LỜI MỞ ĐẦU Châu Á đang chuyển mình và thay đổi. Điều này có nghĩa các công ty đa quốc gia phương Tây kinh doanh tại đây cũng phải thay đổi tư duy chiến lược của họ. Trong giai đoạn chuyển tiếp của quá trình toàn cầu hoá, mọi quốc gia gần như xích lại gần nhau hơn cả về khoảng cách cũng như ngôn ngữ. Đây thực sự là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức cho tất cả các quốc gia và các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới. Nắm bắt được cơ hội này các công ty đa quốc gia trên thế giới đã ngày càng bành trướng, vươn những cánh tay dài của mình đến mọi nơi trên thế giới hòng chiếm lĩnh những thị phần béo bở nhằm đem lại những mức doanh thu khổng lồ. Việt Nam cũng đang trên con đường phát triển và hội nhập toàn cầu. Do đó, Chính phủ luôn chú trọng và thu hút đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Trong số đó có thể kể đến tập đoàn Unilever – chuyên sản xuất hóa chất giặt tẩy – đã hoạt động rất thành công. Sự thành công đó là nhờ vào việc nhận định đúng đắn trong các chiến lược. Bài tiểu luận sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về công ty và những chiến lược đã đưa đến sự thành công của Unilever ngày hôm nay.
Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam DANH SÁCH NHÓM: 1. NGUYỄN ANH KHOA 2. TRẦN SƠN TÙNG 3. NGUYỄN THỊ BÍCH HUYỀN 4. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN 5. NGUYỄN THỊ HƯƠNG 6. NGUYỄN THỊ TRÀ MY 7. GIANG NGỌC BÌNH 8. HỒ LÊ NGỌC HIỂN 9. QUAN HỒNG MAI 10.PHAN THỊ HUỆ 11.LÝ THU HUỆ NHÓM 2 1 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU Châu Á đang chuyển mình và thay đổi. Điều này có nghĩa các công ty đa quốc gia phương Tây kinh doanh tại đây cũng phải thay đổi tư duy chiến lược của họ. Trong giai đoạn chuyển tiếp của quá trình toàn cầu hoá, mọi quốc gia gần như xích lại gần nhau hơn cả về khoảng cách cũng như ngôn ngữ. Đây thực sự là cơ hội lớn nhưng cũng là thách thức cho tất cả các quốc gia và các tập đoàn, doanh nghiệp trên thế giới. Nắm bắt được cơ hội này các công ty đa quốc gia trên thế giới đã ngày càng bành trướng, vươn những cánh tay dài của mình đến mọi nơi trên thế giới hòng chiếm lĩnh những thị phần béo bở nhằm đem lại những mức doanh thu khổng lồ. Việt Nam cũng đang trên con đường phát triển và hội nhập toàn cầu. Do đó, Chính phủ luôn chú trọng và thu hút đầu tư nước ngoài. Đã có rất nhiều công ty nước ngoài đến đầu tư tại Việt Nam. Trong số đó có thể kể đến tập đoàn Unilever – chuyên sản xuất hóa chất giặt tẩy – đã hoạt động rất thành công. Sự thành công đó là nhờ vào việc nhận định đúng đắn trong các chiến lược. Bài tiểu luận sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát về công ty và những chiến lược đã đưa đến sự thành công của Unilever ngày hôm nay. NHÓM 2 2 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam MỤC LỤC: Lời mở đầu: 2 Chương 1: Tổng quan về công ty Unilever Việt Nam 4 1.1/ Tập đoàn Unilever 4 1.2/ Công ty Unilever Việt Nam 4 1.3/ Logo 5 1.4/ Giới thiệu sản phẩm 6 1.5/ Chủ tịch và trụ sở 6 Chương 2: Phân tích môi trường bên ngoài 8 2.1/ Môi trường vĩ mô 8 2.1.1/ Môi trường kinh tế 8 2.1.2/ Môi trường chính trị - pháp luật 9 2.1.3/ Môi trường văn hóa – xã hội 10 2.1.4/ Môi trường dân số 12 2.1.5/ Môi trường tự nhiên 13 2.1.6/ Môi trường công nghệ 13 2.1.7/ Môi trường toàn cầu 14 2.2/ Môi trường vi mô 15 2.2.1/ Mô hình năm lực cạnh tranh 15 2.2.2/ Khách hàng mục tiêu 18 Chương 3: Phân tích môi trường bên trong 21 3.1/ Bản chất lợi thế cạnh tranh 21 3.1.1/ Hiệu quả 21 3.1.2/ Chất lượng 21 3.1.3/ Cải tiến 21 3.1.4/ Đáp ứng khách hàng 21 3.2/ Nghiên cứu theo chuỗi giá trị của Michael Porter 22 3.2.1/ Các hoạt động chính 22 3.2.2/ Các hoạt động hỗ trợ 23 Chương 4: Hoạch định chiến lược 27 4.1/ Phân tích chiến lược hiện tại 27 4.2/ Phân tích ma trận SWOT 29 4.3/ Giải pháp thực hiện chiến lược 30 Chương 5: Tổng kết 31 NHÓM 2 3 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UNILEVER 1.1/ TẬP ĐOÀN UNILEVER. Unilever là một công ty đa quốc gia, được Anh và Hà Lan thành lập năm 1930 do việc hợp nhất về hoạt động của Anh Lever Brothers và Margarine Unie Hà Lan. Hai công ty mẹ là Unilever NV tại Rotterdam, Hà Lan và Unilever PLC tại London, Vương quốc Anh. Công ty Lever Brothers (Anh) chuyên sản xuất về hóa chất tẩy rửa và công ty ở Hà Lan chuyên về sản xuất bơ. Năm 2005, hãng sắp xếp lại cơ cấu này và từ đây sẽ chỉ có một tổng giám đốc duy nhất. Ông Paul Polman làm chủ tịch, Tập đoàn Unilever chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội đầu, thực phẩm… Việc mở rộng kinh doanh và đặt nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Tập đoàn Unilever có ở nhiều nơi tên thế giới, trong đó có Việt Nam, do đó mở rộng là một mục tiêu của tập đoàn. Sứ mệnh của Unilever là thêm sức sống vào cuộc sống. Tầm nhìn: • Làm việc để tạo tương lai tốt đẹp hơn mỗi ngày. • Giúp mọi người cảm thấy tốt, nhìn tốt và nhận được nhiều hơn trong cuộc sống. • Truyền cảm hứng cho người dân. • Phát triển những cách thức mới trong kinh doanh. 1.2/ CÔNG TY UNILEVER VIỆT NAM. Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995. Unilever Việt Nam là một nhóm của 2 công ty, đó là Công ty Liên doanh Unilever Việt Nam sản xuất các sản phẩm chăm sóc tóc và chăm sóc da; Công ty TNHH Unilever Việt Nam sản xuất thực phẩm và các sản phẩm về răng miệng. Một số sản phẩm của tập đoàn Unilever có mặt tại Việt Nam: Các sản phẩm gồm mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng, thực phẩm, chất tẩy rửa. Ví dụ: Sunsilk, Clear, Dove, Lux, Lifebuoy, Pond’s, Vaseline, Hazeline, Rexona, P/S, Lipton, Kem Wall, Omo, Surf, Viso, Comfort, Sunlight, Vim, Cose-up, Knorr… Unilever Việt Nam là thành viên xuất sắc trong các thị trường mới nổi và đang phát triển của tập đoàn Unilever. Hiện nay, doanh nghiệp đã đạt doanh thu khoảng 400 triệu USD NHÓM 2 4 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam mỗi năm. Đây là kết quả ban đầu quan trọng để tập đoàn Unilever tiếp tục đầu tư, xây dựng và phát triển Unilever thành công hơn ở Việt Nam. Unilever Việt Nam là công ty lớn với tổng số vốn là 100 triệu USD, vốn điều lệ 55 triệu USD. Unilever Việt Nam đã không ngừng phát triển mạnh mẽ trong suốt 15 năm qua, luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 2 con số mỗi năm. Tổng doanh thu năm 2009 của Unilever Việt Nam gần bằng 1% GDP của Việt Nam. Unilever Việt Nam hiện có 5 nhà máy Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức, khu công nghiệp Biên Hòa. Nhà máy đặt tại huyện Củ Chi, TP.Hồ Chí Minh là một trong những nhà máy hiện đại và quản lý tốt nhất của Unilevar Việt Nam. Năm 2009, Unilever Việt Nam đã chính thức được cấp giấy chứng nhận chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài sau khi mua lại cổ phần của đối tác trong liên doanh là Tổng công ty Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Thỏa thuận này cho phép Unilever mua lại 33,33% cổ phần của Vinachem trong liên doanh được thành lập từ năm 1995; trong đó, Unilever góp 75,3 triệu đô la Mỹ, tương đương 66,66% tổng số vốn. Sau khi hoàn tất việc mua lại cổ phần từ Vinachem, Unilever Việt Nam chính thức được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận chuyển đổi thành công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Công ty mới có tên gọi là Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (Unilever Vietnam International Company Limited, gọi tắt là Unilever Việt Nam). Ngoài các hoạt động kinh doanh Unilever Việt Nam cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động xã hội, nhân đạo và phát triển cộng đồng. Hằng năm đóng góp khoàng 2tr USD vào họat động phát triển cộng đồng tại Việt Nam. Ngày 6/4/2010 vừa qua, trong lễ kỷ niệm 15 năm thành lập công ty tại Việt Nam, Unilever Việt Nam đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao Động hạng nhất của Chủ tịch nước trao tặng. Như vậy, Unilever Việt Nam đã trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tiên trong ngành hàng tiêu dùng nhanh và là một trong số rất ít các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, được trao tặng phần thưởng cao quý này. Unilever Việt Nam đã và đang chứng tỏ rằng mình là công ty nước ngoài thành đạt nhất Việt Nam hiện nay. 1.3/ LOGO. Năm 2004, Tập đoàn Unilever thay đổi logo. Vẩn với hình chữ U như trước nhưng chữ U đó được tạo nên từ những biểu tượng. Những biểu tượng đó đều tượng trưng cho cuộc sống NHÓM 2 5 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam như mặt trời, con ong, đoạn AND, cây dừa, bàn tay, mái tóc,… Biểu tượng muốn khẳng định lại sứ mệnh mà Unilever mang đến cho mọi người. Đó là giúp cho chúng ta có cuộc sống tốt đẹp và tươi vui hơn. 1. 4/ GIỚI THIỆU SẢN PHẨM. Công ty đã vận dụng những tiêu chuẩn quốc tế cho sản phẩm nhưng thích nghi với nhu cầu của người Việt Nam. Họ đã mua lại từ các đối tác của mình những nhãn hiệu có uy tín từ nhiều năm ở Việt Nam như bột giặt Viso, và kem đánh răng P/S. Sau đó, cải tiến công thức chế tạo bao gói và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ những nhãn hiệu này. Bên cạnh đó, công ty cũng tìm hiểu sâu sắc nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam để “Việt Nam hóa” sản phẩm của mình. Ví dụ như dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất từ cây bồ kết - một loại dầu gội đầu dân gian của Việt Nam và nhãn hiệu này cũng đã thành công rất lớn chiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk. “Nghĩ như người Việt Nam chính là cách để hiểu người tiêu dùng Việt Nam thích gì, cần gì để từ đó làm ra những sản phẩm phù hợp với họ”, ông Michel giải thích thêm. Để có đươc những sản phẩm thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng, công ty đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp, hiểu biết tường tận tập quán văn hoá kinh doanh và sở thích của người Việt Nam. Điển hình là trà và kem Wall’s có mặt khắp thế giới nhưng nếu ra khỏi Việt Nam thì không thể tìm đâu ra loại trà xanh vị Bắc, trà lài Cây đa, kem đậu xanh, hoặc kem khoai môn dừa, những sản phẩm có hương vị đặc trưng của Việt Nam. Với tầm quan trọng về uy tín của thương hiệu, trong những năm qua Unilever Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giả để bảo vệ quyền lơi người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá. Các sản phẩm của công ty hiện nay đã có thêm TEM BẢO ĐẢM HÀNG THẬT, hay LOGO CHỐNG HÀNG GIẢ BẢO ĐẢM HÀNG THẬT nhằm giúp khách hàng có thể nhận biết rõ ràng hàng thật - hàng giả và mang lại cảm giác an tâm khi sử dụng. 1.5/ CHỦ TỊCH VÀ TRỤ SỞ CỦA CÔNG TY. Giữa năm 2005, ông Marijn Van Tiggelen đến TP.Hồ Chí Minh đảm nhận chức Chủ tịch Unilever Việt Nam. Ông chia sẻ: “ Việt Nam nằm trong diện ưu tiên đầu tư phát triển của Unilever. Các thị trường đang phát triển và thị trường mới nổi dậy trong đó có khu vực châu Á đóng vai trò quan trọng và vị trí lớn trong chiến lược phát triển của chúng tôi. Việt Nam đã có sự tăng trưởng phát triển nhanh và đạt được nhiều thành công trong thời gian qua ở khu NHÓM 2 6 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam vực châu Á. Unilever đã hoạt động kinh doanh ở 140 thị trường quốc gia trên toàn thế giới. Công thức để mang lại thành công trong kinh doanh của Unilever rất đơn giản. Đó là khi đi vào một thị trường mới, chúng tôi mang vào đó tất cả các kỹ năng, năng lực, trình độ chuyên môn mạnh nhất. Cùng với đó là việc xây dựng doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ với thị trường để có thể tồn tại lâu dài, như một doanh nghiệp bản địa.” Năm 2008, Công ty Unilever Việt Nam dời trụ sở về số 156 Nguyễn Lương Bằng P.Tân Phong, Q.7, TP. Hồ Chí Minh. Việc xây dựng trụ sở mới đánh dấu bước phát triển mới của Unilever Việt Nam sau hơn 12 năm có mặt tại Việt Nam, tiếp tục khẳng định thành công và sự cam kết của Unilever đối với thị trường Việt Nam, với phương châm “Unilever tự hào lớn mạnh cùng Việt Nam”. NHÓM 2 7 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI 2.1/ MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ. 