý chi phí, nguồn lực dự án - Quản lý chất lượng của dự án 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. (Xem trang bên) Hội đồng quản trị 19 Phạm Minh Trang K46 19 Kinh tế và quản lý công C P H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Giám đốc PGĐ kinh doanh P Kế toán P... thành viên trong toàn công ty Ngoài ra công ty công ty còn quan tâm đến đời sống của các thành viên bằng nhiều hình thức như tổ chức đi thăm quan du lịch, tặng quà vào những dịp lễ, tết hoặc cử cán bộ công nhân viên đi học để nâng cao trình độ II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NGA 1 Đặc điểm các dự án lập tại công ty VINCO: Các dự án do công ty VINCO lập thường thuộc... ưu đãi đầu tư Nếu chủ đầu tư có yêu cầu tư vấn nguồn tài chính cho dự án thì Công ty phải tiến hành thêm các bước như lập hồ sơ vay vốn trình các tổ chức tín dụng như: Quỹ hỗ trợ phát triển hay các Ngân hàng thương mại 3 Những thành tựu đạt được trong công tác quản lý dự án của công ty VINCO Về công tác lập dự án: - Trong những năm qua, công ty đã thực hiện được nhiều dự án Đa số dự án của công ty lập... Phân tích và quản lý tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình lập dự án của công ty VINCO, nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để Công ty tư vấn cho chủ đầu tư quyết định có nên đầu tư hay không Tính toán tổng vốn đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng với tính khả thi của dự án Nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp, dự án không thực... thức thực hiện dự án mà chủ đầu tư không cần phải nhờ đến các nhà thầu trong việc thực hiện các công việc của dự án Chủ đầu tư sử dụng lực lượng của mình để thực hiện các công việc của dự án Hình thức tự làm thích hợp với các dự án nhỏ, có tính chất chuyên ngành 5 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NGA I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TƯ VẤN VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NGA 1 Lịch... văn phòng * Phòng dự án: Phòng dự án trực tiếp lập dự án quản lý dự án và tham mưu cho lãnh đạo công ty về việc xin thẩm định và lên kế hoạch thực hiện dự án 18 Phạm Minh Trang K46 18 Kinh tế và quản lý công C P H U Y Ê N Đ Ề T Ố T N G H I Ệ Về lập dự án: - Hướng dẫn chủ đầu tư lựa chọn sản phẩm, dịch vụ Phân tích thị trường, đầu vào và đầu ra của dự án - Lựa chọn công suất của dự án Xác định chương... vào hoạt động sản xuất và có lãi khi đó chủ đầu tư mới có khả năng thanh toán hết cho nhà tư vấn - Công tác lập dự án gặp khó khăn là do công ty chưa chú trọng tốt tới công tác quản lý dự án, việc quản lý thời gian, thu thập thông tin và quản lý rủi ro thường bị lơi là do các dự án mà công ty nhận được thường là những dự án nhỏ - Việc quan tâm tới hiệu quả công việc của nhân viên cũng chưa được quan . tại công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Việt Nga (VINCO) , em đã quyết định chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại công. QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ LÀ GÌ? LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN LÝ DỰ ÁN HIỆN ĐẠI.1. Quản lý dự án đầu tư? 1.1 Khái niệm quản lý dự ánQuản lý