2.1.1/ Môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường. Vì vậy, nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu tiêu dùng, sức mua và hoạt động Marketing của các doanh nghiệp nói chung và Unilever nói riêng. Cơ cấu ngành kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển, cơ cấu ngành có sự thay đổi theo xu hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ và thu hẹp ngành nông nghiệp. Nhận thức được điều này giúp cho công ty có thể đưa ra được các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thị trường, phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục trong nhiều năm gần đây thuộc hàng cao trong khu vực song chưa thực sự bền vững, nền kinh tế khá nhạy cảm trước những ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài như tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát lạm phát trong vòng 3 năm gần đây xấp xỉ ở mức 2 con số đã khiến không ít doanh nghiệp lao đao do chi phí đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, bản thân Unilever cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Thu nhập bình quân đầu người: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đại bộ phận người Việt Nam vẫn chỉ ở ngưỡng thu nhập trung bình và thấp khi so sánh với một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philipin,Indonesia, Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh của mình công ty cũng gặp phải một số khó khăn nhất định. Chẳng hạn như xác định sẽ cung cấp những loại sản phẩm nào cho phù hợp với túi tiền của người Việt Nam. Công ty phải giải quyết đồng thời cả hai vấn đề cùng một lúc.Đó là vừa thích nghi hoá sản phẩm của mình với địa phương, vừa phải đưa ra được những sản phẩm có giá rẻ trên thị trường. Đồng thời công ty phải có lợi nhuận. Đây là vấn đề thực sự là khó khăn đối với công ty. Mặc dù vậy theo đánh gia của công ty, người Việt Nam tuy có thu nhập thấp song đông đảo và nhu cầu NHÓM 2 8 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam tiêu thụ các sản phẩm của công ty là rất cao, cho nên “ năng nhặt, chặt bị” công ty vẫn có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình lâu dài tại Việt Nam được và có được lợi nhuận bằng cách làm cho các sản phẩm của công ty phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng. Sự thay đổi cơ cấu chi tiêu của dân cư: Kinh tế phát triển, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng cao đáng kể. Nếu như vào thời điểm những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước khi Unilever mới bước đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam, công ty đặt trọng tâm phát triển vào phân khúc thị trường bình dân, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người dân với mức giá phải chăng thì hiện nay công ty đã bắt đầu phát triển những dòng sản phẩm cao cấp hơn song song với việc duy trì ảnh hưởng chi phối tại phân khúc thị trường truyền thống hiện có. Cơ cấu hạ tầng nền kinh tế: Trước tiên là hệ thống giao thông, thông tin liên lạc ở các thành phố lớn, nhất là tại Hà Nội và TP.HCM đã và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với một số nước trong khu vực. Mạng lưới giao thông liên tỉnh, huyện xã được cải tạo, nâng cấp tạo điều kiện cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng không chỉ ở các đô thị lớn mà còn ở cả các vùng nông thôn, các khu vực xa xôi hẻo lánh. Internet đang được phổ cập nhanh chóng, cước viễn thông, bưu chính được điều chỉnh giảm đáng kể so trước đây cho phép công ty có thể áp dụng những công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quản lý nhằm tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. 2.1.2/ Môi trường chính trị - pháp luật. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó. Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của Chính phủ: Unilever nhận thấy Việt Nam là một quốc gia có độ ổn định chính trị cao, người dân có nhận thức, quan điểm tích cực về đầu tư trực tiếp nước ngoài và coi trọng những công ty này, cho nên việc xây dựng và hình thành một chiến lược kinh doanh lâu dài tại Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở. Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật đặc biệt là chính sách kinh tế để điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi-thương mại: NHÓM 2 9 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam Mặc dù luật pháp của Việt Nam còn nhiều rắc rối, bất cập gây nhiều sự khó hiểu cho công ty, nhưng công ty thấy rằng việc đầu tư của công ty vào Việt Nam nhận được sự chào đón của các quan chức địa phương, và phù hợp với luật đầu tư nước ngoài tại đây, cộng thêm là công ty sẽ hiểu biết nhiều hơn về Luật đầu tư cũng như môi trường kinh doanh tại Việt Nam nói chung khi công ty tiến hành thuê người bản xứ làm việc cho mình.Do đó khi hình thành chiến lược kinh doanh vấn đề chính trị và luật pháp đối với công ty cũng không có vấn đề, trở ngại gì quá lớn. Cái duy nhất mà công ty phải đối phó và cẩn thận trong luật pháp khi xây dựng chiến lược là các vấn đề về lao động và chế độ đối với người lao động, bởi Chính phủ Việt Nam rất quan tâm tới vấn đề này và công ty đã có những bài học của các công ty nước ngoài khác về các vấn đề này tại Việt Nam. 2.1.3/ Môi trường văn hóa – xã hội. Tại mỗi nước mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các yếu tố văn hoá và xã hội là khác nhau. Tuy nhiên các yếu tố này cũng rất cần được xem xét, bao gồm: Quan điểm của người dân đối với sản phẩm và dịch vụ mới: Công ty nhận thấy người Việt Nam dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân, có thái độ chào đón những cái mới miễn là những cái mới này phù hợp với cách sống, cách tư duy của họ. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, luôn mới thì càng tốt với chất lượng ngày càng được nâng cao, thậm chí khi họ chưa biết đến một sản phẩm nào đó, vấn đề quảng bá sản phẩm của công ty cũng không gặp quá nhiều khó khăn, bởi người Việt Nam rất tò mò, công ty khi tiến hành khuyếch trương, quảng cáo chỉ cần kích thích sự tò mò của họ là sản phẩm ấy cũng sẽ thành công. Ngoài ra, công ty còn nhận thấy sở thích người Việt Nam rất đa dạng, rất phù hợp với các chủng loại sản phẩm phong phú của công ty, người Việt Nam không thích hẳn một màu sắc nào riêng biệt, như Trung Quốc ưa màu đỏ như là màu của sự hạnh phúc. Người Việt nói chung là đa dạng không có sự bài trừ một cái gì đó liên quan đến thẩm mỹ, trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục của họ. Mặt khác, công ty cũng dự định công ty sẽ tìm hiểu và hiểu biết nhiều về các vấn đề này nhiều hơn khi công ty thuê những người Việt Nam làm việc và liên doanh với các đối tác là người Việt Nam. Người Việt Nam nói chung có tâm lý sính hàng ngoại không chỉ bởi chất lượng, mẫu mã mà còn bởi uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời hàng Việt Nam chưa tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân: có thể kể đến như chất lượng sản phẩm chưa cao,chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn,mẫu mã kém hấp dẫn. NHÓM 2 10 [...]... của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam nhất là ở nông thôn đối với một số mặt hàng như: Kem trắng da, chống nắng NHÓM 2 26 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam CHƯƠNG 4: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 4.1/ PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC HIỆN TẠI Hiện tại công ty đang thực hiện các chiến lược: Tập trung vào marketing Unilever đã thực hiện chiến lược marketing quốc tế vào thị trường Việt Nam. .. vào và cạnh tranh sẽ rất gay gắt cho công ty Unilever NHÓM 2 20 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam không ổn định CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 3.1/ BẢN CHẤT LỢI THẾ CẠNH TRANH Lợi thế cạnh tranh của Unilever không chỉ là thị phần rộng lớn do bước chân vào thị trường Việt Nam sớm hơn các đối thủ cạnh tranh... cạnh đó cũng có không ít khó khăn như NHÓM 2 14 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam thị trường thế giới đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã mà giá cả cũng phải hợp lý Thị trường trong nước không còn được bảo hộ bởi Chính phủ, các công ty nước ngoài chen chân vào thị trường Việt Nam khiến cho một số công ty Việt Nam gặp rất nhiều trở ngại, làm cho sản phẩm nội và sản phẩm ngoại cạnh tranh ngày.. .Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam Điều này đã tạo cơ hội cho hàng ngoại xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam và từng bước phát triển vững chắc Unilever cũng không là ngoại lệ Ngôn ngữ có ảnh hưởng đến mức độ phổ biến sản phẩm trên thị trường: Người Việt Nam nhìn chung có trình độ ngoại ngữ không cao trong khi hầu hết các... giảm thiểu và hiệu quả tăng cao hơn Họ có thể xác định và loại bỏ các khoản đầu tư không cần thiết cho các kế hoạch nghèo nàn hoặc sự dư thừa nhân công Họ có thể phá vỡ sự trì trệ NHÓM 2 13 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam trong hoạt động và nhận được các khoản tài trợ để thực hiện các hoạt động xúc tiến quan trọng có tính chiến lược Công nghệ cho phép các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất... dụng được ở Việt Nam W2: Quảng bá sản phẩm chưa phù hợp với văn hóa Á Đông (WT) Đầu tư vào marketing Đầu tư vào marketing Phát triển, đổi mới sản Phát triền, đổi mới sản phẩm phẩm NHÓM 2 29 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam 4.3/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 4.3.1/ Mở rộng thị trường Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2011 đến tháng 6/2013 Mua lại các công ty cung cấp hóa chất (Chiến lược kết... hiện được điều này thì: _ Unilever Việt Nam đã hợp tác với tổng công ty hóa chất Việt Nam phát triển nguồn nguyên liệu ngay tại thị trường Việt Nam Điều này giúp được việc giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu, cũng như cải thiện giá thành, ngoài ra còn nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty _ Unilever Việt Nam phân bố việc sản xuất và đóng gói cho các vệ tinh tại các khu Bắc, Trung, Nam để giảm chi phí vận... đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho NHÓM 2 25 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam nguồn nhân lực của công ty” Ngoài ra, công ty cũng có chế độ lương bổng, phúc lợi thỏa đáng và các khoá học tập trung trong và ngoài nước cho nhân viên nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ… Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng đầu tư Đặc biệt, công tác... của Vinachem sẽ hợp tác với Unilever để phát triển và sản xuất những nguyên liệu này tại Việt nam vì lợi ích của cả hai NHÓM 2 16 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam Bên Hai bên sẽ cùng nhau phát triển kế hoạch sản xuất cung ứng trên cơ sở giá cung ứng cạnh tranh và nhu cầu sử dụng thực tế trong tương lai Bên cạnh nhu cầu mua các nguyên liệu thay thế nhập khẩu, Unilever sẽ tìm kiếm cơ hội để... bá sản phẩm trên truyền hình, báo chí… nhằm đạt một hay một số mục đích nhất định như thông báo cho người tiêu dùng biết sản phẩm mới, NHÓM 2 27 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam hướng dẫn sử dụng sản phẩm, v.v… Chính nhờ chiến dịch quảng cáo trực tiếp đúng lúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam đã đi được những bước tiến dài trên thị trường chỉ trong thời gian ngắn Còn Below-the-Line là . nay. NHÓM 2 2 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam MỤC LỤC: Lời mở đầu: 2 Chương 1: Tổng quan về công ty Unilever Việt Nam 4 1.1/ Tập đoàn Unilever 4 1.2/. 30 Chương 5: Tổng kết 31 NHÓM 2 3 Hoạch định chiến lược cho Unilever Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UNILEVER 1.1/ TẬP ĐOÀN UNILEVER. Unilever là một công ty đa